Xem mẫu

MỤC LỤC Chương 1. Lý luận chung về lạm phát và tăng trưởng kinh tế. 1.1. Lạm phát và nguyên nhân gây ra lạm phát. 1.1.1. Lạm phát. 1.1.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát. 1.2. Tăng trưởng kinh tế và các công cụ phản ánh. 1.2.1. Tăng trưởng kinh tế. 1.2.2. Các công cụ phản ánh. 1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Chương 2. Thực trạng lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay. 2.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam thời gian qua. 2.1.1. Các nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam thời gian qua. 2.1.2. Các tác động của lạm phát. 2.2. Mối quan hệ giữa lạm phát và tằng trưởng kinh tế. Chương 3. Giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay. 3.1. Định hướng về lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. 3.2. Giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay. 3.2.1. Giải pháp tình thế. 3.2.2. Giải pháp chiến lược. 3.2.3. Giải pháp chủ yếu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. 3.3. Lạm phát và vấn đề xử lý lạm phát của một số nước trên thế giới, học tập và áp dụng vào Việt Nam. LỜI NÓI ĐẦU Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề cơ bản và lớn trong kinh tế vĩ mô. Sự tác động qua lại của tăng trưởng kinh tế và lạm phát hết sức phức tạp và không phải lúc nào cũng tuân theo những qui tắc kinh tế. Lạm phát là một vấn đề không phải xa lạ và là một đặc diểm của nền kinh tế hàng hoá và ở mỗi thời kì kinh tế với các mức tăng trưởng kinh té khác nhau sẽ có những mức lạm phát phù hợp. Do vậy vấn đề lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế là một đề tài rất hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay vấn đề này càng trở nên cần thiết. Việc xác định mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinh tế. Mục đích chính là phân tích để khẳng định và tiến tới xác lập mối quan hệ định hướng giữa tăng trưởng kinh tế với lạm phát và có thể sử dụng lạm phát là một trong các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì đương nhiên các giải pháp điều hành vĩ mô đưa ra là nhằm nâng cao lạm phát của nền kinh tế nếu như chúng có quan hệ thuận với nhau và do vậy các giải pháp như cung ứng tiền, phá giá đồng nội tệ… sẽ được xem xét ở mức độ hợp lý. Còn không, các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc các giải pháp vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và yếu tố lạm phát trở thành thứ yếu. Mặc dù vẫn phải duy trì mức độ kiểm soát. Ở nước ta trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề lạm phát không những là một tiêu thức kinh tế mà còn kiến mang ý nghĩa chính trị. Chương 1: Lý luận chung về lạm phát và tăng trưởng kinh tế 1.1.Lạm phát, nguyên nhân gây ra lạm phát 1.1.1.Lạm phát 1.1.1.1 Khái niệm lạm phát: Lạm phát đã được đề cập đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế. Trong mỗi công trình của mình các nhà kinh tế đã đưa ra các khái niệm về lạm phát. • Theo Các Mác trong bộ tư bản: lạm phát là việc làm tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt. • Nhà kinh tế học Samuelson thì cho rằng: lạm phát là biểu thị một sự tăng lên của mức giá chung. Theo ông: “lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng – giá bánh mỳ, dầu xăng, xe ô tô; tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”. • Milton Friedmen thì quan niệm: “ lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài”. Ông cho rằng lạm phát luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Ý kiến đó của ông đã được đa số các nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ và phái Keynes tán thành. 1.1.1.2 Phân loại lạm phát: 1.1.1.2.1 Căn cứ vào mức độ lạm phát: • Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, chỉ số lạm phát dưới 10%. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người dân ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện là giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi và tiền vay không tăng cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn…Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý yên tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro. • Lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với 2 hoặc 3 con số một năm. Ở mức phi mã lạm phát làm cho giá cả tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế. lúc này người dân tích trữ hàng hóa, vàng bạc và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất thông thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. • Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng rất nhanh, tiền lương thực tế giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. 