Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KINH TẾ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ Đề tài ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2014 GVHD. TS. Trần Thị Lan Hương Nhóm 6 Nguyễn Thị Phương Hoàng Thị Thu Hồng Dương Đức Hoàn Đỗ Thái Hằng Nguyễn Thị Hương Lan Nguyễn Anh Thiết Lưu Văn Anh
  2. ĐỀ CƯƠNG I. Phần mở đầu 1. Lý do lựa chọn đề tài 2. Tổng quan nghiên cứu 3. Mục tiêu nghiên cứu 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu (câu hỏi, giả thuyết) 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Dự kiến đóng góp của đề tài II. Phần nội dung 1. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 2. Chương 2: Ảnh hưởng của vốn đầu tư nước ngoài tới phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam 3. Chương 3: Dự báo, giải pháp III. Phần kết luận
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chon đề tài Đất nước ta đang trải qua quá trình công nghiêp hóa hiện đ ại hóa vươn mình hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ. Việc mở rộng hợ tác quốc tế, thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tận dụng khai thác những lợi thế to l ớn c ủa đất nước góp phần bảo đảm các yêu cầu cần thiết tham gia vào nền kinh tế thị trường. Với các nước đang phát triển như Việt Nam thì nguồn vốn FDI là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn FDI cần phải phù hợp để không chỉ phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và sự phát triển đồng đều về mọi mặt xã hội. Phát triển bền vững (PTKTBV) là 1 chiến lược tiến bộ. Nó đảm bảo các quốc gia tang trưởng kinh tế cao, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho thế hệ hiện tại và cả mai sau. Nguồn vốn FDI vào Việt Nam ngày càng tang mạnh tuy nhiên có nh ững tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội như mất cân bằng giữa các ngành nghề và gây ô nhiễm môi trường. Khai thác tài nguyên thiên nhiên lãng phí. => Vì vậy, việc thu hút FDI gắn với PTKTBV là nhiệm vụ lâu dài và cấp thiết. Đó là lí do vì sao tôi chọn đề tài “ Ảnh hưởng của FDI đến phát triển bền vững ở Vi ệt Nam”. 2. Tổng quan nghiên cứu - “Doanh nghiệp FDI vẫn là điểm sáng trong xuất khẩu của Việt Nam”, 04/06/2014, Bộ Công Thương đã nêu ra những ưu điểm và ảnh hưởng tích cực của nguồn vốn FDI tới việc xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam. FDI giúp thúc đẩy sản xuất, tăng nguồn vốn đầu tư cho các ngành sản xuất. Cùng với nguồn vốn đầu tư trong nước thì nguồn FDI đang đóng góp một phần quan trong vào việc tăng cường sản xuất và xuất kh ẩu hàng hóa của Việt Nam. - Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lenin , 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra khái niệm nguồn vốn đầu tư nước ngoài là gì, ảnh hưởng và tác động của vốn đầu tư nước ngoài tới tình hình phát triển kinh tế trong nước và ngoài nước. Cùng đó giáo trình cũng nêu ra cách sử dụng nguồn vốn đầu tư nước cho các nước nhận được nguồn vốn này. - Báo cáo tổng hợp “Hỗ trợ nghiên cứu cơ chế chính sách thu hút vốn FDI vào đầu tư bảo vệ môi trường góp phần thay thế vốn ODA sau này” của Bộ kế hoạch và
  4. đầu tư và Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013, 07//7/2014 của Tổng cục thống kê đưa ra những số liệu và thống kê về số vốn đầu tư nước ngoài cho từng vùng từng ngành sản xuất ở Việt Nam. Bên cạnh là những báo cáo về số vốn đầu tư của các quốc gia tại Việt Nam. Nêu ra những ảnh hưởng tới môi trường của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. -Đặng Thị Thu Hoài ,Tài nguyên thiên nhiên với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 12/2002. Các tác giả đã nêu ra được khái niệm về phát triển, phát triển bền vững và phát triển bền vững về kinh tế. Đồng thời, chỉ ra các mục tiêu của phát triển bền vững về kinh tế đó là: Tăng trưởng cao và ổn định, tạo việc làm và cải thiện mức s ống cho người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái,... - Nguyễn Thị Lan, 2005, Xu hướng chuyển dịch luồng vốn FDI và cơ hội của Việt Nam, Tạp chí Thuế Nhà nước, 14, tr 32-38. - Nguyễn Tấn Vinh, 2005, Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, Tạp chí Khoa học chính trị, số 1/2005.  Các tác giả nêu ra được khái niệm, vai trò và ảnh hưởng của nguồn vốn FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư. 3. Mục Tiêu nghiên cứu - Chỉ ra thực trạng của FDI với PTBV ở Việt Nam và các giải pháp phù hợp nhằm thu hút và sử dụng FDI theo hướng PTKTBV. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu _Đối tượng : FDI vào phát triển kin tế bền vững - Phạm vi + Không gian: Việt Nam + Thời gian: 2001-2014 5.Nhiệm vụ nghiên cứu -Biết được thực trạng ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu của FDI đến tình hình phát triển kinh tế bền vững ở nước ta
  5. -Đề ra các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả FDI , hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực , duy trì phát triển kinh tế bền vững *Câu hỏi giả thuyết Câu hỏi Giả Thuyết 1.Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là gì ? - Là hoạt động đầu tư nhằm lợi ích lâu dài - Hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác với nền kinh tế nước chủ đầu tư ,… 2.Đặc Điểm của FDI - Mang lại hiệu quả kinh tế cao - FDI đem lại sự tiếp nhận công nghệ kỹ thuật mới cho nước được đầu tư - Được thực hiện dưới các hình thức đa dạng , … 3.Vai trò của FDI đến phát triển kinh tế -Tác động trực tiếp đến cung cầu,sự ổn định của nền kinh tế ,làm thay đổi cơ cấu,… - Tăng khả năng trau dồi khoa học công nghệ… 4.Phát triển kinh tế bền vững là gì ? - Tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển bền v -Chú trọng đến 3 nhân tố: kinh tế, xã hội, mội trường 5.FDI có chỉ đem lại lợi ích cho phát triển kinh - Không tế bền vững hay không ? - Ngoài những lợi ích to lớn FDI đem lại cho phát triển bền vững kinh tế, xã hội ,môi trường,đi kèm với nó là một số những ảnh hưởng tiêu cực… 6.Nguyên nhân chủ yếu đem lại những ảnh - Do công tác quy hoạch hưởng tiêu cực đó là gì ? - Chính sách và năng lực quản lý còn tồn tại hạn chế…
  6. 7.Giải pháp để phát huy tích cực,tối giản hạn - Cần một định hướng đúng đắn của chính chế và tăng cường thu hút FDI là gì ? phủ - Việc thực hiện song song giữa thắt chặt và nới lỏng một số chính sách … 6.Phương pháp nghiên cứu - Phân tích – tổng hợp - So sánh đối chiếu - Phương pháp mô tả 7. Dự kiến đóng góp của đề tài - Đánh giá thực trạng về việc sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển b ền vững ở Việt Nam. Phân tích nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vì sự phát triển bền vững trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vì mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG 1.1 CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1.1Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) Khái niệm Theo khái niệm của IMF, FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư.
  7. Phân loại FDI: - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - Doanh nghiệp liên doanh - Doanh nghiệp chuyển giao công nghệ hoặc doanh nghiệp cổ phần Đặc điểm của FDI • FDI mang lại tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao • Tỷ lệ vốn quyết định phân chia lợi nhuận và nghĩa vụ các chủ đầu tư • Thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận công nghệ kĩ thuật mới, học hỏi kinh nghiệm quản lí • FDI được thực hiện dưới các hình thức như: Đóng góp vốn để xây dựng xí nghiệp mới; Mua lại toàn bộ hoặc từng phần xí nghiệp đang hoạt động; Mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập Vai trò FDI • Tác động trực tiếp đến cung cầu • Tác đông trực tiếp đến sự ổn định kinh tế • Tăng khả năng trau dồi khoa học và công nghệ • Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế • Đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế 1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững Phát triển kinh tế bền vững là khái niệm thể hiện sự tăng trưởng không ch ỉ đ ơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người mà ph ải gắn v ới phát tri ển b ền vững, chú trọng tới cả 3 nhân tố kinh tế, xã hội và môi trường để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn. Tăng thu nhập phải gắn với tăng chất lượng cuộc sống hay tăng phúc lợi và xóa nghèo đói .
  8. 1.1.3 FDI với phát triển bền vững 1.1.3.1 FDI phát triển bền vững về kinh tế Cơ cấu kinh tế phải hợp lí, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn đ ịnh, l ấy hi ệu quả kinh tế làm tiêu chí phấn đâu cho tăng trưởng; cân bằng cán cân th ương mại, cơ cấu đầu tư phát triển toàn diện các ngành; đảm bảo ti ếp thu chuy ển giao công nghệ. 1.1.3.2 FDI phát triển bền vững về xã hội Phát triển bền vững về xa hội trong đó chất l ượng cu ộc sống c ủa dân c ư được nâng cao không ngừng, chất lượng môi trường sống được đảm bảo, hạn chế phần nào bất bình đẳng trong thu nhập, đem lại s ự công bằng h ơn cho m ọi người trong xa hội FDI có thể đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập và giảm đói nghèo; tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao chất lượng lao động; nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, sức khỏe, gi ảm bớt các t ệ nạn xã hội… 1.1.3.3 FDI phát triển bền vững về môi trường FDI cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát tri ển b ền v ững v ề môi trường đối với nước nhận đầu tư: Các chủ dự án FDI có công ngh ệ sạch, áp dụng những chuẩn môi trường cao hơn so với yêu cầu của nước chủ nhà, do vậy khả năng gáp phần vào quá trình phát triển bền vững môi trường nước được đầu tư. Tuye nhiên, quá trình tiến hàn đầu tư trực ti ếp n ước ngoài cũng chưa đựng những bất lợi tiềm tàng về môi trường: Gây ô nhiễm môi trường; làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học. Do vậy, đạt bền vững môi trường là một mục tiêu đặc biệt quan trọng của hoạt đông đ ầu t ư nước ngoài 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN _ Ở những nước đang trong quá trình công nghiệp hóa nh ư Việt Nam, khi tỷ l ệ tiết kiệm trong nước không đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư, thì FDI là nguồn vốn đầu tư quan trọng
  9. _Việt Nam tính đến cuối năm 2013 tỉ lệ đói nghèo vào kho ảng 7,6%,v ề dài h ạn nguồn vốn đầu tư cho kinh tế sẽ gặp nhiều trở ngại do phải tập trung nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở h ạ tầng thiết y ếu, đ ầu t ư vào giáo dục và y tế và giải quyết sinh kế cho người dân chính vì th ế rất c ần đ ến ngu ồn vốn FDI từ nước ngoài . _ Ngân hàng thế giới đánh giá nhu cầu đầu tư phát tri ển c ơ s ở h ạ t ầng Kinh t ế bền vững như xây dựng, năng lượng, vận tải ở các nước đang phát tri ển ,trong đó có Việt Nam có thể lên tới 563 tỷ USD vào năm 2030 ,cùng với 100 t ỷ USD để thích nghi với biến đổi khí hậu ,… _ Chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng tr ưởng m ới, Chính ph ủ đã đề ra định hướng mới là coi trọng hơn cơ cấu, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI, ưu tiên các dự án có công ngh ệ và d ịch v ụ hi ện đ ại, ti ết kiệm năng lượng, ít phát thải khí các-bon và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, có công nghệ thân thiện với môi trường, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần xây dựng kinh tế phát triển bền vững. _ Nhà nước đã chú trọng hơn đến yếu tố môi trường trong các d ự án xin đ ầu t ư mới vào Việt Nam . Cụ thể VD: Bình Dương, nơi có nhiều cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động, cho biết khoảng 8% số dự án xin đầu t ư vào đây b ị từ chối do lo ngại ô nhiễm VD : Kế hoạch thu hút nguồn vốn FDI năm nay của tỉnh Đồng Nai ch ỉ bằng 50% năm 2013 (từ 700 đến 900 triệu USD), bởi lãnh đạo tỉnh ch ủ trương “xanh hóa” dòng vốn từ các dự án thân thiện môi trường,công nghệ cao Kết Luận : Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài luôn luôn chiếm vi trí vô cùng quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển bền vững ở Việt Nam . Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
  10. 2.1 Thực trạng đầu tư FDI 2.1.1 Quy mô vốn FDI : Tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc thời điểm 31/12/2013 là 9093 doanh nghiệp, gấp 6 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 16%.Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 83% toàn bộ doanh nghiệp FDI , Doanh nghiệp liên doanh chiếm 17% số doanh nghiệp FDI . Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng và đạt kết quả cao . Theo thông báo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 31/12/2013, cả nước có 1.530 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 14,48 tỷ USD, tăng 66,8% so với cùng kỳ năm 2012. 2.1.2 Cơ Cấu đầu tư * Cơ cấu theo ngành Số doanh nghiệp FDI đang hoạt động thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng hiện chiếm tỷ lệ cao nhất với 73% (riêng ngành công nghiệp chiếm 66,4%). Tiếp đến là khu vực dịch vụ với 25,7%. Trong khi số doanh nghiệp FDI hoạt động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,4%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến cuối năm 2013 ch ủ y ếu thu ộc ngành công nghiệp chế biến - chế tạo với 16,6 tỉ đô la Mỹ, chiếm 76,9% t ổng vốn đăng ký. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, h ơi nước và điều hòa không khí đạt 2 tỉ đô la Mỹ, chiếm 9,4%; và các ngành còn l ại đ ạt 3 t ỉ đô la Mỹ, chiếm 13,7% Đây cũng cơ cấu trong phát triển kinh tế mà nước ta đang hướng tới . * Cơ cấu theo lãnh thổ FDI ngoài việc tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm thu hút nhi ều vốn đ ầu tư FDI bấy lâu nay ở phía Nam , Bắc như TP Hồ Chí Minh,Hà Nội , Bình Dương,… dòng vốn này đã bắt đầu đa dạng dòng chảy đến với các vùng công nghiệp khác
  11. VD : Thái Nguyên trở thành địa phương thu hút nguồn vốn FDI cao nh ất cả nước , liền sau là Bình Thuận ; Hải Phòng; Bình Đ ịnh,…Trong đó chính sách ưu đãi mới của chính phủ và chính quyền địa phương là một trong nh ững nguyên nhân chính giúp thu hút được nguồn đầu tư FDI. * Cơ Cấu đầu tư theo quốc gia Tính đến cuối năm 2013 thì trong số các quốc gia và cùng lãnh th ổ có d ự án đ ầu tư cấp phép mới tại Việt Nam thì Hàn Quốc có lượng đầu t ư l ớn nh ất , ti ếp theo đến Singapore , Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ,…. 2.2 Ảnh hưởng của FDI đến phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam 2.2.1 Ảnh hưởng tích cực . 2.2.1.1 FDI vì phát triển kinh tế bền vững _Đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Năm 2013 các doanh nghiệp FDI chiếm tới 45,4% tổng lợi nhuận và 30,5% tổng số nộp ngân sách nhà nước của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Do tăng trưởng nhanh hơn các khu vực kinh tế khác nên khu vực FDI đóng góp tỷ trọng ngày càng tăng vào GDP. Đóng góp 15,2% năm 2000 và tăng lên 19,6% năm 2013 _FDI không để lại gánh nặng nợ cho nước tiếp nhận ,hạn chế được rủi roc ho các doanh nghiệp trong nước khi liên doanh. _Thông qua tiếp nhận FDI ,Việt Nam có thể mở rộng thị trường quốc t ế ,m ở rộng thị trường xuất khẩu và thích nghi nhanh hơn với th ị trường quốc t ế ,giúp thúc đẩy quá trình hôi nhập . Khu vực FDI tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp chủ y ếu cho tăng trưởng xuất khẩu. KNXK 5 tháng đầu năm 2014 của cả n ước ước đạt 58,5 tỷ USD, tăng thêm 7,8 tỷ USD so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch của khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 36,39 tỷ USD, tăng khoảng 5,7 tỷ USD (đóng góp khoảng 73% kim ngạch tăng thêm).
  12. _Giúp giải quyết vấn đề về vốn lâu dài cho các nước đang phát tri ển mà c ụ th ể ở đây là Việt Nam 2.2.1.2 FDI vì phát triển xã hội : _ Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI tại thời điểm 31/12/2013 trên 3,2 triệu người, gấp gần 8 lần năm 2000, bình quân mỗi năm thu hút thêm 216,5 nghìn lao động, góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm của nền kinh t ế. Khu vực công nghiệp và xây dựng hiện thu hút lao động khu vực FDI đạt tỷ lệ cao nhất với 91% (riêng ngành công nghiệp 90,2%). _ Đóng góp ngân sách của khu vực FDI tăng, góp phần đưa mức chi cho y t ế, giáo dục, bảo hiểm và an sinh xã hội cũng tăng theo nh ằm nâng cao ch ất l ượng đời sống cho con người . 2.2.1.3 FDI vì phát triển bền vững môi trường : _ Quá trình đầu của doanh nghiệp FDI thường gắn liền với quá trình chuy ển giao công nghệ mới và hiện đại . Báo cáo từ các sở khoa học và công nghệ và đơn vị làm công tác th ẩm định thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy tổng số h ợp đ ồng chuy ển giao công nghệ đăng ký và được cấp giấy chứng nhận hoặc phê duyệt từ năm 1999 đến tháng 6/2012 trên toàn quốc là 838 hợp đồng. Trong đó, s ố h ợp đ ồng chuyển giao công nghệ thuộc các dự án FDI chiếm trên 50%,…. _Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua FDI đã hạn chế đến mức tối đa nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực dầu khí, sản xuất v ật liệu xây dựng mới, hàng điện tử gia dụng, phương tiện giao thông,… _Các doanh nghiệp FDI còn có tác động đến quản lý môi trường ở Việt Nam thông qua việc hỗ trợ, tư vấn về hệ thống quản lý môi trường hoặc giải pháp xử lý môi trường mà các doanh nghiệp FDI đã làm. Các doanh nghiệp FDI có thể trở thành “mô hình mẫu”, giới thiệu các kiến thức qu ản lý môi tr ường hi ện đ ại vào Việt Nam như ISO 14001.
  13. _Trình độ công nghệ FDI nhìn chung luôn cao hơn hoặc bằng trình độ công nghệ trong nước . 2.2.2 Ảnh hưởng tiêu cực : 2.2.2.1 Ảnh hưởng đến kinh tế : _ Có thể gây mất cân đối trong cơ cấu đầu tư gi ữ vốn trong n ước và v ốn n ước ngoài _Áp lực cạnh tranh cao cho các doanh nghiệp trong nước . _Chính quyền địa phương để thu hút đầu tư nước ngoài thi nhau thực hiện các chính sách ưu đãi áp dụng tràn lan từ chính sách thuê đất,đến đánh thu ế,..làm ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn của nhà nước, hay một s ố doanh nghi ệp n ước ngoài huy động vốn tại Việt Nam _Tạo nên sự không đồng đều giữa các khu vực trong cả nước. 2.2.2.2 Ảnh hưởng đến xã hội : Bất bình đẳng gia tăng giữa các nhóm thu nhập, giữa các vùng mi ền và FDI đã làm trầm trọng thêm chênh lệch; Khoảng cách giữa các vùng trọng điểm và các vùng có điều kiện khó khăn ngày càng giãn rộng ra về nhi ều ch ỉ tiêu kinh t ế - xã hội Như vậy, FDI cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng gi ữa các vùng, miền, tầng lớp. Đây là điều cần khắc phục trong thời gian tới. 2.2.2.3 Ảnh hưởng đến môi trường . _Bên cạnh các mặt tích cực khi các doanh nghiệp nước ngoài mang đ ến Việt Nam những công nghệ và dây chuyền hiện đại thì cũng t ồn tại nh ững doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam mang theo công nghệ lạc hậu và thâm dụng lao động, những công nghệ này đa phần tạo ra những chất th ải trực ti ếp ảnh hưởng đến môi trường. VD : Trong khi Trung Quốc cũng đã nói không với ngành gây ô nhiễm môi trường trầm trọng là dệt nhuộm thì Nam Định trong mấy tháng đầu năm nay
  14. cũng được dự báo là công xưởng của ngành dệt nhuộm khi có hàng loạt dự án dệt nhuộm “khủng” từ Hồng Kông, Trung Quốc như: Luenthai, Foshan Sanshui Jialida, Yulun Giang Tô đặt vấn đề đầu tư. _FDI ảnh hưởng tới đa dạng sinh thái. Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho ngành Du lịch Việt Nam thì sự đầu tư quá lớn và liên tục gia tăng trong nh ững năm gần đây đã đặt môi trường tự nhiên Việt Nam trước nh ững thách th ức l ớn. Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nước, thuỷ sản, khí hậu và gia tăng ô nhiễm các lưu vực sông. Các khu công nghiệp mở rộng làm diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cư trú của các động vật hoang dã, th ực vật đã bị xáo trộn, phá hủy.,… 2.3 Nguyên Nhân : _Nguyên nhân chủ yếu của những tác động này thuộc về công tác quy ho ạch chưa phù hợp : Nguồn vốn FDI phân bổ vào Việt nam còn chưa hợp lý, chưa đạt được tính định hướng và chiến lược lâu dài.Một số văn bản pháp quy điều chỉnh những vấn đề đặc thù này chưa được ban hành. _ Mặt khác, chính sách công nghệ của nước ta còn nhiều hạn ch ế, thiếu giám sát của một số cán bộ trong liên doanh. _Chính sách điều tiết chưa hiệu quả; Năng lực quản lý của Nhà nước và phân cấp còn hạn chế. Cụ thể là: Kể từ khi ban hành lần đầu tiên vào năm 1987, Luật Đầu t ư tnước ngoài đã được sửa đổi tới 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Đ ến năm 2005, v ới việc ban hành luật đầu tư chung đã sáp nhập Luật Đầu t ư nước ngoài v ới Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Qua 5 năm thi hành luật mới - được xem là đánh dấu phát triển đặc biệt của hệ thống pháp luật của Vi ệt Nam, song đã sớm bộc lộ nhiều khiếm khuyết : Mục đích không rõ rằng, nhi ều khái ni ệm mù mờ, không ít quy định trùng lặp, mâu thuẫn với chuyên ngành khác. _ Ngoài ra, một số luật, chính sách liên quan đến FDI cũng thay đổi nhi ều. Nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện liên quan đến ph ạm vi
  15. điều chỉnh của các luật, quy định chuyên ngành như đất đai, quản lý ngoại h ối, môi trường…chậm được sửa đổi. _ Năng lực quản lý của nhà nước còn hạn chế. Có một thực trạng các doanh nghiệp FDI báo lỗ trong khi vẫn xin mở rộng s ản xuất. Tình trạng "lỗ giả" do xuất nhập khẩu với công ty mẹ ở nước ngoài xảy ra tại khá nhiều doanh nghiệp FDI,… Chương 3 GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM 3.1. Dự báo dòng chảy FDI vào Việt Nam trong thời gian tới - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới có xu hướng tiếp tục tăng. - Dòng chảy FDI ngày càng đa dạng theo lãnh thổ - Các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản… vẫn sẽ là những nước có nguồn vốn đầu tư trực tiếp tăng nhiều nhất vào Việt Nam. 3.2. Giải pháp 3.2.1. Định hướng của chính phủ (Trích Nghị Quyết số 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ) - Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút FDI theo hướng ch ọn l ọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công ngh ệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại... - Tăng cường thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên qu ốc gia , từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ; khuy ến khích các dự án công nghiệp chuyển dần từ gia công sang sản xu ất; l ựa ch ọn các nhà đầu tư lớn, có uy tín đầu tư phát triển th ị trường tài chính; đồng th ời, chú tr ọng
  16. đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế, từng địa phương. - Khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường sự liên k ết gi ữa các doanh nghiệp FDI với nhau và với các doanh nghiệp trong nước. - Quy hoạch thu hút FDI theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù h ợp v ới l ợi th ế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu qu ả đầu t ư của từng đ ịa phương, từng vùng, phù hợp với quy hoạch chung , đảm bảo lợi ích tổng thể quốc gia và tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới. 3.2.2. Các giải pháp khác - Cụ thể hóa và nâng cao hiệu lực của Luật bảo vệ môi trường. - Sử dụng các công cụ kinh tế để duy trì phát triển kinh tế xanh: Hỗ trợ một môi trường thân thiện thông qua các tín dụng xanh; khuyến khích việc chuyển giao công nghệ sạch; … - Phát triển bền vững một số ngành sử dụng vốn FDI có tác động đặc biệt tới môi trường như năng lượng, khai thác mỏ, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch, chú trọng tới việc ứng dụng những công nghệ khai thác và chế biến tiên tiến cho phép tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng phát thải và ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái ở những khu vực khai thác tài nguyên. - Các cơ quan nhà nước cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp FDI từ đó phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, yếu kém trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. KẾT LUẬN Khái quát hóa lý luận v ề đ ầu t ư tr ực ti ếp n ước ngoài vi ̀ phát tri ển bền vững ; đề tài chỉ ra ảnh hưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vi ̀ phát triển bền vững ở Việt Nam trên các mặt kinh tế , xã hội và môi trường từ đó thấy được những thành tựu mà nguồn vốn FDI mang lại cho nền kinh tê nước ́ nhà trong thời gian qua : Góp phần thúc đẩy tăng trưởn g kinh tê ́ ; Tạo vi ệc làm và nâng cao thu nhập cho ngươi dân ... Bên canh đo, cũng chỉ ra những hạn ́ chê mà FDI đem lại như : Tình trạng phát triển không đồng đ ều gi ữa các vùng, ́ các ngành ; Gây ô nhiêm môi trương tại các khu vực có dự án FDI; Làm gia tăng ̃
  17. bất bình đẳng giữa các nhóm thu nhập ; Khoảng cách gi ữa các vùng tr ọng đi ểm và vùng có điều kiện khó khăn ngày càng giãn rộng v ề các ch ỉ tiêu kinh t ế – xã hội. Việt Nam đang đứng trước thực trạng là việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngoài tác động tích cực vẫn còn nh ững ảnh h ưởng xấu đ ến s ự phát triển bền vững của đất nươc. Vì vậy, điều cần thiết trong thời gian trước mắt chúng ta cần phải có những định hướng và biện pháp thu hút và s ử d ụng đ ầu t ư trực tiếp nước ngoài thích hợp đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Đề tài đã đề xuất nh ững giải pháp c ơ b ản đ ể tăng c ường s ử d ụng và thu hút FDI vì mục tiêu PTBV. Đó là nhóm giải pháp thu hút FDI vì phát tri ển kinh tế bền vững nhóm giải pháp thu hút FDI vì phát tri ển xã h ội b ền v ững; nhóm giải pháp thu hút FDI vì môi trường bền vững bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương, 04/06/2014, Doanh nghiệp FDI vẫn là điểm sáng trong xuất khẩu của Việt Nam. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011, Báo cáo tổng hợp “Hỗ trợ nghiên cứu cơ chế chính sách thu hút vốn FDI vào đầu tư bảo vệ môi trường góp ph ần thay thế vốn ODA sau này”.
  18. 4. Đặng Thị Thu Hoài, Tài nguyên thiên nhiên với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 12/2002. 5. Nghị Quyết số 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ 6. Nguyễn Thị Lan, 2005, Xu hướng chuyển dịch luồng vốn FDI và cơ hội của Việt Nam, Tạp chí Thuế Nhà nước, (14), tr32-38. 7. Nguyễn Tấn Vinh, 2005, Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, Tạp chí Khoa học chính trị, số 1/2005. 8. Tổng cục thống kê, 07/07/2014, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoan 2000-2013.
nguon tai.lieu . vn