Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------o0o------------ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (Target costing) trong doanh nghiệp Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Thanh Huyền Hà Nội, năm 2017
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC .............................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................... v PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài .......................................................................... 3 5. Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU TRONG DOANH NGHIỆP...................................................................... 5 1.1. Một số lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp .......... 5 1.1.1. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí ........................................... 5 1.1.2. Một số phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại................................. 7 1.2. Một số lý luận cơ bản về phương pháp chi phí mục tiêu ......................... 10 1.2.1. Lịch sử hình thành phương pháp chi phí mục tiêu..................................... 10 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu 11 1.2.2.1. Khái niệm phương pháp chi phí mục tiêu ............................................... 11 1.2.2.2. Đặc điểm của Phương pháp chi phí mục tiêu ......................................... 15 1.2.2.3. Mục tiêu áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu.................................... 16 1.2.3. Các yêu cầu cơ bản khi áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu ............... 17 1.2.4. Quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu ................................... 18 1.2.5. Các công cụ kỹ thuật sử dụng .................................................................... 20 1.2.5.1. Kỹ thuật giá trị (VE) ............................................................................... 21 1.2.5.2. Kỹ thuật triển khai chức năng chất lượng (Quality function deployment) .... 21 1.2.5.3. Thiết kế sản xuất và lắp ráp (Design for manufacturing assembly) ....... 22 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu ......... 23 1.2.7. Lĩnh vực phù hợp với phương pháp chi phí mục tiêu ................................ 26 1.3. Phân biệt giữa phương pháp chi phí mục tiêu và phương pháp chi phí i
  3. truyền thống ........................................................................................................ 27 1.4. Vai trò của thông tin kế toán quản trị và nhân viên kế toán quản trị trong quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu .............................. 29 1.5. Một số mô hình chi phí mục tiêu trên thế giới.......................................... 32 1.5.1. Mô hình chi phí mục tiêu tại Nhật ............................................................. 32 1.5.2. Mô hình chi phí mục tiêu tại Mỹ................................................................ 34 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM36 2.1. Tổng quan nghiên cứu về phương pháp chi phí mục tiêu ....................... 36 2.2. Thực trạng vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại các nước trên thế giới ................................................................................................................. 41 2.2.1. Tình hình vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu trên thế giới ............... 41 2.2.2. Nghiên cứu điển hình sự vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu trong lĩnh vực sản xuất ô tô................................................................................................... 45 2.3. Những phân tích về mô hình vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại Tập đoàn Toyota ................................................................................................ 53 2.3.1. Quy trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu ................................... 54 2.3.2. Những kỹ thuật áp dụng trong quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu. ............................................................................................................. 55 2.3.3. Những đặc trưng của hệ thống phương pháp chi phí mục tiêu tại Toyota. 57 2.4. Thực trạng áp dụng kế toán quản trị và phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.......................................................... 62 2.4.1. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện kế toán quản trị tại các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. .............................................................................................. 62 2.4.2. Kết quả khảo sát tình hình áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam hiện nay. .................................................... 64 2.4.3. Các kết luận về thực trạng áp dụng kế toán quản trị và phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. ............................................. 70 CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ KHUNG LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC ii
  4. TIÊU CHO HỌC PHẦN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ........................................... 72 3.1. Sự cần thiết áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp Việt Nam ................................................................................................. 72 3.2. Đánh giá khả năng áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp Việt Nam ................................................................................................. 74 3.3. Các giải pháp về vận dụng Phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp Việt nam.................................................................................................. 75 3.3.1. Đề xuất mô hình thực hiện Phương pháp chi phí mục tiêu nên áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam ................................................................................. 75 3.3.2. Về công cụ áp dụng .................................................................................... 80 3.3.3. Về lĩnh vực và loại hình doanh nghiệp nên áp dụng .................................. 80 3.3.4. Về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ........................................................ 83 3.4. Đề xuất về khung lý thuyết phương pháp chi phí mục tiêu cho học phần kế toán quản trị. ................................................................................................. 84 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 94 iii
  5. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tình hình vận dụng Phương pháp chi phí mục tiêu các nước trên thế giới. . 43 Bảng 2.2: Ma trận QFD của động cơ khởi động bằng khí nén ............................ 47 Bảng 2.3: Phân loại chức năng sản phẩm theo tầm quan trọng ........................... 48 Bảng 2.4: Chi phí đự đoán cho mỗi bộ phận cấu thành dựa trên dự toán mua hàng..... 49 Bảng 2.5: Xác định chi phí dự toán cho mỗi chức năng ($) ................................ 50 Bảng 2.6: Chi phí mục tiêu của theo từng chức năng sản phẩm .......................... 51 Bảng 2.7: Xác định mục tiêu giảm chi phí cho mỗi chức năng ........................... 52 Bảng 2.8: Xác định mục tiêu giảm chi phí cho mỗi chức năng ........................... 53 Bảng 2.9: Kết quả thực hiện chi phí mục tiêu ...................................................... 53 Bảng 2.10: Tình hình áp dụng KTQT .................................................................. 63 Bảng 2.11: Phương pháp kế toán quản trị chi phí áp dụng .................................. 63 Bảng 2.12: Tình hình áp dụng Targetcosting Frequencies .................................. 64 Bảng 2.13: Lý do chưa áp dụng Targetcosting .................................................... 64 Bảng 2.14: Thống kê các đặc trưng Phương pháp chi phí mục tiêu tại các DNVN ... 65 Bảng 2.15: Thống kê đặc điểm nhóm liên chức năng (Cross - Functional Team) tại DNVN................................................................................................................... 66 Bảng 2.16: Thống kê mô tả về mối quan hệ nhà cung cấp với DNVN ............... 67 Bảng 2.17: Thống kê mô tả về kỹ thuật giá trị - Value Engineering trong DNVN .... 68 Bảng 2.18: Thống kê về đặc điểm hệ thống thông tin trong DNVN ................... 68 Bảng 2.19: Thống kê mức độ áp dụng phương pháp ABC trong DNVN ............ 69 Bảng 3.1: Sự tham gia của nhóm liên chức năng trong quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu .............................. Error! Bookmark not defined. Bảng 3.2: Chi phí sản xuất dự toán cho một modem ........................................... 86 Bảng 3.3: Đánh giá mức quan trọng của từng đặc điểm sản phẩm với khách hàng ... 87 Bảng 3.4: Chi phí mục tiêu của ECOM ............................................................... 89 Bảng 3.5: Mục tiêu chi phí sản xuất của ECOM ................................................. 89 Bảng 3.6: Tính toán tầm quan trọng của mỗi bộ phận cấu thành sản phẩm ........ 90 Bảng 3.7: Đề xuất hành động điều chỉnh chi phí ................................................. 91 iv
  6. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 : Quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu tại Nhật bản ........ 33 Hình 2.1: Mô tả cấu trúc thiết kế động cơ khởi động .......................................... 46 Hình 3.1: Đề xuất về quy trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu tại Doanh nghiệp Việt Nam .................................................................................................. 76 v
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Kế toán quản trị chi phí mục tiêu (còn gọi là Target costing) là một phương pháp kế toán quản trị hiện đại đã và đang được ứng dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới. Phương pháp chi phí mục tiêu là một quá trình xác định và thực hiện chi phí mục tiêu cho sản phẩm ngay từ những giai đoạn đầu tiên nghiên cứu và phát triển sản phẩm, bảo đảm sản phẩm sẽ được bán với giá bán mục tiêu và doanh nghiệp sẽ thu được mức lợi nhuận mục tiêu mong muốn. Khác với Kế toán quản trị truyền thống được sử dụng để phù hợp với những đặc điểm sản xuất kinh doanh đã và đang tồn tại của doanh nghiệp; chẳng hạn như một doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp xác định chi phí theo công việc hay theo quá trình sản xuất là phụ thuộc vào đặc điểm quy trình sản xuất của bản thân doanh nghiệp; phương pháp chi phí mục tiêu mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các doanh nghiệp đặc biệt là khi tham gia trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu. Phương pháp chi phí mục tiêu cho phép tính toán chi phí trong toàn bộ dòng đời của sản phẩm với những đặc tính được thiết kế để đáp ứng với nhu cầu khách hàng và thị trường. Vì vậy, khác với việc ứng dụng bị động theo một cái gì đã cho sẵn của một doanh nghiệp (lĩnh vực hoạt động, cạnh tranh, công nghệ, tổ chức sản xuất) thì phương pháp này có thể hỗ trợ nhà quản trị đưa ra các lựa chọn về sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh, thị trường… thông qua sự cung cấp thông tin của mình. Bên cạnh đó, vận dụng các kỹ thuật có sự kết nối với các yếu tố cạnh tranh thị trường chính là điểm khác biệt nổi trội với kế toán quản trị truyền thống, phù hợp với xu thế cạnh tranh toàn cầu ngày nay. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thách thức cạnh tranh không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm có chất lượng, có giá thành cạnh tranh trên thị trường, lại vừa phải đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra. Do đó, nghiên cứu một phương pháp kế toán quản trị hiện đại như trên là một yêu cầu mang tính thời sự, là tiền đề trang bị lý luận cho nguồn nhân lực sẵn sàng với những cơ hội mới. 1
  8. Mặt khác, hiện nay tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu phân tích sâu về phương pháp này. Do đó, mục đích của đề tài là nghiên cứu, phân tích và hoàn thiện khung lý thuyết về kế toán quản trị chi phí theo mục tiêu nhằm ứng dụng vào nghiên cứu và giảng dạy học phần Kế toán quản trị tại Trường Đại học Thương mại, bên cạnh đó cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu lĩnh vực kế toán quản trị và những doanh nghiệp quan tâm ứng dụng kế toán quản trị chi phí theo mục tiêu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu chính như sau: Một là, nghiên cứu và hệ thống hóa nội dung kế toán quản trị chi phí mục tiêu trong doanh nghiệp sản xuất đã được ứng dụng thành công trong các ở các nước trên thế giới. Hai là, khảo sát thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại một số doanh nghiệp sản xuất; hệ thống nội dung kế toán quản trị chi phí mục tiêu trong doanh nghiệp sản xuất. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí mục tiêu phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Ba là, đưa ra một số đề xuất về khung lý thuyết phương pháp chi phí mục tiêu ứng dụng trong giảng dạy của Học phần Kế toán quản trị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài là: Kế toán quản trị chi phí mục tiêu – Target costing bao gồm các nội dung chính: định nghĩa, nội dung phương pháp, quy trình thực hiện phương pháp chi phí theo mục tiêu, các công cụ áp dụng trong kế toán chi phí theo mục tiêu…. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các nội dung kế toán chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với lựa chọn mẫu ngẫu nhiên 100 doanh nghiệp sản xuất. Phạm vi thời gian nghiên cứu đề tài được tiến hành từ tháng 9/2016 đến tháng 2/2017. 2
  9. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Phương pháp thu thập dữ liệu: Để có được dữ liệu phục vụ cho việc thực hiện đề tài, tác giả đã thực hiện thu thập dữ liệu từ 2 nguồn: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. - Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp: tác giả thu thập dữ liệu thông qua hai phương pháp là phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị doanh nghiệp và phương pháp điều tra khảo sát thông qua bảng câu hỏi với mẫu điều tra là 100 doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. + Phương pháp phỏng vấn: nội dung phỏng vấn đối với các nhà quản trị doanh nghiệp được thiết lập dựa trên mục tiêu tìm hiểu về tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức bộ máy kế toán và đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức hệ thống thông tin quản lý của công ty, quan điểm quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty. Kết quả của quá trình phỏng vấn rất hữu ích để tác giả đề tài có thể rút ra được kết luận chung về thực trạng tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thấy rõ được thực trạng quản lý chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. (Mẫu phiếu phỏng vấn – phụ lục số 02) + Phương pháp điều tra khảo sát: Phương pháp này được thực hiện thông qua việc thiết kế phiếu câu hỏi điều tra, nội dung câu hỏi điều tra được thiết kế dựa trên những nghiên cứu trước đó về Phương pháp chi phí mục tiêu. (Mẫu phiếu điều tra – Phụ lục số 01). Phiếu khảo sát gồm 3 phần: Phần 1: Những thông tin chung của doanh nghiệp về quy mô, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Phần 2: Những câu hỏi lựa chọn chung về phương pháp quản lý chi phí doanh nghiệp, đặc điểm, công cụ quản lý chi phí hiện tại mà các doanh nghiệp được khảo sát đang áp dụng. Phần 3: Câu hỏi lựa chọn theo thang điểm Likert. Việc xây dựng câu hỏi thang đo này dựa trên các nghiên cứu trước đó về chi phí mục tiêu của các tác giả trên thế giới, tuy nhiên nội dung đã được cụ thể hóa và thay đổi để phù hợp với bối 3
  10. cảnh tại Việt Nam để nhằm đánh giá những nội dung cụ thể của phương pháp chi phí mục tiêu tại doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Mục đích và nội dung của Phiếu điều tra là thu thập thông tin về tình hình và mức độ vận dụng phương pháp Phương pháp chi phí mục tiêu doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam hiện nay và những dự định sẽ áp dụng trong tương lai, những lý do khiến cho việc chưa áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu, xu hướng vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu trong tương lai. Mẫu chọn để nghiên cứu của đề tài là khảo sát thực trạng các vấn đề liên quan đến vận dụng Phương pháp chi phí mục tiêu trong phạm vi 100 doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. - Đối với dữ liệu thứ cấp: Đối với loại dữ liệu này, tác giả đã thu thập dựa trên các nghiên cứu, các bài tạp chí chuyên ngành có uy tín của các nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực Phương pháp chi phí mục tiêu trên thế giới, các báo cáo khoa học của các hội thảo chuyên ngành trên thế giới và Việt Nam, các tài liệu báo cáo của các doanh nghiệp khảo sát tại Việt Nam. Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập được được tổng hợp và phân tích. Tác giả đã sử dụng phần mềm Excel và SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu thu thập được từ phiếu điều tra khảo sát. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được kết cấu bởi 3 chương như sau: Chương 1: Những lý luận chung về phương pháp chi phí mục tiêu trong doanh nghiệp Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và tình hình vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu trên thế giới và Việt Nam Chương 3: Các kết luận và đề xuất về vấn đề áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu trong doanh nghiệp và khung lý thuyết về phương pháp chi phí mục tiêu cho học phần kế toán quản trị 4
  11. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 1.1.1. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hoạt động quản lý, là quá trình định dạng, đo lường, ghi chép và cung cấp các thông tin của chi phí hoạt động kinh tế của một tổ chức. Dưới góc độ kế toán quản trị, bộ phận kế toán chi phí có chức năng đo lường, phân tích về tình hình chi phí và cung cấp thông tin nhằm đánh giá khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động và các bộ phận của tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu năng của quá trình hoạt động kinh doanh. Qua những phân tích trên có thể hiểu kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin về chi phí để mỗi tổ chức thực hiện chức năng quản trị, gồm xác định kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý về các hoạt động của đơn vị. Bản chất của kế toán quản trị chi phí được thể hiện qua những nội dung sau: Thứ nhất, kế toán quản trị chi phí cung cấp các thông tin chi phí cho nhà quản trị trong việc hoạch định, kiểm soát chi phí, ra quyết định và đánh giá kết quả thực hiện. Thông tin do kế toán quản trị chi phí cung cấp vừa cụ thể, trung thực vừa xuất phát từ nhu cầu của các nhà quản trị nên rất hữu ích cho công tác quản trị doanh nghiệp. Thứ hai, thông tin do kế toán quản trị chi phí cung cấp có thể là thông tin tài chính hay phi tài chính. Trong môi trường kinh doanh hiện đại, các thông tin phi tài chính ngày càng được sử dụng rộng rãi trong quản trị chi phí. Thứ ba, kế toán quản trị chi phí tồn tại cùng với kế toán tài chính trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, có thể tổ chức kết hợp hoặc tách biệt với hệ thống kế toán tài chính. Thứ tư, các báo cáo của kế toán quản trị chi phí cung cấp cho nhà quản trị được cung cấp một cách định kỳ hoặc khi phát sinh nhu cầu. Các biểu mẫu của kế 5
  12. toán quản trị chi phí không mang tính bắt buộc, pháp lý mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Khác với báo cáo tài chính do kế toán tài chính cung cấp phải mang tính pháp lý và thống nhất chung cho tất cả các doanh nghiệp, kế toán quản trị chi phí cung cấp các báo cáo để nhằm phục vụ cho yêu cầu của quản trị, vì vậy các báo cáo này được thiết lập phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của nhà quản trị trong từng doanh nghiệp cụ thể mà không cần tuân thủ theo nguyên tắc chung nào. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong thực hiện chức năng quản lý của doanh nghiệp. Ngày nay, khi nền kế toán thị trường càng phát triển, hệ thống quản trị trong mỗi doanh nghiệp càng được chú trọng thì sự cần thiết của kế toán quản trị lại càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là kế toán quản trị có liên quan đến việc kiểm soát và ra quyết định về chi phí. Do đó, kế toán quản trị chi phí ngày càng chứng tỏ được vai trò của nó trong hệ thống thông tin quản trị của mỗi doanh nghiệp, điều này thể hiện cụ thể qua các điểm sau: - Trong quá trình lập kế hoạch của nhà quản trị: Để lập được các kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn cần sử dụng các thông tin do kế toán quản trị chi phí cung cấp cùng với các nguồn khác. Để lập các kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch hàng năm, quý, tháng) nhà quản trị căn cứ vào các định mức chi phí được lập để xây dựng dự toán về chi phí theo từng nội dung, từ đó là cơ sở để xây dựng dự toán tổng thể. Thông qua dự toán sẽ cho phép nhà quản trị dự đoán, liên kết các nguồn lực để đảm bảo mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận trong kỳ. Các kế hoạch đầu tư dài hạn cũng cần dựa trên các kỹ thuật của kế toán quản trị chi phí để xây dựng các kế hoạch đầu tư thỏa mãn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp trong dài hạn là tồn tại với vị thế cạnh tranh trên thị trường, cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính do hệ thống kế toán quản trị chi phí cung cấp rất cần thiết cho nhà quản trị trong việc lập kế hoạch dài hạn. - Trong quá trình kiểm soát hoạt động của nhà quản trị: Nhà quản trị cần kiểm soát được các hoạt động của doanh nghiệp mình theo kế hoạch đã được xác định. Để thực hiện chức năng này, kế toán quản trị chi phí cung cấp các thông tin về 6
  13. thực hiện và kế hoạch dưới các dạng báo cáo so sánh để nhà quản trị có thể nhận ra các điểm sai lệch lớn giữa thực hiện và kế hoạch, từ đó tập trung vào để kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động. - Trong quá trình ra quyết định: Để có cơ sở ra quyết định, nhà quản trị cần có thông tin, trong đó rất nhiều thông tin do hệ thống kế toán quản trị cung cấp. Chẳng hạn, khi nhà quản trị thực hiện các quyết định liên quan đến việc chấp nhận một đơn hàng cụ thể, quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận/ sản phẩm, quyết định về đầu tư dài hạn,… thì các thông tin chi phí do hệ thống kế toán quản trị chi phí cung cấp là vô cùng cần thiết. Các thông tin này phải được xử lý và báo cáo theo nhu cầu sử dụng trong tình huống cụ thể của nhà quản trị chứ không phải theo các dạng tiêu chuẩn, khuôn mẫu như trong kế toán tài chính. - Trong quá trình đánh giá kết quả thực hiện: Kế toán quản trị chi phí cung cấp các thông tin để nhà quản trị đánh giá được thành quả thực hiện của các bộ phận. Kế toán quản trị chi phí cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản lý nhằm xây dựng các chiến lược cạnh tranh bằng cách thiết lập hệ thống các báo cáo. Kế toán quản trị chi phí cung cấp nguồn thông tin chi phí để lập báo cáo định kỳ phản ánh về khả năng sinh lời của các bộ phận, các sản phẩm, dịch vụ, các thị trường tiêu thụ, nhằm cung cấp thông tin để nhà quản trị nắm rõ được nên đẩy mạnh kinh doanh bộ phận nào, có thể cắt giảm hoặc loại bỏ bộ phận nào để đạt lợi nhuận chung toàn công ty là tối ưu nhất. 1.1.2. Một số phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại (1) Phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động (Activity Based Costing) Hệ thống kế toán chi phí theo hoạt động phân bổ chi phí cho các sản phẩm trên cơ sở của loại hoạt động và số lượng các hoạt động phải thực hiện để tạo ra các sản phẩm đó. Hệ thống kế toán chi phí này tập hợp chi phí theo các trung tâm hoạt động theo nhiều các tổ hợp chi phí và ở các mức độ đa dạng (đơn vị sản phẩm, lô sản phẩm, và toàn doanh nghiệp) và sau đó phân bổ các chi phí này theo nhiều tiêu chuẩn phân bổ (cost drives), bao gồm cả tiêu chuẩn liên quan đến khối lượng và các tiêu chuẩn không liên quan đến khối lượng. Chính vì vậy mà các chi phí được phân 7
  14. bổ chính xác hơn và các nhà quản trị có thể tập trung vào việc kiếm soát các hoạt động mà nó gây ra chi phí hơn là cố gắng để cắt giảm các chi phí là kết quả của các hoạt động. Sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo hoạt động sẽ cung cấp một bức tranh hiện thực hơn về giá thành thực tế so với các hệ thống kế toán chi phí truyển thống có sẵn. Hơn nữa, hệ thống kế toán chi phí theo hoạt động cho phép đánh giá lợi nhuận theo khách hàng, theo thị trường,… Trong hệ thống kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động, chi phí không được phân loại thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ như trong các hệ thống kế toán chi phí truyền thống mà được phân loại theo cấp độ chi phí, bao gồm các cấp độ: Cấp độ đơn vị sản phẩm; cấp độ lô sản phẩm; cấp độ loại sản phẩm / quy trình sản xuất; cấp độ toàn doanh nghiệp. Ngoài ra có thể xem xét chi phí ở cấp độ thị trường hoặc cấp độ khách hàng. Việc phân loại trên là cơ sở để tập hợp các chi phí theo hoạt động và sau đó phân bổ cho các sản phẩm/ dịch vụ. Các bước thực hiện trong hệ thống kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động: - Bước 1: Nghiên cứu quá trình hoạt động của doanh nghiệp và các khoản chi phí phát sinh. - Bước 2: Xác định các hoạt động cơ bản - Bước 3: Nhận dạng các chi phí có thể ghi nhận cho các đối tượng chịu chi phí cuối cùng ( sản phẩm, dịch vụ,…) - Bước 4: Tập hợp và phân bổ các chi phí còn lại theo các hoạt động đã được xác định. Nếu các chi phí này không thể ghi nhận trực tiếp cho từng hoạt động thì kế toán cần phân bổ các chi phí này theo tiêu chuẩn mà các hoạt động này sử dụng chi phí. - Bước 5: Xác định tỷ lệ phân bổ chi phí của các hoạt động: Tổng chi phí của hoạt động được chia cho tổng tiêu thức phân bổ chi phí của hoạt động đó (theo mức độ sử dụng các hoạt động của các sản phẩm/dịch vụ.) - Bước 6: Phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí cuối cùng (các đối tượng cần xác định chi phí hay cần tính giá thành – các sản phẩm/ dịch vụ…) (2) Phương pháp kế toán chi phí mục tiêu (Target costing) 8
  15. Phương pháp kế toán chi phí mục tiêu ra đời để đáp ứng với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn lại. Giai đoạn nghiên cứu và phát triển có ý nghĩa quan trọng đến chi phí trong toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm. Do vậy, việc xem xét kỹ lưỡng giai đoạn này là rất cần thiết trong việc quản lý chi phí. Theo hệ thống kế toán chi phí mục tiêu, doanh nghiệp sẽ ước tính giá bán của sản phẩm thông qua các nghiên cứu thị trường và trừ lãi gộp mong muốn khỏi giá bán ước tính sẽ cho chi phí tối đa có thể chấp nhận được của sản phẩm – gọi là chi phí mục tiêu, công thức xác định chi phí mục tiêu cho sản phẩm được xác định như sau: Chi phí mục tiêu của sản phẩm = Giá bán ước tính của sản phẩm - Lãi mong muốn Nếu chi phí ước tính của doanh nghiệp lớn hơn chi phí mục tiêu, doanh nghiệp cần tiếp tục tiếp các giải pháp thay thế trong thiết kế để có được chi phí ước tính thấp hơn hoặc bằng chi phí mục tiêu, hoặc cũng có thể không phát triển sản phẩm đó. Phương pháp kế toán chi phí này thích hợp với các doanh nghiệp tự thiết kế sản phẩm của mình, bởi vì nó cho phép doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm một cách đáng kể trước khi chúng bị “ khóa” sau khi quá trình thiết kế hoàn thành. Hệ thống kế toán chi phí này được áp dụng khá thành công trong các doanh nghiệp ô tô của Nhật Bản, với công ty đi đầu là Toyota. (3) Phương pháp chi phí theo hướng cải tiến liên tục (Kaizen costing) Hệ thống chi phí theo hướng cải tiến liên tục – Kaizen là sự vận dụng quan điểm quản trị theo hướng cải tiến liên tục xuất phát từ Nhật Bản. Theo quan điểm này, các doanh nghiệp sẽ liên tục đưa ra các cải tiến mới dù là nhỏ nhất để nhằm kiểm soát tốt chi phí, chất lượng sản phẩm tốt để nhằm mục đích thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Kaizen đặc biệt coi trọng vai trò của nhà lãnh đạo phải tập trung hướng tới những khuynh hướng mới trong một công ty như: xu hướng làm việc theo nhóm, tập thể coi trọng hơn là cá nhân; xu hướng quản lý theo mạng lưới hơn là cơ cấu quản lý theo mệnh lệnh, cấp bậc; xu hướng đầu tư vào chất xám và đào tạo nhân viên, được coi trọng hơn là vốn; xu hướng khuyến khích sự linh hoạt và liên tục cải tiến. Theo quan điểm của Kaizen costing, để đạt được mục tiêu cắt 9
  16. giảm chi phí, mỗi công ty được phân cấp rõ ràng tới từng bộ phận nhỏ, người phụ trách mỗi bộ phận ở từng cấp bậc dù nhỏ nhất đều phải có trách nhiệm tìm kiếm giải pháp cải tiến để nhằm đạt mục tiêu chung. Điều này cũng có nghĩa, ở các công ty này các nhà quản lý dù ở cấp bậc thấp nhất cũng được quyền đưa ra các chính sách, chuẩn mực hay các quy tắc áp dụng trong bộ phận của mình để nhằm nâng cao hiệu quả tốt nhất tại bộ phận mình phụ trách. Sự trao quyền và đề cao năng lực của nhân viên càng khuyến khích họ tham gia tốt hơn vào quá trình cải tiến hàng ngày. Hệ thống chi phí Kaizen không sử dụng chi phí định mức cố định hàng năm. Đối với Kaizen costing thì thước đo tiêu chuẩn để đánh giá chi phí của kỳ phát sinh chính là chi phí thực tế của kỳ sản xuất gần nhất trước đó, nó được gọi là Kaizen costs, chi phí này cũng được coi là chi phí kế hoạch để đánh giá cho kỳ tiếp theo. Bởi vì luôn xảy ra sự cải tiến từng bước một cách liên tục qua các chu kỳ sản xuất có thể theo tuần hay tháng, trong khi chi phí định mức thì thường chỉ được thay đổi sau ít nhất 1 năm. Chẳng hạn, đối với các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản, mục tiêu của cải tiến chi phí theo Kaizen thường được đặt ra là 3 tháng. Đối với hãng sản xuất máy bay Boeing, kỳ cải tiến chi phí được xác lập là mỗi 6 tháng. 1.2. Một số lý luận cơ bản về phương pháp chi phí mục tiêu 1.2.1. Lịch sử hình thành phương pháp chi phí mục tiêu Phương pháp chi phí mục tiêu được phát minh từ tập đoàn xe hơi Toyota và nó được phát triển tại Nhật bản từ những năm 1960 như là một biện pháp thích nghi với điều kiện thị trường phức tạp và phương pháp này cũng xuất hiện lần đầu tiên tại các bài giảng các nước Phương Tây những năm 1990. Phương pháp chi phí mục tiêu lần đầu tiên được xuất hiện tại Nhật bản với tên gọi “Genka Kikaku”. Tập đoàn Toyota đã áp dụng lần đầu tiên năm 1963 dựa trên sự khuyến khích của nhà cung cấp của họ là General Electric (Ansari &Bell, 1997). Trong khi đó, hãng General Electric đã đang sử dụng một phương pháp tương tự như hệ thống Phương pháp chi phí mục tiêu từ năm 1947 trước khi có những khái niệm về phương pháp này hình thành. Do vậy, có thể nói rằng phương pháp này có thể đã được đưa vào thực tế từ trước những năm 1960. Sự mở rộng của phương pháp này có thể được đánh dấu sau thế chiến thứ 2 khi nước Mỹ tạo ra một khái niệm về chi phí sản phẩm tối thiểu với sản phẩm hấp dẫn tối đa (Feil et al,.2004). Nó được biết đến như là kỹ thuật giá trị 10
  17. (Value engineering – VE). Sau đó các nhà sản xuất Nhật đã kết hợp khái niệm kỹ thuật giá trị - VE với ý tưởng của họ về sự cắt giảm chi phí trong suốt quá trình phát triển sản phẩm (Tani, 1995). Ansari & Bell, 1997 cũng đồng tình rằng ngành công nghiệp Nhật đã định hình ý tưởng của doanh nghiệp Mỹ về kỹ thuật giá trị và mở rộng nó thành một hệ thống cắt giảm chi phí và lập kế hoạch lợi nhuận. Ngày nay, kỹ thuật giá trị - VE được sử dụng như một công cụ của quá trình chi phí mục tiêu. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều hãng sản xuất Nhật bản phải gồng mình lên đấu tranh với việc phải cung cấp các sản phẩm tại mức giá bằng hoặc thấp hơn với giá thị trường. Sản xuất theo số lớn của các công ty Nhật từ những năm 1960 đã nảy sinh nhu cầu phải cung cấp sản phẩm với những kỳ vọng của khách hàng. Khách hàng trở nên có quyền lực hơn trong việc lựa chọn loại hàng hóa mà họ tiêu dùng. Môi trường cạnh tranh gay gắt hơn là nhân tố chủ yếu khiến cho các công ty Nhật bản hướng tới việc phát triển phương pháp Phương pháp chi phí mục tiêu. Sakurai (1989) chỉ ra rằng yêu cầu của khách hàng ngày gia tăng và chu kỳ sống của sản phẩm trở nên ngắn lại chính là những lý do để của việc ứng dụng phương pháp Phương pháp chi phí mục tiêu tại nước Nhật. Hầu hết các công ty lắp máy và sản xuất xe hơi của Nhật đều áp dụng phương pháp này. Một số các doanh nghiệp Mỹ như Ford và Chrysler và một số các công ty trên các nước khác cũng ứng dụng phương pháp này nhằm mục đích có thể cạnh tranh trên thị trường. Piere năm 2002 đã nhấn mạnh từ một bản điều tra về Phương pháp chi phí mục tiêu là một kỹ thuật được vận dụng rộng rãi. Có hai lý do chính cho việc phát triển phương pháp này là: công ty ngày càng mất kiểm soát về giá cả bởi vì giá cả được quyết định theo nhu cầu thị trường và lý do thứ hai là hầu hết các chi phí sản phẩm đều được quyết định từ giai đoạn thiết kế sản phẩm. 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu 1.2.2.1. Khái niệm phương pháp chi phí mục tiêu Phương pháp chi phí theo mục tiêu được vận dụng đầu tiên tại các hãng xe hơi Nhật bản để sản xuất ra các sản phẩm tương lai với sự cân bằng giữa mục tiêu chi phí thấp nhất và những đặc tính cốt yếu nhất. Hãng sản xuất ô tô Nhật bản Toyota đã thừa nhận rằng mức giá bán của sản phẩm được quyết định bởi thị 11
  18. trường, sau đó chi phí mục tiêu được tính theo công thức: Mức giá bán mục tiêu – Lợi nhuận mục tiêu = Chi phí mục tiêu/ Mức chi phí cho phép Công thức này liên quan đến việc quyết định mức chi phí mục tiêu có thể chấp nhận được tại thời điểm phát triển sản phẩm để nhằm đạt được lợi nhuận một cách đầy đủ khi sản phẩm được tung ra ngoài thị trường. Phương pháp chi phí mục tiêu thiết lập mức chi phí mục tiêu bằng việc trừ khoản lợi nhuận mục tiêu cần đạt được từ mức giá bán mục tiêu. Mức giá bán mục tiêu này được xác định dựa trên cơ sở thị trường. Theo Garrison (2006), phương pháp chi phí mục tiêu quyết định giới hạn tối thiểu của mức chi phí cho phép (Allowable Cost) của một sản phẩm và sau đó phát triển sản phẩm mới có khả năng sinh lời. Giá cả thị trường là yếu tố được quyết định trước, sau đó trừ đi mức lợi nhuận yêu cầu từ mức giá thị trường đã quyết định, cuối cùng là sản phẩm được thiết kế và sản xuất trong giới hạn cao nhất là mức chi phí cho phép (Allowable cost). Hệ thống chi phí mục tiêu được thực thi kể từ giai đoạn phát triển sản phẩm mới thông qua việc lập kế hoạch, kiểm soát và cắt giảm chi phí từ sự phối hợp của nhiều bộ phận trong toàn bộ doanh nghiệp. Quá trình chi phí mục tiêu xuất phát từ quản trị chi phí ở giai đoạn đầu tiên của phát triển sản phẩm trong toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm thông qua sự tham gia tích cực vào toàn bộ chuỗi giá trị (Ansari, 1999). Phương pháp chi phí mục tiêu đặc biệt nhấn mạnh đến định hướng thị trường và yêu cầu của khách hàng. Nó đòi hỏi sự thấu hiểu sâu sắc về tính cạnh tranh, thị trường và những yêu cầu của khách hàng về các phương diện chất lượng, sản phẩm, tính năng, việc giao hàng, thời gian và giá cả. Phương pháp này được xác định như là công cụ để kiểm soát chi phí và sản xuất ra những sản phẩm đáng giá nhất đến tay khách hàng đồng thời cũng mang lại mức lời hấp dẫn cho cả doanh nghiệp. Đây là phương pháp quan tâm nhiều hơn tới việc kiểm soát chi phí trong dài hạn, phối hợp từ những hoạt động của người thiết kế sản phẩm và có thể được xem xét như là hệ thống kế toán quản trị chiến lược của công ty. Nguyên tắc cốt lõi của phương pháp này theo Cooper & Slagmulder, 1999 là “Mức chi phí theo mục tiêu không bao giờ bị vượt quá”. Phương pháp này đòi hỏi 12
  19. tính sáng tạo, sự cam kết, và sự cộng tác làm việc cởi mở của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp đồng thời với sự hỗ trợ của nhà cung cấp. Phương pháp này đã được thực hiện rất thành công ở các hãng xe hơi và ngành công nghiệp sản xuất trong việc cắt giảm được chi phí và gia tăng giá trị (Cooper & Slagmulder, 1997). Theo Worthy 1991 cho rằng việc vận dụng phương pháp chi phí theo mục tiêu sẽ cắt giảm được chi phí sản xuất ra sản phẩm. Năm 1988, Hiromoto trong nghiên cứu của ông đã chỉ ra rằng phương pháp chi phí theo mục tiêu là một công cụ giúp định vị vững chắc vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật bản trong thị trường cạnh tranh toàn cầu những năm 1980. Những tác giả khác cũng cho rằng phương pháp này liên quan đến việc dự tính chi phí và kiểm định lại (Fisher, 1995); sự hợp tác nghiêm túc giữa các bộ phận kỹ thuật, thiết kế sản phẩm và các bộ phận sản xuất. Tất cả những hoạt động của công ty sẽ cắt giảm chi phí sản xuất và từ đó ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động. Cooper & Slagmulder (1997) khẳng định rằng phương pháp chi phí theo mục tiêu là một hệ thống trong đó thị trường, chất lượng và tính năng của sản phẩm được xem xét khi xác định chi phí của sản phẩm để tạo ra mức lợi nhuận nhất định. Phương pháp chi phí mục tiêu không chỉ là một kỹ thuật xác định một khoản chi phí mà hơn thế nó là một chương trình cắt giảm chi phí toàn diện khởi đầu thậm chí từ khi sản phẩm chưa được sản xuất. (Kato, 1993). Đây là một phương pháp hướng tới mục tiêu cắt giảm chi phí của sản phẩm mới xuyên suốt chu kỳ sống của sản phẩm trong khi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Cũng theo Kato 1993, phương pháp chi phí theo mục tiêu là một phương pháp quản trị chi phí định hướng theo khách hàng và thị trường. Nó không đơn thuần chỉ là một phương pháp xác định chi phí mà là một hệ thống quản trị lợi nhuận chiến lược toàn bộ của công ty. Hầu hết các định nghĩa từ các nhà nghiên cứu đều đặt trọng tâm của phương pháp này vào việc cắt giảm chi phí nhưng với các phạm vi khác nhau. Một số tác giả cho rằng Phương pháp chi phí mục tiêu là một phương pháp quản trị chi phí hiệu quả hơn là một kỹ thuật xác định chi phí đơn thuần (Tani, 1995). Một số tác giả xem xét phương pháp này chỉ ở giai đoạn thiết kế và phát triển sản phẩm trong 13
  20. khi các tác giả khác lại xem xét phương pháp này trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Có thể xem xét một số cách nhìn nhận về Phương pháp chi phí mục tiêu khác nhau dưới đây: Tani et al. (1994) định nghĩa Phương pháp chi phí mục tiêu là một thành phần của hệ thống quản lý chi phí sản phẩm/dịch vụ toàn bộ liên quan đến việc đạt được đồng thời mục tiêu về chi phí với việc lập kế hoạch và phát triển sản phẩm mới. Langfield et al. (2006) giải thích rằng Phương pháp chi phí mục tiêu là một hệ thống quản lý chi phí và lập kế hoạch lợi nhuận trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm nhằm tạo ra mức lợi nhuận như mong muốn của doanh nghiệp với mức giá bán sản phẩm chấp nhận được. Williamson (1997) cho rằng Phương pháp chi phí mục tiêu là một quá trình đảm bảo sản phẩm được thiết kế theo phương thức mà doanh nghiệp có thể bán được sản phẩm với mức giá cạnh tranh mà vẫn tạo ra mức lợi nhuận mong muốn. Monden & Hamada (1994) đưa ra định nghĩa về Phương pháp chi phí mục tiêu như sau: “Hệ thống để hỗ trợ quá trình cắt giảm chi phí trong suốt giai đoạn phát triển và thiết kế sản phẩm mới một cách toàn diện, một sự thay đổi mẫu sản phẩm mới hoàn toàn, hoặc một sự thay đổi mẫu sản phẩm thứ cấp”. Hilton (2008) cho rằng Phương pháp chi phí mục tiêu như chiến lược quản lý chi phí dài hạn cho phép doanh nghiệp tham gia và duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường cho một loại sản phẩm và cạnh tranh thành công với các đối thủ. Từ những khái niệm trên, phương pháp chi phí mục tiêu có thể được khái quát lại như sau: phương pháp chi phí mục tiêu là một quá trình xác định chi phí mục tiêu cho sản phẩm ngay từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm và hỗ trợ quá trình đạt được chi phí mục tiêu thông qua việc cung cấp các thông tin chi phí cần thiết để nhóm phát triển sản phẩm có thể thiết kế sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường, giá cả cạnh tranh, đồng thời đảm bảo đạt được lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp khi sản phẩm được tung ra thị trường. 14
nguon tai.lieu . vn