Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ********** TIỂU LUẬN MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI Sinh viên thực hiện THỦY Mã sinh viên Lớp : VŨ THỊ LỆ :1212160119 : Hà Nội,12/2013 2 MỤC LỤC Danh mục Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO (vào ngày 7­ 11­2006), Quốc hội Hoa kỳ thông qua Quy chế bình thường vĩnh viễn (PNTR. Việt Nam việc tổ chức thành công các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao APEC tại Hà Nội( tháng 11­2006) Thì Việt Nam càng khẳng định hơn nữa vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế, ngày càng hội nhập sâu hơn vào thị trường khu vực và thế giới. Từ đó làm gia tăng sự đầu tư của các tập đoàn kinh tế, các quốc gia lớn mạnh trên thế giới, làm gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam. Đã có nhà đầu tư nói rằng: “Việt Nam đang nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư và giới quan sát nước ngoài. Sự chú ý của cộng đồng quốc tế tới Việt Nam chưa bao giờ cao hơn hiện nay”. Mà có một sự thật rằng bất kỳ một quốc nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì để phát triển đều cần có vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước hoặc từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam( có tỷ lệ tích luỹ thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần có một số vốn lớn để phát triển kinh tế). Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Trên giác độ vĩ mô, FDI tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phúc lợi xã hội cho con người, là 3 khía cạnh để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trên giác độ vi mô, FDI có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, vấn đề lưu chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước,… Đặc biệt, trong những năm gần đây FDI đã có những tác động sâu săc tới lĩnh vực xuất nhập khẩu của nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đè tài tiểu luận của mình là “ Mối quan hệ giữa FDI và vấn đề xuất nhập khẩu ở Việt Nam sau thời lỳ đổi mới”. Bài tiểu luận của em có 3 chương: CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ XUẤT ­ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP Trong lần viết này bài tiểu luận của em chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Em kính mong nhận được nhiều ý kiến phê bình của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện tốt hơn trong những lần viết sau. Em cũng xin chân thành cảm ơn. 4 CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) I. FDI LÀ GÌ? ­Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn đủ lớn vào dự án đầu tư, cho phép họ dành quyền quản lý hoặc trực tiếp tham gia quản lý dự án đàu tư. Như vậy, quyền quản lý chính là tiêu chí cơ bản trong việc định nghĩa FDI và giúp phân biệt FDI với các hình thức đầu tư khác như đầu tư chứng khoán. Quyền này bắt nguồn từ chính việc nhà đầu tư nắm “toàn bộ hoặc một phần vốn đủ lớn” vào dự án đầu tư. Các khái niệm khác liên quan đến FDI: ­ FDI có thể hiểu theo hai nghĩa FDI vào (inflow/inward­ người nước ngoài nắm quyền kiểm soát các tài sản của một nước A) hoặc FDI ra ( outflow/outward­ các nhà đầu tư nước A nắm quyền kiểm soát các tài sản nước ngoài). Đôi khi FDI ra được gọi là đầu tư trực tiếp ở nước ngoài (DIA – direct investment abroad). ­ FDI có thể được tính như một dòng tiền (flow) nghĩa là số tiền đầu tư trong một năm hoặc dưới dạng luỹ kế (stock) nghĩa là tổng vốn đầu tư tích lũy tính đến thời điểm cuối năm. Nước mà ở đó chủ đầu tư định cư được gọi là nước chủ đầu tư, nước mà ở đó hoạt động đầu tư được tiến hành gọi là nước nhận đầu tư. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA FDI ­Chủ đầu tư giành quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp đầu tư. Chủ đầu tư có quyền này bởi vì chủ đầu tư đã nắm giữ 100% vốn hoặc đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ của dự án đầu tư. Nó được căn cư theo quy định của luật pháp từng nước. ­ Quyên điều hành, quản lý doanh nghiệp phụ thực vào mức góp vốn của các bên trong tổng số vốn pháp định. Vốn đóng góp càng cao , nhà đầu tư càng có quyền tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp. ­ Lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận và lỗ (hay rủi ro) xảy ra được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của các bên trong vốn pháp định, sau khi đã nộp thuế và các chi phí khác cho nước chủ nhà. ­ FDI không chỉ đưa vốn vào nước nhận đầu tư, mà thường đi kèm theo với vốn là kỹ thuật, công nghệ, bí quyết kinh doanh, công nghệ quản lý .v.v..Do FDI mang theo kỹ thuật, công nghệ nên nó thúc đẩy sự ra đời của các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành sử dụng công nghệ cao hay nhiều vốn. Vì thế, nó có tác dụng to lớn đối với quá trình CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế ở nước nhận đầu tư. Tuy vậy, cũng cần nhận thức rằng FDI chứa đựng khả năng các doanh nghiệp nước ngoài (100% vốn 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn