Xem mẫu

  1. Nghịch lý của Solow và mô hình tăng trưởng nội sinh
  2. n 1.1  Nghịch lý trong vấn đề hiệu năng sản xuất. - Đổi mới công nghệ là một yếu tố quyết định bảo đảm hiệu năng sản xuất. Do đó trong những năm qua người ta quan tâm rất nhiều đến vấn đề nâng cao hiệu năng SX với nhịp độ nhanh hơn. - Việc tăng hiệu năng SX nói chung được coi như là tăng tổng sản phẩm quốc nội nhưng không dựa trên cơ sở tăng các yếu tố sản xuất, tăng giờ công lao động cũng như tăng vốn đầu tư.
  3. n Nghịch lý của Solow hay còn gọi là nghịch lý của hiệu năng SX, “nghịch lý Solow” ra đời trong thời kỳ tiến bộ công nghệ như vũ bão. Nghịch lý trong vấn đề hiệu năng SX là: Tâm lý chung ai cũng nghĩa rằng, việc đổi mới công nghệ nhanh chóng sẽ làm cho năng lực của nền kinh tế nâng cao và hiệu năng SX (hiệu quả của năng suất lao động) sẽ tăng nhanh. Nhưng trên thực tế ở các nước phát triển đã xảy ra hiện tượng hiệu năng SX tăng chậm lại.
  4. Trước năm 1973, ở các nước công nghiệp phát triển, hiệu năng SX tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm là 3%/năm. Sau thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở các nước phát triển, tỷ lệ tăng hiệu năng SX chỉ mở mức 1%/năm.
  5. Hiện nay nỗ lực đầu tư cho nghiên cứu đã đạt đến cực điểm, thậm chí có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây ở phần lớn các nước phát triển, hiện trạng này kéo theo một sự đình trệ, thậm chí một sự suy giảm số lượng các văn bằng phát minh, sáng chế xin đăng ký bảo hộ ở nhiều nước, đây là sự suy giảm năng suất trong nỗ lực đầu tư cho nghiên cứu, những cải tiến kỹ thuật đem lại những thay đổi kỹ thuật không đáng kể, ngày càng khó khăn hơn trong việc tạo ra những phát minh, sáng chế mới.
  6.  Rất nhiều cách lý giải khác nhau đã được đưa ra để lý giải cho tình trạng nghịch lý liên quan đến hiệu năng SX này:  Một số người cho rằng cách tính hiệu năng SX là không phù hợp.  Phần lớn các nỗ lực đầu tư cho đổi mới hiện nay đều tập trung vào mục tiêu tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, cải thiện chất lượng hoặc giảm thời gian SX ra SP. Những thay đổi này có lợi cho DN nhưng ít có tác động tích cực đối với toàn bộ khu vực SX công nghiệp so với tỷ trọng chi tiêu cho cải tiến công nghệ.
  7.  Các nước công nghiệp khác đã bắt kịp trình độ công nghệ của các nước phát triển.  Sự bất ổn định về kinh tế vĩ mô có thể là nguyên nhân làm suy giảm mức độ tích tụ tư bản, nhịp độ cải tiến kỹ thuật chậm lại.  Giảm đầu tư cho nghiên cứu - triển khai.  Chính sự nghịch lý trong vấn đề hiệu năng SX đã cho chúng ta thấy rõ hơn một số khía cạnh của quá trình phát triển kinh tế hiện nay cũng như vấn đề gia tăng hiệu năng SX chậm lại trong thời gian 20 năm qua. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là những hoạt động đổi mới hoàn toàn không mang lại tiến bộ gì: Có mối quan hệ tương liên tích cực giữa đổi mới công nghệ và năng lực SX.
  8.  Toùm laïi: Chính söï nghòch lyù trong vaán ñeà hieäu naêng SX ñaõ cho chuùng ta thaáy roõ hôn moät soá khía caïnh cuûa quaù trình phaùt trieån kinh teá hieän nay cuõng nhö vaán ñeà gia taêng hieäu naêng SX chaäm laïi trong 20 naêm qua. Caùc nhaø nghieân cöùu döïa treân soá lieäu cuûa DN ñöa ra 1 keát luaän chung laø: coù aûnh höôûng tích cöïc cuûa giöõa ñoåi môùi vaø naêng löïc SX. Tuy nhieân, ñoåi môùi khoâng phaûi laø yeáu toá quyeát ñònh duy nhaát. Nhöng trong lónh vöïc coâng nghieäp cheá taïo nhöõng khu vöïc coù cöôøng ñoä hoaït ñoäng
  9.  1.2 Tăng trưởng dài hạn:  Sự đóng góp của đổi mới chỉ ở mức độ chừng mực và thay đổi tuỳ theo từng thời kỳ.  - Tác động của đổi mới kỹ thuật SX đối với tăng trưởng chỉ ở mức tương đối.  - Khi thực hiện các phương pháp phân tích kế toán đối với các yếu tố tăng trưởng, có thể nhận thấy sự đóng góp của thay đổi kỹ thuật chỉ là một phần phụ so với sự đóng góp của yếu tố vốn.  - Trong giai đoạn phát triển ban đầu, hiệu suất biến đổi theo chiều hướng tăng lên, nhưng đến giai đoạn trưởng thành thì hiệu suất lại biến đổi theo chiều hướng giảm xuống.
  10.   Chúng ta nhận thấy rằng sau Chiến tranh thế giới thứ 2, số lượng các nhà khoa học và kỹ sư tham gia nghiên cứu- triển khai tăng lên đã không ảnh hưởng đến xu hướng tăng tương ứng hiệu năng chung của các yếu tố SX. Đặc biệt đối với các nước nghèo không đủ tiền đầu tư cho giáo dục, thì sẽ không bao giờ bắt kịp được mức độ hiệu năng chung của các nước phát triển. 
  11.  Mô hình nội sinh: Nghiên cứu và phát triển  Theo mô hình tăng trưởng nội sinh, tiến bộ kỹ thuật, A(t), phản ảnh tích luỹ “kiến thức” – hiệu quả của nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và phát triển. Lợi nhuận là động cơ thúc đẩy chi tiêu của DN về nghiên cứu và phát triển, lợi nhuận của DN trong tương lai sẽ tăng nếu chi tiêu về nghiên cứu và phát triển mang lại kiến thức mới về SP mới, PP sx mới, hay cải tiến chất lượng SP.
  12.  Theo mô hình nghiên cứu và phát triển thì kiến thức mới là kết quả của quá trình SX sử dụng nhân tố SX như tư bản, lao động, và kiến thức lỹ thuật, giống như quá trình SX SP.  Trong mô hình tăng trưởng nội sinh, nền kinh tế gồm 2 khu vực: khu vực SX SP và khu vực nghiên cứu và phát triển SX kiến thức hay kỹ thuật. Sản lượng Y(t) là hàm số của tư bản K(t), lao động L(t), kiến thức hay kỹ thuật A(t).
  13. Mô hình tăng trưởng nội sinh, mối liên hệ giữa vốn và kiến thức mới (tiến bộ kỹ thuật) g k ga = 0 gk = 0 + - - + E’ E g’k 0 g'A gA
  14. Ban đầu vốn và kiến thức mới cân bằng tại trạng thái dừng E Khi s -> gk -> gA : Trạng thái dùng sẽ tăng từ E đến E’, lúc này thì tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng theo đầu người sẽ tăng. Nhưng trong dài hạn lợi suất giảm đối với nhân tố K(t) và A(t) trong quá trình Sx kiến thức mới, nền kinh tế sẽ trở về trạng thái dừng cũ E. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh gợi ý tích luỹ kiến thức là động cơ chủ yếu trong sự cải tiến mức sống qua thời gian. Nghiên cứu về kế toán tăng trưởng cho thấy một phần của tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng trong dài hạn phản ánh tỷ lệ tăng trưởng của lao động và tư bản, và phần còn lại – phần dư, phản ảnh sự góp phần của các nhân tố khác như nghiên cứu và phát triển và tiến bộ về kiến thức.
nguon tai.lieu . vn