Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH Ở QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI HIỆN NAY Mã số đề tài: ĐTSV.2020.07 Chủ nhiệm đề tài : Trần Thị Huyền Lớp : ĐH. Chính trị học 16A Cán bộ hƣớng dẫn : TS. Đỗ Thu Hƣờng Hà Nội, 2020
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH Ở QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI HIỆN NAY Mã số đề tài: ĐTSV.2020.07 Chủ nhiệm đề tài : Trần Thị Huyền Thành viên tham gia : Nguyễn Thiện Thành Nguyễn Huệ Chi Lớp : ĐH. Chính trị học 16A Cán bộ hƣớng dẫn : TS. Đỗ Thu Hƣờng Hà Nội, 2020
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................ 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................................................... 5 7. Kết cấu của đề tài ........................................................................................ 5 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ DU LỊCH TÂM LINH ............................................................................................... 6 1.1. Khái quát về Phật giáo và giá trị văn hóa Phật giáo ở Việt Nam ............. 6 1.1.1. Khái quát quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam ...... 6 1.1.2. Giá trị văn hóa Phật giáo ở Việt Nam.................................................... 9 1.2. Khái quát về du lịch tâm linh ................................................................. 15 1.2.1. Khái niệm du lịch, tâm linh và du lịch tâm linh .................................. 15 1.2.1.1.Khái niệm du lịch .............................................................................. 15 1.2.1.2. Khái niệm tâm linh ........................................................................... 16 1.2.1.3. Khái niệm du lịch tâm linh ............................................................... 17 1.2.2. Đặc điểm của du lich tâm linh ở Việt Nam ......................................... 18 Tiểu kết chương 1: ......................................................................................... 20 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINHTẠI QUẬN TÂY HỒ HIỆN NAY ......................................................................................... 22 2.1. Khái quát về quận Tây Hồ ...................................................................... 22 2.1.1. Giới thiệu về quận Tây Hồ .................................................................. 22 2.1.2. Tình hình Phật giáo ở quận Tây Hồ .................................................... 23 2.1.3. Tiềm năng và điều kiện để khai thác giá trị văn hóaPhật giáo trong phát triển Du lịch tâm linh tại quận Tây Hồ .................................................. 25 2.2. Thực trạng khai thác giá trị văn hóa Phật giáo trong hoạt động du lịch tâm linh tại Quận Tây Hồ .............................................................................. 28 2.2.1.Khai thác các giá trị văn hóa Phật giáo tại các ngôi chùa ở quận Tây Hồ 28
  4. 2.2.1.1.Du lịch tham quan ............................................................................. 28 2.2.1.2. Du lịch tham quan kết hợp với thiện nguyện ................................... 35 2.2.1.3. Khai thác các giá trị văn hóa Phật giáo quận Tây Hồ tại các lễ hội Phật giáo ........................................................................................................ 37 2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực phục vụ du lịch tâm linh tại quận Tây Hồ hiện nay ............................................................................................ 38 2.2.2.1. Cơ sở vật chất của dịch vụ lưu trú .................................................... 38 2.2.2.2. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tâm linh ........................................ 40 2.3. Đánh giá thực trạng khai thác giá trị văn hóa Phật giáo tại Quận Tây Hồ 41 2.3.1. Những mặt đạt được ............................................................................ 41 2.3.2. Những mặt hạn chế .............................................................................. 47 *Tiểu kết chương 2: ....................................................................................... 50 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DU LỊCH TÂM LINH Ở QUẬN TÂY HỒ HÀ NỘI HIỆN NAY ........ 51 3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc khai thác giá trị văn hóa Phật giáo phục vụ du lịch tâm linh tại Quận Tây Hồ Hà Nội. ...................................... 51 3.1.1. Đối với quản lý nhà nước .................................................................... 51 3.1.2. Đối với các chùa .................................................................................. 53 3.1.3. Đối với khách du lịch .......................................................................... 54 3.2. Một số giải pháp và kiến nghị phát huy giá trị văn hóa Phật giáo phục vụ du lịch tâm linh tại Quận Tây Hồ, Hà Nội. ................................................... 55 3.2.1. Một số giải pháp .................................................................................. 55 3.2.1.1.Định hướng bảo tồn, và khai thác giá trị văn hóa Phật giáo Hà Nội 55 3.2.1.2.Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý ............................................. 58 3.2.1.3. Giải pháp về xây dựng, quảng bá các chuyên tour du lịch đến chùa59 3.2.1.4. Nâng tầm lễ hội và tăng cường khai thác giá trị văn hóa Phật giáo trong các lễ hội Phật giáo tại Quận Tây Hồ Hà Nội ...................................... 60 3.2.2. Khuyến nghị ........................................................................................ 62 Tiểu kết chương 3: ......................................................................................... 63 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 67
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phật giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ II sau công nguyên và gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc ta. Tuy là một tôn giáo ngoại sinh nhưng Phật giáo trong quá trình hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, đã thực sự gần gũi, thân thiết với người dân Việt Nam. Theo dòng lịch sử của dân tộc, Phật giáo đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt Nam. Đặc biệt Hà Nội là một trong những trung tâm Phật giáo của nước ta trong lịch sử (xa nhất có thể biết là sự có mặt của chùa Khai quốc vào thể kỷ VI – nay là chùa Trấn Quốc) cũng như hiện tại (với chùa Quán Sứ vào nửa đầu thế kỷ XX – nơi đặt trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam). Phật giáo Hà Nội trong dòng chảy văn hóa này đã tạo nên những nét đặc trưng riêng, thấm đẫm tinh thần Phật giáo trong lối sống, ứng xử của con người Hà thành. Giá trị văn hóa Văn hóa Phật giáo Hà Nội được thể hiện qua những ngôi chùa, trong nghệ thuật Phật giáo và trong những lễ hội chùa đặc sắc, mang lại sức hút thúc đẩy du lịch phát triển. Đặc biệt là kể từ 1/8/2008 khi tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà Nội thì số lượng di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng của Hà Nội trở thành lớn nhất cả nước (Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích Việt Nam với 3840 di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam trong đó có 1164 di tích trên tổng số gần 3500 di tích cấp quốc gia ở Việt Nam). Trong các di tích đó thì các ngôi chùa của Phật giáo đóng góp nhiều nhất. Ngoài ra, thủ đô cũng có rất nhiều các lễ hội truyền thống gắn liền với sinh hoạt Phật giáo.Đó là điều mà ngành du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung cần tiếp tục khám phá và thấu hiểu những giá trị quý báu của văn hóa Phật giáo để khai thác tốt hơn. Quận Tây Hồ với 18 ngôi chùa lớn nhỏ tọa lạc trên 8 phường, đặc biệt những ngôi chùa xung quanh Hồ Tây là di tích lịch sử nổi tiếng trong và ngoài nước như chùa Kim Liên được đánh giá là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam và là Bông Sen vàng trên mặt nước Tây Hồ. Như vậy với những điều kiện những giá trị văn hóa Phật giáo Hà Nội nói chung và quận Tây Hồ nói riêng thì du lịch tâm linh trở thành một loại hình du lịch quan trọng của 1
  6. thành phố. Mặc dù hiện nay nguồn tài nguyêndu lịch tâm linh Phật giáo của quân Tây Hồ phong phú nhưng lại chưa được nghiên cứu thật đầy đủ, sản phẩm du lịch tâm linh Phật giáo chưa được khai thác có hiệu quả. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về những giá trị văn hóa Phật giáo tại quân Tây Hồ nơi ngôi trường mà tôi đang học, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo Hà Nội nói chung, từ đó thúc đẩy việc khai thác những giá trị này, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của du lịch Hà Nội và quận Tây Hồ. Trên cơ sở đó tôi lựa đề tài “Giá trị văn hóa phật giáo trong hoạt động du lịch tâm linh ở quận Tây Hồ, Hà Nội hiện nay” 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Cho đến nay các công trình nghiên cứu về vấn đề văn hóa và văn hóa Phật giáo ở Việt Nam rất phong phú như: Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh; Văn hóa tâm linh Nam Bộ; Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; Mai Thanh Hải với Tôn giáo thế giới và Việt Nam; Nguyễn Duy Hinh với Người Việt Nam với Đạo giáo; Tâm linh Việt Nam; Hồ Văn Khánh với Tâm hồn - khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh, Phan Ngọc với Bản sắc văn hóa Việt Nam; Minh Chi với Phật giáo và tâm linh; tác giả Văn Quảng với Văn hóa tâm linh Thăng Long - Hà Nội... các công trình đã nghiên cứu về khái niệm văn hóa, cấu trúc văn hóa, văn hóa tâm linh và những giá trị của văn hóa Phật giáo tuy nhiên các công trình chưa đi sâu vào giá trị văn hóa Phật giáo với phát triển du lịch tâm linh hiện nay. Về các công trình, đề tài nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam như: Nguyễn Thị duyên với đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh tỉnh Nam Định trong công trình này tác giả đã phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh Nam Định và đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh này. Công trình nghiên cứu tác giả Nguyễn Trùng Khánh với đề tài Nghiên cứu loại hình du lịch tâm linh ở Việt Nam, tác giả đã phân loại du lịch tâm linh trên cơ sở nguồn tài nguyên và động cơ du lịch, đồng thời xây dựng được cơ sở lý 2
  7. thuyết trên phương diện du lịch cho những nghiên cứ chi tiết hơn như nghiên cứu phát triển du lịch gắn với Phật giáo, tín ngưỡng dân gian... Luận văn Khai thác văn hóa Phật giáo Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh của Hà Thế Linh, công trình nghiên cứu này tác giảđã phân tích những giá trị văn hóa Phật giáo trong phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh Trà Vinh và đưa ra những giải pháp nhằm khai thác loại hình du lịch này phát triển một cách bền vững trong tương lai. Về vấn đề du lịch tâm linh ở Hà Nội, đã có một số công trình nghiên cứu như: Nguyễn Vinh Phúc với Du lịch Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long, Nguyễn Phạm Hùng với Tượng đài Hà Nội và du lịch văn hoá, Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Khai thác món ăn dân tộc trong các khách sạn ở Hà Nội, Tiềm năng du lịch phố cũ Hà Nội, Du lịch đêm Hà Nội; Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt nam; Đoàn Thị Thùy Trang đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa) và Trương Sỹ Tâm với đề tài Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). Đây là những công trình đã nghiên cứu đến những giá trị văn hóa Hà Nội nói chung, văn hóa Phật giáo nói riêng và đã đưa ra những tiềm năng về loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng quận huyện trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên về công trình nghiên cứu về giá trị Phật giáo đối với việc phát triển du lịch tâm linh ở Hà Nội và quậnTây Hồ chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp tuy nhiên những công trình là cơ sở lý luận để tác giả tiếp tục nghiên cứu giá trị Phật giáo với phát triển du lịch tâm linh ở Quận Tây Hồ hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích của đề tài Khảo sát, làm rõ thực trạng việc khai thác những giá trị văn hóa Phật giáo trong du lịch tâm linh ở Hà Nội từ năm 2010 đến nay. Từ đó đềxuất các giải pháp kiến nghị nhằm khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa Phật giáo phục vụ phát triển du lịch quận Tây Hồ. 3
  8. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Hà Nội tại quận Tây Hồ, du lịchtâm tinh - Làm rõ thực trạng thực trạng việc khai thác những giá trị văn hóa Phật giáo trong du lịch tâm linh ở quận Tây Hồ. - Rút ra nhận xét và đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa Phật giáo phục vụ phát triển du lịch ở quận Tây Hồ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những giá trị văn hóa Phật giáo ở quận Tây Hồ như kiến trúc, điêu khắc, lễ hội và thực trạng khai thác những giá trị này trong du lịch tâm linh 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Chủ yếu tập trung nghiên cứu nhữnggiá trị văn hóa Phật giáo ở quận Tây Hồ. Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2017 đến nay khi Luật du lịch được thông qua 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu nhằm có một cái nhìn tổng quan nhất về loại tài nguyên giá trị còn đang bị bỏ ngỏ này. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp: Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các định hướng và giải phápphát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4
  9. - Các phương pháp liên ngành như chính trị học, tôn giáo học, xã hội học, sử học. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu tiềm năng và thực trạng khai thác giá trị văn hóa Phật giáo trong phát triển du lịch văn hóa tâm linh của quận Tây Hồ và từ đó đưa ra các giải pháp mang tính thực tế nhằm khai thác tài nguyên du lịch văn hóa Phật giáo trong phát triển du lịch tâm linh một cách hiệu quả. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có kết cấu chủ yếu gồm 3 chương. 5
  10. CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ DU LỊCH TÂM LINH 1.1. Khái quát về Phật giáo và giá trị văn hóa Phật giáo ở Việt Nam 1.1.1. Khái quát quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam Phật giáo là một tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ ra đời từ thế kỷ VI trước công nguyên với nội dung cơ bản là triết lý nhân sinh về nỗi khổ của con người và cách tu luyện diệt khổ, giải thoát. Cốt lõi của triết lý đó là tứ diệu đế: khổ đế, diệt đế, tập đế và đạo đế. Phật giáo chủ trương bình đẳng giữa các giai tầng xã hội và đề cao lòng từ bi bác ái. Từ rất sớm, Phật giáo đã lan toả hoà bình đến các miền đất rộng lớn, nhất là ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Theo nhiều công trình nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam Phật giáo du nhập vào nước ta từ đầu công nguyên.Đáng chú ý trong thời kỳ đầu chủ yếu sự truyền bá Phật giáo vào Việt Nam trực tiếp từ Ấn Độ sang bằng đường biển. Một số tăng sỹ Ấn độ và Trung Á sang truyền giáo ở Việt Nam như: Marajavaka, K’sudara đến Việt Nam, sau đó là Khương Tăng Hội, Lương Cương, tiếp đó Dharmadeva, dưới thời vua Asoka đã có những tăng đoàn truyền giáo từ Ấn Độ sang Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam. Đến thế kỷ V, tại Việt Nam Phật giáo đã được truyền đến nhiều nơi. Đã xuất hiện những nhà sư Việt Nam có danh tiếng như: Huệ Thắng, Đạo Thiền, Đạo Cao và Pháp Minh. Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ thế kỷ VI đến đến thế kỷ X đa số các công trình vẫn coi là giai đoạn truyền giáo. Tuy nhiên, có thể thấy từ thế kỷ VI, ảnh hưởng của các nhà truyền giáo Ấn Độ giảm dần, trong khi đó các nhà truyền giáo Trung Quốc tăng lên, nhất là một số thiền phái trung Quốc du nhập ảnh hưởng rõ nét tại Việt Nam như: Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi với 18 đời và 29 vị sư tổ, kể từ người đầu tiên là Pháp Hiền (626) đến người cuối cùng là Y Sơn (1216), Thiền phái Vô Ngôn Thông với 15 đời và 40 vị sư tổ, kể từ người đầu tiên là Cảm Thành (860) đến người cuối cùng là Ứng Vương (1287). 6
  11. Trong gần mười thế kỷ đầu truyền bá vào Việt Nam mặc dù trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược và đô hộ nhưng do điều kiện hiện thực tương hợp, Phật giáo đã du nhập một cách hoà bình vào xã hội Việt Nam. Bước đầu Phật giáo đã tạo ảnh hưởng trong nhân dân và có những chuẩn bị cho sự phát triển mới trong giai đoạn đất nước độc lập tự chủ. Việc nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ sau một ngàn năm Bắc thuộc đã tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển một bước mới. Từ thế kỷ X Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Tuy vậy nó vẫn mang đậm yếu tố dân gian. Ở kinh đô Hoa Lư chùa chiền xuất hiện nhiều chùa như chùa Bà Ngô, chùa Tháp…và nhiều cột kinh Phật, hình tượng Phật đã quen thuộc với người Việt Nam. Từ thế Kỷ X - XIV dưới thời Lý - Trần, Phật giáo phát triển đến mức cực thịnh, hầu hết các đời vua đều sùng Phật, xây dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh phật. Đông đảo quần chúng nô nức theo Phật giáo, dân chúng quá nửa là sư. Rất nhiều chùa, tháp có quy mô lớn với kiến trúc độc đáo như chùa Phật Tích, chùa Diên Hựu, chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm… Giai đoạn này Phật giáo có vai trò rất lớn đối với văn hoá (như thơ ca, kiến trúc, điêu khắc), đối với đường lối đối ngoại, đặc biệt Phật giáo có vai trò lớn đối với những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược chống Tống thời Lý và ba lần chống quân Nguyên Mông thời Trần. Sang thế kỷ XV, cùng với sự xác lập của triều đình phong kiến nhà Lê đã tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo. Mất vị trí quốc giáo nhưng Phật giáo vẫn lan toả trong tầng lớp bình dân và những làng quê. Thời kỳ biến động thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII cũng là thời kỳ hậu Nho, Phật giáo lại được sùng mộ. Thế kỷ XVII, vua Quang Trung có quan tâm chấn hưng Phật giáo, đã xuống chiếu xây cất chỉnh đốn các chùa lớn như chùa Bút Tháp, Tây Phương, Kim Liên, Keo, Hương Tích, Trấn Quốc… Sang thế kỷ XIX, thời Nguyễn Phật giáo vẫn được phát triển nhưng dưới sự kiểm soát của nhà nước. Đầu thế kỷ XX, đất nước rơi vào tay thực dân Pháp. Trước trào lưu ảnh hưởng phương Tây đến cả phương Đông trong đó có Việt Nam. Đã dẫn đến phong trào chấn hưng Phật giáo, Phật giáo từ đó mới bắt đầu 7
  12. khởi sắc. Cũng từ đây Phật giáo đi vào hoạt động có tổ chức khác với sự rời rạc, lỏng lẻo trước đó. Một loạt tổ chức Phật giáo ra đời trong thời kỳ này ở ba miền, nhưng trong đó có 6 tổ chức quan trọng của tăng ni và cư sỹ, đó là: Ở Miền Nam có hai tổ chức: Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học do nhà sư Khánh Hòa lập năm 1930 và Hội Tăng già Nam Việt lập tháng 6 năm 1951. Ở Miền Trung có hai tổ chức: An Nam Phật Học Hội do ông Lê Đình Thám lập năm 1932 và Hội Tăng già Trung Việt thành lập năm 1949. Ở Miền Bắc có hai tổ chức:Hội phật giáo bắc kỳ do ông Nguyễn Năng Quốc lập năm 1934 và Hội chỉnh lý Tăng ni Bắc Việt do nhà sư Tố Liên lập năm 1949, sau nay năm 1950 đổi thành hội Tăng già Bắc Việt Sau 1954, đất nước bị chia cắt, tình hình Phật giáo ở hai miền có sự khác nhau. Ở miền Bắc, tháng 3 năm 1958, “Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam” ra đời đã quy tụ giới Phật giáo miền Bắc trong một tổ chức duy nhất, vừa hoạt động tôn giáo, vừa hoạt động yêu nước. Có thể nói đây là bước chuyển quan trọng trong tiến trình gắn bó với dân tộc của giới phật tử miền Bắc, Phật giáo có điều kiện chuyển mình. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hòa bình độc lập thống nhất đã tạo cơ duyên rất thuận lợi cho giới Phật giáo thực hiện một Phật sự lớn đã đặt ra từ lâu. Sau hai năm chuẩn bị, tháng 11 năm 1981, Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo đã tổ chức tại thủ đô Hà Nội với 165 đại biểu tăng ni, cư sỹ trong cả nước đã về dự. Đại hội đã tổ chức ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông qua Hiến chương và chương trình hoạt động của giáo hội với đường lối "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội" và bầu ra Hội đồng Chứng minh gồm 50 vị hòa thượng; Hội đồng Trị sự gồm 50 vị tăng ni và cư sỹ tiêu biểu là cơ quan lãnh đạo của Giáo hội. Sự kiện này cực kỳ trọng đại trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Thống nhất Phật giáo và việc ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đáp ứng tình cảm, nguyện vọng của tuyệt đại đa số tăng ni, phật tử, lại được đảm bảo bằng chính sách tôn trọng tự do tin ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng trưởng thành ngày càng 8
  13. khẳng định vị trí của mình trong lòng dân tộc. Hiện nay tổ chức Giáo hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được xây dựng theo cơ cấu gồm cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện và cơ sở, trong đó cấp trung ương và cấp tỉnh giữ vài trò chủ chốt, ở cấp trung ương có Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự. Tính đến năm 2019 thì ở Việt Nam cóTăng Ni: 53.941 Tăng Ni, gồm: 38.629 Bắc tông; 8.574 Nam tông Khmer, 1.754 Nam tông kinh (1.100 chư Tăng, 654 Tu nữ); 4.984 Khất sĩ; Khoảng gần 50 triệu tín đồ và những người có niềm tin yêu mến Đạo Phật. Có18.466 Tự viện, gồm: 15.846 Tự viện Bắc Tông; 454 chùa Nam Tông Khmer; 106 chùa Nam tông Kinh; 541 Tịnh xá, 467 Tịnh Thất, 998 Niệm Phật đường, 54 Tự viện Phật giáo Người Hoa [5]. 1.1.2. Giá trị văn hóa Phật giáo ở Việt Nam Phật giáo truyền vào Việt Nam đến nay đã khoảng 20 thế kỷ, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận một cách trân trọng có chọn lọc và đã trở thành tôn giáo của dân tộc trên cơ sở đạo đời không thể phân ly. Trong suốt hơn hai ngàn năm lịch sử Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở và có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ngay từ buổi đầu. Sự gắn bó lâu đời giữa Phật giáo và dân tộc đã tạo cảm hứng cho nhà thơ Hồ Dzếnh viết nên ý thơ”. “Trang sử Phật, Đồng thời là trang sử Việt Nam Trải bao độ hưng suy Có nguy mà chẳng mất…” [11, 58] Có một đặc điểm là, bất kỳ dân tộc nào cũng có nền văn hóa riêng của mình, không ai có quyền phủ nhận, bác bỏ hay coi thường hoặc chụp lên nó một nền văn hóa khác. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc vốn có một nền văn hóa lâu đời. Là một hệ tư tưởng không giáo điều, khiêm tốn khép mình, nên khi vào nước ta Phật giáo sẵn sàng tiếp thu truyền thống bản địa, không buộc người Việt phải từ bỏ những gì vốn có trong nền văn hóa bản xứ. Do đó, nó đi sâu vào tâm hồn của con người một cách tự nhiên. Về phía dân tộc, dĩ nhiên là nhận thức 9
  14. rằng cần tiếp thu Phật giáo để làm phong phú thêm đời sống văn hóa của mình. Hơn thế nữa, dân tộc ta luôn phải đối mặt với âm mưu đồng hóa văn hóa của kẻ thù phương Bắc, tư tưởng Phật giáo sau khi đã bản địa hóa, kết hợp những yếu tố dân tộc là bức tường thành kiên cố, chặn đứng mọi sự tiến công, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong quá trình tồn tại và phát triển Phật giáo đã ảnh hưởng khá sâu sắc đến nền văn hóa dân tộc, đặc biệt trên các sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật, kiến trúc. Phật giáo tuy là một tôn giáo ngoại nhập nhưng Phật giáo có vai trò to lớn đến đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Việt Nam cho đến nay. Từ lâu, những ngôi chùa đã trở nên quen thuộc, trở thành một phần không thể thiếu được với cộng đồng làng xã Việt Nam. Hiện nay, hơn bao giờ hết, các ngôi chùa vẫn phát huy được vai trò tích cực của mình trong việc đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, văn hóa tinh thần của nhân dân. Có nhiều ngôi chùa hay quần thể di tích Phật giáo đã trở thành những trung tâm văn hóa vùng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tham quan vãng cảnh của nhân dân cả nước và du khách nước ngoài như: di tích Chùa Hương, danh thắng Yên Tử, Thiền viện Tây Thiên, chùa Mía, chùa Dâu, chùa Keo...các ngôi chùa Khmer,... không những thế ngôi chùa còn đi vào thơ cả của nhiều thi sĩ về cảnh đẹp nên thơ của các ngôi chùa. Trong nhân dân vẫn lưu truyền câu nói "trẻ vui nhà, già vui chùa". Nhưng ngày nay lại khác, trong những dịp lễ hội sóc hay vọng có rất đông người đi lễ chùa thuộc hầu hết các lứa tuổi, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Đây là một điều đáng mừng. Điều này có tác dụng giáo dục to lớn, bởi vì đến với ngôi chùa là đến với không gian văn hóa tâm linh tôn nghiêm, thành kính, từ đó mỗi người đều tìm thấy cho mình những nhu cầu tinh thần cần thiết. Đối với thế hệ trẻ đây thực sự là cơ hội tốt để họ giữ gìn một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống. Có thể thấy rằng kho tàng Phật giáo được lưu giữ đến ngày nay là hệ thống chùa chiền. Các chùa Phật giáo Việt nam với những nét kiến trúc đặc trưng của mỗi thời đại là minh chứng cụ thể cho lịch sử phát triển của đạo Phật Việt Nam. Kiến trúc Phật giáo Việt Nam vừa chịu ảnh hưởng của kiến trúc Phật 10
  15. giáo Ấn Độ lại vừu chịu ảnh hưởng kiến trúc Phật giáo Trung Quốc. Với sự ảnh hưởng của hai dòng kiến trúc nay đã tạo cho chùa Việt Nam sự đa dạng về kiến trúc, điêu khắc. Chùa Việt mô phỏng chùa Hang Ấn Độ nên hình thành kiến trúc chuôi vồ rất phổ biến trong chùa làng. Vốn mô hình một hang đá như Ajanta (Ấn Độ) gồm có một tiền đường và một hậu cung đặt biểu tượng Phật và một số tăng phòng vây quanh, chuyển sang kiến trúc nhà gỗ nhà ở thì gian nhà ba gian được nối thêm một chuôi vồ, các thiền phòng thành những hành lang nhà tổ. Ở mỗi miền của nước ta chùa ngoài những đặc điểm chung giống nhau thì lại có những đặc điểm rất riêng về kiến trúc, điêu khắc Ở miền Bắc, với lợi thế thiên nhiên có những đặc điểm tự nhiên hùng vĩ, có núi có sông, có chỗ nhô cao có nơi trũng thấp, nhiều cảnh đẹp sơn thủy hữu tình thích ứng với việc dựng chùa. Các ngôi chùa thường được dựng tại những nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp, ngoài ra còn phải có môi trường xã hội thuận tiện và cho các sư tăng tu dưỡng và giáo hoá chúng sinh. Những điều kiện tự nhiên hòa hợp với điều kiện môi trường xung quanh tạo nên thế tổng thể kiến trúc chùa nổi bật trên trong toàn cảnh. Kiến trúc mở đầu của một ngôi chùa là Tam quan với 3 cửa biểu thị 3 cách nhìn về thế gian của Phật giáo. Qua cổng tam quan là vào bên trong chùa là Tam bảo với ba tào Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện phần lớn gắn với nhau theo kiểu chữ Công hoặc chữ Đinh tạo nên một không gian nội thất chung, cũng có khi theo kiểu chữ Tam nhưng lại xây nối hai đầu thành chữ Công. Ngoài ra có nhiều khu vực phụ mà đa phần là hành lang ở hai bên và thường có hậu ở đường đằng sau, để tất cả quy thành hình chữ Quốc. Hành lang thường bày tượng La Hán và để những đồ phục vụ lễ hội hàng năm. Hậu đường có thể chia từng phần làm nhà Tổ, nhà Tăng và điện Mẫu. Những khu nhà này có thể xây riêng ở bên trong hoặc bên cạnh khung hình chữ quốc. Một số chùa thờ thần địa phương và Thánh hình thành kiểu kiến trúc tiền Phật hậu thần hay tiền Phật hậu Thánh. Một kiến trúc không thể thiếu khi nói đến kiến trúc chùa là Tháp. Tháp Phật giáo chia làm hai loại: tháp mộ và tháp chùa hay tháp điện. Kiến trúc tháp 11
  16. nổi tiếng như: Tháp chùa Dâu, chùa Một Cột, Tháp phổ Minh, Tháp Báo Thiên vòi vọi… Các ngôi chùa Khmer ở miền Nam có một hình tứ giác nhiều tầng bậc, chỉ thờ một tượng Thích Ca và trang trí nhiều bích họa kể về lịch sử tu hành của Phật Tổ. Trên các thềm bậc có những tháp vây quanh và một cửa cổng rất đặc sắc với hai apxara hai bên góc như chùa Xvay Ton ở An Giang. Kiến trúc chùa như vậy làm người ta liên tưởng đến cổng tháp Sanchi nổi tiếng của Ấn Độ. Chùa ở vùng Huế được xây dựng dưới thời Nguyễn, bên cạnh các hương tự và quan tự như Thiên Mụ, Thánh Duyên, Giác Hoàng, Diệu Đế…Những ngôi chùa này pha nét kiến trúc cung đình. Trong các ngôi chùa cần phải nói đến một số lượng rất lớn tượng Phật có giá trị về nghệ thuật điêu khắc, trong đó có những pho tượng đẹp nổi tiếng, như tượng A Di Đà (chùa Phật Tích), tượng Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (chù Mễ Sở và chùa Bút Tháp), bộ tượng La Hán (chùa Tây Phương). Đạo Phật hòa nhập vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam như sữa hòa với nước, đến mức không phân biết được đâu là yếu tố đạo Phật, đâu là yếu tố của dân tộc. Đặc biệt là ngôi chùa - Chùa không phải là của riêng ai mà là của nhân dân, là trung tâm văn hóa của làng, của nhiều làng hay của một vùng, nếu ở đó là một ngôi chùa lớn, một tổ đình. Chùa là nơi tổ chức các lễ hội tôn giáo, đồng thời là trường học, là nhà thương, là nơi tạm nghỉ của khách qua đường, thậm chí còn là nơi trọ thường xuyên của những của những kẻ không nhà, không cửa. “Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông” [20,58] Đúng vậy ngôi chùa hiện nay không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân mà còn là nơi lưu giữ những giá trị về mặt kiến trúc và nghệ thuật rất đặc sắc của cha ông ta cho đến nay nó vẫn còn những giá trị đối với xã hội Việt Nam hiện nay. Phật giáo du nhập vào Việt Nam tạo ra nền văn học, nghệ thuật Phật giáo đặc sắc, sự ảnh hưởng phật giáo không ngừng ở phạm vi từ ngữ mà nó còn lan 12
  17. rộng, ăn sâu vào những ca dao dân ca và thơ ca của người dân Việt Nam. Ca dao dân ca là một thể loại văn vần truyền khẩu, dễ hiểu trong dân gian, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, bao gồm nhiều đề tài khác nhau, và đều thấm nhuần tư tưởng đạo lý của Phật giáo. Có thể nói trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam đều có chứa đựng ít nhiều triết lý nhà phật và những hình ảnh về ngôi chùa, về phật. Danh từ chuyên môn của Phật Giáo như: trí tuệ, từ bi, thiện ác, nhân quả, nghiệp báo... nếu tách rời ra khỏi nền văn học Việt Nam thì văn hóa Việt tộc trở nên khô cằn không còn sức sống tinh anh nữa. Chúng ta cũng có thể đơn cử ra đây một vài câu tục ngữ để chứng minh giá trị sự hội nhập của văn hóa Phật Giáo trong văn hóa Việt, điển hình như những từ ngữ: “Tội nghiệp quá!”; “Hằng hà sa số”, “Ta bà thế giới”, ”Lù khù như ông Cù độ mạng”... Ca dao là những câu hò tiếng hát theo giọng điệu tự nhiên, phát xuất từ tâm hồn mộc mạc đầy tình cảm của người bình dân Việt Nam, được lưu truyền trong dân gian. Những câu ca dao này mang tính chất tư tưởng, tình cảm của dân tộc nhằm diễn tả luân lý, đạo đức, tình ý, phong tục, tập quán, trạng thái thiên nhiên, đặc tính xã hội của từng thời kỳ. Tư tưởng Phật Giáo thâm nhập vào ca dao Việt Nam tự bao giờ và tản mát khắp tâm hồn của người bình dân, không có ranh giới thời gian cũng như không có khu biệt không gian. Điển hình như những bài ca dao sau đây đượm nhuần tư tưởng của Phật Giáo: Ai ơi! Hãy ở cho lành, Kiếp này không được, để dành kiếp sau. Hay để nói về triết lý vô thường của kiếp người: Cuộc đời đâu khác loài hoa, Sớm còn tối mất nở ra lại tàn. Nền văn học bác học của dân tộc Việt Nam đã được ảnh hưởng nền văn hóa Phật Giáo. Văn hóa Phật giáo đã dung hòa vào văn hóa Việt vô cùng phong phú được biểu hiện qua các tác phẩm văn học như: Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều, Truyện Kiều của Nguyễn Du, cho đến Văn Học Lý Trần đều thấm nhuần các tư tưởng của đạo Phật như nhân sinh là cõi mộng, thuyết nhân 13
  18. quả, lý vô thường... Bên cạnh đó, các Thiền sư Việt phần nhiều đều có sáng tác thi văn, biểu hiện tính sáng tạo độc lập, sự nội chứng trác tuyệt và phong cách tự tại an nhiên. Qua các triều đại anh hùng của lịch sử như Lý, Trần, thi ca Phật giáo rạng ngời với tên tuổi của những Thiền sư Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Chiếu, Huyền Quang... Có thể nói rằng các tác phẩm văn học đầu tiên của nước ta trước thế kỷ 15 hầu hết đều mang nội dung Phật giáo. Không chỉ có vậy, Phật giáo còn là khởi nguồn cho vô số lễ hội của Việt Nam mà mỗi một lễ hội đều là một bảo tàng văn hóa dân tộc. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc biệt, bản thân nó là một kho lịch sử khổng lồ, tích tụ vô số những lớp phù sa văn hóa, là bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa, chứa đựng các giá trị tinh thần sâu sắc. Trong lễ hội là kho tàng phong tục tín ngưỡng, là ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, là những lớp văn hóa trầm tích và được lưu giữ suốt chiều dài lịch sử. Lễ hội xuất phát từ tôn giáo tín ngưỡng sẽ thỏa mãn các nhu cầu của con người về đời sống tâm linh, đời sống văn hóa. Có thể điểm qua những lễ hội Phật giáo tiêu biểu như Đại lễ Vesak (rằm tháng tư), Lễ Vu lan, Lễ Phật thành đạo... Bên cạnh các giá trị văn hóa kể trên, khi nói đến Phật giáo chúng ta không thể bỏ qua ẩm thực chay của văn hóa Phật giáo. Phong tục ăn chay đang mở rộng khắp nơi, ngay cả Châu Âu ngày càng có nhiều người nhận ra lợi ích từ việc ăn chay. Các nhà khoa học đều cho rằng ăn chay rất hợp vệ sinh và không kém phần bổ dưỡng. Trên tinh thần đó, nên nguời Việt Nam dù không phải là Phật tử cũng thích ăn chay, và tập tục này đã ảnh hưởng sâu rộng trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam từ xưa đến nay. Ở Việt Nam, tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế và các thành thị khác đều có các cửa hàng ăn chay. Như vậy, trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, sức ảnh hưởng của Phật giáo đã trở thành một yếu tố quan trọng được ngưng kết lại trong đạo đức, văn học, trong kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, lễ hội, ẩm thực. Đó chính là những giá trị văn hóa trường tồn đã đóng góp chung vào kho tàng văn hóa của dân tộc. 14
  19. 1.2. Khái quát về du lịch tâm linh 1.2.1. Khái niệm du lịch, tâm linh và du lịch tâm linh 1.2.1.1.Khái niệm du lịch Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau nên cho đến nay trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Năm 1963, Hội nghị Liên Hợp Quốc Tế về Du lịch ở Rôma đã định nghĩa “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.” Theo Pirogiơnic (1985) thì “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa”. Hay định nghĩa theo Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Cannada tháng 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. Theo Luật du lịch (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan , tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Mặc dù có quan niệm khác nhau nhưng các khái niệm về du lịch đều có điểm chung đó là hiểu du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch, hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi cư trú để thoả mãn các 15
  20. nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác và quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận. 1.2.1.2. Khái niệm tâm linh Tâm linh gồm chữ “tâm” và chữ “linh” tạo nên. Theo từ điển Hán Việt của tác giả Thiều Chửu, “tâm” có nghĩa là tim (lòng), thuộc về thế giới bên trong. “Linh” có rất nhiều nét nghĩa như: “linh” trong linh hoạt, nhạy bén; “linh” trong thần linh; người chết cũng được gọi là “linh”; “linh” còn dùng để nói đến những ứng nghiệm, bói toán. Tác giả Hoàng Phê cũng cho rằng tâm linh là “tâm hồn, tinh thần” hoặc là “khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [44,tr.897]. Đại Từ điển tiếng Việt đã định nghĩa về tâm linh, coi tâm linh là khả năng cảm nhận, đoán định một cách khoa học, hợp lý trước các biến cố tốt và không tốt có thể xẩy ra với mình. Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu luận bàn sự tồn tại đáng ghi nhận về văn hóa tâm linh ở các quốc gia phương Đông. Rằng, tâm linh là điều có thật trong ý niệm, quan niệm, cần hướng nó đến sự tốt đẹp, trong sáng, cho con người, vì con người. Tác giả Nguyễn Đăng Duy: “Tâm linh là cái linh thiêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được ngưng đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [15; tr.11]. Còn theo tác giả Sơn Nam trong bài Nói thêm về tâm linh trong liên hệ với văn hóa Việt Nam thì tâm linh được hiểu là: “Tâm linh tồn tại trong mọi mặt đời sống từ xưa cho tới nay, từ trong truyền thuyết, các bài văn tế, các tác phẩm văn học, trong việc thờ cúng tổ tiên, cúng cô hồn cho tới những ca khúc về tổ quốc và cả những hành động, mọi việc làm, nghĩa cử cao đẹp của con người bình thường trong cuộc sống” [50, 15]. Tâm linh của con người ngưng đọng trong trí nhớ và con người luôn tâm niệm, thành kính về điều mình đã tin, đã làm. Như vậy tâm linh được hiểu là 16
nguon tai.lieu . vn