Xem mẫu

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Quản lý thư viện I. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH YÊU CẦU BÀI TOÁN I.1 Tình hình thực tế Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam công nghệ thông tin đã trở thành công nghệ mũi nhọn, nó là ngành khoa học kỹ thuật không thể thiếu trong việc áp dụng vào các tổ chức, các hoạt động xã hội như: quản lý hệ thống thư viện sách, kinh tế, thông tin, kinh doanh, và mọi hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu… Ở nước ta hiện nay, việc áp dụng vi tính hóa trong quản lý tại các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức đang rất phổ biến và trở nên cấp thiết, bởi ngành nghề nào cũng đòi hỏi con người phải xử lý khối lượng công việc khổng lồ, và những kiến thức, những suy nghĩ, những đào tạo chuyên sâu. Một vấn đề cấp thiết đặt ra trong quản lý là làm thế nào để chuẩn hóa cách xử lý dữ liệu ở những trường học lớn mà trong đó việc quản lý một hệ thống thư viện với hàng ngàn đầu sách và quản lý việc mượn – trả sách của hàng ngàn sinh viên là vô cùng phức tạp, chính vì thế nhóm chúng tôi chọn đề tài “Phân tích thiết kế hệ thống quản lí thư viện sách”. I.2 Phân tích yêu cầu I.2.1 Yêu cầu của người sử dụng Mỗi độc giả chỉ được mượn một số sách nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Khi độc giả cần tra cứu tài liệu thì đòi hỏi: - Việc truy cập dữ liệu phải được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác. Các thao tác phải thuận lợi, đơn giản, dễ bảo trì, có thể điều chỉnh, có tính mở, có khả năng kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu, phát hiện và xử lý lỗi, hệ thống phải có khả năng lưu trữ. - Giao diện giữa người dùng và máy phải được thiết kế khoa học, thân thiện, đẹp, gọn và có tính thống nhất về phương pháp làm việc, cách trình bày. - Hệ thống có khả năng trợ giúp, giải đáp thắc mắc của người dùng khi sử dụng. Như vậy hệ thống không chỉ đáp ứng cho người dùng thông thạo về tin học mà còn đáp ứng được với những người dùng ít hiểu biết về tin học. LỚP IKTV 4- NHÓM 5 1 Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Quản lý thư viện - Hệ thống phải có khả năng thực hiện chế độ hội thoại ở mức độ nào đó nhằm cung cấp nhanh và chuẩn xác các yêu cầu bất thường của nhà quản lý, đảm bảo nhanh cho người dùng khai thác tối đa các chức năng mà hệ thống cung cấp. I.2.2 Yêu cầu của người quản lý: - Giúp độc giả tiện lợi và tự tin hơn trong việc tìm kiếm, tra cứu với nhiều chức năng bổ sung. - Đảm bảo việc tìm kiếm là chính xác và đầy đủ, độc giả không sợ bị tìm sót một tài liệu nào đó. - Việc mượn trả tài liệu trở nên dễ dàng hơn, bỏ bớt được các khâu viết phiếu, tra cứu thủ công chậm chạp như trước kia . - Giúp tiết kiệm được nhiều thời gian hơn cho cả độc giả và người quản lý trong các hoạt động mang tính thủ tục. - Nâng cao trình độ tin học của cán bộ quản lý cũng như độc giả, giúp độc giả làm quen với qui trình mượn tài liệu từ các thư viện trên thế giới. - Giúp độc giả có thể mượn được nhiều tài liệu với nội dung phong phú hơn, do có thư viện liên kết. - Giúp độc giả xây dựng thói quen chủ động khi tìm kiếm tư liệu. - Giúp người đọc chủ động hơn thông qua hệ thống tự đánh giá, bầu chọn của độc giả. Người đọc có thể trực tiếp tham gia vào việc đánh giá nội dung của tài liệu. - Việc quản lý quá trình mượn trả sách trở nên dễ dàng hơn, người quản lý chỉ cần sử dụng một máy tính có kết nối vào cơ sở dữ liệu là có thể lấy ra các thông tin cần thiết. Ngoài ra cũng có thể thực hiện các hoạt động điều tra về nhu cầu, ý kiến độc giả một cách tiện lợi hơn. Từ đó nắm bắt được xu hướng chung của độc giả, nâng cao hiệu quả của thư viện. - Từ các tiện lợi trên, độc giả (chủ yếu là sinh viên và cán bộ giáo viên) sẽ xây dựng được thói quen sử dụng thư viện, cảm thấy thích thú với sử dụng thư viện, do đó nâng cao được trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu nói chung. I.3 Sơ đồ phân cấp chức năng LỚP IKTV 4- NHÓM 5 2 Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Quản lý thư viện QL Thư Viện QL Mượn/Trả Đọc tại chỗ Mang về Số lượng Thời gian QL tài liệu Thể loại NXB Tác giả Thêm Xoá QL Độc giả Mã độc giả Tên Nghề nghiệp Mô tả chức năng - Quản lý mượn- trả: hệ thống cho phép quản lý việc mượn trả sách của độc giả, việc độc giả mang sách về hay đọc tại chỗ, thời gian độc giả sẽ trả sách. - Quản lý tài liệu: hệ thống cho phép quản lý toàn bộ thông tin của tất cả sách của thư viện, cho phép thêm, xóa, thay đổi thông tin của sách. - Quản lý độc giả: hệ thống cho phép quản lý thông tin cá nhân của từng độc giả, thêm, xóa, sửa thông tin của độc giả. LỚP IKTV 4- NHÓM 5 3 Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Quản lý thư viện II. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ II.1 Xây dựng mô hình Use Case II.1.1 Xác định tác nhân và vai trò của tác nhân - Với bài toán quản lý thư viện, các chức năng chính của hệ thống quản lý thư viện được thực hiện bởi thủ thư và bạn đọc của thư viện đó. Như vậy, chúng ta có hai tác nhân là thủ thư và bạn đọc, trong đó bạn đọc không phân biệt là sinh viên, học sinh hay giáo viên. - Tác nhân bạn đọc, anh ta cần các chức năng liên quan đến tìm kiếm tài liệu, xem thông tin cá nhân, đăng ký mượn và trả sách. - Còn tác nhân thủ thư sẽ thực hiện cập nhật các thông tin liên quan đến bạn đọc và các thông tin về tài liệu, thực hiện các giao dịch mượn và trả sách. Dựa vào đó, ta đã xác định được một số use case như: tìm kiếm tài liệu, cập nhật, cập nhật bạn đọc, cập nhật tài liệu, quản lý mượn sách, quản lý trả sách,xem thông tin cá nhân. - Để cập nhật được thông tin, thủ thư phải thông qua việc đăng nhập hệ thống. Hay nói cách khác, sự kiện đăng nhập hệ thống sẽ là điều kiện cho use case cập nhật. Vậy ta sẽ cần thêm use case cập nhật để cập nhật hệ thống. II.1.2 Mô hình Use Case tổng quát Hệ thống quản lý thư viện của trường đại học bao gồm các đối tượng là độc giả, thủ thư và sách tạp chí. Chức năng chính của hệ thống là cập nhật sách,độc giả và xử lý mượn trả. Các đối tượng dữ liệu quản lý: Sách, độc giả và mượn trả. Việc phân tích và thiêt kế hệ thống quản lý khá đơn giản nên áp dụng phân tích thiết kế hướng cấu trúc là phù hợp. Dựa trên yêu cầu của đề bài, biểu đồ use case tổng quát sẽ được xây dựng như sau: LỚP IKTV 4- NHÓM 5 4 Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Quản lý thư viện II.1.3 Mô hình Use Case chi tiết Phân rã các use case mức cao: người phát triển tiến hành phân rã các use case tổng quát thành các use case cụ thể hơn sử dụng quan hệ “extend”. Các use case con (mức thấp) được lựa chọn bằng cách thêm vào use case cha một chức năng cụ thể nào đó và thường được mở rộng dựa trên cơ sở sự chuyển tiếp và phân rã các chức năng của hệ thống. Use case cập nhật sẽ được phân rã thành cập nhật bạn đọc và cập nhật tài liệu. Tiếp tục phân rã sơ đồ use case cho đến khi gặp use case ở nút lá: Use case cập nhật bạn đọc và cập nhật tài liệu đều có thể tiếp tục phân rã thành các use case con là thêm bạn đọc, thay đổi thông tin bạn đọc và xóa bạn đọc hay thêm tài liệu, thay đổi thông tin tài liệu và LỚP IKTV 4- NHÓM 5 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn