Xem mẫu

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẦM
GIƯỜNG NẰM TẠO XƯỞNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG
TY TNHH ĐỨC PHÚC

Khái quát về công ty TNHH Đức Phúc:
Công ty TNHH Đức Phúc bắt đầu hoạt động từ năm 1995, chuyên sản xuất,
cung cấp các loại sản phẩm làm từ gỗ cho khu vực xã Thạch Thất, huyện
Thường Tín, Hà Nội. Công ty sản xuất rất nhiều loại sản phẩm đa dạng, nhưng
được ưa chuộng nhất vẫn là sản phẩm giường nằm.

I. Chủ thể kiểm soát:
- Chủ thể kiểm soát là quản đốc phân xưởng
- Vị trí, vai trò: Quản đốc chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc công ty, giám
sát các hoạt động của phân xưởng rồi báo cáo trực tiếp cho Giám đốc công ty
hoặc Trợ lý Giám đốc.
- Nhiệm vụ, quyền hạn trong quy trình kiểm soát: Điều hành hoạt động sản xuất
của xí nghiệp theo nhiệm vụ, kế hoạch được giao. Tổ chức phân công công việc,
đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu
chất lượng. Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, vật tư, thành phẩm, bán thành
phẩm, kho bãi, hàng hóa thuộc xí nghiệp phụ trách. Lập Báo cáo định kỳ và bất
thường về công việc, tiến độ của xí nghiệp, cá nhân, chất lượng của các sản
phẩm.
- Chủ thể kiểm soát đã và đang thực hiện nhiệm vụ rất nghiêm túc, sát sao, báo
cáo kịp thời với Giám đốc khi xảy ra các vấn đề bất thường.

II. Phương pháp và hình thức kiểm soát:
1. Phương pháp kiểm soát:
- Thu thập thông tin về chỉ số các bộ phận như vai giường, đầu giường, đuôi
giường; và các công cụ máy móc sử dụng như thiết bị đánh nhẵn, thiết bị phun
sơn...thông qua qua việc quan sát, đo đạc,..
- Nghiên cứu tài liệu: về các chỉ số nêu trên có đạt tiêu chuẩn kích thước và hình
dáng không: chỉ số các kích thước sản phẩm, các thông số công nghệ và công cụ
cắt ghép phải đảm bảo cho quá trình sản xuất
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về sản xuất giường nằm.
Trong đó phương pháp thu thập thông tin về chỉ số các bộ phận sản phẩm là
phương pháp cơ bản, chủ đạo. Quản đốc quan sát, đo đạc các sản phẩm xem các
sản phẩm đã đủ tiêu chuẩn chưa dựa trên việc nghiên cứu tài liệu, bên cạnh đó
quản đốc tham khảo ý kiến các nghệ nhân tay nghề cao để đánh giá về chất
lượng các sản phẩm.
2. Hình thức kiểm soát:
- Kiểm soát đồng bộ: kiểm soát toàn bộ hoạt động sản xuất sản phẩm một cách
tổng thể
- Kiểm soát trước, trong và kết quả hoạt động: kiểm soát chất lượng cả quá trình
sản xuất: từ khâu nguyên liệu đầu vào, đến lúc cho ra sản phẩm
- Kiểm soát bộ phận: thực hiện kiểm soát đối vs từng bộ phận sản xuát các thành
phần để cấu thành nên sản phẩm

III. Công cụ và kỹ thuật kiểm soát:
- Công cụ: các dữ liệu thống kê và công cụ kiểm soát chất lượng (ISO, TQM)
- Kỹ thuật: toán học và máy tính để đo lường, các mô hình mô phỏng sản phẩm

IV. Quy trình kiểm soát:
1. Mục tiêu, nội dung kiểm soát:
- Mục tiêu kiểm soát:
Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử
dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
Kiểm soát chất lượng phải kiểm soát mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá
trình tạo ra sản phẩm. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa, loại bỏ ra các sản
phẩm có khuyết tật.
- Nội dung kiểm soát: kiểm soát về chất lượng sản phẩm giường nằm, bao
gồm các yếu tố:
+ Con người
+ Phương pháp và quá trình
+ Đầu vào
+ Máy móc thiết bị và công cụ cắt
2. Các tiêu chuẩn kiểm soát:
- Yếu tố đầu vào:
Nguyên liệu là yếu tố quan trọng đối với quá trình sản xuất, nguyên liệu tốt sẽ
tránh được đáng kể những khuyết tật do nguyên liệu gây ra. Để đạt được nguyên
liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất ta phải tiến hành kiểm tra và chuẩn bị
nguyên liệu. Quá trình kiểm tra phải đạt được các thông số kích thước, tính chất
vật lý, tính chất cơ học.
Trong quá trình khảo sát nguyên liệu đầu vào là ván dăm. Nguyên liệu đầu vào
phải đạt được kích thước lxbxt (2440.1220.18mm). Sai số này cho phép đối với
chiều dày 0,3-0,5mm. Đối với chiều rộng 2mm, chiều dài 3mm.
Khối lượng thể tích ván phải đạt được từ 0,5-0,8 g/cm^3.

Ván không bị cong, vênh, tách lớp.
- Máy móc thiết bị và công cụ cắt:
+ Máy móc thiết bị phải được kiểm tra thường xuyên để sửa chữa và bảo dưỡng
thích hợp. Đối với lưỡi cắt phải đảm bảo các thông số góc
+ Máy phải luôn ở trạng thái hoạt động tốt.
- Con người:
+ Kỹ năng: phải qua đào tạo từ các cơ sở dạy nghề, kỹ năng tay nghề tốt.
+ Kiến thức: tốt nghiệp cấp 2 trở lên
+ Tinh thần trách nhiệm: có ý thức, không chây lười.
+ Tổ chức quản lý: có ý thức kỷ luật cao.
- Phương pháp, quá trình sản xuất: theo các phương pháp sản xuất tiên tiến,
công nghệ cao để đạt hiệu quả về năng suất, chất lượng sản phẩm.
3. Giám sát và đo lường việc thực hiện:
- Việc giám sát phải tiến hành ngay ở các khu vực của các khâu sản xuất bằng
các cơ sở chỉ tiêu đã xác định: Quản đốc giao cho các công nhân dùng thước
kẹp, thước mét để đo các thông số kĩ thuật của phôi hay sọc; kiểm tra việc bảo
dưỡng máy móc thường xuyên để tránh sai sót để lại hậu quả..
- Để dự báo các sai lệch trước khi chúng trở nên trâm trọng, cần phải thực hiện
việc đo lường ngay trong quá trình sản xuất như việc giám sát các khâu cắt, lắp
ráp, phun sơn......
- Việc đo lường cần phải được các công nhân thực hiện nhiều lần bằng những
công cụ đo lường hợp lí: dùng các loại thước để đo thông số của pha phôi hay
sọc; kiểm tra chât lượng máy móc thiết bị như lưỡi cưa, mũi khoan....theo những
chỉ tiêu cụ thể đã đặt ra; giám sát khâu lắp ráp theo chất lượng sản phẩm mà
công ti đang hướng tới....

- Phải có sự thống nhất trong tiêu chí đặt ra giữa người tiến hành giám sát đo
lường vs người đánh giá kết quả hoạt động: cụ thể như về hình ảnh sản phẩm,
chất lượng của các mối lắp ghép....
4. Đánh giá kết quả hoạt động:
- Quản đốc đánh giá thành quả đạt được có phù hợp với mục tiêu đặt ra hay
không: chất lượng sản phẩm giường cho ra thị trường có phù hợp với hình ảnh
công ti đang hướng đến không.
- Quản đốc đánh giá tính hiệu quả của quá trình sản xuất: số lượng giường gỗ
cho ra thị trường bao nhiêu, doanh thu và chi phí có nằm trong khoảng dự kiến
không.
- Quản đốc xem xét những việc xảy ra ngoài dự đoán: như việc nguyên liệu gỗ
đầu vào ko đạt tiêu chuẩn, máy móc có xảy ra sai sót trong quá trình cắt ghép
ngoài dự kiến...
- Quản đốc đánh giá tổng quát về chiến lược kinh doanh: có khả năng phát triển
mạnh trên thị trường đồ gỗ VN hiện nay không? có thể tiếp tục duy trì hoạt động
sản xuất, mở rộng thị trường trong tương lai không?
5. Điều chỉnh sai lệch:
Dựa trên quá trình đánh giá, nếu Quản đốc thấy các sản phẩm không đạt chất
lượng sẽ tiến hành các biện pháp nhằm điều chỉnh sự sai lệch bằng cách phát
hiện ra nguyên nhân khiến sản phẩm bị lỗi đến từ đâu? Nguyên nhân dẫn đến
sản phẩm bị lỗi có thể đến từ các nhân tố đầu vào (chất lượng gỗ không tốt,..); từ
con người (ý thức kỉ luật, trình độ, tay nghề,..); từ máy móc (máy móc không đạt
tiêu chuẩn, không được bảo dưỡng,..),... Trên cơ sở đó Quản đốc báo cáo lên
Giám đốc công ty, đề xuất các biện pháp điều chỉnh và điều chỉnh cho thích hợp.
Cụ thể, sau đây là các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sản phẩm không đạt yêu
cầu và các biện pháp điều chỉnh:
- Máy móc, thiết bị:

nguon tai.lieu . vn