Xem mẫu

1

2

CHƢƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƢỚC
"CON NGƢỜI VIỆT NAM MỤC TIÊU VÀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI"
MÃ SỐ KX. 07

ĐỀ TÀI NHÀ NƢỚC KX.07.08
VAI TRÒ CỦA NHÀ TRƢỜNG TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH CON NGƢỜI VIỆT NAM BẰNG CON ĐƢỜNG GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO TỔNG HỢP

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA ĐỀ
TÀI KX.07.08

Cơ quan chủ trì :
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Chủ nhiệm đề tài :
GS. TS. Hoàng Đức Nhuận

Hà Nội - 1996

1

PHẦN MỞ ĐẦU
Con ngƣời là mục tiêu và một động lực cơ bản của sự phát triển xã hội. Xây dựng con
ngƣời Việt Nam cho một xã hội dân giàu, nƣớc mạnh, công bằng, văn minh là một nhiệm vụ
phức tạp và trọng đại.
Giáo dục là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế xã hội, động lực trí tuệ và tinh
thần, là động lực phát triển sản xuất và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Giáo dục là con đường cơ bản nhất để hình thành con ngƣời có nhân cách đáp ứng
những yêu cầu mới của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Về mặt kinh tế, giáo dục là nhân tố tái sản xuất mở rộng sức lao động trên cơ sở nâng
cao trình độ văn hóa nghề nghiệp của ngƣời lao động, phát triển kinh tế, thực hiện cách mạng
khoa học - kĩ thuật (KH-KT).
Về mặt xã hội, giáo dục là nhân tố thực hiện các quyền lợi tinh thần, xã hội của nhân
dân, nâng cao quyền làm chủ xã hội, góp phần phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ và công
bằng xã hội. Cụ thể hơn, về mặt nhân văn, chính nhờ có giáo dục mà con ngƣời luôn luôn
đƣợc nâng cao trí tuệ, sự hiểu biết và trình độ đối xử. Chính nhờ có giáo dục mà con ngƣời
mới mà rộng đƣợc tri thức, có đƣợc những giá trị nhân cách mới phù hợp với thiên nhiên, xã
hội và tƣ duy.
Giáo dục là phƣơng tiện (hình thức, con đƣờng) quan trọng nhất đối với lứa tuổi học
đƣờng trong quá trình xã hội hóa cá nhân và cá thể hóa chuẩn bị tích cực cho sự hòa nhập vào
cuộc sống cộng đồng luôn luôn phát triển.
Nhiệm vụ của nhà trƣờng trong việc xây dựng con ngƣời, nói một cách khoa học là
hình thành và phát triển nhân cách, đã đƣợc quan tâm khá sớm. Nói chung chế độ nào mục
tiêu đào tạo ấy. Ngay từ thời kỳ đầu của nhà trƣờng (thời kỳ chiếm hữu nô lệ - mấy ngàn năm
trƣớc CN) nhiệm vụ của nhà trƣờng trong việc hình thành và phác triển con ngƣời đã đƣợc
chú ý.
Trong vài chục năm gần đây trên thế giới tác động của nhà trƣờng nói riêng và giáo
dục nói chung tới con ngƣời ngày càng mạnh mẽ. Tùy theo những quan niệm và xu hƣớng
phát triển nhân cách mà nhà trƣờng

2

đã đƣợc thiết kế theo các mô hình khác nhau thích hợp với nhu cầu xã hội - kinh tế của từng
đất nƣớc.
Ở nƣớc ta kể từ chế độ phong kiến đến chế độ thực dân trong thời kỳ thuộc Pháp, đến
khi cách mạng thành công, qua những giai đoạn kháng chiến chống Pháp, thời kỳ những năm
thống nhất đất nƣớc, cho đến khi xây dựng một đất nƣớc theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng
xã hội chủ nghĩa thì vai trò nhà trƣờng có những đổi thay nhất định trong tổ chức và cả mục
tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục.
Con ngƣời Việt Nam đƣợc đào tạo ra cho cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21 không những
phải thấm nhuần CHÂN, THIỆN, MỸ mà còn phải đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Phục vụ cho mục tiêu chiến lƣợc đó chƣơng trình khoa
học cấp nhà nƣớc KX.07 "Con ngƣời Việt Nam - mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã
hội" đã đƣợc triển khai từ 1992 tới nay với một hệ thống đề tài khoa học, xem xét các mặt
khác nhau của con ngƣời trong các mối quan hệ của con ngƣời với xã hội.
Đề tài KX.07.08 là một trong hệ thống các đề tài đó, chịu trách nhiệm nghiên cứu
"Vai trò của nhà trƣờng trong sự hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam.
bằng con đƣờng giáo dục và đào tạo".

I. CHỦ NHIỆM ĐỂ TÀI :
Giáo sƣ, Tiến sĩ HOÀNG ĐỨC NHUẬN

II. CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI:
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC

III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1. Định hƣớng chiến lƣợc vai trò của nhà trƣờng trong việc hình thành và phát triển
nhân cách con ngƣời Việt Nam.
2. Hình thành một chiến lƣợc về phát huy vai trò của nhà trƣờng theo quan điểm nhân
văn - công nghệ và kinh tế - xã hội giáo dục.
3. Đề xuất mô hình nhằm thực hiện tốt hơn vai trò của nhà trƣờng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách HS trong thời gian tới, vào cuối thế ki 20, đầu thế kỉ 21.

3

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để có thể tìm ra con đƣờng đi cho nhà trƣờng Việt Nam trong thời kỳ tới, đề tài thực
hiện những nội dung chủ yếu sau đây :
1. Xác định hệ thống giá trị nhân cách mà nhà trƣờng cần góp phần hình thành, và
phát triển ở Việt Nam trên cơ sở xác định rõ phạm trù nhân cách con ngƣời Việt Nam.
2. Phân tích rõ nội hàm khái niệm nhà trƣờng và vai trò của nhà trƣờng đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách .
3. Điều tra chẩn đoán về vai trò của nhà trƣờng hiện nay và yêu cầu hỉnh thành và
phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam trong thời gian tới.
4. Kiến nghị một hệ thống mô hình hiện đại phù hợp và phấn đấu vƣơn tới nhằm thực
hiện định hƣớng chiến lƣợc về vai trò của nhà trƣờng đối với sự hỉnh thành và phát triển nhân
cách con ngƣời Việt Nam vào những năm gần đây.

V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng: Nhà trƣờng trong những mối quan hệ tổng thể nhà trƣờng - gia đình - xã
hội đối vói việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh (HS).
Trong quá trình giáo dục quá trình dạy học cùng với các chiến lƣợc về mục tiêu, nội
dung và phƣơng pháp, ngƣời giáo viên (GV) và thiết bị dạy học, quá trình đánh giá chất
lƣợng và hiệu quả giáo dục cũng là những đối tƣợng đƣợc quan tâm nghiên cứu.
2. Phạm vi nghiên cứu: Quá trình điều tra từ nhà trẻ mẫu giáo tới đại học đƣợc thực
hiện ở 3 miền Bắc (trung tâm là Hà Nội), Trung (trung tâm là Huế) và Nam (trung tâm là
thành phố Hồ Chí Minh). Nhiều trƣờng tiên tiến ở các vùng đã đƣợc nghiên cứu (xem đánh
giá ở dƣới).
Những HS và GV từ nhà trẻ mẫu giáo tới hết phổ thông trung học, HS, GV đại học cao đẳng và chuyên nghiệp và một số nhà trƣờng chọn mẫu trong điều tra và tiên tiến làm
khung cho việc thiết kế mô hình. HS, GV các trƣờng cao đẳng và đại học cũng nhƣ cha mẹ
học sinh, chỉ tiếp xúc trong quá trình điều tra chẩn đoán... Trong chu kì tới, nếu

nguon tai.lieu . vn