Xem mẫu

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1, TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HIỆN NAY LỜI MỞ ĐẦU Nếu Nguyên lý kế toán là môn khởi động cho quá trình tiếp xúc với các môn chuyên ngành thì Kế toán tài chính 1 là môn tăng tốc để có thể vượt chướng ngại vật ở Kế toán tài chính 2 và về đích ở Kế toán tài chính 3. Với đặc thù là môn nghiệp vụ, mang tính thực hành cao, vận dụng hệ thống phương pháp khoa học của kế toán để nghiên cứu về nội dung, nguyên tắc và phương pháp của các phần hành, Kế toán tài chính 1 là môn nền tảng chuyên ngành Kế toán và là cơ sở cho nghề nghiệp người học sau khi ra trường, đòi hỏi học sinh phải có sự kế thừa những kiến thức của môn học trước cũng như hình thành phương pháp học phù hợp với bản thân để có thể đón nhận những trải nghiệm mới ở những môn học sau. Bên cạnh đó, Kế toán tài chính 1 cũng là môn gây được nhiều hứng thú cho tôi khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với tư cách là một giáo viên tương lai, tôi chọn bộ môn này để nghiên cứu và áp dụng vào việc dạy học của mình với tên gọi: “MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1, TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HIỆN NAY”. NỘI DUNG 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HIỆN NAY 1.1 Về kiến thức Cung cấp cho người học những kiến thức căn bản về việc hạch toán kế toán trong doanh nghiệp. Giúp học sinh hiểu, phân tích, tổng hợp và thực hành được các phần hành kế toán: kế toán vốn bằng tiền, kế toán nguyên vật liệu, kế toán tài sản cố định, ... Nắm rõ quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hạch toán và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp trong kỳ. Có cơ sở đễ học tập và nghiên cứu các môn học kế toán tài chính 2 và các môn học kế toán thuộc ngành đặc thù (xây lắp, xuất nhập khẩu, nông nghiệp,...) 1.2 Về kỹ năng Biết cách lập chứng từ, định khoản và ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp theo quy định của Bộ Tài chính. Viết được các hóa đơn bán hàng, lập được các báo cáo tài chính (ở mức độ đơn giản). 1.3 Về thái độ Rèn luyện cho người học tính cẩn thận, trung thực và kiên nhẫn. Hình thành mong muốn học tập, nghiên cứu để trở thành cán bộ kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. 2 CHƯƠNG II: THỰC TIỄN VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HIỆN NAY 2.1 Một số vấn đề thực tiễn về việc dạy bộ môn Kế toán tài chính 1 Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc phát huy năng lực của người học là rất cần thiết. Chính vì vậy, vai trò dẫn dắt của người dạy là rất quan trọng. Người dạy vừa phải nắm vững các kiến thức về chuyên môn, vừa phải hiểu rõ và cập nhật nắm bắt các thông tin, các hiện tượng và hoạt động của thực tiễn, điều đó không chỉ mang lại không khí học tập tốt đối với người học mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, giáo viên vẫn phải đối mặt với những thuận lợi, khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng của mình. 2.1.1 Thuận lợi Các tài khoản thuộc học phần Kế toán tài chính 1 thường được thiết kế theo một trình tự giống nhau: khái niệm, chứng từ hạch toán, phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu nên tại mỗi nội dung trên giáo viên căn cứ vào mục tiêu của bài học để có thể thiết kế một hoạt động phù hợp. Giáo viên có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong giảng dạy: đặt và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp,... Với môn nền là Nguyên lý kế toán giáo viên có thể nâng cao, phát triển kiến thức cho sinh viên trên nền tảng sẵn có. Giảng cho học sinh các lớp trung cấp với phương châm “cầm tay chỉ việc”. Hướng dẫn cho sinh viên làm ra được kết quả là chính chứ không đi sâu vào giải thích cơ sở lý luận. 3 Quá trình giảng dạy tại lớp học được trang bị các trang thiết bị dạy học hiện đại hỗ trợ cho việc giảng dạy như máy tính, máy chiếu, micro,… 2.1.2 Khó khăn Với khối lượng kiến thức tương đối lớn (gồm 4 chương nghiên cứu phương pháp kế toán của gần 40 tài khoản) được thực hiện trong khoảng thời gian ít ỏi (45 tiết) thì giáo viên rất thiếu thời gian để “truyền thụ” kiến thức cho học sinh. Bộ môn đòi hỏi phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước nhưng quy định lại thường xuyên thay đổi, đặt ra yêu cầu phải thường xuyên cập nhật các quy định và tìm hiểu những thực tế phát sinh đa dạng tại doanh nghiệp. Bài giảng phải luôn được cập nhật theo những quy định mới nhất, giáo viên phải thực sự đầu tư rất nhiều thời gian để theo sát, hướng dẫn học sinh trong khi trên thực tế khối lượng công việc của các giáo viên thường rất lớn. Lý thuyết của môn Kế toán tài chính 1 có những phần rất trừu tượng đòi hỏi người dạy phải khéo léo hướng dẫn các em tiếp cận bằng các vấn đề xảy ra của thực tế chứ không phải là các vấn đề chung chung của học phần. Số lượng học sinh trong một lớp còn khá đông như hiện nay (gần 100hs), giáo viên gặp khó khăn trong việc tổ chức lớp học. Khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức mới khi học sinh bị mất căn bản ở môn nền. 2.1.3 Nguyên nhân Giáo viên chưa có những bước cụ thể và hợp lý khi lên lớp, trong khi học phần chuyên ngành có quá nhiều kiến thức để truyền đạt và kiến thức nào cũng quan trọng. Tình huống không đủ giờ để giảng thường xảy ra do giáo viên giảng quá kỹ. 4 Lớp học quá đông, giáo viên dễ bị “loãng” trong khâu tổ chức và quản lý lớp học. 2.2 Một số vấn đề thực tiễn về việc học bộ môn Kế toán tài chính 1 Mục tiêu của học phần là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản mang tính lý luận về phương pháp kế toán các phần hành về: kế toán vốn bằng tiền, kế toán nguyên vật liệu, kế toán tài sản cố định,.. từ đó người học có thể vận dụng một cách thành thạo vào công tác kế toán tại tại các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, nhiều học sinh vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này trong quá trình học tập của mình. 2.2.1 Thuận lợi Tài liệu tham khảo đa dạng, dễ tìm, dễ cập nhật với các nguồn: giáo viên cung cấp, mượn thêm trên thư viện hay tìm thêm trên mạng internet,... Học sinh dễ dàng liên lạc, trao đổi thắc mắc với giáo viên thông qua địa chỉ email, điện thoại nhà riêng, di động. Việc tham gia đầy đủ lớp học giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, nâng cao chất lượng học tập, tránh trình trạng cuối kỳ tập trung ôn tập thi một lần và có tính quyết định. Hầu như các môn học được thiết kế có xu hướng liên kết với nhau, môn học này bổ trợ hay là tiền đề để bắt đầu cho môn học kế tiếp. 2.2.2 Khó khăn Đối với phần kiến thức mới, học sinh khó có thể tự nghiên cứu mà đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của giáo viên. Phần lớn học sinh chưa được cọ xát với thực tiễn nên khả năng giải quyết tình huống trong học tập chưa cao. Nguồn tài liệu tham khảo đa dạng, phong phú đòi hỏi người học phải có sự chọn lọc, phải xác định đâu là tài liệu chính làm nền tảng kiến thức của học phần. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn