Xem mẫu

Sinh viên Ngoại Thương trong cách nhìn của cộng đồng TPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 TPHCM Tên Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học: FTUers Trong Cách Nhìn Của Cộng Đồng Nhóm sinh viên thực hiện (lớp K50­CLC.D2) 1. Nguyễn Lê Tiến 2. Phạm Thanh Phương 3. Đặng Thanh Thảo 4. Nguyễn Thị Thanh Trúc 5. Lương Văn Tính 6. Hoàng Lê Thanh Thảo 7. Nguyễn Mai Thúy Vy (MS: 1101017839) (MS: 1101017761) (MS: 1101017802) (MS: 1101017871) (MS: 1101017841) (MS: 1101017803) (MS: 1101017914) 1 | P a g e Sinh viên Ngoại Thương trong cách nhìn của cộng đồng TPHCM Mục Lục Chương 0: Lời Mở Đầu...............................................Trang 4 Chương 1: Cơ Sở Lý Luận:.........................................Trang 8 1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Ngoại Thương:......................................................................................Trang 8 1.1.1) Khái quát Chung:......................................................................Trang 8 1.1.2) Các giai đoạn phát triển:.........................................................Trang 9 1.2/ Giới thiệu trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 2 Thành phố Hồ Chí Minh:...................................................................Trang 13 1.2.1) Khái quát Chung:....................................................................Trang 13 1.2.2) Sự hình thành và phát triển:...................................................Trang 14 1.2.3) Cơ sở vật chất:......................................................................Trang 14 1.2.4) Công tác đào tạo:....................................................................Trang 14 1.3/ Cơ sở thực tiễn về sinh viên Ngoại Thương:..............Trang 16 1.3.1) Thành tích nổi bật:.................................................................Trang 16 1.3.2) Những khuyết điểm:..............................................................Trang 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG:....................................Trang 21 2.1/ Giới thiệu chung về thực trạng hiện nay:...................Trang 22 2.2/ Đánh giá chung:...................................................................Trang 23 2.3/ Mặt tích cực:.......................................................................Trang 26 2.3.1/ Năng lực của sinh viên Ngoại Thương theo đánh chung giá của mọi người:.......................................................................................................Trang 26 2 | P a g e Sinh viên Ngoại Thương trong cách nhìn của cộng đồng TPHCM 2.3.2/ Các tính cách nổi bật:............................................................Trang 27 2.3.3/ Những ưu điểm được học hỏi:.............................................Trang 29 2.4/ Mặt tiêu cực........................................................................Trang 29 2.4.1/ Sự nhìn nhận thiếu thiện cảm từ các trường bạn:...............Trang 29 2.4.2/ Ấn tượng không tốt của các nhà tuyển dụng:.......................Trang 31 CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN:.................................Trang 33 3.1/ Nguyên nhân khách quan:................................................Trang 33 3.1.1/ Danh tiếng của trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM:..Trang 33 3.1.2/ Ảnh hưởng từ những thành công của cựu sinh viên:............Trang 34 3.1.3) Sự ưu ái của các nhà tuyển dụng:.........................................Trang 35 3.2/ Nguyên nhân chủ quan:...................................................Trang 36 3.2.1/ Cảm giác chiến thắng và tự mãn về bản thân:.....................Trang 36 3.2.1/ Hạn chế trong cách nhìn và thiếu trải nghiệm thực tế:.......Trang 37 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP:..........................................Trang 40 KẾT LUẬN:...................................................................Trang 43 PHỤ LỤC:.....................................................................Trang 44 3 | P a g e Sinh viên Ngoại Thương trong cách nhìn của cộng đồng TPHCM CHƯƠNG 0: LỜI MỞ ĐẦU I/ Lý do: Xuất phát từ nhu cầu nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 16/7/1993. Trải qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, Cơ sở II đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, trở thành một trong những trường đại học tiên phong trong cả nước nói chung và khu vực miền Nam nói riêng, về đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ trình độ đại học và trên đại học trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế. Chính vì vậy, sinh viên Ngoại thương được mọi người đánh giá cao về cả kiến thức chuyên môn lẫn ý thức tìm tòi, học hỏi một cách tích cực, năng động. đặc biệt, đối với các nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế, sinh viên ngoại thương luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu về nguồn nhân lực chất lượng cao.. “Trong các năm qua, số sinh viên chính quy của Cơ sở II tốt nghiệp bình quân 600­700 cử nhân/năm ở cả hai bậc đại học và cao đẳng. Tỷ lệ có việc làm ngay sau khi ra trường là 100%, trong đó tỷ lệ làm việc đúng ngành nghề đạt trên 90%” ( theo kết quả khảo sát của cơ sở II). Bên cạnh đó, sinh viên ngoại thương cơ sở II luôn hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện với mong muốn đóng góp sức lực của mình vì lợi ích của cộng đồng. Thế nhưng, bên cạnh những đánh giá tích cực, những cái nhìn đầy thiện cảm, vẫn còn những ý kiến phê bình khá tiêu cực và gay gắt về sinh viên trường. Nhiều người cho rằng sinh viên Ngoại thương có tính cách “tự tin thái quá, hay đòi hỏi và mức độ cam kết với tổ chức không cao” ( theo báo vietnamnet). 4 | P a g e Sinh viên Ngoại Thương trong cách nhìn của cộng đồng TPHCM Và đặc biệt, trong vài tháng gần đây, hàng loạt các phương tiện truyền thông và các diễn đàn mạng đưa tin về việc một số sinh viên năm nhất và năm hai, đã phát biểu khá chủ quan về vấn đề lương của sinh viên Ngoại Thương sau khi tốt nghiệp ra trường. Điều đó đã tạo nên một làn sóng tranh luận với những ý kiến trái chiều, những lời bình luận gay gắt và khá nặng nề, về Đại học Ngoại Thương cũng như sinh viên của trường. Danh tiếng của trường và hình ảnh của gần 3000 sinh viên Ngoại thương cũng như những cựu sinh viên đã tốt nghiệp từ những khóa trước bỗng xấu đi trong mắt nhiều người. Đứng trước tình hình đó, việc nghiên cứu rõ hơn các ý kiến, nhận định về sinh viên Ngoại Thương từ chính sinh viên của trường ở cơ sở II, từ một số sinh viên trường bạn trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh, và quan trọng hơn, là quan điểm của các nhà tuyển dụng khi chọn lựa sinh viên Ngoại Thương là vô cùng cần thiết. Từ đó, chúng ta có thể rút ra cái nhìn tổng quan, toàn diện và đúng đắn hơn về sinh viên Ngoại Thương. II/Mục đích: _Mở ra cho mọi người cái nhìn đúng đắn hơn cả về khả năng cũng như phẩm chất củasinh viên Ngoại Thương. _Giúp cho bản thân sinh viên Ngoại Thương nhận thức và phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực và thiếu sót. III/ Nhiệm Vụ 1/ Nghiên cứu về lịch sử và thực trạng của sinh viên Ngoại Thương cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh. 2/ Khảo sát và thu thập các thông tin liên quan: + Lấy ý kiến cá nhân: phát phiếu khảo sát trường đại học Ngoại Thương và các trường bạn trong thành phố Hồ Chí Minh. 5 | P a g e ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn