Xem mẫu

Quy trình tạo động lực ở Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

Mục lục
I.

Giới thiệu về doanh nghiệp ............................................................................ 2
1. Giới thiệu chung ................................................................................................2
2. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ....................................................2

II. Tạo động lực ở công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam .............. 3
1. Nghiên cứu và dự báo .......................................................................................3
a. Môi trường bên ngoài ....................................................................................3
b. Môi trường bên trong ....................................................................................3
2. Xác định mục tiêu tạo động lực .......................................................................5
3. Lựa chọn và sử dụng công cụ tạo động lực ....................................................6
a. Phương pháp hành chính - tổ chức .............................................................6
b. Phương pháp kinh tế .....................................................................................7
c. Phương pháp giáo dục - tâm lý ...................................................................11
4. Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện ...........................................................12
III. Kết luận .......................................................................................................... 15

1

Quy trình tạo động lực ở Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

I. Giới thiệu về doanh nghiệp
1. Giới thiệu chung
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam.
Tên giao dịch: Viet Nam Auditing and Evaluation Limited Company.
Tên viết tắt: VAE.
Trụ sở chính: Tầng 11 Tòa nhà Sông Đà số 165 Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 6 2670491/92/93 - Fax: (84-4) 6 2670494.
Chi nhánh: Số 15/4, Nguyễn Huy Tưởng, P.6, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.
Ngoài ra công ty còn có văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, Sơn La và Hưng Yên.
Website: www.vae.com.vn
Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) được thành lập lần đầu là
công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000692 ngày
21/12/2001 của Sở Kế hoạch và Đầu tư - Thành phố Hà Nội. Năm 2006, VAE đã
chuyển đổi sang hình thức công ty TNHH có hai thành viên trở lên theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 0102026184 ngày 15/09/2006 và các lần sửa đổi bổ sung
tiếp theo của Sở Kế hoạch và Đầu tư - Thành phố Hà Nội. Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh công ty cổ phần số 0103000692 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà
Nội.

2. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Thế mạnh của VAE đã được khẳng định trong việc đa dạng hoá dịch vụ cung cấp,
được khách hàng và các cơ quan chức năng đánh giá là một trong những Công ty hàng
đầu trong lĩnh vực kiểm toán và định giá tại Việt Nam.
 Dịch vụ kiểm toán, kế toán và thuế
 Dịch vụ kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản
 Dịch vụ kiểm toán dự án
 Dịch vụ định giá doanh nghiệp, tài sản
 Dịch vụ tư vấn kinh doanh, đầu tư
 Dịch vụ tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
 Dịch vụ chuyển đổi Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Quốc tế (IFRS)

2

Quy trình tạo động lực ở Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

II. Tạo động lực ở công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
1. Nghiên cứu và dự báo
a. Môi trường bên ngoài
 Các chính sách tạo động lực mà các đối thủ cạnh tranh đang áp dụng: Hiện nay
trong ngành kiểm toán.Các công ty kiểm toán khác đang sử dụng chủ yếu các biện
pháp kinh tế, giáo dục để tạo động lực nhằm thu hút, giữ chân nhân viên. Các đối
thủ cạnh tranh đề nghị những mức lương lương cao hơn, và cũng tích cực cử nhân
viên đi đào tạo chuyên môn.
 Tình hình thị trường lao động: Nhiều năm nay, nguồn nhân lực chất lượng cao có
chứng chỉ kiểm toán còn thiếu nhiều mặc dù mỗi năm có rất nhiều sinh viên ngành
kiểm toán, kế toán được đào tạo từ các trường thuộc khối kinh tế. Nguyên nhân
của hiện tượng này là do việc thi chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam (VNCPA)
hiện nay khá khó, đồng thời có yêu cầu khắt khe về kinh nghiệm làm việc nên
nhiều nhân viên dù đi làm lâu nhưng vẫn chưa có chứng chỉ. Đi kèm hiện tượng
này là có nhiều nhân viên do áp lực công việc nên đã bỏ hoặc chuyển ngành.
Chính vì vậy các công ty thường sử dụng chính sách lương cao để tuyển nguồn lực
chất lượng cao.
 Giai đoạn của chu kỳ kinh tế: Từ năm 2008 tới nay, nền kinh tế thế giới nói chung,
kinh tế Việt nam nói riêng rơi vào suy thoái trầm trọng và đang dần phục hồi trong
các năm gần đây. Ngành kiểm toán tuy cũng chịu một số ảnh hưởng từ việc khách
hàng suy giảm, song vì đây là một ngành đặc thù nên ảnh hưởng bởi khó khăn của
nền kinh tế không có nhiều tác động.
 Các bộ luật về lao động: Quy định theo Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Bảo
hiểm xã hội,...
b. Môi trường bên trong
 Đặc điểm của người lao động:
-

Đối tượng lao động là lao động có trình độ chủ yếu là từ trình độ đại học trở lên.

-

Kiểm toán độc lập là một ngành đặc thù, chịu ảnh hưởng lớn từ tính chất “mùa
vụ”. Thời gian trong “mùa kiểm toán”, các nhân viên phải chịu nhiều áp lực,

3

Quy trình tạo động lực ở Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
thường xuyên đi công tác, nên nhu cầu của họ là một môi trường làm việc thoải
mái, giảm thiểu áp lực. Lợi ích ưu tiên lúc này không phải là lợi ích kinh tế mặc
dù đây cũng là một công cụ không thể thiếu để thúc đẩy nhân viên. Thời gian
ngoài “mùa kiểm toán”, số lượng công việc của công ty giảm đáng kể. Lúc này
các nhân viên có nhu cầu được làm việc để tăng doanh số, và nhu cầu du lịch,
thư giãn chuẩn bị cho mùa kiểm toán tiếp theo.
Người lao động thường cảm thấy áp lực trong công việc kiểm toán, lại thường

-

xuyên phải đi công tác xa liên tục. Vậy nên tỉ lệ bỏ nghề cũng như chuyển công
việc cao, nhất là đối với các nhân viên nữ.
 Đặc điểm công việc: Nghề kiểm toán đòi hỏi trình độ của kiểm toán viên cao,
chuyên môn hóa công việc cao. Công việc kiểm toán theo mùa. Công việc có đặc
thù đi lại nhiều .Đặc biệt do sự chuyên môn cao, độ chính xác, tỉ mỉ nên tạo cho
kiểm toán viên áp lực cao trong công việc.
 Đặc điểm của tổ chức:
-

Hiện nay VAE đã sử dụng các công cụ như: lương thưởng, cử nhân viên đi đào
tạo chuyên môn, hay mở các lớp đào tạo nội bộ và một vài chính sách khác…
Chính sách lương thưởng thường mang tính tạm thời.Nó tạo cho nhân viên có
động lực tại thời điểm đó xong không thể mãi sử dụng được biện pháp này do
mục tiêu của các kiểm toán viên không phải là tiền, và nếu thực hiện nhiều thì
sẽ tạo hiệu ứng làm cho nhân viên hay có yêu cầu tăng lương, hay có thưởng.
Việc cử nhân viên đi đào tạo giúp cho công ty có nguồn lực có trình độ cao và
lâu dài hơn.

-

Nguồn lực của VAE:
+ Nhân lực: hiện nay VAE có một đội ngũ lãnh đạo đã có nhiều năm làm việc
trong các công ty kiểm toán Quốc tế và Việt Nam. Trên 100 nhân viên
chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản và có hệ thống tại Việt Nam và nước
ngoài có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, kiểm toán BCTC,
Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB, định gián tài sản… Tất cả nhân
viên đều có trình độ đại học hoặc trên đại học, trong đó có: 1 tiến sỹ, 07 thạc
sỹ, 04 thẩm định viên cấp Nhà nước, 16 KTV cấp Nhà nước.

4

Quy trình tạo động lực ở Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
+ Tài chính: Hiện nay nguồn lực tài chính của VAE còn hạn chế do sử dụng
chủ yếu là vốn chủ sở hữu.

-

VAE là công ty kiểm toán,có những yêu cầu rất riêng ở ngành này: Nhanh,chính
xác,tỷ mỉ.Có độ chuyên môn hóa cao.Yêu cầu phải có trình dộ công việc cao.

-

Về chiến lược kinh doanh, VAE luôn đánh giá cao việc hợp tác với các công ty
kiểm toán quốc tế như KPMG, Grant Thornton… để có cơ hội thực hiện kiểm
toán theo phương pháp và chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

2. Xác định mục tiêu tạo động lực
Nói chung, mục tiêu của tạo động lực là làm cho người lao động có thể phát huy hết
khả năng của bản thân trong công việc, nâng cao năng suất lao động cũng như tính sáng
tạo và thích nghi trong các hoàn cảnh công việc.
Như đã nói ở trên, công việc kiểm toán độc lập là một công việc đặc thù, nó chịu
ảnh hưởng rất lớn từ nhu cầu của thị trường, hay nói cách khác là tính chất “mùa vụ”.
Dựa vào tính chất này, ta có thể chia một năm ra làm 2 thời kỳ sau:
 Thời gian các tổ chức, dự án sử dụng tới dịch vụ kiểm toán thường là vào khoảng
tháng 1 tới tháng 5 hàng năm. Thời gian này được gọi là “mùa kiểm toán”. Đây là
khoảng thời gian công ty làm việc hết công suất, các nhân viên được điều động đi
khách hàng liên tục. Điều này đồng nghĩa với việc những chuyến công tác xa sẽ
thường xuyên và dày đặc hơn. Thời gian này, nếu như các nhân viên không thể
thích nghi được với áp lực công việc quá cao sẽ bỏ công ty, bỏ ngành. Đây chính là
lúc cần tạo động lực, giảm áp lực cho nhân viên để họ có thể hoàn thành tốt công
việc được giao. Vì thế, mục tiêu tạo động lực của giai đoạn này, chính là giảm
thiểu áp lực đối với nhân viên, đồng thời có chính sách khuyến khích tích cực để
tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên hoàn thành công việc trong môi trường áp
lực cao.
 Thời gian còn lại của năm, từ tháng 6 tới tháng 12, là thời gian khối lượng công
việc của công ty giảm đáng kể. Đồng thời cũng là lúc quyết toán tiền lương 6
tháng. Sau khi quyết toán, nhiều nhân viên có thể bỏ công ty sang công ty khác.
Đây cũng là thời gian tuyển nhân viên mới của các công ty kiểm toán, là thời điểm

5

nguon tai.lieu . vn