Xem mẫu

  1. Đề tài "Tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng"
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 3 Chương 1 ......................................................................................................................... 8 HÁI LUẬN VỀ CA DAO VIỆT NAM ............................................................................ 8 1.2.2.1 Thể thơ ............................................................................................................... 11 1.2.2.2 Cấu tứ ................................................................................................................. 12 A + tín hiệu so sánh + B .................................................................................................. 13 Chương 2 ....................................................................................................................... 20 CẤU TRÚC CÂU TIẾNG VIỆT .................................................................................. 21 Khác gì như là hoa nở trên non một mình. ....................................................................... 34 Lưu ý:............................................................................................................................. 34 Lưu ý:............................................................................................................................. 35 Đàn bà miệng (mà) rộng (thì) tan hoang cửa nhà. ............................................................ 39 Chương 3 ....................................................................................................................... 42 CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CA DAO VIỆT NAM .................................................... 42 Thương em mà chẳng dám nhìn mặt em. ......................................................................... 49 Ngồi bên đống bạc mà cân lấy chì. .................................................................................. 49 Còng lưng mà chay, cực còn chạy theo. ........................................................................... 49 Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây. .................................................................................... 50 Tổng Hà Nam (là) Bãi chiến trường................................................................................. 52 Con trai tát nước, nàng dâu đi mò. ................................................................................... 54 Bốn thương, năm nhớ, ..................................................................................................... 55 Bảy tám chín mong, mười tìm. ........................................................................................ 55 Chim phượng hoàng (mà) sầu cội (thì) biếng bay. ........................................................... 56 Con nuôi cha mẹ (thì) tính tháng tính ngày. ..................................................................... 57 Vắng anh (thì) em lại giọt vơi, giọt đầy. .......................................................................... 58 Khi về bóng đã nghe ai bóng tròn. ................................................................................... 58 Chửa trông thấy mặt lòng còn ước ao........................................................................ 58 Hết lúa (thì) ta lại mang tiền đi đong................................................................................ 59 Bóng cây em tưởng bóng thuyền anh sang. ...................................................................... 59 Cau (mà) không hạt (thì) ắt (là) miếng cau già. ................................................................ 59 Ta (mà) không lấy mình (thì) ta biết lấy ai? ..................................................................... 60 Người (mà) khôn (thì) chưa nắm lấy tay (là) đã cười. ...................................................... 60 Cơm sôi (mà) nhỏ lửa (thì) một đời không khê. ............................................................... 60 Cha mẹ (mà) nghèo (thì) con vất vả gian nan. .................................................................. 61 Vợ (mà) khôn (thì) chồng được nhiều bài cậy trông. ........................................................ 61 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 65
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các loại hình văn hoá dân gian, ca dao là một kho tri thức độc đáo không chỉ về nội dung, mà cả về hình thức nghệ thuật, trong đó có như ngôn ngữ. Ca dao Việt Nam là lời ăn, tiếng nói của nhân dân đã khắc sâu trong tâm trí con người Việt Nam từ xưa đến nay. Trải qua biết bao thế hệ người Việt Nam đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã gìn giữ tiếng nói của dân tộc mình qua nền văn học dân gian, đặc biệt là thể loại ca dao. Trong lịch sử văn học, những nhà nghiên cứu Việt Nam đã có những công trình rất hay, rất bổ ích về ca dao. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát ca dao trên nhiều phương diện: nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật… Trong đó, về hình thức nghệ thuật, yếu tố ngôn ngữ trong ca dao cũng được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến trong nhiều công trình. Là một trong những loại hình sáng tác của, những người bình dân lao động, nên ca dao rất gần gũi với lời ăn, tiếng nói của con người, nên khi nghiên cứu câu tiếng Việt, vấn đề cấu trúc cú pháp của ca dao cũng được nhiều người quan tâm. Với mong muốn khám phá giá trị của kho tàng ca dao Việt Nam trên bình diện ngôn từ, người viết chọn đề tài: “Tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng”. Thực hiện đề tài này cũng là dịp người viết trao dồi và cũng cố thêm vốn hiểu biết của mình về ngôn ngữ, đặc biệt là tri thức ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm chức năng - một quan điểm ngữ pháp mới trong việc nghiên cứu câu tiếng Việt. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Về ngữ pháp chức năng Ở Việt Nam, ngành Ngôn ngữ học ra đời muộn hơn so với các nước trên thế giới, đặc biệt là lĩnh vực ngữ pháp nói chung và ngữ pháp chức năng nói riêng. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm chức năng xuất hiện vào những năm của thập niên 80 của thế kỷ XX qua một số bài viết mang tính chất giới thiệu như: Giới thiệu lý phân đoạn thực tại câu của Lý Toàn Thắng (1981); Vấn đề thành phần câu của Hoàng tuệ (1988).
  4. Đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, xuất hiện công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm chức năng có hệ thống đầu tiên. Đó là quyển Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1 của Cao Xuân Hạo [5] (Đến năm 2004, công trình này đã được Nhà xuất bản Giáo dục tái bản). Trong quyển sách này, Cao Xuân Hạo đã xem xét câu tiếng Việt trên ba bình diện là cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Về cú pháp, Cao Xuân Hạo đã phủ nhận quan hệ chủ − vị trong câu tiếng Việt. Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu nước ngoài, Cao Xuân Hạo cho rằng cấu trúc cú pháp câu của tiếng Việt phản ánh sát sao hành động nhận định của tư duy. Ông đã tiếp thu và ứng dụng khái niệm đề − thuyết vào miêu tả cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt. Cao Xuân Hạo đã chia phần đề thành nội đề và ngoại đề. Theo ông, phần ngoại đề nằm ngoài thành phần cơ bản của câu nêu ông chỉ nhắc qua; phần nội đề thì ông đặc biệt chú ý tới vì nó là cấu trúc cú pháp cơ bản của câu tiếng Việt. Phần nội đề, đã được chia ra làm hai loại: chủ đề và khung đề. Bên cạnh cấu trúc đề − thuyết mang tính chất miêu tả, thuật sự, ông còn đưa ra khái niệm đề tình thái và thuyết tình thái. Đến năm 1998, Cao Xuân Hạo cho xuất bản một quyển sách khác, do ông làm chủ biên. Đó là quyển Ngữ pháp chức năng, quyển 1: câu trong tiếng Việt: cấu trúc − ngữ nghĩa − công dụng [2]. Quyển sách này dựa trên nền tảng lý thuyết của quyển Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng , quyển 1, được giản lược, dễ hiểu, dễ đọc hơn. Năm 2005, Nhà xuất bản Giáo dục đã cho xuất bản tiếp quyển Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 2: Ngữ đoạn và từ loại, do Cao Xuân Hạo làm chủ biên. Quyển sách này đi sâu hơn vào việc phân loại các loại ngữ đoạn chức năng và từ loại theo quan điểm ngữ pháp chức năng. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác liên quan đến ngữ pháp chức năng như: Vị từ hành động tiếng Việt và các tham số của nó của Nguyễn Thị Quy. Quyển sách này miêu tả vị từ hành động của tiếng Việt và các vai nghĩa gắn liền với các loại hành động. Tiếng Việt: Mấy vấn đề ngữ âm − ngữ pháp − ngữ nghĩa [4] của Cao Xuân Hạo.
  5. Tiếng Việt − văn Việt − người Việt [3] của Cao Xuân Hạo. Sang đầu thế kỷ XXI, xuất hiện công trình: “Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt: mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống” của Hoàng Văn Vân. Như vậy, tính từ công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống xuất hiện vào năm 1991 đến nay, việc nghiên cứu cấu trúc câu tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp chức năng ở Việt Nam chỉ mới trải qua 18 năm. Tuổi đời một ngành khoa học còn trẻ như thế thì chưa thể nói đến những thành tựu rực rỡ nhất của nó. Và nhìn chung, các công trình về ngữ pháp chức năng hiện nay đều tiếp thu kết quả nghiên cứu của Cao Xuân Hạo. 2.2 Về ca dao Việt Nam Việc nghiên cứu câu trong tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp chức năng xuất hiện ở Việt Nam muộn, nên vấn đề nghiên cứu cấu trúc cú pháp của ca dao theo quan điểm ngữ pháp chức năng còn rất mới mẻ. Trong các công trình nghiên cứu về ca dao, cũng đã có một số tác giả đã vận dụng quan điểm ngữ pháp chức năng để tìm hiểu cấu trúc của ca dao. Tuy nhiên, những công trình như thế chưa nhiều, chưa cụ thể và chưa đưa ra cái nhìn toàn diện và hệ thống về cú pháp ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng. Trong quyển Thi pháp ca dao [13], tác giả Nguyễn Xuân Kính có đề cập đến cấu trúc cú pháp của ca dao. Trong công trình này, tác giả đã đề cập một số khía cạnh về ca dao theo quan điểm ngữ pháp chức năng. Xem xét chức năng phản ánh phán đoán của ca dao, Nguyễn Xuân Kính đã chỉ ra vai trò của các phán đoán và các dạng mô hình của nó (thông qua những cách kết hợp khác nhau để tạo ra lời). Từ việc chỉ ra sự sắp xếp, tổ chức của các phán đoán, Nguyễn Xuân Kính đã rút ra một số kết cấu của ca dao trên một số phương diện, đặc biệt là chức năng của từng thành tố (ngữ đoạn) được kết hợp lại bằng các phương tiện để tạo thành lời ca dao. Mặc dù Nguyễn Xuân Kính có dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng để tìm hiểu ca dao, nhưng ông không có mục đích đi sâu phân tích cấu trúc cú pháp của ca dao. Tác giả chỉ dùng nó làm phương tiên, cơ sở để ông nghiên cứu ca dao về mặt thi pháp. Cũng trên quan điểm ngữ pháp chức năng, Trương Thị Thuyết, trong Giáo trình ngôn ngữ thơ [15], cũng đã nêu lên một số vấn đề về cấu trúc cú pháp của ca dao.
  6. Tác giả đã dựa vào “thao tác lựa chọn” và “thao tác kết hợp” giữa các yếu tố dựa trên một khả năng nào đó của ngôn ngữ. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa trình bày rõ ràng và có hệ thống theo quan điểm ngữ pháp chức năng. Trên thực tế hiện nay, cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam đã được một số nhà nghiên cứu nói đến. Nhưng nhìn chung, việc nghiên cứu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam còn sơ lược, trong khi ca dao là một kho tàng văn học vô giá cần được bàn đến trên nhiều phương diện. 3. Mục đích yêu cầu Ngôn ngữ ca dao Việt Nam có thể được nghiên cứu trên nhiều phương diện: từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Nếu nghiên cứu ca dao Việt Nam trên bình diện ngữ pháp, về mặt lý thuyết, người nghiên cứu có thể tiếp cận ca dao theo hai quan điểm: ngữ pháp cấu trúc và ngữ pháp chức năng. Nhưng trên thực tế nghiên cứu, tiếp cận ca dao Viêt Nam theo quan điểm ngữ pháp cấu trúc sẽ gặp nhiều bất cập. Vì trong ca dao, có những câu hầu như không có chủ ngữ theo cách hiểu thông thường. Nhận thấy được những ưu điểm của ngữ pháp chức năng trong việc phân tích cấu trúc câu tiếng Việt, nên người viết sẽ vận dụng quan điểm ngữ pháp chức năng để tìm hiểu và phân tích cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam. “Tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng” là một thể nghiệm. Qua đề tài này, người viết muốn thử làm sáng tỏ cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng. 4. Giới hạn vấn đề Do phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam nên ở đề tài này, người viết chỉ dừng lại, tập trung vào việc phân tích cấu trúc của ca dao Việt Nam chứ không quan tâm nhiều đến nội dung, cũng như nghệ thuật biểu hiện của từng câu ca dao. Về vấn đề chọn ngữ liệu để thực hiện đề tài, trên thị trường sách vở có nhiều tuyển tập về ca dao, trong đó có những câu ca dao có nhiều dị bản khác nhau. Để thống nhất về ngữ liệu, trong luận văn này, người viết dựa vào hai quyển sách. Đó là quyển Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập IV, quyển 1: Tục ngữ − ca dao [14] của Viện văn học, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia ấn hành và quyển Tục ngữ - ca dao Việt Nam [12] của Mã Giang Lân.
  7. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu ngôn ngữ, có thể sử dụng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài này, người viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và các thao tác, thủ pháp kỹ thuật phụ trợ cho hai phương pháp phân tích, tổng hợp là khái quát hoá, trừu tượng hoá và mô hình hoá. Đây là hệ phương pháp chính mà người viết sử dụng để tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài này, người viết còn sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp hệ thống hoá khi cần thiết, nhưng đó là những phương pháp phụ trợ.
  8. Chương 1 HÁI LUẬN VỀ CA DAO VIỆT NAM 1.1. Khái niệm về ca dao Việt Nam Trong kho tàng văn học dân tộc nói chung và văn học dân gian nói riêng, ca dao là một thể loại độc đáo. Ca dao Việt Nam đã làm giàu thêm, phong phú hơn cho nền văn học Việt Nam và văn học thế giới cả về số lượng lẫn về chất lượng. Ca dao Việt Nam thể hiện cách nhìn, quan niệm, tình cảm của con người Việt Nam về cuộc sống, về con người, cách đối nhân xử thế của con người trong xã hội. Có thể nói, ca dao là tấm gương tốt để chúng ta soi mình vào đó, để tắm mình trong những nét đẹp giản đơn, mộc mạc thuần khiết mà không lạc hậu, quê mùa. Ca dao là nơi để người Việt Nam thể hiện những tâm tư, tình cảm của mình. Ca dao Việt Nam, từ xưa đã được nhân dân ta sáng tạo, lưu truyền và phát triển cho tới ngày nay. Nó thể hiện cái hay, nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam trong các hoạt động văn hóa xã hội, giao tiếp... Đồng thời, ca dao còn là thứ tài sản tinh thần vô giá của con người Việt Nam. Rất nhiều nhà nghiên cứu về văn học nói chung và văn học dân nói riêng đã đưa ra một số khái niệm về ca dao. Người viết xin điểm qua quan niệm của một số nhà nghiên cứu về khái niệm của ca dao: Trong quyển Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm đã giải thích khái niệm ca dao: “Ca dao là những bài hát ngắn, không có chương khúc…” [17; tr.20] Cũng bàn về khái niệm ca dao, trong quyển Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2 của tập thể tác giả, Bùi Văn Nguyên (chủ biên) đã nêu: “Ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần của dân tộc (thường là thể lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm”. [11; tr.38] Vũ Ngọc Phan, khi phân biệt giữa ca dao và dân ca cũng đã giải thích: “Ca dao là một loại thơ dân gian, có thể ngâm được như các loại thơ khác”. [16; tr.42] Mã Giang Lân quan niệm: “Ca dao là một thể loại trữ tình của văn học dân gian”. [12; tr.9]
  9. Như vậy, cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm của ca dao. Nguyên do của việc chưa thống nhất trên là khi nghiên cứu thể loại ca dao, các nhà nghiên cứu đứng trên nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó đã nêu ra chi tiết các biểu hiện của ca dao trên các mặt nội dung và hình thức nghệ thuật. 1.2. Đặc điểm của ca dao Việt Nam Tìm hiểu thể loại ca dao, không thể không làm sáng tỏ giá trị nội dung. Mặt khác, sẽ thiếu sót rất lớn nếu chúng ta không quan tâm đến ngôn ngữ biểu đạt, trong đó có cấu trúc cú pháp của thể loại này. 1.2.1. Về nội dung Ca dao Việt Nam chứa đựng nhiều nội dung khác nhau, phản ánh hiện thực đa dạng của đời sống nhân dân, những tâm trạng, những tư tưởng và tình cảm phong phú của con người trong nhiều mối quan hệ phức tạp với thiên nhiên và xã hội. “Ca dao là tấm gương trung thực về cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của nhân dân. Tóm lại, cũng như những thể loại văn học dân gian khác, qua ca dao, ta có thể thấy rõ hiện thực, tức là cái vốn có trong cuộc sống”. [12; tr.8] Nội dung của ca dao Việt Nam được thể hiện trên hai mặt chính: nội dung trữ tình và nội dung thế sự. 1.2.1.1 Nội dung trữ tình Theo Mã Giang Lân trong quyển Tục ngữ - ca dao Việt Nam thì “Ca dao là một thể loại trữ tình của văn học dân gian. Những tác phẩm này nói lên mối quan hệ của con người trong lao động, trong sinh hoạt gia đình xã hội hoặc nói lên những kinh nghiệm sống và hành động… thì bao giờ cũng bộc lộ thái độ chủ quan của con người đối với những hiện tượng khách quan, chứ không phải miêu tả khách quan những hiện tượng, những vấn đề. Cho nên ở ca dao, cái tôi trữ tình được nổi lên rõ nét”. [12; tr.9] Ca dao là tiếng hát trữ tình của con người Việt Nam. Đó là tiếng hát của tình yêu, tiếng hát của người phụ nữ đau khổ nhưng giàu tinh thần hi sinh và đấu tranh dũng cảm trong quan hệ gia đình, của người nông dân, người lính…
  10. trong lao động và trong đấu tranh xã hội,… Tiếng hát trữ tình của những con người đó chứa đựng nhiều nét tiêu biểu của tâm hồn và tính cách dân tộc ta. Trong nội dung trữ tình, ca dao về tình yêu nam nữ là bộ phận phong phú nhất. Ca dao trữ tình về tình yêu nam nữ hay nói đến những cuộc gặp gỡ của trai gái trong khung cảnh lao động. Tình cảm gắn bó giữa trai gái, do đó, thường được biểu hiện trong mối quan hệ khăng khít với cuộc sống của nhân dân lao động. Nội dung ca dao trữ tình về sinh hoạt trong gia đình phản ánh những mối quan hệ giữa các thành viện trong gia đình. Nhân vật chính thường xuất hiện trong nội dung này là những người phụ nữ lao động Việt Nam. Ca dao trữ tình lấy đề tài trong đời sống xã hội phản ánh những tâm trạng đau khổ, uất ức, thái độ phản kháng của nhân dân lao động bị đè nặng dưới ách thống trị nặng nề của giai cấp địa chủ và chính quyền phong kiến. Khi nói đến nội dung trữ tình của ca dao Việt Nam, Vũ Ngọc Phan đã nhận xét “Trong ca dao, khi thể hiện tình cảm và ý nghĩ của mình, nhân dân thường cụ thể hoá tình cảm, ý nghĩ của họ, chính là vì họ là người đấu tranh trực tiếp trong sản xuất, trong xã hội…”. [16; tr.16] 1.2.1.2 Nội dung thế sự Bên cạnh nội dung trữ tình, ca dao phản ánh nội dung thế sự cũng chiếm một số lượng đáng kể và đạt được những giá trị to lớn về chất lượng. Nội dung thế sự chủ yếu mà ca dao thường nói đến là lịch sử. Theo của Chu Xuân Diên, “Ca dao lịch sử là những câu và những bài ca ngắn lấy đề tài ở những sự kiện lịch sử. Những biến cố lịch sử được ghi lại trong ca dao lịch sử là những biến cố ít nhiều có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân đương thời”. [7; tr.358] Khi đề cập đến một hiện tượng lịch sử cụ thể, ca dao lịch sử không làm công việc miêu tả, kể chuyện chi tiết, nghĩa là không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình diễn biến của nó. Trong ca dao lịch sử, nhân dân chỉ nhắc đến dự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm của mình. Ca dao lịch sử còn phản ánh lịch sử với ý nghĩa lịch sử - xã hội nói chung. Về mặt này, ca dao là một kho tài liệu phong phú về phong tục, tập quán của nhân dân
  11. ta ở nông thôn thời xưa. Ngôn ngữ nghệ thuật của ca dao Việt Nam dựng lên một bức tranh nhiều màu sắc và hình nét đa dạng về đất nước Việt Nam. 1.2.2. Về hình thức nghệ thuật Với tư cách là một thể loại thơ ca, ca dao đã vận dụng mọi khả năng của ngôn ngữ dân tộc để biểu hiện một cách chính xác, tinh tế cuộc sống và hơn nữa để biểu hiện một cách sinh động và giàu hình tượng, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trong cuộc sống. Nói về tính hoàn chỉnh của một bài ca dao, Chu Xuân Diên đã đưa ra nhận định: “Mỗi bài ca dao đều thể hiện một ý trọn vẹn và thường là cô đọng. Do đó, ca dao thường là những bài, những câu thơ ngắn có biện pháp kết cấu nghệ thuật dần dần trở thành truyền thống, làm khuôn mẫu cho việc thể hiện thi hứng của nhân dân”. [7; tr.410] Hình thức nghệ thuật của ca dao được thể hiện trên nhiều phương diện: 1.2.2.1 Thể thơ Nói về số lượng của các câu trong một bài ca dao, Vũ Ngọc Phan đã nhận định: “Ca dao là những bài hát thường thường ngắn, hoặc hai, hoặc bốn, sáu hay tám câu, âm điệu lưu loát và phong phú”.[16; tr.62] Đặc điểm của ca dao về hình thức là vần vừa sát, lại vừa thanh thoát, không gò ép, giản dị, tươi tắn. Nó có vẻ như lời nói thường mà lại nhẹ nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Ca dao của ta đã tận dụng tính nhạc của tiếng Việt ở những tiếng đơn, tiếng kép, tiếng ghép, nên tả người, tả cảnh rất tài tình. Bàn về hình thức thể loại của ca dao, Hoàng Trinh đã nhận xét: “Về hình thức thơ, đối ngẫu là hình thức phổ biến trong ca dao dưới mọi thể loại: đối ngẫu từ ngữ, đối ngẫu ngữ pháp, đối ngẫu ngữ nghĩa, đối ngẫu hai chiều, đối ngẫu đối lập và phản đề…” [13; tr.132] Khi sáng tác ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng nhiều thể thơ khác nhau. Trong đó, thể lục bát gồm câu sáu, câu tám được dùng rất phổ biến. Thể song thất lục bát gồm hai câu bảy chữ, một câu sáu chữ và một câu tám chữ.
  12. Thể vãn gồm câu có bốn hoặc năm chữ, thường được sử dụng trong đồng dao. Ngoài ra, ca dao cũng sử dụng hợp thể: thể thơ bốn chữ, năm chữ và thường kết hợp với lục bát biến thể. Các thể thơ phong phú của ca dao đã diễn tả được nhiều sắc thái tình cảm của nhân dân lao động Cũng như nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, Mã Giang Lân cũng đã nhận xét về nhịp điệu của ca dao “Nói đến ca dao, tức là nói đến thơ, về mặt hình thức, trước hết phải nói đến nhịp điệu. Đó là đặc điểm có tính chất thể loại, một động lực của thơ”. Ông đã dẫn lời của Maiacốpxki: “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lực cơ bản của câu thơ không giải thích được nó đâu, chỉ có thể nói về nhịp điệu như nói về từ lực hay điện. Từ lực hay điện – đó là những dạng của năng lượng”. Song song đó, ông còn nhấn mạnh đến yếu tố ngắt nhịp của ca dao “Ca dao ngắt nhịp hai là phổ biến, nhưng nhiều trường hợp, ca dao ngắt nhịp rất sáng tạo”.[12; tr.15] 1.2.2.2 Cấu tứ Ca dao Việt Nam có những kiểu cấu tứ rất phong phú và độc đáo. Cấu tứ theo lối ngẫu hứng, không có chủ đề nhất định: (1) Cái sáo mặc áo em lao, Là tổ cây cà, Làm nhà cây chanh. Cấu tứ theo lối đối thoại rất phổ biến trong ca dao: (2) Bây giờ mận mới hỏi đào: Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?... Cấu tứ theo lối phô diễn thiên nhiên. Đây là kiểu kết cấu quen thuộc trong ca dao: (3) Một đàn cò trắng bay lung, Hai bên nam nữ ta cùng hát lên. 1.2.2.3 Ngôn ngữ
  13. Tiếp cận ca dao từ góc độ ngôn ngữ học, Trương Thị Thuyết đã nhận định: “Sử dụng đặc trưng giống nhau của các đơn vị ngôn ngữ, ca dao Việt Nam đã xây dựng nên một hệ hình của mô típ “thân em” thật rộng lớn gồm nhiều hình ảnh tương ứng như: “dải lụa đào”, “hạt mưa sa”… Phát hiện nghệ thuật bắt đầu khi người nghệ sĩ dân gian đặt được dấu bằng giữa các tín hiệu ngôn ngữ trong cùng một hệ hình. Muốn thành công, người nghệ sĩ phải bắt đầu bằng việc xác định cho được các tiêu chí tạo nên đặc trưng của từng yếu tố”. [15; tr.45] Cấu trúc so sánh là một cấu trúc tu từ được sử dụng rộng rãi. Tác giả dân gian dùng những tín hiệu chỉ dẫn: như, bằng, tựa… với chức năng như dấu bằng trong toán học. Các tín hiệu này là những khớp nối để tác giả tạo dựng những thông báo hoàn chỉnh. Cấu trúc so sánh của ca dao có mô hình chung như sau: A + tín hiệu so sánh + B Mô hình của cấu trúc so sánh được diễn đạt như sau: - A thường là cái trừu tượng. - B thường là cụ thể. Đây là kiểu làm việc trên chất liệu ngôn ngữ mang tính phổ biến của ca dao. Bên cạnh việc xác lập các yếu tố trong ca dao trên hai thao tác lựa chọn và kết hợp, Trương Thị Thuyết còn lưu ý thêm: “Mỗi ngữ đoạn đã được mã hoá thành một chỉnh thể, rồi toàn bộ cấu trúc cũng trở thành một chỉnh thể nữa”. [15; tr.60] Nhờ những yếu tố ngôn ngữ, cấu tứ và các biện pháp nghệ thuật được dùng trong ca dao mà ca dao có những cái hay rất đặc sắc và đa dạng. Có những lời ca dao giản dị, cụ thể. Bên cạnh đó cũng có những bài ca dao rất điêu luyện, tinh tế. (4) Sông Cầu nước chảy lơ thơ, Đôi ta thương nhớ bao giờ cho nguôi. (5) Em ơi chua ngọt đã từng, Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau. 1.2.2.4 Các biện pháp nghệ thuật
  14. So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, chơi chữ,… là những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu trong ca dao. (6) Thân em như cây sầu đâu… (7) Thuyền ơi có nhớ bến chăng… Ca dao Việt Nam thường lấy việc khai thác các yếu tố đồng nghĩa lâm thời làm phương tiện biểu hiện cơ bản. Nó làm việc chủ yếu trên thao tác lựa chọn. Vì vậy, hình tượng ngôn ngữ trong ca dao trước hết là những hình ảnh ẩn dụ tính. Chính việc tập trung vào khai thác thao tác lựa chọn đã làm cho ca dao Việt Nam rất ít sử dụng hệ kết hợp một cách mỹ học. Các kết hợp ca dao hầu như đều là những kết hợp theo hình tuyến. Các hình ảnh xuất hiện theo quy tắc “Từ bình diện này đến bình diện khác” theo thời gian. Ca dao Việt Nam thường hay dùng lối so sánh ví von để xây dựng hình tượng, biểu đạt ý tứ. Trong cách so sánh, những liên từ “giống như”, “như là”, “như thể”… hay được dùng để thể hiện mối quan hệ về mặt hình ảnh giữa chủ thể với những sự vật và những hiện tượng được dùng để do sánh. (8) Đôi ta như thể con tằm, Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong. Song song với biện pháp so sánh, biện pháp ẩn dụ cũng rất thường được sử dụng trong ca dao. Trong biện pháp này, chủ thể nhập làm một với sự vật, hiện tượng dùng để so sánh. Nhiều sự vật, hiện tượng quen thuộc đã trở thành những hình tượng so sánh cổ truyền trong ca dao Việt Nam: (9) Gặp đây mận mới hỏi đào: Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Biện pháp nhân hoá cũng là một biểu hiện tế nhị của biểu đạt trong ca dao Việt Nam Nói đến vai trò của các thủ pháp nghệ thuật trong việc hình thành nên hình tượng trong ca dao và trong thơ, Trương Thị Thuyết đã giải thích: “So sánh, liên tưởng có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên hình tượng trong ca dao và trong thơ. Ẩn dụ là nơi có mối liên tưởng không bị quy định bởi
  15. tín hiệu thông báo cũng như bởi nội dung của tín hiệu được kêu gọi nên đã trở thành vô cùng linh hoạt, đa dạng, cho phép tác giả đi hết chiều sâu năng lực hình tượng của mình. Năng lực mã hoá các đơn vị ngôn ngữ của ẩn dụ là to lớn đến mức cho phép tác giả dễ dàng vượt giới hạn các câu ngữ pháp: Ví dụ: Như trong trường hợp sau đây: (10) Cực lòng mẹ lắm con ơi! Một con chim chích mấy nơi đan lồng”. [15; tr.67] Trên đây là một số đặc điểm quan trọng trong cấu tứ của thơ trữ tình dân gian, và những truyền thống nghệ thuật do những đặc điểm cấu tứ ấy tạo nên trong ca dao Việt Nam. Những truyền thống nghệ thuật này không chỉ tồn tại dưới dạng những đặc điểm về thủ pháp nghệ thuật mà còn tồn tại dưới dạng những câu hát có sẵn được dùng vào trong những tác phẩm mới. Sự hình thành nên một kho văn liệu thơ ca dân gian phong phú và việc sử dụng thường xuyên kho văn liệu đó trong sáng tác ca dao là một đặc điểm của sự sáng tạo nghệ thuật trong văn học dân gian. 1.3. Phân biệt ca dao và các thể loại gần gũi Ở Việt Nam, ngôn ngữ học tuy có phát triển muộn, các nhà nghiên cứu trên phương diện này cũng rất quan tâm tới đặc điểm các mặt của ca dao. Trên cơ sở đó, các tác giả đã nêu ra một số kiến giải về ca dao để phân biệt với các thể loại văn học khác. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu ca dao Việt Nam, muốn hiểu được khái niệm cũng như những biểu hiện cụ thể của nó, ngoài việc chỉ ra được dấu hiệu đặc trưng của nó, chúng ta còn phải đặt nó trong mối tương quan với các sản phẩm ngôn từ khác có liên quan để thấy được những nét tương đồng cũng như khác biệt giữa chúng. Những sản phẩm ngôn từ có liên quan rất dễ nhầm lẫn với ca dao là tục ngữ và dân ca. Trong thực tiễn nghiên cứu, việc phân định ranh giới giữa các thể loại là điều không phải dễ dàng. Do phạm vi và yêu cầu của đề tài nêu ra, người viết không chú ý nhiều đến nội dung và ý nghĩa của từng thể loại mà chỉ quan tâm đến hính thức và ngôn ngữ thể hiện của chúng.
  16. Để đưa ra các tiêu chí nhận diện ca dao, chúng ta phải xét nó trong mối tương quan với hai thể loại văn học dân gian khác: tục ngữ và dân ca. 1.3.1 . Ca dao và dân ca Cao Huy Đỉnh trong Lối đối đáp trong ca dao trữ tình khi chỉ ra mối quan hệ giữa ca dao và dân ca Việt Nam đã giải thích về mối quan hệ giữa ca dao và dân ca: “Ngày xưa, phần lớn ca dao trữ tình làm ra để hát. Rồi từ những bài hát có những câu tách ra thành ca dao. Ca dao sinh ra, còn lại, truyền đi và biến đổi chủ yếu thông qua sinh hoạt dân ca. Chính vì vậy mà trên phần lớn ca dao trữ tình còn in đậm rất rõ dấu ấn của dân ca…” [17; tr.7] Theo Vũ Ngọc Phan, “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các giai điệu dân ca” [16; tr.42]. Còn “Dân ca là câu hát đã thành khúc điệu. Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều ở mặt hình thức”[16; tr.43]. Khi phân biệt ca dao và dân ca, Đặng Văn Lung đã chỉ ra nguồn gốc của chúng: “Các cụ ngày xưa có nói bỏ ca đi thì còn lại dao, có nghĩa là ca dao và dân ca ra đời cùng một lúc. Nhưng cũng không phải tất cả câu hát của dân ca là ca dao. Đi sâu vào nghiên cứu thì thấy dân ca phát triển rất nhiều, còn ca dao chỉ có một số chức năng nhất định”. Điều này đã gây khó khăn cho việc phân biệt hai thể loại. Khi phân biệt giữa ca dao và dân ca, Chu Xuân Diên dựa vào tiêu chí chức năng: (a). Nếu xét dân ca Việt Nam với tư cách là những tác phẩm kết hợp chặt chẽ các phương tiện nghệ thuật âm thanh, nhịp điệu và ngôn ngữ, được diễn xướng trong một sinh hoạt ca hát nhất định thì việc phân loại chủ yếu gắn liền với dân ca. (b). Nếu xét dân ca Việt Nam với tư cách là những tác phẩm ngôn ngữ, đặc biệt là khi được ghi lại bằng văn tự thì việc phân loại căn cứ vào đối tượng phản ánh của tác phẩm. Trong trường hợp này, nó là ca dao. Ca dao được thể hiện dưới hình thức của những câu lục bát ngắn, hàm súc, là những lời thơ dân gian. “Ca dao người Việt thường được cấu tạo bằng hai câu lục
  17. bát, một thể thơ rất âm điệu tiếng Việt. Khi có nhiều câu ca dao kết thành một đoạn ngắn và kết hợp với những thể thức hát nhất định nữa thì thành dân ca”. [9; tr.355] Theo Chim Văn Bé (qua trao đổi cá nhân), ca dao và dân ca khác nhau như sau: “Dân ca là những bài hát của dân gian, là những chỉnh thể nghệ thuật với sự gắn bó máu thịt giữa ca từ, làn điệu, giai điệu, gắn liền với môi trường diễn xướng cụ thể”. Còn “Ca dao là văn bản nghệ thuật, không mang làn điệu và giai điệu về âm nhạc và không gắn bó trực tiếp với môi trường diễn xướng, được lưu truyền phổ biến bằng hình thức ngâm, đọc”. Nói cách khác, ca dao là văn bản nghệ thuật phái sinh từ ca từ của dân ca khi tiếng đế, tiếng đệm, tiếng láy bị lược bỏ. Nhưng không phải bài dân ca nào cũng trở thành ca dao. Như vậy, điểm khác biệt rõ nhất của ca dao và dân ca và ca dao là ở chỗ: ca dao là một thể loại được sáng tạo trên cơ sở hình thức thơ lục bát còn dân ca là lời ca ngắn có giai điệu. Vì thế, dân ca thường được nghiên cứu trên phương diện văn hoá nghệ thuật còn ca dao có thể được nghiên cứu trên nhiều phương diện: văn học, ngôn ngữ học… 1.3.2 . Ca dao và tục ngữ So sánh về đặc tính của ca dao và tục ngữ, nhà nghiên cứu Hoa Bằng đã nhận định: “Đặc tính của tục ngữ là đem những điều kinh nghiệm về thiên thời, về nhân sự, về thế thái, về tục tình, về cách xử lý, về phương tiếp vật mà nêu lên những bài học thuộc phạm vi nhân cách,… tuỳ theo trình độ và hoàn cảnh thời đại. Đặc tính của ca dao là khoác hình thức văn chương bình dị và thiết thực mà trau dồi cái ý bóng bẩy, tư tưởng thâm trầm, khiến cho nghe dễ lĩnh hội vì lời văn nhẹ nhàng, giản dị, tiện ghi nhớ…” [17; tr.52] Xét về mặt ngôn ngữ học, Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao cho rằng “Tục ngữ là những đơn vị thông báo, là những câu đơn hoặc câu ghép, là một hay nhiều phán đoán” [13; tr.47], “Ca dao thường được sáng tác theo thể lục bát” [13; tr.49] Xét về cả hai mặt nội dung và hình thức, căn cứ vào thời gian xuất hiện, Vũ Ngọc Phan cho rằng “Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian đã phát triển
  18. trước ca dao”. Ông đưa ra lý do của nhận định như sau “Tục ngữ là những câu ngắn, có câu chỉ là một lời nói xuôi tai, không vần vè. Còn ca dao, ngay ở những bài được coi là cổ thì nhạc điệu cũng đã rất phong phú, lời rất vững chắc, biểu hiện những diễn biến, tiến sâu theo nhiều cung bậc”.[16; tr.53] Về mặt hình thức ngôn ngữ, Mã Giang Lân đã nêu: “Ở tục ngữ, tư tưởng thường được biểu hiện qua hình thức ngôn ngữ ngắn gọn. Ở ca dao, tư tưởng và tình cảm một mặt được cô đúc dưới hình thức ngôn ngữ vững chắc và mặt khác lại còn được diễn đạt trong sự vận động rất phong phú và đa dạng của ngôn ngữ học”. Ông còn nói rõ hơn: “Thông qua việc sáng tác ca dao, nhân dân đã đưa ngôn ngữ văn học đến trình độ nghệ thuật cao”. [12; tr.14] Bàn về sự khác nhau giữa ca dao và tục ngữ, Mã Giang Lân đã đưa ra nhận xét: “Nếu như tục ngữ thiên về lý trí, đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống thì ca dao lại thiên về tình cảm (nội dung trữ tình)”.[12; tr.7] Mã Giang Lân, khi bàn về đặc điểm chất thơ được thể hiện trong ca dao và tục ngữ, trong quyển Tục ngữ - ca dao Việt Nam, ông đã nêu: “…Tục ngữ cũng là một dạng thơ. Tuy nhiên, chất thơ có thể thấy một cách đầy đủ, toàn diện trong ca dao. Sở dĩ như thế một phần là vì trong ca dao, hiện thực được phản ánh một cách cô đúc hơn là trong ngôn ngữ hàng ngày”. [12; tr.8] Trên đây, người viết đã đưa ra một số quan điểm nghiên cứu và kiến giải về ca dao Việt Nam của những nhà nghiên cứu tiêu biểu. Trên tinh thần đó, các nhà nghiên cứu đã trình bày quan điểm của mình trên góc độ ngôn ngữ học. Do đứng trên những lập trường nhìn nhận khác nhau và trên những góc độ nhìn nhận khác nhau nên những kiến giải có khi còn chưa nhất quán. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã có những đóng góp đáng kể cho sự bảo tồn và phát huy nét đẹp của văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng trên nhiều phương diện, ngôn ngữ cũng như văn học. Cũng như thành ngữ, tục ngữ thường được thể hiện trong khuôn khổ một dòng trên văn bản viết. Còn ca dao được thể hiện bằng nhiều dòng và hình thức thể hiện của nó đa phần là những câu lục bát (câu 6 chữ và câu 8 chữ). Những câu tục ngữ sau đây được thể hiện trên khuôn khổ một dòng thì ít khi bị nhầm lẫn với ca dao: (11) Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
  19. (12) Có công mài sắt, có ngày nên kim. Như vậy , các sản phẩm ngôn từ dân gian được thể hiện ngắn gọn trên một dòng, có nội dung đúc kết kinh nghiệm đời sống chính là tục ngữ. Những trường hợp này rất dễ nhận diện. Bên cạnh đó là những trường hợp ca dao và tục ngữ giao thoa, xâm nhập lẫn nhau, gây khó khăn cho việc nhận diện, phân biệt hai thể loại. Điều này cũng đã được một số nhà nghiên cứu lưu ý: “Nhưng thực ra, giữa hai thể loại tục ngữ và ca dao không phải là không có những trường hợp xâm nhập lẫn nhau. Trong ca dao cũng có xen tục ngữ và cũng có những câu ca dao chỉ có hình thức ca dao còn nội dung là tục ngữ”. [12; tr.9] Đặc biệt là khi những sản phẩm ngôn từ dân gian có yếu tố cảm xúc và được thể hiện bằng một cặp lục bát thì việc xác định nó là ca dao hay tục ngữ trở nên rất phức tạp. Điển hình như trong những trường hợp sau đây: (13) Chim khôn chưa bắt đã bay, Người khôn ít nói, ít hay trả lời. (14) Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. (15) Ai ơi! chẳng chóng thì chầy, Có công mài sắt, có ngày nên kim. Bên cạnh đó, lại có những bài ca dao nêu lên những nhận định về con người, xã hội, nên chúng mang dáng dấp tục ngữ. Mã Giang Lân cũng đã đề cập đến hiện tượng này: “Do nội dung cô đọng, hàm súc, nhiều câu ca dao, chủ yếu là những câu ca dao nhận định về con người và việc đời thì ca dao lại được dùng như tục ngữ” [12; tr.9]: (16) Tranh quyền cướp nước gì đây, Coi nhau như bát nước đầy thì hơn. (17) Gánh cực mà đổ lên non,
  20. Còng lưng mà chạy, cực còn chạy theo. Trên đây là những trường hợp gây khó khăn cho việc phân biệt ca dao và tục ngữ. Tuy nhiên, những trường hợp tương tự như thế không xuất hiện nhiều. Nhưng sự có mặt của chúng cũng gây nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu trong việc phân định ranh giới của chúng. Nhìn chung, người ta phân biệt sự khác nhau của ca dao và tục ngữ ở chỗ: “Tục ngữ thiên về lý trí, tục ngữ cung cấp cho người nghe những triết lý dân gian, tri thức dân gian, ca dao thiên về tình cảm, có nội dung trữ tình dân gian”. [13; tr.50] Trên phương diện môi trường giao tiếp, Nguyễn Xuân Kính còn đưa ra tiêu chí phân biệt: “Trong hoạt động sinh hoạt văn hoá, ca dao là những lời thơ dân gian được dùng để hát, để ngâm. Tục ngữ được dùng trong khi nói. Trong hoạt động nói năng, mỗi câu tục ngữ là một câu nói đặc biệt được dùng xen vào giữa những câu nói bình thường khác”. [13; tr.50] Chương 2
nguon tai.lieu . vn