Xem mẫu

Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Giới thiệu chương Trong chương 1 này nhóm sẽ trình bày cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và cấu trúc của bài nghiên cứu. 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người ngày càng tăng. Do đó, người tiêu dùng dần dần chú trọng đến vẻ đẹp bên ngoài của mình nhiều hơn, xây dựng một hình tượng đẹp cho bản thân từ trang phục đến mùi hương trên cơ thể để thể hiện một phần quan trọng trong tính cách riêng, tạo dựng sự tự tin, thoải mái, gây ấn tượng tốt trong giao tiếp. Chính vì thế, nước hoa ngày càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt là đối với phái nữ. Hiện nay, Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng làm đẹp trên thế giới, các thương hiệu nước hoa ngoại nhập ngày càng đa dạng và phong phú như Chanel, Avon, Oriflame, Blue, Gucci.. cùng với đó là sự phát triển của các thương hiệu trong nước làm cho thị trường nước hoa trở nên vô cùng đa dạng. Mặt khác, nước hoa là một sản phẩm mang tính đặc thù riêng, nó được sử dụng tùy theo mùa, tùy theo thời tiết, văn hóa đặc trưng của từng khu vực cũng nhu cầu của từng cá nhân theo độ tuổi, nghề nghiệp, tính cách. Vì vậy, đứng dưới góc độ của một nhà kinh doanh nước hoa, chúng ta cần phải hiểu rõ hành vi tiêu dùng của khách hàng để kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ, qua đó mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Chính vì lý do trên, đề tài: “Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn thành phố Long Xuyên” cần được tiến hành nghiên cứu, nhằm tìm hiểu và phân tích ở nhiều góc độ để có một cái nhìn toàn diện về hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ giới, đồng thời đưa ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho các doanh nghiệp kinh doanh nước hoa ở thành phố Long Xuyên. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm đạt được hai mục tiêu: ­ Mô tả hành vi tiêu dùng nước hoa của khách hàng nữ. ­ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng nước hoa của khách hàng nữ. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Đối tượng khảo sát: người tiêu dùng là nữ giới tại địa bàn thành phố Long Xuyên. Không gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn TP Long Xuyên. Thời gian: từ tháng 5/2014 đến tháng 7/2014. Nội dung: bài nghiên cứu không đi sâu vào nghiên cứu các đặc tính của nước hoa. Nhóm_DH12QT Trang 1 Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang 1.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện gồm hai giai đoạn: (1) nghiên cứu sơ bộ; (2) nghiên cứu chính thức (thông qua bản câu hỏi phỏng vấn) với cỡ mẫu là 100. Phương pháp chọn mẫu được sử dụng trong bài nghiên cứu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. (1) Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu sơ bộ gồm hai bước: nghiên cứu sơ bộ lần 1 và nghiên cứu sơ bộ lần 2. Nghiên cứu sơ bộ lần 1: dùng phương pháp nghiên cứu định tính, thảo luận tay đôi và dùng dàn bài thảo luận tay đôi để phỏng vấn. Giai đoạn này nhóm tiến hành phỏng vấn 2 người bán hàng và 3 khách hàng. Thông tin thu được trong bước này sẽ được kiểm tra, chỉnh sữa sắp xếp lại theo trình tự logic để xây dụng thang đo và lập bản hỏi cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ lần 2: dùng phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm sử dụng bản câu hỏi phỏng vấn thử trực tiếp 10 khách hàng để kiểm tra thang đo, hiệu chỉnh lại bản câu hỏi cuối cùng dùng cho nghiên cứu chính thức. (2) Nghiên cứu chính thức Nghiên cứu chính thức: dùng phương pháp nghiên cứu định lượng, điều tra bằng bảng câu hỏi trực tiếp đã được hiệu chỉnh ở nghiên cứu sơ bộ lần 2, với cỡ mẫu là 100 khách hàng nữ. Nghiên cứu định lượng kiểm định lại thang đo và mô hình nghiên cứu thông qua các kỹ thuật phân tích sau: thống kê mô tả. 1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu này là nguồn tư liệu tham khảo cung cấp những thông tin hữu ích giúp cho các doanh nghiệp hiểu được hành vi tiêu dùng nước hoa của khách hàng nữ và từ đó có thể vạch ra được chiến lược Marketing và chiến lược kinh doanh hợp lý cho các sản phẩm làm đẹp nói chung và nước hoa nói riêng trên địa bàn thành phố Long Xuyên. Ngoài ra, kết quả của quá trình nghiên cứu còn là nguồn thông tin hữu ích bổ sung cho các đại lý và cửa hàng bán lẻ. Bài khảo sát giúp cho người làm nghiên cứu sau này có được thêm một số hiểu biết về nước hoa và hành vi tiêu dùng của khách hàng để có những nghiên cứu sâu và tốt hơn. Mặt khác, đề tài cũng góp phần giúp cho người thực hiện có thêm được những kinh nghiệm quý báu cho lần nghiên cứu sau tốt hơn. 1.6 Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gồm 6 chương: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày các vấn đề sau: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu và cấu trúc của đề tài nghiên cứu. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày những phần lý thuyết cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu, mô hình nghiên cứu. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ giới thiệu các nội dung sau: thiết kế các bước nghiên cứu, cở mẫu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu này. Nhóm_DH12QT Trang 2 Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang - Chương 4: Sơ lược về thị trường nước hoa ở Việt Nam và Long Xuyên. Chương này nêu khái quát về thị trường nước hoa ở Việt nam và ở thành phố Long Xuyên. - Chương 5: Kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sau khi xử lý dữ liệu bằng các công cụ sẽ được trình bày ở chương này. - Chương 6: Kết luận. Chương này sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đưa ra những kiến nghị và rút ra những hạn chế của đề tài. Tóm tắt chương Bài nghiên cứu gồm có 2 mục tiêu cần đạt được và được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, cấu trúc gồm có 6 chương, cỡ mẫu là 100 khách hàng nữ. Nhóm_DH12QT Trang 3 Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ­ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Giới thiệu chương Nhằm giúp đề tài nghiên cứu có tính khoa học và chính xác thì nghiên cứu cần được xây dựng trên một cơ sở lý thuyết đáng tin cậy. Từ cơ sở lý thuyết này sẽ làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu tiếp theo. Vì vậy,chương II sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng thông qua quy trình ra quyết định mua và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Từ đó phác thảo ra mô hình nghiên cứu. 2.1 Hành vi tiêu dùng. Trước hết ta tìm hiểu về người tiêu dùng: bao gồm các cá nhân, các hộ tiêu dùng mua sắm hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân. Hành vi tiêu dùng: là hành động của một người tiến hành mua và sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ, bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi xảy ra hành động. Hành vi tiêu dùng không chỉ liên quan đến hành động cụ thể xảy ra bởi từng cá nhân khi mua và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, mà còn bao gồm những yếu tố tâm lý, xã hội ảnh hưởng đến hành động này. Hình 2.1: Mô hình đơn giản về hành vi của người tiêu dùng Hình 2.2: Mô hình chi tiết hành vi của người mua theo Philip Kotler Nhóm_DH12QT Trang 4 Hành vi tiêu dùng nước hoa của nữ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang (Philip Kotler. Lược dịch: T.S Phan Thăng, T.S Vũ Thị Phượng, Giang Văn Chiến 1998, Marketing căn bản, nhà xuất bản Thống Kê). 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng Trong cuộc sống thường ngày, mọi quyết định của chúng ta đều chịu ảnh hưởng bởi các yêu tố của môi trường sống xung quanh. Do đó quyết định lựa chọn mua và sử dụng một loại sản phẩm nào đó đáp ứng nhu cầu của mình cũng phải chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh. Hình 2.3: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng 2.2.1 Yếu tố văn hóa Nền Văn hóa Văn hóa hoặc văn minh hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học, có nghĩa là một tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ phong tục và tất cả những khả năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là một thành viên trong xã hội. Văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người. Văn hóa còn tạo ra những giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong, truyền thống và thể chế cơ bản của xã hội được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhánh văn hóa Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn cho những thành viên của nhánh văn hóa đó. Nhóm_DH12QT Trang 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn