Xem mẫu

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại độc lập với ý thức của con người, là môi trường sinh sống và phát triển của loài người và mọi sinh vật trên trái đất. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia và quý giá bởi tính có hạn của nó. Ngày nay quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, cùng với sức ép về dân số, nhu cầu về đất ở, đất xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá ­ xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng. Các nguồn tài nguyên ngày càng bị khai thác kiệt quệ đặc biệt là nguồn tài nguyên đất đai, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã phải chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Trước tình hình đó, một vấn đề đặt ra là phải có biện pháp sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý nhằm đảm bảo tính tiết kiệm hiệu quả và bền vững đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển trong tương lai. Biện pháp thích hợp nhất là quản lý và sử dụng đất một cách có quy hoạch, kế hoạch. Điều 18 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.” Để có được các biện pháp quy hoạch sử dụng đất chính xác, phù hợp với thực tế đất đai của từng vùng thì công tác điều tra, đánh giá hiện trạng 1 và tiềm năng đất dựa trên việc nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội tình hình quản lý sử dụng đất là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong quy hoạch sử dụng đất. Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí địa lý đặc biệt trong hệ thống lưu thông trong và ngoài tỉnh, có đường quốc lộ 2, đường tỉnh lộ 304 và đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua thuận tiện cho việc lưu thông tiêu thụ nông sản, hàng hóa của huyện. Bên cạnh đó, hệ thống các sông Hồng, sông Đáy, sông Lô cũng góp phần làm cho giao thông đường thủy thuận tiện. Trong những năm gần đây do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã gây áp lực lớn đối với đất đai. Do vậy việc đánh giá về hiện trạng và tiềm năng đất đai để đưa ra phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý nhằm sử dụng đất đai một cách hiệu quả, tiết kiệm và bền vững là việc làm cần thiết. Xuất phát từ những quan điểm trên, được sự phân công của khoa Tài Nguyên và Môi trường ­ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của cô giáo: PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng; KS. Vũ Thị Thu và sự giúp đỡ của phong Tai nguyên vaMôi trương huyên Vĩnh Tường – tinh Vĩnh Phúc, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường – tinh Vĩnh Phúc”. 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích ­ Nắm vững và đánh giá một cách đúng đắn quỹ đất, tạo ra tầm nhìn chiến lược trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất của địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. 2 ­ Tìm ra xu thế biến động và nguyên nhân gây ra biến động trong sử dụng đất của huyên. Tạo cơ sở cho việc lập chiến lược sử dụng đất dài hạn của huyện phù hợp với tình hình và xu thế phát triển hiện nay. Giúp công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương tốt hơn. ­Tạo cơ sở nền tảng cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 1.2.2. Yêu cầu ­ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất phải đầy đủ, công tác điều tra thu thập số liệu phải chính xác, đúng hiện trạng, trung thực và đảm bảo tính khách quan. ­ Xác định chính xác và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra xu thế biến động đát đai trong những năm qua. ­ Đảm bảo thực hiện đúng chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước, chủ trương đường lối của Đảng. 3 Phần II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất 2.1.1. Khái niệm về đánh giá hiện trạng sử dụng đất Đất đai là một phần cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các yếu tố cấu thành hệ sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đất như: Khí hậu, thổ nhưỡng, dạng địa hình, địa mạo, nước mặt, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người trong quá khứ và hiện tại để lại. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trạng sử dụng đất từng nhóm đất (Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng). Từ đó rút ra những kết luận về tính hợp lý hay chưa hợp lý trong sử dụng đất. Đồng thời làm cơ sở cho những quyết định cũng như định hướng sử dụng đất vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo sử dụng đất bền vững trong tương lai. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ngoài việc đánh giá, phân tích tổng hợp số liệu về tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng còn đánh giá 4 hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất và việc sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng cần đánh giá theo thực trạng từng loại đất (Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng). Với mỗi loại cần đánh giá theo diện tích, tỉ lệ phần trăm cơ cấu, so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất theo quy định để thấy được tính hợp lý trong phân bổ quỹ đất ở địa phương. Từ đó đưa ra những định hướng sử dụng đất hợp lý, hiệu quả. Đánh giá theo đối tượng sử dụng đất (Hộ gia đình cá nhân, các tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài). Đánh giá theo đối tượng quản lý (Cộng đồng dân cư, UBND xã, tổ chức phát triển quỹ đất, tổ chức khác). Nội dung đánh giá cần xác định rõ diện tích, mục đích sử dụng cũng như cơ cấu sử dụng đất của từng đối tượng quản lý, sử dụng đất. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính cấp dưới cần phải xác định tổng diện tích tự nhiên của từng đơn vị, tỉ lệ diện tích so với tổng diện tích đất đai của cấp trên cũng như cơ cấu sử dụng đất của từng loại đất, từng đơn vị hành chính và hiệu quả sử dụng đất của đơn vị đó. 2.1.2. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai 2.1.2.1. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất Việc sử dụng có hợp lý, hiệu quả, bền vững là việc làm cần thiết để phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia, đòi hỏi phải sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch. Để có một phương án quy hoạch hợp lý, có tính khả 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn