Xem mẫu

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRUNG TÂM THÔNG TIN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHIA SẺ THÔNG TIN NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI MÃ SỐ ĐỀ TÀI: CB2012-02-12 Đơn vị chủ trì đề tài: Trung tâm Thông tin Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Quang Luyến Hà Nội - 2012 1 ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Hoàn thiện cơ chế chia sẻ thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã hội ———————————— 1. Cơ quan quản lý: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 2. Cơ quan chủ trì thực hiện: Trung tâm Thông tin 3. Thời gian thực hiện: 2012 4. Ban chủ nhiệm: Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Quang Luyến - Phó Giám đốc Thư ký:Ths. Lê Hồng Thao - Trung tâm Thông tin Thành viên: 1. Ths. Lưu Tiến Dũng - Phó Giám đốc 2. Cn. Đỗ Kim Hạnh 3. Ths. Trần Tuấn Cường 4. Cn. Phạm Nguyệt Minh 5. Cn. Nguyễn Thị Ngọc Huyền 5. Cộng tác viên: 6. Cơ quan phối hợp: Các Vụ trong Bộ Viện Công nghệ thông tin - Viện KHVN 2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thông tin luôn có vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội, là căn cứ quan trọng để đưa ra các quyết định chỉ đạo, điều hành, quản lý cả ở tầm vĩ mô cũng như vi mô. Các quyết định đưa ra sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và trở thành kém hiệu quả nếu thiếu các thông tin tin cậy. Ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông phát triển nhanh chóng làm tăng vai trò của thông tin trong mọi mặt của đời sống cũng như quản lý, với sự phát triển đó đã làm thay đổi cách thức thu thập, lưu trữ, chia sẻ thông tin, các hoạt động này không chỉ đóng kín trong một đơn vị, một tổ chức mà đã mở rộng trên phạm vi toàn cầu, với mạng không gian ảo. Trong những năm qua Hệ thống thông tin Lao động - Thương binh và Xã hội đã đóng vai trò quan trọng nhất định phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Song còn nhiều bất cập như: thông tin phân tán, thu thập, cập nhật chưa đầy đủ, thường xuyên, kịp thời. Đáng chú ý hơn là thông tin thiếu tính hệ thống, độ tin cậy chưa cao, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin Lao động - Thương binh và Xã hội chưa được coi trọng dẫn đến việc chia sẻ thông tin giữa các đơn vị, tổ chức còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa hiệu quả. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải thay đổi tổ chức hệ thông thông tin: cả trong việc thu thập, xử lý, cập nhật, lưu trữ và đặc biệt là vấn đề chia sẻ thông tin sao cho hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng sử dụng thông tin. Xuất phát từ yêu cầu như đã phân tích trên đây việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện cơ chế chia sẻ thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã hội” trong bối cảnh hiện nay là một đồi hỏi cần thiết, khách quan nhằm phục vụ nhu cầu tăng cường quản lý, chỉ đạo, điều hành về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội một cách hiệu quả. Đồng thời là nguồn cung cấp, minh bạch hóa thông tin, dữ liệu về lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN 1. Thông tin và Cơ chế chia sẻ thông tin 1.1. Một số khái niệm và phân loại thông tin 1.1.1. Thông tin 1.1.1.1. Khái niệm thông tin Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội; thông tin luôn luôn tồn tại và tác động thông qua các giác quan của con người làm cho con người nhận biết được các sự vật, hiện tượng. Thông tin là biểu hiện của quá trình tác động lẫn nhau giữa các đối tượng vật chất, nó gắn liền với quá trình phản ánh và mang tính khách quan, Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của mọi quyết định. 1.1.1.2. Phân loại thông tin Tùy theo mục tiêu quản lý thông tin có thể có nhiều cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc để phân loại thông tin là luôn phải đảm bảo: (i) thông tin không được trùng lặp, bao nhau; (ii) thông tin phải rõ ràng, tường minh. 1.1.1.3. Dữ liệu và cơ sở dữ liệu Dữ liệu là tập hợp các số liệu hoặc tài liệu được thu thập để phục vụ cho một mục đính nào đó đã định. Đó có thể là một hoặc một số thông điệp, văn bản, hình ảnh, lời nói hay tín hiệu nào đó được thể hiện, truyền đạt bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau, được sắp xếp, tập hợp, quản lý để phục vụ việc phân tích, tổng hợp thông tin. Cơ sở dữ liệu (CSDL): là một tập hợp dữ liệu được sắp xếp và có thể truy cập theo một cấu trúc lô gíc, có hệ thống nhằm mục đích đưa ra các thông tin về một vấn về, việc, sự kiện, hành động...nào đó. Cũng có thể hiểu CSDL là một sưu tập các thông tin biểu diễn một số khía cạnh của thế giới thực. Là tập hợp dữ liệu có mối liên kết lô gíc với một số ý nghĩa vốn có. CSDL được thiết kế, xây dựng, lưu trữ dữ liệu cho mục đích riêng, nó là ý muốn của nhóm người sử dụng. 4 1.1.2. Thông tin quản lý 1.1.2.1. Khái niệm Thông tin trong quản lý là những tín hiệu được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định. Thông tin trong quản lý gắn liền với quyết định quản lý. Thông tin trong quản lý như là hệ thần kinh của hệ thống quản lý nó có mặt và tác động đến mọi khâu của quá trình quản lý. TTQL là sản phẩm của lao động quản lý, đồng thời là những thông điệp tin tức có lợi cho hệ thống quản lý. Giống như tri thức và nhiều sản phẩm trí tuệ, giá trị thông tin của TTQL không bị mất đi mà thậm chí còn được tăng lên trong quá trình tiêu dùng, TTQL rất dễ sao chép và nhân bản, những giá trị kinh tế của TTQL lại có xu hướng giảm dần theo thời gian. TTQL gắn liền với quyền uy, quyền lực lãnh đạo. Trên bình diện xã hội, việc lắm giữ thông tin đại chúng được xem như quyền lực thứ tư nhiều khi quyền lực của nó mạnh hơn những quyền lực cơ bản trong tam quyền phân lập. Trong thời đại kinh tế tri thức, những nghành sử dụng thông tin nhiều để tạo được những sản phẩm có hàm lượng thông tin cao đều chờ thành những nghành có vai trò ngày càng quan trọng. 1.1.2.2. Phân loại thông tin quản lý Cũng như thông tin nói chung, TTQL hay thông tin phục vụ quản lý cũng có nhiều cách phân loại đáp ứng yêu cầu và mục tiêu quản lý, lưu trữ, xử lý thông tin phục vụ quyết định quản lý. Căn cứ theo tính chất dữ liệu: thông tin phi số; thông tin số Thông tin số: là thông tin thể hiện dưới dạng các con số biểu diễn số lượng, cơ cấu…các thông tin được mã hóa bằng số. Thông tin số là các số liệu, số thống kê, dữ liệu số. Thông tin phi số: là thông tin văn bản, âm thanh, hình ảnh chưa được mã hóa bằng số. Trong nội dung nghiên cứu đề tài, sử dụng phân loại thông tin theo tính chất số liệu của thông tin. Chia thông tin thành thông tin phi số liệu và thông tin số liệu. 1.1.3. Thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã hội ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn