Xem mẫu

1

MỤC LỤC
A/ Chủ thể của kiểm soát: ............................................................................................................................ 2
B/ Phương pháp và hình thức kiểm soát: ................................................................................................... 3
C/ Các công cụ và kĩ thuật kiểm soát: .......................................................................................................... 6

2

Kiểm soát việc thi cuối kì của sinh viên tại trường Đại học Kinh tế quốc dân
Đối tượng kiểm soát: Sinh viên tham gia thi cuối kì.
Mục tiêu: Đảm bảo kì thi diễn ra công bằng, không có gian lận trong thi cử, thu được kết
quả là điểm phản ánh đúng năng lực của từng sinh viên.
Các giai đoạn của một kì thi cuối kì:
Lên lịch thi,
địa điểm thi

Tổ chức thi

Chấm bài và
công bố
điểm

Giải quyết
các trường
hợp phúc
khảo

Ghi nhận
điểm
chính thức

A/ Chủ thể của kiểm soát:
Chủ thể kiểm soát là đơn vị đưa ra các tác động kiểm soát hay thực hiện chức năng
kiểm soát. Đối với trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân thì quá trình tổ chức thi sẽ được kiểm
soát bởi phòng Quản l{ đào tạo, phòng Thanh tra, Đảm bảo chất lượng giáo dục và Khảo
thí.
Cụ thể như sau:
Bộ phận tổ chức thi (thuộc Phòng Quản l{ đào tạo): phòng 1.3 – Nhà 10 – ĐH Kinh
Tế Quốc Dân, có các nhiệm vụ chức năng chính sau:
+) Bố trí lịch thi cho sinh viên.
+) Làm thủ tục hoãn thi (nếu sinh viên bị ốm đau, tai nạn hoặc trong trường hợp
đặc biệt khác).
+) Chuyển ca thi (nếu sinh viên bị trùng lịch thi hay học nhiều môn).
+) Bố trí thi bổ sung (nếu sinh viên đã hoãn thi từ kz trước và chưa thi bổ sung).
Bộ phận quản lý quá trình giảng dạy, kiểm tra, thi và cấp bằng tốt nghiệp (thuộc
phòng Quản l{ đào tạo): phòng 1.2 – nhà 10 – trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
Bộ phận Thanh Tra (thuộc phòng Thanh tra, đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo
thí) : Gác 2 – Nhà y tế - ĐH Kinh Tế Quốc Dân: thực hiện các chức năng thanh tra theo sự
chỉ đạo của Hiệu trưởng, bộ phận chủ yếu là thanh tra vấn đề đào tạo nhưng cũng có
thể thanh tra các bộ phận kiểm soát thi.
Bộ phận khảo thí (thuộc phòng Thanh tra đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo
thí): Phòng 3.2 – Nhà 10 – ĐH Kinh Tế Quốc Dân: thực hiện các nhiệm vụ khảo thí đối với
các loại hình thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp, thi học phần đối với các loại hình đào tạo của
trường.

3

Các bộ phận này được coi như bộ phận thanh tra kiểm soát toàn bộ các vấn đề liên
quan đến thi cuối kz. Và cơ quan quản trị cao nhất của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân –
Ban giám hiệu nhà trường chính là chủ thể kiểm soát cao nhất. Ban giám hiệu sẽ đưa ra
các định hướng mang tính chiến lược cả về đào tạo hay thi cử. Vấn đề mà Ban giám hiệu
nhà trường quan tâm chính là kết quả chứ không phải là quá trình. Và bộ phận thực hiện
quá trình kiểm soát là các bộ phận thuộc các phòng đã kể trên chứ không phải là Ban
giám hiệu nhà trường.
Ngoài ra cũng có thể có sự kiểm soát từ bên ngoài cho việc thi cử. Cơ quan kiểm
soát bên ngoài chính là các bộ phận thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên,
đây không phải là cơ quan kiểm soát thường xuyên với việc tổ chức thi của nhà trường.
Bộ phận Thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể thanh tra kiểm soát bất kz kz thi
nào hay bất cứ lúc nào đối với tất cả các vấn đề của nhà trường chứ không chỉ riêng thi
cử.
Về cơ bản, các chủ thể kiểm soát thi cuối kz cho sinh viên của trường ĐH Kinh Tế
Quốc Dân đang hoạt động rất tốt. Thời gian này, nhà trường chuyển sang việc học và thi
theo kiểu tín chỉ đã khiến cho công việc kiểm soát thi cuối kz nhẹ nhàng hơn rất nhiều,
do việc học đã là do sinh viên lựa chọn. Nhưng điều đó có thể gây ra những sai sót
không đáng có do vấn đề về mạng hay máy tính. Tuy nhiên có thể thấy hoạt động thi
cuối kz được tổ chức rất trơn chu và vận hành hiệu quả. Các kz thi nhìn chung đều được
kiểm soát rất chặt chẽ. Hơn nữa nhờ vào sự tiến bộ công nghệ nên quá trình kiểm soát
này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.Nhờ đó, bộ phận kiểm soát vấn đề thi cuối kz đang
hoạt động đem lại hiệu quả thực sự.
B/ Phương pháp và hình thức kiểm soát:
Kiểm soát đảm bảo công bằng điểm thi cuôi kì của sinh viên được thực hiện qua rất
nhiều phương thức khác nhau mà trường Đại học kinh tế quốc dân đã áp dụng:
1/Tổ chức tổng quát một ca thi:
Trước khi bước vào kì thi cuối kì của mình, sinh viên sẽ được thông báo lịch thi trên
mạng quản l{ đào tạo.
Tổ chức thi theo môn, lớp tín chỉ và được phân thành nhiều ca trong ngày để tiết
kiệm được khoảng thời gian trống.
Có hai hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính và thi tự luận.
Ca thi cụ thể được tổ chức và kiểm soát như sau:

4

Buổi sáng

Buổi chiều

Thi trắc nghiệm trên máy

Ca 1 : 7h

ca 4: 13h

vi tính. (45 phút )

Ca 2 : 8h30

ca 5 : 14h30

Ca 3 : 10h

ca 6: 16 h

Ca 1 : 7h

Ca 3 : 13h

Ca 2 : 9h

Ca 4 : 15h

Thi tự luận ( 90 phút ).

2/ Phương thức kiểm soát sinh viên tham gia thi hết học phần:
Thứ nhất, những sinh viên nào có đủ điều kiện về tư cách và điểm số như : mức độ
chuyên cần… thì mới được tham gia thi hết học phần.
Khi tham gia dự thi phải có thẻ sinh viên chứng nhận chính xác sinh viên đó, tránh
tình huống thi hộ.
Phải có chữ kí của sinh viên khi tham gia thi hết học phần để đảm bảo đã hoàn
thành bài thi đúng quy định.
Mỗi một phòng sẽ có ít nhất 2 giám thị coi thi trở lên.
Giám thị coi thi sẽ là người kiểm soát cụ thể lượng sinh viên đến tham gia thi hết
học phần, cũng là người phát hiện những sai phạm mắc phải khi tham gia thi như : gian
lận trong thi cử…
3/ Phương thức kiểm soát bài thi:
Đối với hình thức thi trắc nghiệm:
Sinh viên thực hiện bài thi của mình trên máy vi tính với ngân hàng câu hỏi đã
được cài đặt mặc định. Mỗi đề kiểm tra của sinh viên sẽ gồm các câu hỏi khác nhau mà
máy tính chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng đề, như vậy nhà quản lý mạng đào tạo sẽ dễ
giàng nắm bắt được tình hình thi của mỗi phòng. Có nhiều bạn sinh viên đã dùng thủ
thuật “hack” thời gian thi bằng nhiều phương thức nhưng mọi hành vi gian lận đều

5

được nhà quản lý mạng phát hiện. Như vậy kiểm soát trở nên dễ dàng mà lại tránh được
hành vi vi phạm trong thi cử.
Sau khi thí sinh hoàn thành xong bài thi, điểm bài thi sẽ được thông báo trực tiếp
cho sinh viên ngay trên màn hình máy vi tính. Bảng điểm sẽ được in ra và giám thị viên
có trách nhiệm k{ hoàn thành nghĩa vụ coi thi. Bộ phận quản lý có trách nhiệm nhập
điểm của thí sinh vào mạng quản l{ đào tạo để lưu lại đánh giá kết quả học tập của sinh
viên.
Với hình thức thi tự luận.
Giống với hình thức thi tự luận, sinh viên muốn tham gia thi hết học phần cũng cần
phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản sau:
Thứ nhất, có đủ tư cách thi.
Thứ hai, sinh viên phải có thẻ sinh viên khi thi, và kí vào danh sách thí sinh dự thi.
Mỗi sinh viên làm bài thi với một mã đề được đánh số ngẫu nhiên. Sau khi thi xong
bài làm và đề được nộp cùng nhau. Như vậy việc lộ đề ra ngoài là khá khó, đồng thời hội
đồng chấm điểm cũng dễ dàng thực hiện việc chấm bài vì câu hỏi trong mỗi đề khác
nhau nên sẽ không có một khung lời giải chi tiết nào cho toàn bộ bài thi của thí sinh.
Sau khi hoàn thành bài thi xong, giám thị kiểm soát lại số bài thi và ký vào danh
sách người coi thi và mang bài nộp lên cấp trên. Bộ phận quản lý sẽ nhập điểm của thí
sinh sau khi bài thi được chấm điểm xong.
Nhận xét: Về cơ bản, cách thức tổ chức thi khá đơn giản, nhưng rất có hiệu quả.
Nhà quản lý chỉ cần sử dụng mạng máy tính để kiểm soát sinh viên của mình mà không
cần đến những phương thức kiểm soát quá truyền thống như: điểm danh thủ công, làm
bài thi trắc nghiệm bằng giấy A4 và chấm bài thủ công… Việc sử dụng phần mềm thi trắc
nghiệm bằng máy tính do chính các thầy cô trong khoa tin học sáng tạo và phát triển
được xem là bước đột phá trong việc kiểm soát bài thi của sinh viên, cũng như tiết kiệm
được nhiều chi phí khác liên quan. Nhưng có nhiều môn học không được phát triển theo
mô hình này như: Nguyên lý kế toán. Xác suất thống kê, quản trị học…. vì chúng là các
môn học tư duy logic không thực sự phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm, do đó việc
kết hợp cả hai hình thức thi của trường là phù hợp.

nguon tai.lieu . vn