1.1.1.1.2 Căn cứ vào định tính: • Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng: * Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động,tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và dến nền kinh tế nói chung. * Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao động.Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra. • Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường: * Lạm phát dự đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn. Loại lạm phát này có thể dự đoán trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo.Về mặt tâm lý,người dân đã quen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước.Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống,đến kinh tế. * Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện.Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi. Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút. Trong thực tế lịch sử của lạm phát cho thấy lạm phát ở nước ta đang phát triển thường diễn ra trong thời gian dài, vì vậy hậu quả của nó phức tạp và trầm trọng hơn. Và các nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại với tỷ lệ khác nhau: lạm phát kinh liên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm, lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài hơn 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50% và siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm. 1.1.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát: • Lạm phát khởi thuỷ từ nhiều nguyên nhân khác nhau. .Thứ nhất là lạm phát có thể xảy ra do tác động chủ quan của hệ thống tiền tệ-tín dụng-ngân hàng, bất cứ một sự biến đổi nhỏ nào của hệ thống này đều có tác động hoặc tăng hoặc giảm tỉ lệ lạm phát. .Thứ hai là lạm phát cũng chịu ảnh hưởng củamột số đIều kiện khách quan khác như chính trị xã hội, thiên tai bão lụt, tìnhtrạng thất nghiệp, nền sản xuất..Do chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố trong nền kinh tế như vậy nên hiện tượng lạm phát diễn biến hết sức phức tạp đòi hỏi trong quá trình tăng trưởng và chống lạm phát có chiến lược đúng đắn để lạm phát luôn nằm trong quỹ đạo mà nền kinh tế có thể kiểm soát được. Lạm phát xuất hiện cũng gây ra nhiều hậu quả đến kinh tế như bất kì một biến cố hại nào khác: nạn thất nghiệp, nạn thiên tai Lạm phát tàn phá kinh tế, nó không những làm suy giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính mà còn tác động trực tiếp đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội và sinh hoạt bình thường của người dân. Bằng chứng là cuộc khủng hoảng ở Đức xảy ra dữ dội vào những năm đầu thế kỷ, ở các nước phát triển những năm 70 và mới đây là ở Nga. Đặc biệt là hậu quả lạm phát rất trầm trọng ở các nước đang phát triển với nền kinh tế chưa đủ sức hạn chế có hiệu quả sự lây lan của lạm phát..Những điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia không chỉ riêng nước ta cần có chính sách chống lạm phát để hạn chế bớt những thiệt hại do hiện tượng này gây ra cho nền kinh tế.Vấn đề đặt ra một cách cấp thiết cần phải giải quyết khi nghiên cứu lạm phát là lý giải xác đáng lạm phát xảy ra và diễn biến như thế nào? và cần có những biện pháp gì để chống lạm phát. Nếu giải quyết tốt vấn đề đó thì chúng ta mới có cơ sở vững chắc hợp logic để tiến tới thành công trong việc phát triển kinh tế. Ngày nay khi đánh giá trình độ tăng trưởng của nền kinh tế của một quốc gia một trong những tiêu chuẩn đầu tiên người ta xét đến đó là tỉ lệ lạm phát như thế nào? Điều đó cũng nói lên một phần mối quan hệ chặt chẽ giữa lạm phát và tăng trưởng. Nếu tỉ lệ lạm phát đang ở mức thấp hoặc vừa phải điều đó chứng tỏ nền kinh tế nước đó có sức mạnh điều tiết và quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả đã và đang tạo cơ hội thuận lợi để tăng trưởng. Xung quanh lạm phát có rất nhiều nảy sinh như cách phòng và chữa căn bệnh lạm phát như thế nào? Nguyên nhân gây ra lạm phát và có nên duy trì tỉ lệ lạm phát thấp hay chấm dứt lạm phát. Từ đó gây ra nhiều cuộc bàn cãi, tranh luận không chỉ giữa các nhà kinh tế mà còn xảy ra với các quốc gia, các tổ chức tài chính quốc tế. Hiểu lạm phát như thế nào? Có một câu hỏi nhưng rất nhiề câu trả lời, tuy nhiên người ta vẫn thường công nhận lạm phát là sự tăng lên của giá cả trung bình trong một thời kỳ “Sự tăng lên của giá” do có nhiều nguyên nhân hoặc do các yếu tố chủ quan của các cấp quản lý kinh tế hoặc do những đIều kiện chính trị, xã hội, thiên tai..gây ra. Có thể giải thích quy về những cách đây: ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn