Xem mẫu

  1. §¹i häc th¸i nguyªn Trêng ®¹i häc n«ng l©m -------------------- NguyÔn thÞ h¬ng Tªn ®Ò tµi: mét sè §Æc ®iÓm dÞch tÔ, sö dông thuèc ®iÒu trÞ vµ thö nghiÖm v¾c xin t¹i chç phßng bÖnh cÇu trïng cho lîn díi 2 th¸ng tuæi t¹i huyÖn Phó L¬ng - Th¸i Nguyªn Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc HÖ ®µo t¹o : ChÝnh quy Chuyªn ngµnh : Thó y Líp : K38 - Thó y Khoa : Ch¨n nu«i Thó y Kho¸ häc : 2006 - 2011 : TS. Lª Minh Gi¶ng viªn híng dÉn Th¸i Nguyªn, 2011
  2. LỜI CẢM ƠN Suốt 4 năm học tập trên giảng đường đại học, thời gian thực tập là khoảng thời gian mà mỗi sinh viên chúng ta đều mong đợi. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến th ức đã ti ếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Sau gần 6 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Cô giáo: TS. Lê Minh đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp và cấp mọi kinh phí liên quan tới đề tài. Cô giáo: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan luôn quan tâm theo sát ti ến độ của đề tài . Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt thời gian học tại trường cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo Trạm Thú y huyện Phú Lương, Ban lãnh đạo chính quy ền và nhân dân các xã Động Đạt, Sơn Cẩm, Phấn Mễ và Vô Tranh huyện Phú Lương đã tiếp nhận và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình th ực t ập t ốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày… tháng.. năm 20…. Sinh viên
  3. Nguyễn Thị Hương
  4. LỜI NÓI ĐẦU Với phương châm “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và trường Đại h ọc Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Giai đoạn thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng th ời gian cần thiết để sinh viên tiếp cận với th ực tiễn s ản xu ất, có đi ều ki ện áp dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất nhằm hệ th ống, củng c ố l ại những kiến thức đã học trên giảng đường. Từ đó nâng cao được trình đ ộ chuyên môn, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức, triển khai các ho ạt động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để sau này khi ra tr ường trở thành người cán bộ giỏi về chuyên môn, vững về tay nghề, đáp ứng được yêu cầu thực tế, góp phần xứng đáng vào sự nghi ệp phát tri ển đ ất nước. Xuất phát từ nguy ện vọng c ủa b ản thân, đ ược s ự nh ất trí c ủa nhà trường, Ban chủ nhi ệm khoa Chăn nuôi Thú y - Tr ường Đ ại h ọc Nông Lâm Thái Nguyên cùng v ới s ự giúp đ ỡ, h ướng d ẫn t ận tình c ủa cô giáo TS. Lê Minh, PGS.TS. Nguy ễn Th ị Kim Lan và s ự ti ếp nh ận của Trạm Thú y huy ện Phú L ương, t ỉnh Thái Nguyên, em đã th ực hi ện đề tài: “Một số đặc điểm dịch tễ, sử dụng thu ốc đi ều tr ị và th ử nghiệm vắc xin tại ch ỗ phòng b ệnh c ầu trùng cho l ợn d ưới 2 tháng tuổi tại huyện Phú Lương - Thái Nguyên” Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập ngắn nên bản khoá luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa trong khóa luận : Cộng sự Cs E. : Eimeria I. : Isospora : Nhà xuất bản. Nxb Sp : species : Thể trọng TT
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHOÁ LUẬN Trang Bảng 4.1: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng lợn tại các xã ở ......................43 huyện Phú Lương - Thái Nguyên..........................................................................43 Bảng 4.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi lợn.....................45 Bảng 4.3: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng lợn theo tình trạng vệ sinh....47 Bảng 4.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo mùa vụ............................48 Bảng 4.5: Tỷ lệ lợn bị nhiễm cầu trùng có biểu hiện lâm sàng........................49 Bảng 4.6: Các loài cầu trùng kí sinh ở lợn tại huyện.........................................50 Phú Lương - Thái Nguyên..................................................................................... 50 Bảng 4.7: Kết quả sử dụng thuốc Hancoc và Vinacoc. ACB ...........................53 điều trị cho lợn bị nhiễm cầu trùng......................................................................53 Bảng 4.8: Kết quả phòng bệnh cho lợn trên thực địa bằng ..............................54 vắc xin cầu trùng E.debliecki...............................................................................54 Bảng 4.9: Kết quả phòng bệnh cho lợn trên thực địa bằng ..............................55 vắc xin cầu trùng E.neodebliecki.........................................................................55 Bảng 4.10: Kết quả phòng bệnh cho lợn trên thực địa bằng vắc xin hỗn hợp 2 loài cầu trùng (E.debliecki và E.neodebliecki)...........................................56 Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả phòng bệnh của 3 loại vắc - xin cầu trùng......57 Ảnh 13: Vắc xin nhược độc....................................................................................3
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHOÁ LUẬN Trang Hình 2.1. Cấu tạo Oocyst loài Eimeria sp gây bệnh..............................................9 Hình 2.2: Sơ đồ tóm tắt vòng đời chung của cầu trùng......................................13 Hình 2.3: Cấu trúc phân biệt noãn nang giữa giống Eimeria sp và Isospora sp (Nguyễn Thị Kim Lan, 2008) [14]..............................................................13 - Vắc xin loài E. debliecki: So sánh tỷ lệ nhiễm giữa 2 lô chúng tôi thấy: lô thử nghiệm có tỷ lệ nhiễm cầu trùng E.debliecki thấp hơn 86,93% so với lô đối chứng. Tương ứng với hiệu lực của vắc xin đạt 86,93% so với đối chứng............................................................................................................ 58 - Vắc xin loài E. neodebliecki: So sánh giữa 2 lô chúng tôi thấy: lô thử nghiệm có tỷ lệ nhiễm cầu trùng E.neodebliecki thấp hơn 73,38% so với lô đối chứng. Tương ứng với hiệu lực của vắc xin đạt 73,38%.......................58 - Vắc xin hỗn hợp 2 loài: So sánh tỷ lệ nhiễm giữa 2 lô chúng tôi th ấy lô th ử nghiệm có tỷ lệ nhiễm cầu trùng thấp hơn 91,53% so với lô đối chứng. Tương ứng với hiệu lực vắc xin đạt 91,53% so với đối chứng.............58 Như vậy, hiệu quả phòng bệnh cầu trùng của vắc xin hỗn hợp 2 loài là cao nhất (91,53%), vắc xin loài E. neodebliecki có hiệu quả phòng thấp nhất (73,38%), vắc xin loài E. debliecki cho hiệu quả phòng bệnh đạt 86,93%.......................................................................................................... 58 Ảnh 12: Vắc xin nhược độc..................................................................................3 Ảnh 14: Vắc xin nhược độc Ảnh 15: Đàn lợn được dung vắc xin....................3 hỗn hợp hai loài ...................................................................................................... 3
  8. MỤC LỤC Trang PHẦN 1...................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................. 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học...........................................3 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn..................................................................................3 PHẦN 2...................................................................................................................... 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................... 4 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI................................................................4 2.1.1. Đặc điểm của lợn dưới 2 tháng tuổi...........................................................4 2.1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của lợn con dưới 2 tháng tuổi............4 2.1.1.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hoá................................................4 2.1.1.3. Đặc điểm về khả năng miễn dịch............................................................5 2.1.2. Những hiểu biết về cầu trùng ký sinh ở lợn...............................................5 2.1.2.1. Thành phần loài cầu trùng lợn...................................................................5 2.1.2.2. Đặc điểm sinh học của cầu trùng lợn......................................................6 2.1.3. Bệnh cầu trùng lợn......................................................................................17 2.1.3.1. Khái niệm bệnh cầu trùng lợn.................................................................17 2.1.3.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh.....................................................................17 2.1.3.3. Cơ chế sinh bệnh của bệnh cầu trùng lợn.............................................18 2.1.3.4. Miễn dịch bệnh cầu trùng lợn.................................................................21 2.1.3.5. Dấu hiệu bệnh lý của bệnh cầu trùng lợn.............................................25 2.1.3.6. Chẩn đoán bệnh cầu trùng lợn................................................................27 2.1.3.7.Các biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng lợn...........................................28 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC........................32
  9. 2.2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................32 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài............................................................34 PHẦN 3.................................................................................................................... 36 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, .................................................................................36 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................36 3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu..................................................36 3.2.Vật liệu nghiên cứu.........................................................................................36 3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 36 3.3.1. Xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng..................................................................36 3.3.2. Sử dụng thuốc điều trị...............................................................................37 3.3.3.Thử nghiệm vắc xin.....................................................................................37 3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................37 3.4.1. Phương pháp lấy mẫu xét nghiệm.............................................................37 3.4.1.1.Phương pháp thu thập mẫu phân..............................................................37 3.4.1.2. Phương pháp xét nghiệm..........................................................................38 3.4.2. Phương pháp xác định các loài cầu trùng...................................................39 3.4.3. Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc điều trị bệnh cầu trùng lợn. 39 3.4.4. Phương pháp thử nghiệm vắc xin..............................................................40 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................41 PHẦN 4.................................................................................................................... 43 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................43 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn con dưới 2 tháng tuổi tại huyện Phú Lương - Thái Nguyên...............................................................43 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng lợn theo lứa tuổi...............................44 4.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng lợn theo tình trạng vệ sinh................47 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng lợn theo mùa vụ................................48 4.5. Tỷ lệ lợn bị nhiễm cầu trùng có biểu hiện lâm sàng..................................49 4.6. Các loài cầu trùng kí sinh ở lợn tại Thái Nguyên.........................................50
  10. 4.7 Sử dụng thuốc Hancoc và Vinacoc. ACB điều trị cho lợn bị nhiễm cầu trùng.............................................................................................................. 53 4.8. Kết quả thử nghiệm vắc xin phòng bệnh cầu trùng cho lợn.....................54 PHẦN 5.................................................................................................................... 59 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................................59 5.1. Kết luận........................................................................................................... 59 5.2. Đề nghị............................................................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 60 I. Tài liệu tiếng Việt.............................................................................................. 60 II. Dịch từ tiếng nước ngoài..................................................................................62 III. Tiếng anh.......................................................................................................... 63
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng vẫn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển chung c ủa n ền kinh t ế đất nước. Chăn nuôi đã và đang làm thay đổi chất lượng cuộc sống, nâng cao mức thu nhập cho người dân, tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh t ế cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất kh ẩu ra nước ngoài. Mặt khác nó còn cung cấp các sản phẩm phụ như da, mỡ cho ngành công nghiệp và phân bón cho ngành trồng trọt. Cùng với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và những thành tựu của khoa học kỹ thuật ngành chăn nuôi lợn đã dần đưa vào áp dụng trong sản xuất như về con giống, thức ăn, thú y nhằm nâng cao cả về chất lượng và số lượng đàn lợn. Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình d ịch b ệnh vẫn xảy ra nhiều và diễn biến phức tạp. Đặc biệt là nh ững bệnh v ề ký sinh trùng đường tiêu hoá trong đó có bệnh cầu trùng lợn gây những thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Bệnh xảy ra làm gi ảm sự sinh tr ưởng và phát triển của lợn. Lợn bị bệnh sẽ còi cọc, chậm lớn, ăn uống kém tạo điều kiện cho nhiều bệnh truyền nhiễm kế phát xảy ra đặc biệt là các bệnh đường tiêu hoá như bệnh tiêu chảy. Vì vậy việc phòng bệnh cầu trùng lợn là một yêu cầu hết sức cần thiết trong đi ều ki ện hi ện nay. Ở Thái Nguyên việc nghiên cứu về biện pháp phòng bệnh cầu trùng đã đ ược tiến hành. Tuy nhiên việc thử nghiệm vắc xin tại chỗ phòng bệnh cầu trùng cho lợn trên phạm vi rộng vẫn còn chưa được thực hiện. Xuất phát từ yêu cầu thực tế chăn nuôi lợn ở Thái Nguyên chúng tôi thực hiện đề tài: "Một số đặc điểm dịch tễ, sử dụng thuốc điều trị và
  12. 2 thử nghiệm vắc xin tại chỗ phòng bệnh cầu trùng cho lợn dưới 2 tháng tuổi tại huyện Phú Lương - Thái Nguyên "
  13. 3 1.2. Mục đích nghiên cứu Xác định một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh cầu trùng ở lợn. Xác định hiệu lực của hai loại thuốc trị cầu trùng cho lợn. Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh cầu trùng cho lợn ở huy ện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên bằng cách sử dụng vắc xin tại chỗ phòng bệnh. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Xác định một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh cầu trùng ở lợn. Xác định hiệu lực của hai loại thuốc trị cầu trùng cho lợn. Thử nghiệm vắc xin tại ch ỗ phòng b ệnh c ầu trùng cho l ợn con t ại Thái Nguyên. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin khoa học có giá trị bổ sung thêm những hiểu biết về một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng lợn và một số loại thuốc trị cầu trùng, sử dụng vắc xin tại chỗ phòng bệnh cầu trùng. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để phục vụ cho công tác th ử nghiệm vắc xin nhằm phòng bệnh cầu trùng cho lợn góp phần phát tri ển chăn nuôi lợn tại Thái Nguyên.
  14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. Đặc điểm của lợn dưới 2 tháng tuổi 2.1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của lợn con dưới 2 tháng tuổi Lợn con trong giai đoạn dưới 2 tháng tuổi có khả năng sinh trưởng, phát dục rất nhanh. Theo dõi tốc độ tăng trưởng của lợn con cho thấy rằng: khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với khối lượng sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 l ần, 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần. Lợn con trong giai đoạn bú sữa sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không đồng đều qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày đầu sau đó giảm dần do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng Hemoglobin trong máu lợn con giảm dần trong 2 tuần đầu do vậy cần tập ăn sớm cho lợn con. Lợn con sinh trưởng phát triển nhanh nên khả năng tích luỹ các chất dinh dưỡng rất mạnh: 3 - 4 tuần tuổi tích luỹ được 9 - 14 gPr/1kg TT, lợn trưởng thành tích luỹ được 0,3 - 0,4g Pr/1kg TT (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [24]. 2.1.1.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hoá Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện về cấu tạo và chức năng, trong bào thai cơ quan tiêu hoá đã hình thành đ ầy đủ nhưng dung tích bé. Ngoài bào thai, ở giai đoạn bú sữa thì cơ quan tiêu hoá phát triển nhanh. Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc s ơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần lúc sơ sinh. Dung tích ruột non, ruột già cũng tăng nhanh, lúc 60 ngày tuổi tăng lên gấp 50 lần lúc sơ sinh.
  15. 5 Về chức năng tiêu hoá hoá học thì có một số men tiêu hoá đ ược hoàn thiện dần sau 3 tuần tuổi men Amylaza và Maltaza mới có ho ạt tính m ạnh. Ở lợn dưới 1 tháng tuổi trong dịch vị dạ dày không có HCl tự do vì lượng HCl tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết với các niêm mạc dạ dày, hiện tượng này gọi là Hyclohydric. Do thiếu HCl tự do nên d ịch v ị không có tính sát trùng, mặt khác vi sinh vật đường ruột chưa phát triển đầy đủ về số lượng nên lợn con rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hoá gây bệnh như: bệnh cầu trùng, bệnh phân trắng lợn con, h ội ch ứng tiêu chảy. Giải pháp cho điều này là tập cho lợn ăn sớm hơn (Từ Quang Hiển và cs, 1995) [7]. 2.1.1.3. Đặc điểm về khả năng miễn dịch Lợn con mới đẻ trong cơ thể hầu như chưa có kháng thể. Toàn bộ kháng thể xuất hiện sau khi được bú sữa đầu của lợn mẹ cho nên khả năng miễn dịch của lợn con hoàn toàn thụ động phụ thuộc vào lượng kháng th ể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ. Nhờ hàm lượng globulin trong sữa đầu có tác dụng tạo sức đề kháng cho lợn con nên s ữa đ ầu có vai trò quan trọng đối với lợn con (Từ Quang Hiển và cs, 1995) [7]. 2.1.2. Những hiểu biết về cầu trùng ký sinh ở lợn 2.1.2.1. Thành phần loài cầu trùng lợn Cầu trùng là động vật đơn bào có hình cầu, hình trứng, hình bầu dục, hình trụ hay hình elip (phụ thuộc vào từng loài cầu trùng). C ầu trùng ký sinh chủ yếu ở tế bào biểu bì ruột của nhiều loài gia súc, gia c ầm và c ả ở người. Theo Levine D.N (1985) [44], cầu trùng ở lợn được phân loại như sau: Ngành: Protozoa. Lớp: Sporozoa. Lớp phụ: Coccidiasina. Bộ: Eucoccidiorida. Phân bộ: Eimeriorina. Họ Eimeridae gồm 2 giống Eimeria và Isospora. Họ Criptosporididae, giống Cryptosporidium.
  16. 6 Bệnh cầu trùng đã được Luvenhuch A. phát hiện từ năm 1932, cách đây trên 370 năm. Tuy nhiên, những nghiên cứu lúc này chỉ mang tính chất khởi đầu, chưa xác định rõ các loài cầu trùng gây bệnh cho động vật. Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều loài cầu trùng ký sinh ở lợn, trong đó có một số loài sau (Johannes Kaufmann, 1996) [43]: - E.debliecki - E.cerdonis - E.scabra - E.spinosa - E.neodebliecki - I.sospora suis - I.sospora - E.porci - E.scrofae almaataensis - E.suis - E.perminuta - E.guevarai - E.polita 2.1.2.2. Đặc điểm sinh học của cầu trùng lợn * Đặc điểm hình thái, kích thước các loài cầu trùng lợn Hiện nay, các nhà khoa học cho biết, có 11 loài cầu trùng giống Eimeria sp và 2 loài thuộc giống Isospora ký sinh ở lợn. • Cầu trùng giống Eimeria: Eimeria debliecki (Douwes, 1921): đây là loài - phổ biến nhất, có độc lực gây bệnh cao nhất và là nguyên nhân chính gây bệnh cầu trùng lợn. E.debliecki có 2 dạng Oocyst: + Dạng thứ nhất: có kích thước rất lớn 50 x 25 µm, vỏ gồm 2 lớp rõ rệt, không có Micropyle (lỗ noãn), hình trứng, dưới kính hiển vi nhìn thấy các hạt nội nhân rõ rệt. Th ời gian hình thành bào tử nang là 7 - 9 ngày. + Dạng thứ 2: có kích thước nhỏ hơn 18 - 24 x 15 - 20 µm, nh ưng có Micropyle và dưới kính hiển vi không nhìn thấy các hạt nội nhân. Th ời gian hình thành bào tử nang là 2 -3 ngày. Loài E.debliecki cư trú ở tá tràng, làm cho niêm mạc ruột viêm cata rồi xuất huyết và hoại tử (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996) [8].
  17. 7 Theo Lê Văn Năm (2003) [23], căn nguyên E.debliecki rất độc cho lợn con, nhưng ở lợn lớn chúng không có khả năng gây bệnh. - Eimeria suis (Voller, 1921): Oocyst hình bầu dục hay hình cầu, kích thước 13 - 20 x 11 - 15 µm, vách nh ẵn, không màu, không có Micropyle. Thời gian hình thành bào tử nang là 6 ngày. - Eimeria neodebliecki (Vetterling, 1965): Oocyst hình elip, kích thước trung bình 21,2 x 15,8 µm, không có Micropyle. Thời gian hình thành bào tử nang là 13 ngày. - Eimeria scabra (Henry, 1931): Oocyst có hình bầu dục hoặc hơi có dạng elip, màu vàng nâu. Vỏ có 2 lớp, xù xì tựa như phủ đầy gai. Có lỗ noãn ở phần hẹp của nang trứng. Trong nang trứng có hạt cực. Kích thước 23,2 - 34,8 x 17,4 - 23,7 µm, trung bình là 30,55 x 21,56 µm. Th ời gian hình thành bào tử là 9 - 12 ngày, trong bào tử có th ể c ặn. Sinh sản vô tính và sinh sản giao tử trong màng niêm mạc trực tràng. Ký sinh ở đoạn hồi tràng, có khi ở ruột già lợn. - Eimeria spinosa (Henry, 1931): Oocyst hình bầu dục hoặc hơi kéo dài thành hình elip. Vỏ màu nâu và rất xù xì toàn bộ mặt ngoài được bảo vệ bởi tập hợp những gai dài khoảng 1 µm, không có Micropyle nhưng có hạt cực. Kích thước 16 - 22,4 x 12,8 -16 µm. Sinh s ản vô tính trong ruột non. Thời gian hình thành bào tử là 12 - 15 ngày. Ký sinh ở ruột non lợn. - Eimeria guevarai (Romeo, Ridriguez và Lizcano herrera, 1931): Oocyst hình quả lê, kích thước 26 - 32 x 15 - 19 µm, không có Micropyle. Thời gian hình thành bào tử là 10 ngày ở nhiệt độ 20°C. - Eimeria perminuta (Henry, 1931): Oocyst hình trứng, đôi khi hình cầu, kích thước 11,2 - 16 x 9,6 - 12,8 µm, vỏ nhám, màu vàng nâu, không có Micropyle. Thời gian hình thành bào tử là 11 ngày.
  18. 8 - Eimeria scrofae (Galli - Valerio): Oocyst hình trụ, kích thước 24 x 15 µm, có Micropyle. - Eimeria polita (Pellerdy, 1949): Oocyst hình elip, kích thước 23 - 27 x 10 - 17 µm, vỏ nhẵn, màu vàng nâu, hoặc hồng nâu, không có Micropyle. Thời gian hình thành bào tử là 8 - 9 ngày. Ký sinh ở hồi tràng và không tràng lợn. - Eimeria porci (Vetterling, 1963): Oocyst hình trứng, kích thước 18 - 27 x 13 - 18 µm, vỏ nhẵn, không màu và Micropyle không rõ ràng. - Eimeria cerdonis (Vetterling, 1965): Oocyst hình elip, kích thước 26 - 32 x 20 - 23 µm, vỏ nhám, màu vàng đến không màu, không có Micropyle. • Cầu trùng giống Isospora: - Isospora suis (Biester và Murray, 1934): Oocyst hình bầu dục hay gần tròn, vỏ có 2 lớp màu vàng xám hoặc trơn nhẵn. Kích th ước 17,4 - 22,3 x 14,4 - 20,3 µm, trung bình 20,78 x 17,31 µm. Có h ạt c ực. Sinh s ản vô tính trong niêm mạc ruột non. Thời gian hình thành bào tử khoảng 3 - 5 ngày. Ký sinh ở ruột non đôi khi ở kết tràng lợn. - Isopora almaataensis (Paichuk, 1953): Oocyst hình bầu dục hay gần tròn. Vỏ trơn nhẵn, màu xám đậm hay xám nhạt. Hạt cực thường có nh ững nang trứng tròn. Kích thước 24,6 - 31,9 x 23,2 - 29 µm, trung bình 27,93 x 25,95 µm. Sau thời kỳ sinh sản bào tử thể cặn hình thành trong bào tử. Thời gian hình thành bào tử là 3 - 5 ngày. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan (2005) [11]: tần suất xuất hiện các loài cầu trùng biến động từ 30,76 - 100%, trong đó có 3 loài quan trọng gây bệnh chính cho lợn: E. debliecki, E. neodebliecki, I. suis đều là 100%. • Cấu trúc của Oocyst cầu trùng Oocyst cầu trùng có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau tùy thuộc vào từng loài. Tuy nhiên, phần lớn Oocyst cầu trùng có đặc điểm cấu tạo như sau:
  19. 9 Oocyst màu vàng sáng hoặc không màu, màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Vỏ ngoài của Oocyst thường nhẵn, cũng có loài vỏ xù xì ( E.spinosa). Vỏ chia làm 2 lớp: lớp vỏ ngoài dày, vỏ trong mỏng, vỏ ngoài và vỏ trong có thể tách rời nhau bằng axit H2SO4 hoặc bằng cách làm nóng Oocyst trong nước. Về cấu tạo hóa học: vỏ ngoài là lớp quinone protein, vỏ trong là lớp lipit kết hợp protein để tạo thành khúc xạ kép ( lipoprotein). Lớp trong của vỏ Oocyst chiếm 80% gồm: một lớp glycoprotein (dày 0,9 µm), được bao bọc bởi một lớp lipit dày (0,1 µm). Lớp lipit chủ y ếu là phospho lipit, chính lớp này bảo vệ Oocyst cầu trùng chống lại sự tấn công về mặt hóa học. Một số loài cầu trùng ở phía đầu nhọn của Oocyst có một cái "nắp" khúc xạ, gọi là Micropyle (lỗ noãn). Micropyle là vị trí có khe hở của màng bao quanh Macrogamete khi thụ tinh, sau khi thụ tinh thì khe hở đóng lại và vì vậy nhiều loài không thấy Micropyle nữa. Goodrick (1994) [41] khi nghiên cứu vỏ cấu trúc Oocyst cho rằng lớp ngoài là vỏ bọc liên tục kể cả khi có Micropyle và sau khi thụ tinh Micropyle đóng lại và nó không bao giờ mở ra, và đây không phải là con đường mà Sporozoite thoát ra khỏi Oocyst, việc thoát ra của Sporozoite bằng con đường nào, cách nào, điều kiện ra sao đều chưa rõ ràng và hiện nay có nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu. Hình 2.1. Cấu tạo Oocyst loài Eimeria sp gây bệnh (Nguyễn Thị Kim Lan, 2008) [14] * Vòng đời của cầu trùng
  20. 10 Vòng đời của cầu trùng được tính từ khi gia súc nuốt ph ải noãn nang có sức gây bệnh, qua quá trình sinh trưởng, phát triển trong và ngoài cơ th ể cho đến khi chúng lại tạo ra những noãn nang có sức gây bệnh. Sự truyền rộng khắp của cầu trùng trên hành tinh của chúng ta nhờ vào cấu trúc và vòng đời phức tạp cũng như khả năng thích nghi nhanh để tiếp tục phát triển, tồn tại lâu trong thiên nhiên (Lê Văn Năm, 2003) [23]. Chu trình phát triển sinh học của các loài cầu trùng lợn giống như ở các loài động vật khác. • Vòng đời của cầu trùng giống Eimeria Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [14], Lê Văn Năm (2003) [23], cầu trùng sinh sản theo 3 giai đoạn: + Giai đoạn sinh sản vô tính (Schyzogonie). + Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogonie). + Giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogonie). Hai giai đoạn đầu tiến hành trong cơ thể ký chủ nên gọi là th ời kỳ nội sinh sản. Thời kỳ nội sinh sản diễn ra trong t ế bào bi ểu bì ru ột gia súc (Kolapxki N.A và cs, 1980) [32]. Giai đoạn sau tiến hành ngoài cơ thể ký chủ nên gọi là thời kỳ ngoại sinh sản. Cụ thể như sau: - Giai đoạn sinh sản vô tính: Lợn nuốt Oocyst có sức gây bệnh, vào đến dạ dày, dưới tác động của dịch dạ dày, Oocyst vỡ ra, giải phóng 4 Sporocyst. Đến ruột non, các Sporozoit bên trong Sporocyst được hoạt hóa bởi dịch mật và men Trypsin, chúng trở nên hoạt động, phá vỡ lớp màng của Sporocyst và được giải phóng ra. Lập tức, Sporozoit xâm nhập tế bào biểu mô ruột và tiến hành sinh sản vô tính. Chúng lớn lên rất nhanh, hình tròn ho ặc hình b ầu d ục, phân chia theo hình thức liệt phân thành nhiều th ể phân l ập th ế h ệ 1 (Schizont 1). Ngay bên trong thể phân lập thế hệ 1 đó, xung quanh mỗi nhân, các nguyên sinh chất xuất hiện bao quanh để hình thành dạng ký sinh trùng nh ỏ
nguon tai.lieu . vn