Xem mẫu

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông, lâm, ngư nghiệp với quy mô, mức độ tập trung các yếu tố sản xuất tương đối lớn so với các hình thức sản xuất thông thường của các hộ gia đình ở nông thôn. Đây là một mô hình kinh tế quan trọng giúp nông dân phát triển sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, nhân lực, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các nghành phi nông nghiệp, góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Loại hình sản xuất này vừa nâng cao năng suất lao động, tỷ suất hàng hóa: vừa tạo sản phẩm đồng nhất về chất lượng, tạo được thương hiệu, cạnh tranh với hàng hóa nông sản thế giới. Kinh tế trang trại đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Thực tế cho thấy tác dụng nhiều mặt của kinh tế trang trại trong việc góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng nhiều, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế ­ xã hội, môi sinh môi trường của các địa phương và cả nước. Nhận thức được xu thế có tính quy luật đó, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, khuyến khích kinh tế trang trại phát triển. Với hàng loạt các văn bản pháp luật, các chính sách được ban hành nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta. Thực tế cho thấy kinh tế trang trại Việt 1 Nam phát triển mạnh từ sau nghị quyết 10 – NQ/TW của Bộ Chính trị tháng 4 năm 1988. Trong nghị quyết 4 BCHTW Đảng (khóa 8) và nghị quyết số 06 (ngày 10/11/1998) của Bộ Chính trị khẳng định và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Ngày 2/2/2000 Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ­CP về kinh tế trang trại nhằm nêu bật vai trò và đề ra các chính sách thúc đẩy loại hình kinh tế này. Tuy vậy, phát triển kinh tế trang trại hiện còn không ít khó khăn, vướng mắc. Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại trong thời gian qua mang tính tự phát, thiếu sự quy hoạch tổng thể làm cho trang trại mạnh mún, không bền vững. Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất cũng như quản lý của chủ trang trại còn yếu và thiếu. Sản phẩm của trang trại chủ yếu tiêu thụ qua thương lái nên thường bị ép cấp, ép giá làm thiệt hại cho sản xuất. Với tốc độ phát triển kinh tế mang nhiều màu sắc mới, đa dạng hơn như hiện nay. Để kinh tế trang trại thực sự trở thành loại hình kinh tế năng động đáp ứng nhu cầu hội nhập thì Nhà nước, nông dân cần phải có những lời giải, phương pháp nhằm giải đáp, tháo gỡ nhiều bài toán khó khăn vướng mắc ở tầm vĩ mô và vi mô liên quan đến nhận thức, cơ chế chính sách và các giải pháp cụ thể như đất đai, vốn lao động, khoa học công nghệ, tổ chức quản lý, thị trường …và trong tương lai có những loại hình trang trại nào? Nó sẽ hoạt động ra sao trong cơ chế thị trường? Làm thế nào để trang trại phát huy được tính ưu việt của từng địa phương và hoạt động có hiệu quả kinh tế cao hơn? Đó là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có điều tra nghiên cứu rõ ràng mới có căn cứ cho các cơ quan quản lý Nhà nước có được chính sách phù hợp cho loại hình kinh tế này. Hương Khê là một huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh, ở đây loại hình kinh tế trang trại phát triển khá phổ biến. Tuy nhiên trong quá trình phát triển còn nhiều tồn tại, trong đó hiệu quả kinh tế thấp chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Vì vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại 2 cũng như việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi và phương án đầu tư như thế nào để có hiệu quả và giảm bớt rủi ro là việc làm cần thiết. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Tiến hành nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tìm ra những khó khắn vướng mắc và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu kinh tế trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể * Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn cơ bản về kinh tế trang trại, hiệu quả kinh tế trang trại. * Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế của các trang trại, hiệu quả kinh tế của một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu trong các trang trại. * Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê. * Định hướng và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại ở huyện Hương Khê trong thời gian tới. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 1. Hiệu quả kinh tế của các trang trại tại huyện Hương Khê như thế nào? 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại và mức ảnh hưởng của chúng ra sao? 3. Những khó khăn cơ bản trong việc phát triển trang trại và nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại? 3 4. Những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại và nâng cao thu nhập cho các chủ trang trại? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề có liên quan đến trang trại, hiệu quả và nâng cao hiệu quả kinh tế trong các trang trại ở trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ­ Phạm vi không gian Nghiên cứu các trang trại ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ­ Phạm vi thời gian Số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài từ năm: 2008 ­ 2010 Thời gian nghiên cứu: tháng 1 năm 2010 đến tháng 5 năm 2010 ­ Phạm vi nội dung nghiên cứu Nghiên cứu các khía cạnh kinh tế xã hội bao gồm các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động, vốn, chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế các trang trại. Qua đó tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê. 4 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn