Xem mẫu

  1. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI ĐỀ TÀI Công nghệ sản xuất giống nấm Linh Chi Giáo viên thực hiện : Sinh viên thực hiện : -1-
  2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI MỤC LỤC ................................ ................................ ................................ ......................... Trang LỜI NÓI ĐẦU ................................ ................................ ................................ ......... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NẤM ................................ ................................ .... 2 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ NUÔI TRỒNG NẤM ............................. 2 1.1. Sơ lược về nấm ................................ ................................ ................................ . 2 1.2. Đặc điểm của nghề nuôi trồng nấm ................................ ................................ ... 3 1.3. Tình hình sản xuất – tiêu thụ nấm ở Việt nam và thế giới ................................ .. 4 II. NẤM LINH CHI ................................ ................................ ................................ . 6 2.1. Giới thiệu chung về nấm linh chi ................................ ................................ ...... 6 2.2. Đặc tính sinh học nấm linh chi ................................ ................................ .......... 6 CHƯƠNG 2. NHÂN GIỐNG NẤM LINH CHI ................................ ...................... 9 I. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG NẤM LINH CHI ................................ ...... 9 1.1. Sơ đồ quy trình nhân giống nấm linh chi ................................ ........................... 9 1.2. Mô tả sơ lược quy trình sản xuất giống nấm ................................ .....................10 II. SẢN XUẤT GIỐNG NẤM CẤP I ................................ ................................ .....15 2.1. Chuẩn bị giống gốc ................................ ................................ ..........................15 2.2. Chuẩn bị môi trường dinh dưỡng ................................ ................................ .....15 2.3. Cấy chuyền giống nấm cấp I ................................ ................................ ............18 2.4. Nuôi sợi giống nấm cấp I ................................ ................................ .................21 III. NHÂN GIỐNG NẤM CẤP II ................................ ................................ ...........22 3.1. Chuẩn bị giống nấm cấp II ................................ ................................ ...............22 3.2. Làm môi trường nhân giống nấm cấp II ................................ ...........................22 3.3. Cấy chuyền giống nấm cấp II ................................ ................................ ...........25 3.4. Nuôi sợi giống nấm cấp II ................................ ................................ ................27 IV. NHÂN GIỐNG NẤM CẤP III ................................ ................................ .........28 4.1. Chuẩn bị giống nấm cấp III ................................ ................................ ..............28 4.2. Chuẩn bị môi trường nhân giống nấm cấp III ................................ ...................29 4.3. Cấy chuyền giống nấm cấp III................................ ................................ ..........31 4.4. Nuôi sợi giống nấm cấp III................................ ................................ ...............32 -2-
  3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI V. BẢO QUẢN GIỐNG NẤM VÀ VỆ SINH PHÒNG CẤY, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ SAU KHI CẤY................................ ................................ ................................ .......33 5.1. Bảo quản giống nấm ................................ ................................ ........................33 5.2. Vệ sinh phòng cấy, thiết bị, dụng cụ sau khi cấy ................................ ..............33 ................................ ................................ ................................ ................................ .. -3-
  4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI LỜI NÓI ĐẦU    N gày nay, đời sống ngày càng được nâng cao, kéo theo đó là nhu cầu quan tâm sức khỏe của con người. Công nghiệp hóa kéo theo hàng loạt vấn đề, nền kinh tế thị trường đã khiến người kinh doanh bất chấp tất cả để đạt được lợi nhuận cho mình, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người khác. Vấn đề rau sạch hiện nay đã đến mức báo động, người sản xuất muốn nhanh có tiền nên họ sử dụng hàng loạt thuốc kích thích độc cho sức khỏe con người, người kinh doanh muốn bảo quản rau được lâu, họ cũng dùng hàng loạt thuốc bảo quản độc hại và hậu quả cuối cùng là do người tiêu dùng gánh chịu. Khi vấn đề rau sạch đang ở vào tình trạng báo động như hiện nay thì việc chuyển sang sử dụng nấm thay rau là xu hướng tất nhiên của thời đại. Nấm là thực phẩm tự nhiên, lâu nay được xem là loại rau sạch cung cấp nhiều protein, lipid, đường và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Không chỉ là món ăn ngon mà còn làm thuốc chữa bệnh, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch... Muốn nuôi trồng nấm phải có giống. Ngày nay, việc nhân các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực tế cho thấy giống sử dụng trong nuôi trồng nấm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, năng suất hay nói cách khác là quyết định đến sự thành bại của nghề trồng nấm. Do vậy, công tác chọn lựa giống nấm đạt tiêu chuẩn để sản xuất là rất quan trọng và công việc này rất phức tạp đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật với tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại và tương đối phức tạp. Trồng nấm thì khâu quan trọng nhất là quá trình nhân giống, hay làm meo giống. Nó đòi hỏi phải thật sạch, đong đếm thật chính xác. Trong đó, giống gốc là yếu tố quan trọng và quyết định đến sản lượng và chất lượng nấm làm ra. Vì vậy em xin thuyết trình đề tài “Công nghệ sản xuất giống nấm Linh Chi”. -4-
  5. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NẤM I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ NUÔI TRỒNG NẤM Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Do đặc tính khác biệt với thực vật và động vật về khả năng quang hợp, dinh dưỡng và sinh sản, nấm được xếp thành một giới nấm riêng. Giới nấm có nhiều loài, chúng đa dạng về hình dáng, màu sắc, gồm nhiều chủng loại và sống ở khắp nơi. Cho đến nay, con người mới chỉ biết đến một số loài để phục vụ cuộc sống. 1 .1. Sơ l ư ợc v ề nấ m 1 . 1 . 1. Khái ni ệm về n ấm T heo qua n ni ệ m cũ, nấ m l à th ự c vật, nh ưn g là th ực vật khôn g c ó d i ệp lụ c tố. Tuy nhi ên, nh ữn g n ghi ên c ứu n g à y càn g nh i ều về s inh lý v à d inh d ư ỡ n g, cho t hấy n ấ m khá c biệt v ớ i thực vậ t. - N ấ m kh ôn g có khả n ăn g quan g hợ p, n gh ĩa l à khôn g th ể t ự tổn g hợ p cácc h ất hữu c ơ cho cơ th ể t ừ n ư ớ c v à khí C O 2 . - V ách t ế b ào c h ủ yế u l à chi tin và gl ucan. - N ấ m d ự t rữ đ ư ờ n g d ư ớ i dạ n g gly co gen, t hay vì t inh b ột. * M ặc d ù v ậy nấ m c ũn g khôn g t hể l à đ ộn g v ật v ì: - N ấ m sin h sả n chủ yếu b ằn g b ào t ử (h ữu t ính ho ặc vô tí nh) - S ự sinh tr ư ở n g c ủa nấ m li ên qua n đ ến Hình 1.1 Quả thể nấm Linh Chi h ệ sợ i nấ m. Nấ m l ấy các c hất di nh d ư ỡ ng t hôn g qu a màn g t ế b à o c ủa sợ i n ấ m ( tươ n g t ự nh ư r ễ th ực vật ). V ì v ậy, nấ m đ ã đ ư ợ c tá ch ra kh ỏi giớ i th ực vật v à thà nh l ập một giớ i r iên g, g ọ i l à gi ớ i n ấ m. N hư v ậy, n ấ m l à sin h v ật c ó nhân. C ấu tạo củ a nấ m có 2 phần : - H ệ sợ i t ơ n ấ m t ươ n g t ự n h ư “r ễ, th ân, lá” của c ây trồ n g. - Q u ả thể l à “trá i” và có “h ạt ” g ọi l à b ào t ử T ron g t hiê n nhiê n, n ấ m lớ n đ ư ợ c c hia th ành b a nhó m chín h: n ấ m ăn đ ư ợ c, nấ m khôn g ă n đ ư ợ c v à n ấ m đ ộc . 1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu của nấm 1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của nấm Hầu hết những loài nấm được nuôi trồng và sử dụng rộng rãi hiện nay được xem là “rau sạch, thịt sạch” bởi ngoài đặc điểm ăn ngon, còn chứa nhiều chất đạm, đường và nhất là các nguyên tố khoáng và vitamin. Nấm chứa một hàm lượng đạm thấp hơn thịt, cá, nhưng lại cao hơn bất kỳ một loại rau quả nào khác. Đặc biệt, có sự hiện diện của gần nh ư đủ các loại axit amin, trong đó có 9 loại axit amin cần thiết cho con người. Do đó sử dụng -5-
  6. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI nấm sử dụng nấm rất tốt cho sức khỏe, ngoài ra còn góp phần ngăn ngừa và trị bệnh cho con người. 1.1.2.2. Giá trị dược liệu của nấm Nấm không chỉ ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng, mà còn không gây xơ cứng động mạch và không làm tăng lượng cholesterol trong máu như nhiều loại thịt động vật. Một số loài nấm như Linh chi còn có tác dụng chữa bệnh viêm gan, ruột, cao huyết áp, thậm chí còn giảm đau và chữa khỏi cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu. Ngoài ra, nấm còn chứa ít muối natri, rất tốt cho cho những người bệnh thận và suy tim có biến chứng phù. Ở Trung Quốc và các nước phương Đông, người ta còn dùng nấm để điều trị nhiều bệnh như rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, bổ xương, chống viêm nhiễm... Có thể nói nấm là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe con người. -Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể -Kháng ung thư và kháng virus -Dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch -Giải độc và bảo vệ tế bào gan -Kiện tỳ dưỡng vị -Hạ đường máu và chống phóng xạ -Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa 1.2. Đặc điểm của nghề nuôi trồng nấm 1.2.1. Thuận lợi - Nguồn nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và dồi dào: phế liệu của nông nghiệp nh ư cỏ dại, rơm rạ, mùn cưa, thân cây, lõi bắp, thân cây đậu, bã mía, phân gà, phân chuồng… - Vốn đầu tư không cao, tùy thuộc vào mô hình sản xuất. - Vòng quay vốn nhanh do chu kỳ sản xuất ngắn.Chẳng hạn như nấm rơm thu hoạch sau 15 ngày nuôi trồng, nấm mèo và bào ngư sau 2 tháng đã có sản phẩm bán ra thị trường. - Ít tốn đất, hiệu quả sử dụng đất rất cao vì có thể trồng trên giàn kệ nhiều tầng, không choán chỗ đất nông nghiệp, tận dụng được đất không trồng trọt được, lại có tác dụng cải tạo đất bằng bã sau khi thu hoạch nấm. - Giá trị kinh tế cao: nhiều loại nấm ăn có giá trị xuất khẩu nh ư nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư, nấm mỡ, nấm hương. - Lao động trồng nấm nhẹ nhàng, có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi, tậndụng mọi nguồn lao động. - Ít tiêu tốn nước hơn so với nhiều loại cây trồng. -6-
  7. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI - Bã phế liệu sau khi trồng nấm là phân bón tốt cho cây trồng hoặc dùngnuôi giun cho nuôi gia cầm và cá. - Trồng nấm không có mùi thối, lại biến phế thải thành chất có ích hợpquy luật tự nhiên góp phần tích cực cho nông nghiệp bền vững. 1.2.2. Khó khăn - Nhiều khó khăn của nông nghiệp nói chung như thời tiết, các yếu tố môi trường, sâu bệnh làm cho sản lượng nấm không ổn định,…Tuy đã được công nghiệp hóa một phần, chủ động hơn trong việc khống chế các yếu tố môi trường nhưng nhiều tình huống vẫn khó tránh khỏi. - Loại hình sản xuất liên quan chặt chẽ với các vi sinh vật, khâu làm giống phải làm riêng trong phòng thí nghiệm, đòi hỏi kỹ thuật cao, do đó vấn đề sản xuất giống nấm đối với người nuôi trồng còn gặp nhiều hạn chế. - Người trồng nấm khó tìm được nguyên nhân gây bệnh ở nấm, do đó ch ưa có biện pháp phòng trừ hoặc khắc phục. - Nấm tươi cần phải tiêu thụ nhanh, chính vì vậy đòi hỏi người nuôi trồng nấm phải trang bị kiến thức về các phương pháp bảo quản và chế biến nấm. - Chưa chú ý đầu tư cơ sở vật chất và kỹ thuật cho nghề nuôi trồng nấm,nước ta vẫn còn quan niệm đây là nghề phụ, tranh thủ, tận dụng các nguồn phụ phẩm của nông nghiệp và lao động nhàn rỗi. 1.3.Tình hình sản xuất - tiêu thụ nấm ở Việt Nam và trên thế giới 1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Việt Nam Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam hiện nay đạt khoảng trên 150.000 tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệuUSD/năm. Hiện nay, Việt Nam đang nuôi trồng 6 loại nấm phổ biến, phân bố ở các địa phương như sau: - Nấm rơm trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, SócTrăng, Trà Vinh, Cần Thơ...) chiếm 90% sản lượng nấm rơm cả nước. - Mộc nhĩ trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Na m Bộ chiếm 50% sản lượng mộc nhĩ trong toàn quốc. - Nấm mỡ, nấm sò, nấm hương chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Bắc, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 30.000 tấn. - Nấm dược liệu: Linh chi, Vân chi, Đầu khỉ... mới được nuôi trồng ở một số tỉnh, thành phố, sản lượng mõi năm đạt khoảng 150 tấn. Một số loại nấm khác nh ư: Trân châu, Kim châm... đang nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm, sản lượng chưa đáng kể. Nghề trồng nấm ở Việt Nam đang phát triển nhưng còn ở quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình, trang trại, mỗi năm sử dụng vài tấn nguyên liệu có sẵn tới vài trăm tấn ở mỗi cơ sở để sản xuất nấm. Tiềm năng và những điều kiện thuận lợi của nghề trồng nấm ăn và nấm dược liệu rất phù hợp với người nông dân nước ta vì: -7-
  8. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI - Nguyên liệu trồng nấm rất sẵn có như rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân lõi ngô, bông phế loại ở các nhà máy dệt, bã mía ở các nhà máy đường ước tính cả nước có trên 40 triệu tấn nguyên liệu, chỉ cần sử dụng khoảng 10 – 15% lượng nguyên liệu này để nuôi trồng nấm đã tạo ra trên 1 triệu tấn/năm và hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ. - Trong những năm gần đây, nhiều đơn vị nghiên cứu ở các viện, trường, trung tâm đã chọn được một số loại giống nấm ăn, nấm dược liệu có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường ở Việt Nam cho năng suất khá cao. Các tiến bộ kỹ thuật về nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến nấm ngày càng đượchoàn thiện. Trình độ và kinh nghiệm của người nông dân được nâng cao. Năng suất trung bình các loại nấm đang nuôi trồng hiện nay cao gấp 1,5 – 3 lần so với 10 năm về trước. - Vồn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn vì đầu vào chủ yếu là công lao động. Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm cho 1 người lao động chuyên trồng nấm ở nông thôn hiện nay có mức thu nhập 800 -900 đ/tháng, chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu đồng và 100m2 diện tích để làm lán trại. - Thị trường tiêu thụ nấm trong nước và xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Giá bán nấm tươi ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn.... khá cao. Nhu cầu ăn nấm của nhân dân trong nước ngày càng tăng. Thị trường xuất khẩu nấm mỡ, nấm rơm: muối, sấy khô, đóng hộp của Việt Nam c òn chưa đáp ứng đủ. - Phát triển nghề sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu còn có ý nghĩa góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi tr ường. Phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa ở một số địa phương đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném xuống kênh rạch, sông ngòi gây tắc nghẽn dòng chảy. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn nhưng chưa được sử dụng, nếu đem trồng nấm không những tạo ra loại thực phẩm có giá trị cao mà phế liệu sau khi thu hoạch nấm được chuyển sang làm phân bón hữu cơ, tạo thêm độ phì cho đất. 1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới hàng trăm năm. Hiện nay người ta đã biết 2000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loài nấm ăn ngon và đang được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo. Việc nghiên cứu và nuôi trồng nấm trên thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm thực thụ. Sản lượng nấm ăn nuôi trồng năm 20 08 đạt 25 triệu tấn nấm tươi. Ở Châu Âu Bắc Mỹ trồng nấm đ ã trở thành một ngành công nghiệp lớn được cơ giới hóa toàn bộ nên năng suất và sản lượng rất cao. Các loại nấm được nuôi trồng chủ yếu là nấm mỡ, nấm sò theo quy mô dây chuyền công nghiệp chuyên môn hóa cao độ: Các nhà máy chuyên xử lý nguyên liệu, đã sử dụng robot trong khâu nuôi trồng, chăm sóc và thu hái nấm. Nhiều nước ở Châu Á trồng nấm còn mang tính thủ công, năng suất không cao, nhưng sản xuất gia đình, trang trại với số đong nên sản lượng rất lớn chiếm 70% sản lượng trên toàn thế giới. Các nước Đông Bắc như Hàn Quốc, Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan áp dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghiệp hóa trong nghề nấm đã có mức tăng trưởng hàng trăm lần trong vòng 10 năm, Nhật Bản có nghề trồng nấ m truyền thống là nấm Hương mỗi năm đạt gần hàng triệu tấn. Hàn Quốc nổi tiếng với nấm Linh Chi mỗi năm xuất khẩu thu về hàng triệu đôla. -8-
  9. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI Nhìn chung nghề trồng nấm phát triển mạnh và rộng khắp nhát trong 20 năm gần đây. Sản xuất nấm đem lại nguồn thực phẩm, tạo việc làm tại chỗ, vệ sinh môi trường đồng ruộng, hạn chế việc đốt rơm rạ, đốt phá rừng tạo ra nguồn phân bón hữu cơ co cải tạo đất, góp phần tích cực vào chu trình chuyển hóa vật chất. II. NẤM LINH CHI 2.1. Giới thiệu chung về nấm Linh Chi Từ hơn 4000 năm trước ở Trung Quốc, nấm linh chi đã được coi như một loại thần dược, chỉ dành riêng cho các bậc vua chúa, vì thế linh chi còn có nhiều tên gọi khác như bất lão thảo, thần tiên thảo, vạn niên, nấm thần linh, cỏ huyền diệu...Mỗi tên gọi của Linh chi gắn liền với một giá trị dược liệu của nó. Linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum. Tên tiếng Anh: Varnished Conk hay Ling Chih. 2.2. Đặc tính sinh học nấm Linh Chi 2.2.1. Hình dạng và màu sắc Cấu tạo quả thể nấm Linh Chi gồm 2 phần: cuống nấm và mũ nấm -Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính bên có hình trụ đường kính 0,5-3cm. Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bong, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm. -Mũ nấm khi còn non có hình tr ứng, lớn dần có hình quạt. Trên mặt mũ có gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh – vàng nghệ - vàng nâu – vàng cam – đỏ nâu – nâu tím nhẵn bóng như láng vecni. Mũ nấm đường kính 2-15cm, dày 0,8-1,2cm, phần đính cuống thường gồ lên hoặc hơi lõm. Khi đến tuổi trưởng thành thì phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm. Hình 1.2 Cấu tạo nấm Linh Chi -9-
  10. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI 2.2.2. Chu trình sống nấm Linh Chi 2.2.3. Nấm Linh Chi có những lợi ích gì? Trị đau nhức. - Chống dị ứng. - Phòng ngừa viêm cuống phổi. - - Kháng viêm. Kháng khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn staphylocooca, streptocooi, bacillus - pneumoniae. (Có thể do tính tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch). Kháng độc tố, nhờ vào tính đào thải được gốc tự do. - Chống ung thư. - - Kháng siêu vi. Làm hạ huyết áp. - Trợ tim, làm hạ cholesterrol, làm giảm xơ cứng thành động mạch. - Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của cafeine và làm thư giãn - bắp thịt. Long đàm (nghiên cứu ở chuột). - Chống HIV. - Làm tăng cường hoạt động của nang thượng thận. - 2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của nấm Linh Chi -Nhiệt độ thích hợp: - 10 -
  11. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI -Giai đoạn nuôi sợi, nấm linh chi sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 20 -300C -Giai đoạn hình thành quả thể thích hợp ở nhiệt độ 22 – 280C -Độ ẩm: -Độ ẩm cơ chất: 60 - 65%. -Độ ẩm không khí: trong giai đoạn nuôi sợi là 70-80%, trong giai đoạn ra quả thể là 80 - 95%. -Ánh sáng: -Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng. -Giai đoạn hình thành qủa thể: cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng có thể đọc sách đ ược) và cường độ ánh phải cân đối từ mọi phía. -Độ pH: Nấm linh chi thích hợp trong môi trường có pH từ 5,5 - 7. -Độ thông thoáng: Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể,nấm linh chi cần độ thông thoáng tốt. -Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp nguồn cellulose. - 11 -
  12. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI CHƯƠNG II: NHÂN GIỐNG NẤM LINH CHI I. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG NẤM LINH CHI 1.1. Sơ đồ quy trình nhân giống nấm Linh Chi Nhân giống nấm là khâu đầu tiên và quan trọng trong nghề sản xuất nấm, trải qua nhiều công đoạn và nhiều cấp khác nhau. Quá trình nhân giống đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, thiết bị dụng cụ tương đối phức tạp. Quá trình nhân giống nấm Linh Chi được mô tả tổng quát theo quy trình sau: Quả thể Tơ nấm Bào tử Phân lập Nước chiết Thạch (agar) MT Thạch Giống gốc Chất bổ sung (PDA) Nhân giống -Cấy chuyền Đường cấp I -Nuôi sợi -Bảo quản Giống cấp I Nhân giống MT dạng hạt -Cấy chuyền cấp II -Nuôi sợi -Lúa -Hat ngũ cốc -Bảo quản MT cấp II Giống cấp II -Cấy chuyền MT dạng que -Nuôi sợi Nhân giống -Sắn -Bảo quản cấp III Giống cấp III Mùn cưa MT cấp III -Bảo quản Nuôi trồng Sơ đồ 1: Quy trình nhân giống nâm Linh Chi - 12 -
  13. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI 1.2. Mô tả sơ lược quy trình sản xuất giống nấm 1.2.1. Môi trường dinh dưỡng Muốn nuôi cấy hoặc nhân giống bất kỳ loại nấm nào, điều trước tiên là cần có môi trường dinh dưỡng. Môi trường dinh dưỡng cũng thay đổi theo từng giai đoạn của quá trình nhân giống: môi trường thạch, môi trường hạt, que và giá môi. -Meo thạch ngoài việc cung cấp dinh dưỡng dễ hấp thụ cho tơ nấm còn tiện cho việc quan sát các mầm tạp nhiễm. -Môi trường hạt làm tăng về số lượng phân bố. -Môi trường dạng que là dạng trung gian tiện lợi cho việc chuyền giống. -Môi trường giá môi giúp sợi tơ nấm thích nghi với cơ chất sẽ nuôi trồng. Môi trường dinh dưỡng cần đảm bảo các yêu cầu thiết yếu: -Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho nấm. -Không ảnh hưởng đến sinh lý và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của nấm: pH môi trường, sự tích lũy các chất độc… -Không làm thay đổi đặc tính của nấm: nhanh già, nhanh lão hóa… -Dễ thực hiện và tiện dụng 1.2.1.1. Môi trường thạch (MT cấp I) Môi trường được sử dụng phổ biến nhất là PDA. Công thức: Khoai tây: 200g Đường glucose: 20g Agar: 20g Nước cất: 1 lít Hình 1.3 Cắt khoai tây Cách pha chế môi trường tiến hành như sau: -Chọn khoai tây không mọc nầm hoặc không biến màu xanh, gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu khoảng 1-2cm2, cho vào nấu với 1 lít nước đến khi chín mềm ra. -Chiết lấy nước và thêm agar vào nấu thật tan (lưu ý: khi nấu agar, phải khuấy liên tục để agar không bị lắng dưới đáy, dễ bị khét). Thêm đường glucose vào, quậy tan đường, bắt xuốngSau khi kiểm tra pH xong cho vào đĩa petri hoặc các ống nghiệm, chai thủy tinh. Để nguội, làm nút bông quấn giấy bao nút lại. - 13 -
  14. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI Sau đó hấp khử trùng môi trường bằng phương pháp hấp áp lực cao (Autoclave): 1210C/1 atm/ 30 phút, lấy ra để nghiêng (đối với môi trường trong ống nghiệm) và chờ thạch đông. Để kiểm tra độ an toàn của môi trường, ta cho các ống (chai) môi trường đã khử trùng vào tủ ấm, nuôi ủ 35-370C trong 24 giờ, nếu ống nào nhiễm khuẩn thì loại bỏ. Sau 2-3 ngày, bề mặt môi trường khô mới tiến hành phân lập giống gốc hay cấy chuyền giống nấm cấp I. Hình 1.4 Chai môi trường 1.2.1.2. Môi trường cấp II Môi trường cấp II dùng để nhân giống nấm Linh Chi là môi trường rắn, có thể dạng hạt (như hạt thóc, bo bo,…) hoặc dạng que (như thân cây sắn,…). a.Quy trình môi trường dạng hạt Đậu Gạo Lúa Bo bo Loại hạt lép Rửa Rửa Thêm ít nước Nấu chín Loại hạt lép Vo Nấu chín Nấu chín Phối trộn bột nhẹ Chai hạt (ống hạt) Khử trùng 1210C/ 1 giờ 30 Cấy giống Sơ đồ 2: Quy trình môi trường dạng hạt - 14 -
  15. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI Các hạt ngũ cốc được rửa và loại hạt lép. Sau đó, có thể ủ nẩy mầm hoặc không, rồi nấu cho vừa chín nở. Để nguôi và phối trộn bột nhẹ theo công thức, cho vào các chai thủy tinh hoặc chai nhựa ( ¾ chai), làm nút bông và đem đi hấp thanh trùng ở nhiệt độ 1210C/ 1,5-2 giờ. Hình 1.5 Chai hạt ngũ cốc b. Quy trình môi trường dạng que Riêng ở nước ta, trong quy trình nhân giống nấm còn có thêm công đoạn làm giống que, nhằm giúp đơn giản thao tác cấy từ hạt sang nguyên liệu thô, nhưng quan trọng hơn là tơ nấm phát triển nhanh và tuổi meo đồng đều hơn (so với cấy hạt). Bẹ chuối Thân Thân Thân Thân Thân cây bắp cây đậu cây sắn gỗ mềm cây bắp Chặt ặt khúc Ch khúc CCưa khúc ưa khúc Cắt khúc Cưa khúc Cắt khúc Cắt khúc 6-8cm - khúc6 12-14cm 10-12cm 10-12cm 6-8cm 12-14cm 6-8cm 5-6cm Chẻhẻ-4 -4 C2 8cm 2 Chẻ đôi Chẻ nhỏ Bó 3-4que Chẻ 2-4 Phơi khô Ngâm vôi 0,5%, 48 giờ Vớt ra, rửa sạch Làm ráo nước Áo cám gạo hoặc cám bắp Chai que hoặc túi que Khử trùng 1210C/ 2 giờ Cấy giống Sơ đồ 3: Quy trình môi trường dạng que - 15 -
  16. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI Nguyên liệu sử dụng được xử lý trong nước vôi 1%, trong thời gian 48 giờ. Vớt ra rửa sạch, để ráo. Sau đó, bổ sung thêm cám gạo hoặc cám bắp. Cho vào chai thủy tinh hoặc chai nhựa (3/4 chai), làm nút bông và đem đi hấp thanh trùng ở nhiệt độ 1210C/ 1,5-2 giờ. Hình 1.6 Que sắn 1.2.1.3. Môi trường cấp III Môi trường cấp III thường sử dụng các cơ chất gần giống như giá thể trong nuôi trồng nấm. Mùn cưa của các loại cây gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Mùn cưa không bị nhiễm nấm mốc, không lẫn đất đá, tốt nhất nên sử dụng mùn cưa cây cao su, bồ đề. Mùn cưa được làm ẩm vơi nước vôi có pH = 12-13, ủ đống 3-4 ngày. Sau khi sử lý xong, mùn cưa được phối trộn phụ gia theo tỉ lệ: : cám gạo 15%, bột ngô 15%, bột nhẹ ( CaCO3) 1,5%, độ ẩm 65-70%. Cho cơ chất vào túi nilon chiụ nhiệt. Sau đó làm nút bông và đem đi hấp thanh trùng ở nhiệt độ 1210C/ 1,5-2 giờ 1.2.2. Giống nấm Giống nấm gốc có thể được phân lập từ mô của các quả thể nấm hoặc từ bào tử nấm. Giống gốc phải ổn định về các đặc tính di truyền, đảm bảo năng suất và hiệu quả kinh tế. Thực hiện cấy chuyền nấm gốc sang môi trường thạch cấp I, hệ sợi nấm sẽ sinh trưởng tạo thành các ống giống cấp I. Ta tiến hành lựa chọn các ống giống cấp I đạt tiêu chuẩn để sử dụng nhân giống cấp II hoặc đưa vào bảo quản để tạo nguồn giống, sử dụng dần. Hình 1.7 Bào tử nấm Linh chi Môi trường cấp II là môi trường rắn, có thể dạng hạt (như hạt thóc, bo bo,…) hoặc dạng que (như thân cây sắn,…). Cấy chuyền giống cấp I đã lựa chọn sang môi trường cấp II, hệ sợi sinh trưởng và mọc lan trên các hạt, que dến khi ăn kín đáy chai, hình thành các chai giống cấp II. Tiến hành lựa chọn các chai giống đạt tiêu chuẩn để sử dụng nhân giống cấp III hay đưa vào bảo quản để tạo nguồn giống, sử dụng dần. Môi trường cấp III có thành phần hoàn toàn giống như môi trường cấp II, nhưng được đóng vào các túi nilon. Cấy chuyền giống cấp II đã được lựa chọn sang môi trường cấp III, hệ sợi sinh trưởng và mọc lan trên các hạt, que đến khi ăn kín đáy túi, hình thành các túi giống cấp III. Tiến hành lựa chọn các chai giống đạt tiêu chuẩn để sử dụng nuôi trồng nấm. Mục đích của việc nhân giống cấp III là làm tăng số lượng giống nấm. - 16 -
  17. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI Giống gốc Giống cấp I Giống cấp II Giống cấp III Sơ đồ cấy giống . - 17 -
  18. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI II. NHÂN GIỐNG NẤM CẤP I 2.1.Chuẩn bị giống gốc Khởi đầu của quá trình nhân giống hay làm meo giống là phải có giống gốc. Giống gốc hay giống ban đầu có thể thực hiện bằng nhiều cách. -Thu nhận và gây nẩy mầm bào tử nấm -Tách sợi nấm từ các cơ chất có nấm mọc -Phân lập từ quả thể nấm Môi trường dinh dưỡng để nuôi sợi tơ nấm thường sử dụng là môi trường thạch tổng hợp. Sau khi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng, từ tơ nấm sẽ ăn lan trên mặt thạch thành lớp sợi trắng. Những sợi nấm này lan dần ra từ bào tử hoặc từ mô thịt nấm cho đến khi phủ kín các bề mặt thạch. Giống được dùng làm giống gốc phải đạt các yêu cầu sau: -Là giống thuần, không lẫn tạp. -Tơ mọc khỏe chia nhánh đều. -Tơ nấm bò sát mặt thạch hoặc ăn vòng thành ống nghiệm, ít tơ khí sinh, tơ rối bông. Giống gốc là khâu quyết định trong sản xuất và nuôi trồng nấm vì nó được nhân ra với số lượng lớn và chỉ biết kết quả sau một vài tháng, nghĩa là sau khi thu hoặc nấm. Do đó sơ suất khi chọn giống gốc sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn. Tóm lại, giống gốc là khâu quyết định trong sản xuất và nuôi trồng nấm, nên rất cần sự cẩn thận khi thực hiện. 2.2. Chuẩn bị môi trường dinh dưỡng 2.2.1. Môi trường PDA. Công thức: Khoai tây: 200g Đường glucose: 20g Agar: 20g Nước cất: 1 lít pH = 7,0 Ngoài những thành phần trên một số môi trường thường bổ sung thêm một số nguyên tố khoáng: K, P, Mg…dưới dạng muối vô cơ, các thành phần này bổ sung với liều lượng khoảng 1-3g/ lít môi trường, cũng có khi bổ sung thêm vào môi trường tỉ lệ nhỏ các loại vitamin, kháng sinh… 2.2.2. Các bước tiến hành 2.2.2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ nguyên liệu và hóa chất  Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ - 18 -
  19. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI Nồi Autoclave, tủ ấm, tủ cấy vô trùng - Bếp gas ( hoặc bếp từ, lò vi sóng) - Nồi nấu môi trường - Cốc thủy tinh, ống đong, ống nghiệm, chai thủy tinh, đũa thủy tinh - Cân kỹ thuật - Máy đo pH, giấy đo pH - Phễu, giá rót môi trường, rổ, vợt, vải lọc, dao cắt - Bông không thám nước, giấy báo, nilon, dây cao su. -  Chuẩn bị nguyên liệu Nước cất - Khoai tây: loại tốt, không bị hư hỏng, không nảy nầm -  Chuẩn bị hóa chất - Agar Đường Glucose ( hoặc Sachrose) - Muối khoáng, vitamin, kháng sinh (nếu cần bổ sung) - 2.2.3. Pha chế môi trường cấp I Tạo môi trường dinh dưỡng nhân giống nấm cấp I từ hỗn hợp các thành phần theo công thức hỗn hợp trên Sau khi tạo hỗn hợp môi trường xong, phân môi trường vào các ống nghiệm và đậy bằng nút bông không thấm nước *Thao tác thực hiện: Bước 1: Kiểm tra lại các dụng cụ, nguyên liệu cần thiết Hình 2.1. Thái lát khoai tây Bước 2: Chiết chất dinh dưỡng từ khoai tây Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành khối có kích thước 1-2cm2 - Cân chính xác 200g khoai tây đã cắt thành hình khối cho vào nồi nấu môi - trường Đổ 600ml nước cất vào nồi và đun sôi trên bếp ga (hoặc bếp từ) - Đun cho đến khi khoai tây hơi mềm: dùng dũa bẻ đôi khối khoai tây, đến - khi khối khoai tây gãy đôi là được Lọc qua rổ thu dịch lọc - Bước 3: Chuẩn bị dung dịch nước đường - 19 -
  20. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG NẤM LINH CHI Đặt cân về vị trí cân bằng, đầy dủ ánh sáng - Điều chỉnh cân về vị trí cân bằng - Cân chính xác 20g đường glucose cho vào cốc thủy tinh - Đong 100ml nước cất cho vào cốc đã có đường - Khấy tan đường - Bước 5: Nấu môi trường Cân 20g agar cho vào dung dịch khoai tây - Khấy cho agar hòa tan - Thêm nước cất cho đến khi thể tích đúng 1000ml - Đun sôi môi trường 3-5 phút (lưu ý: khi nấu agar phải khuấy đều, để agar - không bị lắng dưới đáy, dễ bị khét) Thêm dung dịch nước đường vào, ta thu được môi trường cấp I - Bắt xuống, để nguội - Bước 6: Phân phối môi trường vào ống nghiệm hoăc chai thủy tinh Đổ môi trường cấp I vào các cốc có miệng để dễ rót vào ống nghiệm, chai Dùng phễu phân nhanh môi tr ường vào các ống nghiệm hoặc chai thủy tinh: đối với ống nghiệm lượng môi trường chiếm khoảng 1/5 ống nghiệm (6-7 ml/1 ống nghiệm), đối với chai thủy tinh từ 5-10 ml, nấu đổ vào ống nghiệm thì phễu được cố định trên một giá đỡ. Hinh 2.2.Cho môi trường vào chai thủy tinh Hình 2.3.Dịch chiết khoai tây - 20 -
nguon tai.lieu . vn