Xem mẫu

  1. ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ: 01-TC-2004 NGHIÊN CỨU CHUẨN HÓA HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KINH TẾ – XÃ HỘI CẤP TỈNH VÀ HUYỆN 1. Cấp đề tài : Tổng cục 2. Thời gian nghiên cứu : 2004 – 2005 3. Đơn vị chủ trì : Tổng cục Thống kê 4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê 5. Chủ nhiệm đề tài : TS. Nguyễn Văn Tiến 6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu: TS. Trần Kim Đồng CN. Nguyễn Động CN. Bùi Bá Cƣờng CN. Đào Ngọc Lâm CN. Nguyễn Thị Chiến CN. Nguyễn Thị Ngọc Vân CN. Nguyễn Việt Hồng CN. Kim Ngọc Cƣơng CN. Đậu Ngọc Hùng CN. Phạm Tiến Nam 46
  2. PHẦN I SỰ CẦN THIẾT VÀ KHẢ NĂNG CHUẨN HOÁ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 1. Sự cần thiết phải chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện Việc nghiên cứu chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện ở nƣớc ta hiện nay đang là một đòi hỏi hết sức bức thiết và là một tất yếu khách quan. Tính tất yếu này xuất phát từ những căn cứ khoa học và thực tiễn sau: 1.1. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hệ thống chỉ tiêu thống kê nói chung và hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện nói riêng Thống kê là một ngành chuyên môn sâu, mọi hoạt động đều phải tuân thủ quy trình nghiệp vụ chặt chẽ. Tuỳ từng hoạt động cụ thể mà xây dựng quy trình với các bƣớc khác nhau, nhƣng bất cứ hoạt động nào của công tác thống kê thì việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê bao giờ cũng là bƣớc thứ nhất và là một trong những nội dung quan trọng nhất. Sở dĩ nhƣ vậy vì hệ thống chỉ tiêu thống kê thể hiện đầy đủ nhất, rõ ràng nhất cái đích phải hƣớng tới của mỗi hoạt động thống kê. Trên một góc độ khác, hệ thống chỉ tiêu thống kê còn là sự thể hiện tập trung nhất mức độ đáp ứng của hoạt động kê đối với ngƣời dùng tin và qua đó phản chiếu năng lực của cơ quan thống kê. Khi xem xét số lƣợng chỉ tiêu, kết cấu của hệ thống chỉ tiêu và mức độ phân tổ của các chỉ tiêu trong một hệ thống chỉ tiêu thống kê nào đó, cho dù đó là hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hay hệ thống chỉ tiêu thống kê của một ngành, một lĩnh vực, một vùng, một địa phƣơng, ngƣời ta sẽ nhận ra trình độ thống kê hiện tại đang ở mức nào, nhất là khi đối chiếu hệ thống chỉ tiêu của cơ quan thống kê này với hệ thống chỉ tiêu thống kê tƣơng ứng của cơ quan thống kê khác. Nhƣ vậy, vai trò quan trọng của hệ thống chỉ tiêu thống kê không chỉ đƣợc thể hiện trong các hoạt động thống kê mà nó còn là chân dung phản ánh trình độ, vị thế của ngành Thống kê nói chung và của mỗi cơ quan thống kê nói riêng. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bao gồm nhiều loại, tuỳ theo mục đích xây dựng, công dụng và cách phân loại. Nếu căn cứ theo cách tổ chức thống kê của nƣớc ta hiện nay thì hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình kinh 47
  3. tế-xã hội đƣợc bao gồm 5 loại chủ yếu: (1) Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội tổng hợp quốc gia, gọi tắt là hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; (2) Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, gọi tắt là hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh; (3) Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện, gọi tắt là hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp huyện; (4) Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp xã, gọi tắt là hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã; (5) Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ/ngành. Khoản 1 và 2, Điều 5, Nghị định 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê đã khẳng định: (1) Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình kinh tế-xã hội chủ yếu của đất nƣớc để thu thập thông tin thống kê, phục vụ các cơ quan, lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc các cấp trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lƣợc, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội từng thời kỳ và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân; (2) Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là cơ sở để phân công, phối hợp trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích và công bố thông tin thống kê, xây dựng chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia, xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và chế độ báo cáo thống kê cơ sở. Mặc dù, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia giữ vai trò đặc biệt quan trọng nhƣ trên nhƣng không thể thay thế và càng không thể phủ định các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác, trong đó có hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện, vì: (1) Xét về cấu thành tổng thể thì hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội cấp tỉnh và cấp huyện đều là những thành tố cùng với hệ thống chỉ tiêu quốc gia và các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác hợp thành tổng thể các hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng; (2) Xét về căn cứ xây dựng hệ thống chỉ tiêu thì hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia luôn là một trong những căn cứ, đồng thời cũng là một trong những mục tiêu chủ yếu mà hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện phải hƣớng tới; nhƣng xét về đƣờng đi của thông tin thì hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện là một trong những nguồn quan trọng cung cấp thông tin đầu vào cho hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, không có những thông tin đƣợc cung cấp từ hệ thống chỉ tiêu thống 48
  4. kê kinh tế xã hội cấp tỉnh và cấp huyện thì hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia khó có đủ thông tin để tổng hợp; (3) Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện còn có vai trò đặc biệt quan trọng phục vụ trực tiếp các cấp, các ngành quản lý và điều hành tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn; đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê cho các đối tƣợng dùng tin khác mà những thông tin trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác không đáp ứng đƣợc. Sở dĩ nhƣ vậy vì cấp tỉnh, cấp huyện đƣợc coi là những vùng lãnh thổ kinh tế hành chính, có cơ cấu tổ chức mang tính độc lập tƣơng đối và có chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính kinh tế-xã hội trên lãnh thổ theo Hiến pháp và pháp luật quy định nhƣ: Xây dựng quy hoạch, chiến lƣợc và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng kết cấu hạ tầng; trực tiếp quản lý hành chính về tài nguyên, môi trƣờng, dân cƣ và các vấn đề xã hội; quản lý các hoạt động kinh tế, quản lý ngân sách; giữ gìn trật tự an ninh và các vấn đề khác trên địa bàn. 1.2. Xuất phát từ thực trạng của hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện Bộ máy tổ chức hành chính ở nƣớc ta hiện nay bao gồm 4 cấp: Cấp trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Để phục vụ bộ máy công quyền này cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu của các đối tƣợng sử dụng thông tin thống kê khác, trong thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung trƣớc đây, ngoài hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đƣợc ban hành theo Quyết định số 168/TTg ngày 17/9/1970 của Thủ tƣớng Chính phủ với 297 chỉ tiêu thì ngành Thống kê còn có các hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ/ngành; hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội cấp tỉnh, hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội cấp huyện và hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã. Nhƣng khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa thì các hệ thống chỉ tiêu thống kê này đã trở nên lạc hậu. Do vậy, trong những năm đổi mới vừa qua ngành Thống kê đã quan tâm đặc biệt đến việc nghiên cứu chuẩn hoá các hệ thống chỉ tiêu thống kê cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Ngoài việc triển khai nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phục vụ sự quản lý, điều hành và hoạch định các chính sách vĩ mô ở các cấp ở trung ƣơng, ngành Thống kê còn tiến hành nhiều hoạt động xây dựng các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác, trong đó có các hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện. Tuy nhiên, kết quả thu đƣợc còn rất khiêm tốn. 49
  5. Mặc dù việc nghiên cứu đổi mới và chuẩn hoá các hệ thống chỉ tiêu thống kê nói chung và hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện nói riêng đã đƣợc triển khai khá sớm nhƣng đến nay mới hoàn thành đƣợc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, còn các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác, trong đó có hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp huyện vẫn chƣa đƣợc xây dựng hoàn chỉnh để sử dụng thống nhất trên phạm vi cả nƣớc. Tình trạng chậm trễ trong việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu kinh tếxã hội cấp tỉnh và cấp huyện đã dẫn đến một thực tế là, hiện nay các Cục Thống kê tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng đang phải triển khai cùng một lúc nhiều hệ thống chỉ tiêu thống kê khác nhau do các Vụ Thống kê chuyên ngành của Tổng cục Thống kê xây dựng và chỉ đạo thực hiện. Tƣơng tự nhƣ vậy, các Phòng Thống kê huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh cũng phải triển khai các hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyên ngành do Cục Thống kê và Tổng cục Thống kê biên soạn, yêu cầu cung cấp số liệu. Đó là chƣa kể các Cục Thống kê tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng và các Phòng Thống kê huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh còn phải xây dựng một số hệ thống chỉ tiêu thống kê khác để thu thập và tổng hợp những số liệu phục vụ các cấp, các ngành theo yêu cầu của địa phƣơng. Sự tồn tại cùng một lúc đồng thời nhiều hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện với số lƣợng chỉ tiêu nhiều ít khác nhau, phân tổ chi tiết khác nhau, nguồn số liệu khác nhau, chu kỳ thu thập, tổng hợp và công bố khác nhau, thậm chí phƣơng pháp tính toán nhiều khi cũng chƣa thống nhất với nhau, không những đang là gánh nặng đối với thống kê các địa phƣơng, mà còn làm cho số liệu thống kê vừa thừa, vừa thiếu, trùng chéo và mâu thuẫn nhau. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng số liệu thống kê của các Phòng Thống kê huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh không thống nhất với số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng; số liệu thống kê của các Cục Thống kê tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng cũng không thống nhất với số liệu mà Tổng cục Thống kê đã công bố. Sự sai khác về số liệu đã nêu ở trên đƣợc bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chƣa chuẩn hoá đƣợc hệ thống chỉ tiêu thống kê nói chung và hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện nói riêng. Thực trạng này càng khẳng định tính cần thiết phải nghiên 50
  6. cứu chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp huyện. 2. Khả năng chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện ở nƣớc ta hiện nay Sự chậm trễ trong việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp huyện bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhƣng đến nay đã xuất hiện nhiều tiền đề quan trọng, tạo khả năng triển khai một cách có hiệu quả các hoạt động chuẩn hoá hai hệ thống chỉ tiêu thông kê này, đó là các tiền đề sau: 2.1. Qua 20 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, ngành Thống kê đã tích luỹ được kinh nghiệm chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện. Kể từ khi thành lập đến nay, ngành Thống kê đã trải qua lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển, nhƣng phần lớn thời gian này nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp nên các hệ thống chỉ tiêu thống kê, trong đó có hệ thống chỉ tiêu kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện đƣợc xây dựng chủ yếu phù hợp với hệ thống chỉ tiêu kế hoạch. Thực trạng này đã thể hiện rõ trong khái niệm Hệ thống chỉ tiêu thống kê của cuốn Từ điển thống kê do Tổng cục Thống kê biên soạn và xuất bản năm 1977 nhƣ sau: “... Các hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phù hợp với các hệ thống chỉ tiêu kế hoạch tƣơng ứng về các mặt: tên gọi, nội dung kinh tế, phƣơng pháp tính toán, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch...)6. Từ năm 1986 đến nay, ngành Thống kê đã triển khai nhiều hoạt động nghiệp vụ nhằm đổi mới và hoàn thiện phƣơng pháp nghiệp vụ cho phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nƣớc và hội nhập quốc tế về thống kê. Tuy nhiên, đổi mới không phải là một bƣớc nhảy mà là cả một quá trình nên nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về thống kê trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa phải qua hàng loạt các bƣớc nghiên cứu và thử nghiệm. Đến nay công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nƣớc nói chung và của ngành Thống kê nói riêng đã trải qua 20 năm nên hầu hết cán bộ, công chức ngành Thống kê từ trung ƣơng đến địa phƣơng đều đã trƣởng thành và đã tích luỹ đƣợc những kinh nghiệm quý báu về đổi mới và hoàn thiện phƣơng pháp nghiệp vụ chuyên môn, trong đó có kinh nghiệm xây dựng 6 Từ điển Thống kê, Tổng cục Thống kê, Hà Nội 1977, trang 14. 51
  7. các hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nƣớc và thông lệ quốc tế. Riêng về hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện cũng đã triển khai một số nghiên cứu và thử nghiệm, trong đó có hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội tổng hợp áp dụng đối với Cục Thống kê cấp tỉnh và Phòng Thống kê cấp huyện do Vụ Thống kê Tổng hợp phối hợp với các Vụ Thống kê chuyên ngành thuộc Tổng cục Thống kê và với các Cục Thống kê xây dựng năm 2000. Hai hệ thống chỉ tiêu này đã đƣa vào áp dụng từ năm 2001 đến nay, trong đó hệ thống áp dụng đối với cấp tỉnh gồm 104 chỉ tiêu và hệ thống áp dụng đối với cấp huyện gồm 79 chỉ tiêu. Số chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội tổng hợp cấp tỉnh và cấp huyện do Vụ Thống kê Tổng hợp xây dựng năm 2000 Số chỉ tiêu của hệ thống Số chỉ tiêu của hệ thống chỉ tiêu cấp tỉnh chỉ tiêu cấp huyện Tổng số chỉ tiêu 104 79 Dân số và lao động 10 5 Kinh tế tổng hợp 6 2 Nông lâm nghiệp và thủy sản 28 23 Công nghiệp 4 4 Đầu tƣ và xây dựng 4 3 Vận tải 5 1 Bƣu chính, viễn thông 3 3 Thƣơng mại 8 3 Du lịch 2 1 Giáo dục 12 12 Y tế 4 4 Mức sống dân cƣ 2 2 Kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã/phƣờng/thị trấn 16 16 Ở địa phƣơng, nhiều Cục Thống kê cũng đã nghiên cứu đề xuất và đƣa vào thử nghiệm hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện, trong đó có Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình kinh tế-xã hội cấp huyện thời kỳ 2001-2005 của tỉnh Hải Dƣơng do Cục Thống kê Hải Dƣơng xây dựng, đƣợc Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban thành theo Quyết định số 1560/QĐ-UB ngày 16/4/2002 với 50 chỉ tiêu, bao gồm: (1) Kinh tế tổng hợp 7 chỉ tiêu; (2) Dân số lao động 4 chỉ tiêu; (3) Nông lâm nghiệp và thủy sản 13 chỉ tiêu; (4) Công nghiệp và xây dựng 6 chỉ tiêu; (5) Thƣơng mại 2 chỉ tiêu; (6) Giao thông vận tải và bƣu điện 3 chỉ tiêu; (7) Giáo dục 5 chỉ tiêu; (8) Y tế 4 chỉ tiêu; (9) Văn hoá xã hội 2 chỉ tiêu; (10) Mức sống dân cƣ 4 chỉ tiêu. 52
  8. Trong khuôn khổ Chƣơng trình Chia sẻ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thụy Điển, các chuyên gia cũng đã nghiên cứu và đề xuất Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiện trạng kinh tế-xã hội cấp huyện với 57 chỉ tiêu, bao gồm: (1) Thông tin khái quát về hiện trạng cấp huyện 4 chỉ tiêu; (2) Y tế 7 chỉ tiêu; (3) Giáo dục 10 chỉ tiêu; (4) Tình trạng kinh tế/đói nghèo 4 chỉ tiêu; (5) Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội 32 chỉ tiêu. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia trình Chính phủ ban hành, Tổ nghiên cứu đổi mới và chuẩn hoá các hệ thống chỉ tiêu thống kê do Vụ Phƣơng pháp Chế độ Thống kê, Tổng cục Thống kê làm thƣờng trực cũng đã sơ bộ dự thảo và đƣa ra hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp huyện. Đây cũng là tài liệu tham khảo quan trọng. Những thành công cũng nhƣ những hạn chế, bất cập của việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện đến nay về cơ bản đã đƣợc xác định. Nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn ngày càng rõ ràng hơn. Đơn cử, trong hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp huyện do Vụ Thống kê Tổng hợp hoặc các Vụ thống kê chuyên ngành của Tổng cục Thống kê xây dựng trƣớc đây thƣờng không có chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khái quát thực trạng và động thái phát triển kinh tế-xã hội trên toàn địa bàn tƣơng tự nhƣ chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nƣớc của cả nền kinh tế, nhƣng đến nay đã nhận rõ nhất thiết phải có một chỉ tiêu tổng hợp nào đó có khả năng phản ánh khái quát tình hình kinh tế-xã hội của địa bàn cấp huyện, để phục vụ sự quản lý, điều hành của các cấp, các ngành ở địa phƣơng và cung cấp cho các nhà đầu tƣ cũng nhƣ các đối tƣợng khác. 2.2. Các văn bản pháp quy ban hành trong những năm gần đây đã tạo tiền đề pháp lý đẩy mạnh việc chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện Nhƣ phần mở đầu đã nêu, trong quá trình đổi mới công tác thống kê những năm vừa qua và những năm tiếp theo, ngành Thống kê đã có thêm những cơ sở pháp lý quan trọng nhƣ Luật Thống kê; Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê; Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục 53
  9. Thống kê; Định hƣớng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt và đặc biệt là Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu quốc gia. Hệ thống chỉ tiêu quốc gia vừa ban hành có ý nghĩa to lớn đối với nhiều hoạt động thống kê. Riêng đối với việc chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện thì việc ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê này có ý nghĩa trên những mặt chủ yếu sau: - Một là, Điều 3, Quyết định 305/2005/QĐ-TTg về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Thủ tƣớng Chính phủ đã giao cho “Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê có trách nhiệm chuẩn hoá khái niệm, nội dung, phƣơng pháp tính và nguồn số liệu của từng chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh, huyện, xã để thống nhất thực hiện trong cả nƣớc”. Trong mục “Những quy định chung” của Hệ thống chỉ tiêu thống kê ban hành kèm theo Quyết định 305/2005/QĐ-TTg nêu trên, Thủ tƣớng Chính phủ còn giao cho “Tổng cục Thống kê căn cứ Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và yêu cầu đặc thù của các địa phƣơng để quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh, huyện, xã”. Đây chính là cơ sở, là tiền đề pháp lý để Tổng cục Thống kê tiến hành chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nƣớc. - Hai là, về mặt nghiệp vụ, hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện là những bộ phận cấu thành tổng thể các hệ thống chỉ tiêu thống kê; đồng thời là một trong những nguồn cung cấp số liệu đầu vào quan trọng của hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia nên việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện chỉ đạt đƣợc kết quả mong đợi một khi hai hệ thống chỉ tiêu thống kê này coi hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là một trong những căn cứ và cũng là một trong những cái đích phải hƣớng tới. Do vậy, trong quy trình công nghệ xây dựng và hoàn thiện các hệ thống chỉ tiêu thống kê thì việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia luôn luôn là bƣớc thứ nhất, sau đó mới tiến hành xây dựng và chuẩn hoá các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác. Đây không chỉ là học thuật mà còn là một yêu cầu có tính bắt buộc. Trong những năm đổi mới 54
  10. vừa qua Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê triển khai rất nhiều các hoạt động nghiên cứu xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện nhƣng kết quả đạt đƣợc rất hạn chế một phần do chƣa có hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Đến nay, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành hệ thống chỉ tiêu này, tức là đã tạo khả năng cho phép ngành Thống kê triển khai tiếp bƣớc chuẩn hoá các hệ thống chỉ tiêu thống kê còn lại, trong đó có hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện. PHẦN II ĐỀ XUẤT CHUẨN HOÁ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KINH TẾ XÃ HỘI CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN ÁP DỤNG ĐẾN NĂM 2010 1. Yêu cầu đặt ra đối với việc chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện 1.1. Phải đáp ứng cao nhất nhu cầu thông tin thống kê của các đối tượng dùng tin Mục đích của ngƣời làm thống kê là sản xuất ra các sản phẩm thông tin thống kê định lƣợng, đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời sử dụng thông tin. Do vậy, mọi hoạt động thống kê nói chung cũng nhƣ việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện nói riêng đều phải hƣớng về ngƣời sử dụng thông tin thống kê. Nếu không thực hiện theo phƣơng châm này thì mọi hoạt động đổi mới phƣơng pháp nghiệp vụ thống kê nói chung và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện nói riêng cho dù hoàn thiện đến mức nào cũng sẽ kém hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay thông tin đang trở thành sức mạnh của quyền lực và thông tin thống kê đang lên ngôi nên đối tƣợng sử dụng thông tin thống kê ngày càng nhiều và tƣơng đối đa dạng, nhu cầu thông tin của các đối tƣợng ngày càng tăng. Nếu một hệ thống chỉ tiêu thống kê nào đó đƣợc xây dựng nhằm thoả mãn mọi nhu cầu thông tin thống kê của tất cả các đối tƣợng dùng tin thì sẽ rất dàn trải, nặng nề và rất khó thực hiện đƣợc. Do vậy, nguyên tắc này chỉ đề ra yêu cầu đáp ứng cao nhất nhu cầu thông tin thống kê của các đối tƣợng dùng tin, chứ không phải và không có thể đáp ứng mọi nhu cầu về thông tin thống kê của tất cả các đối tƣợng. 55
  11. Do đối tƣợng sử dụng thông tin thống kê ngày càng đa dạng và khả năng đáp ứng của ngành Thống kê chỉ có giới hạn nên khi xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện cần phải phân các đối tƣợng sử dụng thông tin thống kê thành các nhóm lớn để tìm cách tiếp cận. Về mặt lý luận cũng nhƣ xuất phát từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có thể phân những đối tƣợng sử dụng thông tin của hai hệ thống chỉ tiêu thống kê nêu trên thành 2 nhóm: (1) Nhóm thứ nhất, bao gồm các cơ quan thống kê tổng hợp cấp trên; (2) Nhóm thứ hai, bao gồm các đối tƣợng dùng tin trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng và huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh cũng nhƣ một số đối tƣợng khác. Sở dĩ hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện phải coi việc đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan thống kê tổng hợp cấp trên là đối tƣợng phục vụ đầu tiên vì các cơ quan này là cấp trên đúng nghĩa thông thƣờng về tổ chức bộ máy và chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ, trong đó cấp trên trực tiếp của Cục Thống kê cấp tỉnh là Tổng cục Thống kê và của Phòng Thống kê cấp huyện là Cục Thống kê cấp tỉnh và Tổng cục Thống kê. Ngành Thống kê hiện nay tổ chức theo ngành dọc từ trung ƣơng đến địa phƣơng nên hoạt động của cơ quan thống kê cấp dƣới phải phục vụ trực tiếp cho hoạt động của tổ chức thống kê cấp trên là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Mặt khác, theo quy trình công nghệ sản xuất thông tin thống kê thì những thông tin thu thập đƣợc từ hệ thống các chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội cấp tỉnh và cấp huyện là một trong những nguồn thông tin đầu vào quan trọng phục vụ việc tổng hợp thông tin đầu ra của cơ quan thống kê tổng hợp cấp trên. Cụ thể là, những thông tin trong hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế- xã hội cấp tỉnh là một trong những nguồn thông tin quan trọng để Tổng cục Thống kê tổng hợp số liệu chung của cả nƣớc. Tƣơng tự, những thông tin trong hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp huyện cũng là một trong những nguồn thông tin quan trọng để Cục Thống kê tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng cũng nhƣ Tổng cục Thống kê tổng hợp các chỉ tiêu thông tin đầu ra trên địa bàn cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia. 56
  12. Ngoài nhiệm vụ phải đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan thống kê tổng hợp cấp trên, Cục Thống kê tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng và Phòng Thống kê huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh còn phải đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tƣợng sử dụng thông tin thống kê trên địa bàn và các đối tƣợng dùng tin khác, trƣớc hết là lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phƣơng. Do vậy, hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện phải thoả mãn cao nhất nhu cầu sử dụng thông tin thống kê của các đối tƣợng dùng tin trên địa bàn và các đối tƣợng khác. Đây cũng là yêu cầu có tính nguyên tắc vì chính quyền cấp tỉnh cũng nhƣ cấp huyện ngày càng có vai trò to lớn trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh tếxã hội trên địa bàn nên các cấp này cũng rất cần đƣợc cung cấp thông tin thống kê một cách thƣờng xuyên, kịp thời, đầy đủ và chính xác để cập nhật và xử lý tình hình. 1.2. Phải phù hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác tạo thành một hệ thống các chỉ tiêu thống kê thống nhất Nhƣ trên đã nêu, hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội bao gồm 5 loại: Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ/ngành; Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh; Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế- xã hội cấp huyện; Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp xã. Các hệ thống chỉ tiêu thống kê này có mối liên hệ mật thiết với nhau, thống nhất với nhau và bổ sung cho nhau vì chúng đều là hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội, hợp thành tổng thể hệ thống các chỉ tiêu thống kê. Do vậy việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện đòi hỏi phải phù hợp với việc xây dựng và chuẩn hoá các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác, trƣớc hết là phải phù hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 24/11/2005. Ngoài ra, việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế vì thống kê Việt Nam đang trên đƣờng đổi mới và hội nhập quốc tế. Để đáp ứng đƣợc những đòi hỏi nêu trên, việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện phải đƣợc nghiên cứu kỹ về số lƣợng chỉ tiêu của mỗi hệ thống trong mối quan hệ với các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác. Đơn cử, quan hệ tỷ lệ về số lƣợng chỉ tiêu của bốn hệ thống 57
  13. chỉ tiêu: (1) Cấp xã; (2) Cấp huyện; (3) Cấp tỉnh; (4) Cấp quốc gia cần phải đƣợc thiết kế theo sơ đồ hình thang ngƣợc, trong đó đáy lớn biểu thị số lƣợng chỉ tiêu của hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; tiếp đến biểu thị số lƣợng chỉ tiêu của hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh, rồi đến hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp huyện và cuối cùng, đáy nhỏ của hình thang biểu thị số lƣợng chỉ tiêu của hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp xã. Sơ đồ này đƣợc minh họa nhƣ sau: A B M N E F C D AB: Biểu hiện số lƣợng chỉ tiêu của hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia MN: Biểu hiện số lƣợng chỉ tiêu của hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh EF: Biểu hiện số lƣợng chỉ tiêu của hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp huyện CD: Biểu hiện số lƣợng chỉ tiêu của hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp xã Theo sơ đồ trên thì hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp xã có số lƣợng chỉ tiêu ít nhất và hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia có số lƣợng chỉ tiêu nhiều nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý luận và thực tiễn vì trên địa bàn một huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh hay địa bàn một xã/phƣờng/thị trấn có nhiều chỉ tiêu không thể hoặc không cần tính toán. Trong Công văn số 621/TCTK-TKQG ngày 29/8/2003 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê về tăng cƣờng chất lƣợng số liệu thống kê tổng sản phẩm trong nƣớc và đói nghèo đã yêu cầu các Cục Thống kê báo cáo với cấp ủy và lãnh đạo UBND địa phƣơng những hạn chế về phƣơng pháp luận, nguồn thông tin, tính không khả thi trong việc tính toán chỉ tiêu GDP, HDI ở cấp huyện trong điều kiện hiện nay. Quan hệ tỷ lệ về số lƣợng các chỉ tiêu nêu trên là rất cần thiết, nhƣng vấn đề quan trọng hơn là hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện phải có sự phù hợp với các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác về tên gọi, khái niệm, nội hàm và phƣơng pháp tính toán. Có nhƣ vậy thì 58
  14. các hệ thống chỉ tiêu thống kê đƣợc xây dựng mới thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau và cung cấp số liệu đƣợc cho nhau. Sự thống nhất về tên gọi, nội hàm và phƣơng pháp tính toán giữa các hệ thống chỉ tiêu thống kê của nƣớc ta với các hệ thống các chỉ tiêu thống kê của các nƣớc trên thế giới và trong khu vực cũng rất quan trọng vì nó cho phép tiến hành các phân tích và so sánh quốc tế; đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tƣợng dùng tin nƣớc ngoài dễ dàng tiếp cận và sử dụng các số liệu thống kê nói chung và số liệu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện của nƣớc ta nói riêng. 1.3. Phải đảm bảo được tính gọn nhẹ, thiết thực và khả thi Việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện là một đòi hỏi bức xúc của thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là việc xây dựng và chuẩn hoá hai hệ thống chỉ tiêu này hƣớng tới mục tiêu là nó phải đƣợc áp dụng một cách có hiệu quả trong thực tiễn. Do vậy, dù tiến hành theo cách nào, với những nội dung gì thì cũng phải đáp ứng đƣợc yêu cầu gọn nhẹ, thiết thực và hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tiễn của nƣớc ta. Yêu cầu này một mặt đòi hỏi trong quá trình xây dựng và chuẩn hoá các hệ thống chỉ tiêu nêu trên phải chống tƣ tƣởng thoát ly điều kiện cụ thể của nƣớc ta, đơn thuần tiến hành theo lý luận và tƣ duy thuần túy khoa học hoặc chỉ xuất phát từ nhu cầu của các đối tƣợng sử dụng thông tin mà không tính đến những khó khăn, hạn chế về nguồn lực của ngành Thống kê nói chung và của thống kê cấp tỉnh và cấp huyện nói riêng ở nƣớc ta hiện nay. Nếu không thống nhất đƣợc quan điểm thực tiễn này thì rất có thể dẫn đến việc đƣa ra hệ thống chỉ tiêu vƣợt quá khả năng thu thập, xử lý và tổng hợp của thống kê cấp tỉnh và cấp huyện. Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, trong hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp huyện không nên bố trí quá nhiều chỉ tiêu, nhất là những chỉ tiêu đòi hỏi phải thu thập, xử lý và tính toán phức tạp. Tuy nhiên, cũng cần chống tƣ tƣởng quá nhấn mạnh những khó khăn tạm thời hoặc riêng biệt của một số Cục Thống kê tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng hoặc của một số Phòng Thống kê huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh hiện nay mà đƣa ra hệ thống chỉ tiêu thống kê quá sơ sài, không đáp ứng cao nhất nhu cầu thông tin thống kê của các đối tƣợng dùng tin đã đƣợc đề ra trong yêu cầu thứ nhất. 59
  15. Một nội dung quan trọng khác của yêu cầu gọn nhẹ, thiết thực và khả thi là khi xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện phải tính tới những đặc điểm kinh tế-xã hội riêng có của các vùng, miền trong từng thời gian nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý, điều hành và các yêu cầu khác về thông tin thống kê kinh tế-xã hội đặc thù của các địa phƣơng. Để thể hiện yêu cầu này, các hệ thống chỉ tiêu phải đƣợc xây dựng theo nguyên tắc mở, tức là trong hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện, Tổng cục Thống kê chỉ nên quy định những chỉ tiêu chung nhất, có tính phổ biến; còn các địa phƣơng tuỳ tình hình của địa phƣơng mình mà bổ sung thêm một số chỉ tiêu cụ thể. Tuy nhiên việc bổ sung chỉ tiêu cũng cần phải cân nhắc, tránh tƣ tƣởng nhấn mạnh một chiều tính đặc thù mà đƣa thêm vào hệ thống chỉ tiêu mở này quá nhiều chỉ tiêu, không những làm mất đi tính phổ biến, mà còn không thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra là gọn nhẹ, thiết thực và khả thi. Một nội dung quan trọng khác của nguyên tắc mở là hệ thống chỉ tiêu thống kê nói chung và hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện nói riêng cho dù đã đƣợc xây dựng hoàn hảo thì cũng chỉ có ý nghĩa thiết thực và khả thi trong khoảng thời gian nhất định, sau đó phải tiếp tục đổi mới và chuẩn hoá cho phù hợp với tình hình và yêu cầu cụ thể, nhất là trong điều kiện nền kinh tế nƣớc ta đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Do xuất phát từ quan điểm mở về thời gian nhƣ vậy nên các hệ thống chỉ tiêu đề xuất trong đề tài này đề ra giới hạn là chỉ áp dụng đến năm 2010. 2. Hệ thống chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề xuất áp dụng đến năm 2010 Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh đề xuất bao gồm 160 chỉ tiêu với 11 nhóm: (1) Các chỉ tiêu về đơn vị hành chính, thời tiết và đất đai: 3 chỉ tiêu; (2) Các chỉ tiêu dân số và lao động: 13 chỉ tiêu; (3) Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: 22 chỉ tiêu; (4) Các chỉ tiêu nông lâm nghiệp và thủy sản: 24 chỉ tiêu; (5) Các chỉ tiêu công nghiệp: 4 chỉ tiêu; (6) Các chỉ tiêu thƣơng mại, giá cả và du lịch: 11 chỉ tiêu; (7) Các chỉ tiêu giao thông vận tải và bƣu chính viễn thông: 17 chỉ tiêu; (8) Các chỉ tiêu khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo: 17 chỉ tiêu; (9) Các chỉ tiêu y tế và kế hoạch hoá gia 60
  16. đình: 15 chỉ tiêu; (10) Các chỉ tiêu văn hoá và thể dục thể thao: 20 chỉ tiêu; (11) Các chỉ tiêu mức sống dân cƣ và các vấn đề xã hội khác: 14 chỉ tiêu. Dƣới đây là danh mục, phân tổ, nguồn số liệu và kỳ tổng hợp, công bố của các chỉ tiêu trong hệ thống thống kê kinh tế-xã hội cấp tỉnh đề xuất áp dụng đến năm 2010. Kỳ tổng STT Tên chỉ tiêu Phân tổ chính Nguồn số liệu chủ yếu hợp và công bố 1 Số đơn vị và danh mục đơn vị Huyện/quận/thị xã/thành phố Sở Nội vụ và Phòng Năm hành chính trực thuộc tỉnh Thống kê cấp huyện 2 Số giờ nắng, lƣợng mƣa, độ ẩm Trạm quan sát Sở Tài nguyên và Môi Tháng không khí và nhiệt độ không khí trƣờng 3 Diện tích tự nhiên và hiện trạng sử (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Sở Tài nguyên và Môi Năm dụng đất thuộc tỉnh; (2) Loại đất. trƣờng 4 Dân số trung bình (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê Năm thuộc tỉnh; (2) Giới tính; (3) Thành thị/nông thôn. 5 Mật độ dân số Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê Năm thuộc tỉnh 6 Số vụ kết hôn và ly hôn (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Sở Tƣ pháp và Phòng Năm thuộc tỉnh; (2) Giới tính; (3) Dân tộc. Thống kê cấp huyện 7 Số ngƣời và tỷ suất nhập cƣ, xuất (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Sở Công an và Phòng Năm cƣ và di cƣ thuần thuộc tỉnh; (2) Giới tính; (3) Thành Thống kê cấp huyện thị/nông thôn; (4) Dân tộc. 8 Tỷ suất sinh, tỷ suất chết, tỷ suất (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Phòng Thống kê cấp Năm tăng tự nhiên và tỷ lệ tăng dân số thuộc tỉnh; (2) Giới tính; (3) Thành huyện và Cục Thống kê thị/nông thôn. 9 Số hộ gia đình (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê Năm thuộc tỉnh; (2) Loại hộ; (3) Thành thị/nông thôn. 10 Lực lƣợng lao động (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Lao Năm thuộc tỉnh; (2) Giới tính; (3) Thành động, Thƣơng binh thị/nông thôn. và Xã hội 11 Số lao động đang làm việc trong (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Lao Năm nền kinh tế thuộc tỉnh; (2) Giới tính; (3) Loại động, Thƣơng binh hình kinh tế; (4) Ba khu vực kinh tế và Xã hội và ngành kinh tế cấp I. 12 Số lao động đƣợc tạo việc làm mới (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Lao 6 tháng, thuộc tỉnh; (2) Giới tính; (3) Loại động, Thƣơng binh và Xã năm hình kinh tế; (4) Ba khu vực kinh tế hội và ngành kinh tế cấp I. 13 Tỷ lệ lao động đang làm việc trong (1) Giới tính; (2) Nhóm tuổi; Cục Thống kê và Sở Lao Năm nền kinh tế đã qua đào tạo (3) Trình độ chuyên môn. động, Thƣơng binh và Xã hội 14 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động (1) Giới tính; (2) Nhóm tuổi; Cục Thống kê và Sở Lao Quý, năm trong độ tuổi ở khu vực thành thị (3) Trình độ chuyên môn. động, Thƣơng binh và Xã hội 15 Tỷ lệ thời gian làm việc của lao (1) Giới tính; (2) Ngành kinh tế. Cục Thống kê Năm động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn đƣợc sử dụng 61
  17. Kỳ tổng STT Tên chỉ tiêu Phân tổ chính Nguồn số liệu chủ yếu hợp và công bố 16 Số vụ, số ngƣời chết và số ngƣời bị (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Phòng Thống kê cấp Tháng, thƣơng do tai nạn lao động xảy ra thuộc tỉnh; (2) Giới tính; (3) Ngành huyện và Sở Lao động, quý, năm trên địa bàn kinh tế cấp I; (4) Nguyên nhân. Thƣơng binh và Xã hội. 17 Số hộ kinh tế cá thể phi nông lâm (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê Năm nghiệp và thủy sản thuộc tỉnh; (2) Ngành kinh tế. 18 Số trang trại, diện tích, số lao động (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Phòng Thống kê cấp Năm thƣờng xuyên và số vốn đầu tƣ của thuộc tỉnh; (2) Loại hình trang trại. huyện và Sở Nông nghiệp trang trại. và Phát triển Nông thôn 19 Số doanh nghiệp và số lao động, số (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và Năm vốn, giá trị TSCĐ, doanh thu thuần thuộc tỉnh; (2) Giới tính; (3) Thành Phòng Thống kê và số lãi, lỗ của các doanh nghiệp thị/nông thôn; (4) Dân tộc. cấp huyện 20 Vốn đầu tƣ thực hiện (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và Quý, năm thuộc tỉnh; (2) Cấp quản lý; (3) Loại Cục Thống kê hình kinh tế; (4) Ba khu vực và ngành kinh tế cấp I. 21 Số dự án, số vốn đầu tƣ xây dựng (1) Nhóm công trình (A, B, C); (2) Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Năm thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà Sở, ngành và Huyện/quận/thị nƣớc tập trung xã/thành phố trực thuộc tỉnh. 22 Vốn đầu tƣ thực hiện của các dự án Sở, ngành và Huyện/quận/thị Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Tháng, thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà xã/thành phố trực thuộc tỉnh. quý, năm nƣớc tập trung 23 Số dự án, số vốn đăng ký đầu tƣ (1) Ngành kinh tế; (2) Đối tác đầu tƣ. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ 6 tháng, trực tiếp của nƣớc ngoài đƣợc cấp năm phép mới và số vốn bổ sung 24 Vốn thực hiện của các dự án đầu tƣ (1) Ngành kinh tế; (2) Đối tác đầu tƣ. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Tháng, trực tiếp của nƣớc ngoài quý, năm 25 Giá trị tài sản cố định mới tăng (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và 6 tháng, thuộc tỉnh; (2) Cấp quản lý; Cục Thống kê năm (3) Ngành kinh tế. 26 Năng lực mới tăng (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và 6 tháng, thuộc tỉnh; (2) Cấp quản lý; Cục Thống kê năm (3) Ngành kinh tế. 27 Số lƣợng nhà ở và tổng diện tích (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Phòng Thống kê cấp Năm sàn nhà ở đƣợc xây dựng hoàn thuộc tỉnh; (2) Loại nhà. huyện và Sở Xây dựng thành 28 Tổng giá trị sản xuất (1) Loại hình kinh tế; (2) Ba khu vực Cục Thống kê Năm kinh tế và ngành kinh tế cấp I 29 Tổng giá trị tăng thêm (1) Loại hình kinh tế; (2) Ba khu vực Cục Thống kê Quý, năm và ngành kinh tế cấp I. 30 Cơ cấu tổng giá trị tăng thêm trên (1) Loại hình kinh tế; (2) Ba khu vực Cục Thống kê Quý, năm địa bàn theo giá thực tế và ngành kinh tế cấp I. 31 Tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm (1) Loại hình kinh tế; (2) Ba khu vực Cục Thống kê Quý, năm trên địa bàn theo giá so sánh và ngành kinh tế cấp I. 32 Giá trị tăng thêm bình quân đầu Cục Thống kê Năm ngƣời tính bằng nội tệ và USD theo tỷ giá hối đoái 33 Tổng số thu ngân sách (1) Sở, ngành và Huyện/quận/thị Sở Tài chính Tháng, xã/thành phố trực thuộc tỉnh; quý, năm (2) Nguồn thu. 62
  18. Kỳ tổng STT Tên chỉ tiêu Phân tổ chính Nguồn số liệu chủ yếu hợp và công bố 34 Tổng số chi ngân sách (1) Sở, ngành và Huyện/quận/thị Sở Tài chính Tháng, xã/thành phố trực thuộc tỉnh; quý, năm (2) Khoản mục chi. 35 Bội chi ngân sách Sở Tài chính Tháng, quý, năm 36 Số ngƣời và số tiền đóng bảo hiểm (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Bảo hiểm xã hội Năm y tế, bảo hiểm xã hội thuộc tỉnh; (2) Loại bảo hiểm; (3) tỉnh/thành phố trực thuộc Đối tƣợng đóng bảo hiểm. trung ƣơng 37 Số ngƣời và số tiền đƣợc nhận từ (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Bảo hiểm xã hội Năm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội thuộc tỉnh; (2) Loại bảo hiểm; (3) tỉnh/thành phố trực thuộc Đối tƣợng đƣợc hƣởng. trung ƣơng 38 Số hộ, tỷ lệ hộ đƣợc vay vốn và số (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Ngân hàng tỉnh/thành phố 6 tháng, vốn đƣợc vay từ các tổ chức tín thuộc tỉnh; (2) Thời hạn;(3) Ngân trực thuộc trung ƣơng năm dụng hàng cho vay; (4) Giới tính của chủ hộ vay. 39 Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp (1) Loại hình kinh tế; Cục Thống kê Quý, năm và thủy sản (2) Ngành kinh tế. 40 Giá trị sản phẩm thu đƣợc trên 1 ha Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Nông Năm đất trồng trọt và nuôi trồng thủy thuộc tỉnh. nghiệp và Phát triển Nông sản theo giá thực tế. thôn. 41 Hệ số sử dụng đất Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Nông Năm thuộc tỉnh. nghiệp và Phát triển Nông thôn. 42 Diện tích gieo trồng cây hàng năm (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Nông Vụ, năm thuộc tỉnh; (2) Loại cây. nghiệp và Phát triển Nông thôn. 43 Diện tích cây lâu năm (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Nông Năm thuộc tỉnh; (2) Loại cây; (3) Cho sản nghiệp và Phát triển Nông phẩm/chƣa cho sản phẩm. thôn. 44 Diện tích và tỷ lệ diện tích đất (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Nông Vụ, năm canh tác đƣợc chuyển đổi cây thuộc tỉnh; (2) Loại cây trồng. nghiệp và Phát triển Nông trồng thôn. 45 Diện tích gieo trồng cây hàng năm (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Nông Vụ, năm bằng giống mới thuộc tỉnh; (2) Loại cây; (3) Mùa vụ. nghiệp và Phát triển Nông thôn. 46 Diện tích và tỷ lệ diện tích gieo (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Nông Vụ, năm trồng cây hàng năm đƣợc làm đất thuộc tỉnh; (2) Loại cây; (3) Mùa vụ. nghiệp và Phát triển Nông bằng máy thôn. 47 Diện tích và tỷ lệ diện tích đất (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Nông Vụ, năm nông nghiệp đƣợc tƣới, tiêu thuộc tỉnh; (2) Loại cây trồng. nghiệp và Phát triển Nông thôn. 48 Chiều dài và tỷ lệ chiều dài kênh (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Nông Năm mƣơng kiên cố hoá thuộc tỉnh; (2) Loại kênh mƣơng. nghiệp và Phát triển Nông thôn. 49 Năng suất và sản lƣợng một số cây (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Nông Năm hàng năm chủ yếu thuộc tỉnh; (2) Loại cây; (3) Mùa vụ. nghiệp và Phát triển Nông thôn. 63
  19. Kỳ tổng STT Tên chỉ tiêu Phân tổ chính Nguồn số liệu chủ yếu hợp và công bố 50 Sản lƣợng một số cây lâu năm chủ (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Nông Năm yếu thuộc tỉnh; (2) Loại cây. nghiệp và Phát triển Nông thôn. 51 Số lƣợng gia súc, gia cầm và vật (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Nông 2 lần/năm nuôi khác thuộc tỉnh; (2) Loại vật nuôi; nghiệp và Phát triển Nông (3) Hình thức nuôi. thôn. 52 Sản lƣợng sản phẩm chăn nuôi chủ (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê và Sở Nông 6 tháng, yếu thuộc tỉnh; (2) Loại sản phẩm. nghiệp và Phát triển Nông năm thôn. 53 Diện tích rừng hiện có và tỷ lệ che (1) Loại rừng; (2) Huyện/quận/thị Sở Nông nghiệp và Phát Năm phủ của rừng xã/thành phố trực thuộc tỉnh. triển Nông thôn. 54 Diện tích trồng mới tập trung (1) Loại rừng; (2) Huyện/quận/thị Sở Nông nghiệp và Phát Năm xã/thành phố trực thuộc tỉnh. triển Nông thôn. 55 Diện tích rừng đƣợc giao khoán và (1) Loại rừng; (2) Huyện/quận/thị Sở Nông nghiệp và Phát Năm khoanh nuôi tái sinh rừng xã/thành phố trực thuộc tỉnh. triển Nông thôn. 56 Số hộ đƣợc giao khoán và khoanh (1) Loại rừng; (2) Huyện/quận/thị Sở Nông nghiệp và Phát Năm nuôi tái sinh rừng xã/thành phố trực thuộc tỉnh. triển Nông thôn. 57 Số cây trồng phân tán (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Sở Nông nghiệp và Phát Năm thuộc tỉnh; (2) Loại cây trồng. triển Nông thôn. 58 Sản lƣợng gỗ và lâm sản khác khai (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê, Sở Nông 6 tháng, thác thuộc tỉnh; (2) Loại lâm sản khai nghiệp và Phát triển Nông năm thác. thôn. 59 Diện tích rừng bị cháy và bị chặt (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Sở Nông nghiệp và Phát 6 tháng, phá thuộc tỉnh; (2) Loại rừng. triển Nông thôn năm 60 Diện tích nuôi trồng thủy sản (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Sở Nông nghiệp và Phát 6 tháng, thuộc tỉnh; (2) Loại nƣớc; (3) Loại triển Nông thôn hoặc Sở năm thủy sản nuôi trồng. Thuỷ sản 61 Số lƣợng và công suất tầu đánh bắt (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Sở Nông nghiệp và Phát Năm thuỷ sản thuộc tỉnh; (2) Loại hình kinh tế; (3) triển Nông thôn hoặc Sở Công suất. Thuỷ sản 62 Sản lƣợng thủy sản (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Sở Nông nghiệp và Phát Tháng, thuộc tỉnh; (2) Loại thuỷ sản; (3) triển Nông thôn hoặc Sở quý, năm Khai thác/nuôi trồng. Thuỷ sản 63 Số cơ sở sản xuất công nghiệp (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Phòng Thống kê cấp Năm thuộc tỉnh; (2) Cấp quản lý; huyện và các Sở/ngành (3) Loại hình kinh tế; (4) Ngành công nghiệp cấp II. 64 Giá trị sản xuất công nghiệp (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Các Sở/ngành và Phòng Tháng, thuộc tỉnh; (2) Cấp quản lý; (3) Loại Thống kê cấp huyện quý, năm hình kinh tế;(4) Ngành công nghiệp cấp II. 65 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất (1) Cấp quản lý; (2) Loại hình kinh Cục Thống kê Tháng, công nghiệp trên địa bàn theo giá tế; (3) Ngành công nghiệp cấp II. quý, năm so sánh 66 Sản lƣợng sản phẩm công nghiệp (1) Loại sản phẩm; (2) Cấp quản lý; Cục Thống kê và các Tháng, chủ yếu (3) Loại hình kinh tế. Sở/ngành quý, năm 64
  20. Kỳ tổng STT Tên chỉ tiêu Phân tổ chính Nguồn số liệu chủ yếu hợp và công bố 67 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và (1) Loại hình kinh tế; (2) Nhóm hàng Cục Thống kê Tháng, doanh thu dịch vụ tiêu dùng hoá, dịch vụ. quý, năm 68 Số doanh nghiệp thƣơng mại, (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê Năm khách sạn, nhà hàng, du lịch và thuộc tỉnh; (2) Cấp quản lý; (3) Loại dịch vụ tại thời điểm 31/12 hàng hình kinh tế; (4) Ngành kinh doanh. năm 69 Số ngƣời kinh doanh thƣơng (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Cục Thống kê Năm nghiệp, ăn uống và dịch vụ tƣ nhân thuộc tỉnh; (2) Ngành kinh doanh. tại thời điểm 1/7 hàng năm 70 Số chợ (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Sở Thƣơng mại Du lịch Năm thuộc tỉnh; (2) Loại chợ 71 Số siêu thị, trung tâm thƣơng mại (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Sở Thƣơng mại Du lịch Năm thuộc tỉnh; (2) Loại hình kinh tế;(3) Qui mô. 72 Giá trị và mặt hàng xuất khẩu chủ (1) Mặt hàng; (2) Huyện/quận/thị Phòng Thống kê cấp Tháng, yếu xã/thành phố trực thuộc tỉnh và huyện và Sở/ngành quý, năm Sở/ngành 73 Giá trị và mặt hàng nhập khẩu chủ (1) Mặt hàng; (2) Huyện/quận/thị Phòng Thống kê cấp Tháng, yếu xã/thành phố trực thuộc tỉnh và huyện và Sở/ngành quý, năm Sở/ngành 74 Chỉ số giá tiêu dùng Nhóm hàng hoá, dịch vụ Cục Thống kê Tháng 75 Số lƣợng, năng lực và công suất sử (1) Loại hình kinh tế; Sở Thƣơng mại Du lịch Năm dụng cơ sở lƣu trú (2) Hạng/ loại cơ sở 76 Số lƣợt khách du lịch đã phục vụ (1) Loại cơ sở (lƣu trú/lữ hành); (2) Sở Thƣơng mại Du lịch Tháng, Khách trong nƣớc/quốc tế; (3) Loại quý, năm hình kinh tế; (4) Loại hình du lịch 77 Doanh thu du lịch (1) Loại hình kinh tế; (2) Loại hình Sở Thƣơng mại Du lịch Quý, năm du lịch; (3) Loại hình cơ sở phục vụ (lƣu trú/lữ hành); (4) Loại doanh thu (Khách trong nƣớc/khách quốc tế) 78 Doanh thu vận tải, bốc xếp (1) Ngành vận tải; Cục Thống kê và Quý, năm (2) Loại hình kinh tế Sở/ngành 79 Khối lƣợng hành khách vận (1) Ngành vận tải; Cục Thống kê và Tháng, chuyển và luân chuyển (2) Loại hình kinh tế Sở/ngành quý, năm 80 Khối lƣợng hàng hoá vận chuyển (1) Ngành vận tải; Cục Thống kê và Tháng, và luân chuyển (2) Loại hình kinh tế Sở/ngành quý, năm 81 Chiều dài đƣờng bộ, đƣờng thuỷ (1) Cấp quản lý; (2) Loại đƣờng Sở Giao thông Vận tải Năm 82 Số xã chƣa có đƣờng ô tô đến Huyện Sở Giao thông Vận tải Năm trung tâm xã 83 Số tàu, thuyền có động cơ (1) Loại tàu thuyền theo công suất; Sở Giao thông Vận tải và Năm (2) Cấp quản lý Sở Công an 84 Số ô tô (1) Loại ô tô; (2) Cấp quản lý Sở Giao thông Vận tải và Năm Sở Công an 85 Số mô tô/xe máy Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Sở Công an Năm thuộc tỉnh 86 Số vụ, số ngƣời bị thƣơng và số (1) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực Sở Công an và Ban An Tháng, ngƣời chết do tai nạn giao thông thuộc tỉnh; (2) Loại đƣờng giao toàn giao thông quý, năm xảy ra trên địa bàn thông 65
nguon tai.lieu . vn