Xem mẫu

PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng dân số của thế giới đã thúc đẩy nhu cầu ngày càng lớn về lương thực và thực phẩm. Song song với sự phát triển dân số là sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Và để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao, nhiều hoạt động của con người đã gây ảnh hưởng đến môi trường và các nguồn tài nguyên đất đai, một dạng tài nguyên không tái tạo được. Do đó, việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý, hiệu quả và phát triển bền vững là một nhiệm vụ khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, việc sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao là vấn đề quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý, sử dụng đất của nhà nước. Mà lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất thì mỗi mục đích sử dụng đất có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần đáp ứng. Việc lựa chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện đất đai là đòi hỏi của người sử dụng đất, các nhà làm quy hoạch, để từ đó có những quyết định đúng đắn, phù hợp trong việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững. Vì vậy, đánh giá mức độ thích hợp tài nguyên đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp là một việc làm tất yếu của bất kỳ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay tại một địa phương nào đó là rất cần thiết. Tình hình thực tế ở nước ta cho thấy, việc quản lý và sử dụng đất còn nhiều bất cập. Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng được quản lý và sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân và phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Ngoài ra, việc canh tác cây trồng ít quan tâm đến bảo vệ và cải tạo đất đai đã làm cho chất lượng đất ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng đất đai hợp lý, bền vững và đạt hiệu quả cao theo hướng sản xuất hàng hóa đang được quan tâm nghiên cứu trên phạm vi cả nước và từng vùng. 1 Xã Sen Thủy – huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình là một xã vùng đồng bằng của tỉnh. Có chiều dài 10 km, với tổng diện tích tự nhiên của xã là 7.526,86 ha, và tổng dân số của xã là 5.556,00 người. Sen Thủy là một xã đang trên đà phát triển của huyện Lệ Thủy. Tuy nhiên, nền kinh tế của xã chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do đặc tính của vị trí địa lí nên địa bàn của xã có tuyến đường quốc lộ 1A chạy dọc qua theo hướng Bắc – Nam. Đây là một điều kiện thuận lợi để xã phát triển kinh tế xã hội. Do đất đai có độ phì thấp, hiệu quả sản xuất không cao nên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lương thực thực phẩm, đồng thời góp phần tăng thu nhập cho người dân, thâm canh trên một đơn vị diện tích đất được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nếu thâm canh không hợp lý nhiều khi lại làm tăng nhanh mức độ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, làm giảm nhanh sức sản xuất của đất. Vì vậy, trong quá trình khai thác, sử dụng của người dân sẽ không tránh khỏi tình trạng sử dụng đất không hợp lý nên hiệu quả sử dụng đất mang lại không cao. Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của khoa TNĐ&MTNN và cô giáo hướng dẫn, TS.Trần Thị Thu Hà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy ­ huyện Lệ Thủy ­ tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bềnvững”. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ­ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình góp phần xây dựng, làm cơ sở để phục vụ cho công tác phân bổ quỹ đất. ­ Góp phần tạo nên một cơ sở pháp lí chặt chẽ trong việc quản lí và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai cho địa phương . ­ Góp phần xây dựng cơ sở pháp lí phục vụ cho vấn đề quản lí nhà nước đối với các hình thức giao đất, thu hồi đất…theo quy định của pháp luật về đất đai ở trên địa bàn xã. ­ Xác định các loại hình sản xuất nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đất nông nghiệp, phục vụ cho phát triển bền vững. 2 ­ Đề xuất hướng sử dụng đất theo hướng bền vững. 1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ­ Đánh giá đúng, khách quan trung thực, toàn diện hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. ­ Các phương án đánh giá cần phải xây dựng trên cơ sở điều tra số liệu, phân tích cụ thể đảm bảo tính khoa học. ­ Bước đầu đề xuất các giải pháp để sử dụng đất có hiệu quả và bền vững, có tính khả thi cao. ­ Sử dụng tổng hợp các phương pháp điều tra đảm bảo độ chính xác của số liệu. ­ Nội dung đề tài có thể áp dụng vào thực tế. 3 PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ ĐẤT 2.1.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1.1. Khái niệm về đất đai Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như một nhân tố sinh thái (FAO, 1976). Trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Như vậy, đất được hiểu như một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm: (khí hậu, địa mạo/địa hình, đất, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động của con người). [2] “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt như: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiệntạiđể lại(sannền,hồchứa nước hayhệ thốngtiêuthoát nước,đườngsá,….)”.[3] “Đất đai là một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một phần diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kì có thể dự đoán được của môi trường bên trên, bên trong và bên dưới nó như không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động thực vật, những hoạt động tác động từ trước và hiện tại của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó của con người trong hiện tại và tương lai”. Từ các định nghĩa trên, đất đai được hiểu là: Đất đai là một vùng đất có vị trí cụ thể, có ranh giới và có những thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế ­ xã hội như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, địa chất/địa mạo, thủy văn, động thực vật và các hoạt động sản xuất của con người. 4 2.1.1.2. Khái niệm về đánh giá đất đai ­ Đánh giá đất đai là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh đất vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất. ­ Theo Sôbôlev: đánh giá đất là học thuyết về sự đánh giá có tính chất so sánh chất lượng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinh trưởng và phát triển. ­ Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu thời tiết, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệ động vật tự nhiên…) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên. ­ Đánh giá đất đai chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực một vùng có điều kiện tự nhiên (trừ yếu tố đất), điều kiện kinh tế xã hội như nhau. ­ Theo FAO (1976) đánh giá đất đai là quá trình so sánh đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu. Trong sản xuất nông nghiệp, việc đánh giá đất nông nghiệp được dựa theo các yếu tố đánh giá đất với những mức độ khác nhau. Mức độ khác nhau của các yếu tố đánh giá đất được tính toán dựa trên những cơ sở khách quan, phản ánh các thuộc tính của đất và mối tương quan giữa chúng với năng suất cây trồng trong nhiều năm. Nói cách khác, đánh giá đất đai trong sản xuất nông nghiệp thường dựa vào chất lượng (độ phì tự nhiên và độ phì hữu hiệu) của đất và mức sản phẩm mà độ phì đất tạo nên. [2] Trong đánh giá đất đai có hai khái niệm cụ thể như sau: ­ Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đất đai: Là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, ngập úng, khô hạn, …Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp. ­ Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: Là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn