Xem mẫu

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện Mác – Leenin – Hồ Chí Minh
MÃ SỐ: 06
-------

Những sự kiện lịch sử hoạt động của các xứ ủy
trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền
(1930 – 1045)

- Cơ quan chủ trì :
- Chủ nhiệm
:
- Thƣ ký khoa học:
- Với sự tham gia :

VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG
PTS Trình Mƣu
Trần Bích Hải
Vũ Nhai, Trịnh Hồng Hạnh, Nguyễn Quốc Thái, Dƣơng Minh
Huệ, Trần Trọng Thơ, Doãn Thị Lợi.

HÀ NỘI 1997

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện Mác – Leenin – Hồ Chí Minh
MÃ SỐ: 06
-------

Những sự kiện lịch sử hoạt động của các xứ ủy
trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền
(1930 – 1045)

- Cơ quan chủ trì :
- Chủ nhiệm
:
- Thƣ ký khoa học:
- Với sự tham gia :

VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG
PTS Trình Mƣu
Trần Bích Hải
Vũ Nhai, Trịnh Hồng Hạnh, Nguyễn Quốc Thái, Dƣơng Minh
Huệ, Trần Trọng Thơ, Doãn Thị Lợi.

HÀ NỘI 1997

-1I - NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA
XỨ ỦY BẮC KỲ

NĂM 1927 – 1929
Thành lập Kỷ bộ Bắc Kỳ, xứ ủy đầu tiên ở Bắc Kỳ
Tháng 3 năm 1927 kỳ bộ Bắc kỳ đƣợc thành lập gồm các đồng chí:
Nguyễn Danh Đới (Điền Hải), Bí thƣ
Nguyễn Công Thu,

Ủy viên

Mai Lập Đôn,

Ủy viên

Và 2 đồng chí nữa.
Kỷ bộ Bắc Kỳ nằm trong hệ thống tổ chớc củaViệt Nam (TNCMĐCH)
Cho tới cuối năm 1928, đầu năm 1929, phong trào công nhân lên mạnh, thực tế đã
cho thấy tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí Hội không đủ khả năng Lãnh đạo quần
chúng nữa. Yêu cầu của Lịch sử đặt ra là cần phải thành lập chính đảng của giai cấp công
nhân để lãnh đạo phong trào cách mạng.
Cuối tháng 3 năm 1929 những phần tử tiên tiến trong kỷ bộ Bắc Kỳ và tỉnh bộ Hà Nội
là các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh … đã họp tại số nhà 5D Hàm Long, Hà Nội
để thành

-2lập chi bộ cộng sản đầu tiên. Sau khi 4 đại biểu của kỷ bộ Thanh niên Bắc Kỳ (là những Đảng
viên của chi bộ 5D Hàm Long) đƣa kiến nghị thành lập Đảng cộng sản ra Đại hội
TNCMĐCH toàn quốc không thành, các đồng chí đã bỏ Đại hội ra về (chỉ có một ngƣời ở
lại).
Ngày 17 tháng 6 năm 1929 tại số nhà 312 phố Khâm Thiên, Hà nội, Đông Dƣơng
cộng sản Đảng chính thức ra đời. Ban chấp hành Trung ƣơng Lâm thời gồm các đồng chí
trong chi bộ 5Đ Hàm Long.
Sau Hội nghị thành lập Đông dƣơng Cộng sản Đảng tại Hà Nội, tỉnh hội TNCMĐCH
Hà Nội chuyển thành Thành ủy Lâm thời của Đông Dƣơng cộng sản Đảng do một đồng chí
UVTVTH Lâm thời làm bí thƣ.
Ngày 28 tháng 7 năm 1929 đồng chí Nguyễn Đức Cảnh UVBCHTW Lâm thời Đông
Dƣơng Cộng sản Đảng đặc trách phong trào công nhân Bắc Kỳ lần thứ nhất quyết định thống
nhất sự chỉ đạo của giai cấp công nhân lên xứ.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, thay mặt quốc tế Cộng sản đã
hợp nhất 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Các cấp ủy Xứ và
thành sau đó cũng đƣợc tổ chức lại.
Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của Việt Nam đƣợc thành lập ở Hà Nội tháng 3.1929
là một thắng lợi quan trọng của tƣ tƣởng vô sản trong cuộc đấu tranh với tƣ tƣởng phi vô sản
và các xu hƣớng quốc gia khác.
NĂM 1928
Ngày 28 tháng 9
Chủ trƣơng vô sản hóa của Kỷ Bộ Bắc Kỳ.

-3Ngày 28 tháng 9 năm 1928 kỳ bộ thanh niên Bắc Kỳ đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn
kỳ lần thứ nhất. Đại hội đã chủ trƣơng đƣa hội viên không phải là thành phần công nông vào
các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để lao động, cùng ăn, cùng ở với công nhân, tự rèn luyện
mình và giác ngộ công nhân về chân lý Mác – Lênin.
Chủ trƣơng đó sau gọi là “vô sản hóa” đƣợc thực hiện đầu tiên ở tỉnh bộ Hà Nội. (1)
Thực tế hoạt động của các hội viên trong các xí nghiệp đã tạo điều kiện rèn luyện cán
bộ và giác ngộ vai trò của giai cấp công nhân. Nhiều hội viên thanh niên, trí thức đã đi sâu, đi
sát công nhân, rèn luyện trong lao động đấu tranh nên đã tự mình (và còn giúp đỡ đồng chí
khác) nhận thấy vai trò lịch sử của giai cấp công nhân. Chủ trƣơng “vô sản hóa” đã có tác
dụng rõ rệt với phong trào cách mạng.

Năm 1930
Ngày 1.5
Lãnh đạo nông dân Thái Bình đấu tranh phối hợp với phong trào công nhân
Nhân ngày 1.5.1930, Trung ƣơng Đảng phát động phong trào đấu tranh cách mạng
trong cả nƣớc nhằm đƣa cách mạng lên cao trào và chính thức kỷ niệm ngày Quốc tế Lao
động. Theo chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ giao trách nhiệm

(1)

Phạm vi hoạt động của tỉnh bộ Hà Nội lúc đó gồm các tỉnh: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Vĩnh Yên,

Phúc Yên, Hƣng Yên, Phú Thọ và huyện Gia Lâm (thuộc Bắc Ninh cũ)

nguon tai.lieu . vn