Xem mẫu

1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên quý giá của quốc gia, là tư liệu quan trọng để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội loài người. Do tính chất đặc thù của đất đai là loại hàng hoá đặc biệt, có vị trí cố định, không tăng lên về số lượng nên việc bảo vệ, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả đã và đang được các nước trên thế giới xem trọng và được quản lý, bảo vệ bằng pháp luật như: Hiến pháp, Luật Đất đai, các văn bản dưới luật. Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư (TĐC) là hiện tượng phát triển mà Nhà nước nào cũng phải đối mặt như một quy luật tất yếu và phổ biến. Sự cần thiết triển khai xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng, nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, theo đó các cơ sở văn hoá giáo dục, thể dục thể thao cũng được phát triển, tốc độ đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng. Tất cả những công trình này đòi hỏi phải có mặt bằng để xây dựng; nhu cầu về đất cho xây dựng là rất lớn. Để có quỹ đất cho mục tiêu trên, Nhà nước phải thu hồi một phần đất của nhân dân. Theo quy định tại điều 42- Luật Đất đai năm 2003 thì khi Nhà nước thu hồi đất mà người bị thu hồi đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) hoặc đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ thì người sử dụng đất được bồi thường; người bị thu hồi đất loại nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi; Nhà nước còn phải thực hiện các chính sách, biện pháp khôi phục cuộc sống bình thường cho người dân. Công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề phức tạp mang tính chất chính trị, kinh tế, xã hội tổng hợp, được sự quan tâm 1 của các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân. Vấn đề bồi thường thiệt hại về đất không chỉ thể hiện bản chất kinh tế các mối quan hệ đất đai (giữa Nhà nước với các tổ chức và cá nhân sử dụng đất, giữa các tổ chức kinh tế này với các tổ chức kinh tế khác và giữa cá nhân với nhau), mà còn thể hiện các mối quan hệ về chính trị, xã hội… Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, quỹ đất cũng như các nguồn tài nguyên khác ngày càng hạn hẹp thì vấn đề lợi ích về kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất và giao đất ngày càng được quan tâm hơn, là vấn đề mang tính thời sự cấp bách. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP, ngày 24/4/1998 quy định cụ thể hoá về chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng chung cho tất cả các dự án trong cả nước hoặc cho từng dự án cụ thể với tình hình thực tế tại địa phương. Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Nghị định 22/1998/NĐ-CP, ngày 24/4/1998 của Chính phủ. Cơ bản các điều khoản trong Nghị định đã được áp dụng có hiệu quả, phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, khắc phục được nhiều tồn tại, vướng mắc của những văn bản trước đây. Tuy nhiên, còn có nhiều nội dung cần phải phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học thông qua việc khảo sát thực tế, điều tra xã hội học để bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện chính sách này nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, người bị thu hồi đất, duy trì trật tự, kỷ cương của pháp luật, hạn chế tối đa những tranh chấp, khiếu kiện về đất đai của nhân dân trong việc bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất. Từ những lý do trên, được Khoa Sau đại học, Khoa Đất và Môi trường cho phép chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”. 2 1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU * Mục đích - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, những ưu điểm và tồn tại trong công tác thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột (Tp- BMT), tỉnh Đắk Lắk qua 02 điểm nghiên cứu là: Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung và Dự án cải tạo nâng cấp đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay Cảng hàng không Buôn Ma Thuột. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bước đầu góp ý kiến nhằm hoàn thiện các văn bản, các điều khoản trong chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng của địa phương. * Yêu cầu - Nghiên cứu chính sách, pháp luật, tổ chức và phương pháp thực hiện bồi thường thiệt hại về đất đai và tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất. - Các số liệu điều tra, thu thập phải phản ánh trung thực, khách quan quá trình thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại về đất đai và tài sản trên đất qua một số dự án được thực hiện trên địa bàn nghiên cứu. - Các ý kiến đề xuất phải có ý nghĩa thực tiễn và có khả năng áp dụng. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tập trung nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại về đất đai và tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung và dự án cải tạo nâng cấp đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay Cảng hàng không Buôn Ma Thuột (dự án cải tạo, nâng cấp sân bay) tại Tp- BMT, tỉnh Đắk Lắk. 3 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. KHÁI QUÁT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 2.1.1. Định nghĩa về bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại (đền bù thiệt hại) có nghĩa là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác [34]. Việc bồi thường thiệt hại có thể là vô hình (xin lỗi) hoặc hữu hình (bồi thường bằng tiền hoặc bằng hiện vật khác), có thể do các quy định của pháp luật điều tiết hoặc do thỏa thuận giữa các chủ thể. Bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất thực chất là việc giải quyết mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với người được giao đất – thuê đất và người bị thu hồi đất. Bồi thường thiệt hại về đất phải được thực hiện theo quy định của Nhà nước về giá đất, về phương thức thu hồi đất và thanh toán. Việc bồi thường về đất không giống việc mua bán, trao đổi hàng hóa trên thị trường, nó vừa phải đảm bảo lợi ích của người bị thu hồi đất, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của người nhận đất thu hồi để sử dụng (tức là giải quyết một cách hài hoà lợi ích của ba đối tượng này). 2.1.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng Quá trính bồi thường, GPMB là quá trình đa dạng và phức tạp, nó thể hiện khác nhau đối với mỗi một dự án, liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội. Do đó quá trình bồi thường, GPMB có các đặc điểm sau: - Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội thành, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn dẫn đến quá trình GPMB có đặc trưng nhất định. Đối 4 với khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ... quá trình GPMB cũng có những đặc trưng riêng của nó. Còn đối với khu vực nông thôn, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp, đời sống phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Do đó, GPMB cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt. - Tính phức tạp thể hiện: đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý chung là giữ được đất để sản xuất, thậm chí nếu họ cho thuê đất lợi nhuận thu được có khi cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Trước tình hình đó đã dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng, không được tập trung một loại nhất định nên gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường. Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau: + Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở; + Nguồn gốc hình thành đất đai khác nhau do quản lý đất đai buông lỏng một thời gian dài dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai xây nhà trái phép diễn ra thường xuyên; + Dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống bám vào các trục đường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai nay chuyển đến ở khu vực mới thì điều kiện kiếm sống bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển; 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn