Xem mẫu

  1. Luận văn Đề tài: "Chính sách và chiến lược việc làm cho lao động nông thôn ĐBSCL" Trang 1
  2. Mục lục Mục lục .......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 4 1.2.1 Mục tiêu tổng quát................................................................................................ 6 1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................... 6 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 7 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 7 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 8 2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU......................................................... 8 2.1.1 Tổng quan Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................ 8 2.1.2 Tổng quan tỉnh An Giang..................................................................................... 9 2.1.3 Tổng quan huyện Tri Tôn .................................................................................... 9 Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu GDP của các khu vực kinh tế huyện Tri Tôn.....................10 Bảng 2.1: Tình hình Giáo dục – Đào tạo của huyện Tri Tôn......................................11 2.2. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM NÔNG THÔN .......................................................11 2.2.1 Vai trò của việc làm đối với lao động nông thôn.................................................11 2.2.2 Chất lượng nguồn lao động .................................................................................12 2.3 MỐI QUAN HỆ VỀ CUNG CẦU LAO ĐỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG...............14 2.4 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN CỦA MỘT SỐ NƯỚC ...................................................15 2.4.1 Trung Quốc..........................................................................................................15 2.4.2 Malaysia ...............................................................................................................17 2.4.3 Một số bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn ........................18 2.5 HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN TRI TÔN ...............................................................................19 (i) Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ..................................19 Bảng 2.2: Hệ thống chính sách hỗ trợ cho đối tượng lao động nông thôn..................20 (ii) Dự thảo chiến lược giáo dục 2009 – 2020.................................................................21 2.6 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN......................................................................23 2.6.1 Nhân tố bên ngoài ................................................................................................23 2.6.2 Nhân tố bên trong .........................................................................................24 CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................26 3.1 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU..................................................26 3.1.2 Nội dung nghiên cứu............................................................................................27 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................28 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..............................................................................28 3.2.1.1 Số liệu thứ cấp ...................................................................................................28 3.2.1.2 Số liệu sơ cấp ....................................................................................................28 3.2.1.3 Phương pháp phân tích số liệu .........................................................................28 3.2.2 Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu ...........................................................29 CHƯƠNG 4 ..................................................................................................................30 4.1 ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG NÔNG THÔN...............................................................30 4.1.1 Đặc điểm lao động nông thôn ..............................................................................30 4.1.2 Chất lượng nguồn lao động .................................................................................30 4.1.2.1 Trình độ học vấn...............................................................................................30 Bảng 4.1: Số liệu điều tra trình độ lao động nông thôn huyện Tri Tôn......................31 4.2 THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN ...........................................................................................................................32 4.2.1.1 Giáo dục.............................................................................................................33 Trang 2
  3. Bảng 4.2: Tỷ lệ học sinh bỏ học theo các nguyên nhân ...............................................36 4.2.1.2 Đào tạo nghề và giải quyết việc làm...................................................................36 4.2.2 Xuất khẩu lao động..............................................................................................37 Hình 4.2: Tình hình XKLD của khu vực ĐBSCL qua các năm..................................38 Bảng 4.3: Tình hình xuất khẩu lao động khu vực ĐBSCL .........................................38 Đơn vị: người .................................................................................................................38 CHƯƠNG 5 ..................................................................................................................43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................43 5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................43 5.2.1 Đối với cơ quan chức năng ..................................................................................43 5.2.2 Đối với người lao động.........................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................45 PHỤ LỤC......................................................................................................................48 PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ...............................................................................48 I. THÔNG TIN NÔNG HỘ ............................................................................................48 2. Trình độ học vấn.........................................................................................................48 4. Lao động phân theo công việc của nông hộ.................................................................48 III. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG ..............................................................................................49 Trang 3
  4. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dân số đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay đạt trên 18 triệu người, trong đó có khoảng 78,85% dân số sinh sống ở vùng nông thôn. Với đặc điểm dân số đông và trẻ nên có nguồn lao động phong phú, dồi dào, đặc điểm này là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng. Phần lớn người lao động vùng ĐBSCL tập trung ở vùng nông thôn, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, do nền sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ nên đã dẫn đến vấn đề dư thừa rất lớn thời gian lao động trong khu vực nông thôn. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, cùng với việc ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thực tế này đã làm giảm rõ rệt nhu cầu sử dụng lao động của nông thôn hiện nay. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên đất đai ngày càng hạn chế do nhu cầu đô thị hóa và nhiều mục đích khác cũng góp phần làm cho tình trạng lao động nông thôn không ổn định. Dân số ĐBSCL hiện chiếm khoảng 21% dân số của cả nước nhưng cơ sở dạy nghề chỉ chiếm có 14% của cả nước và đa số chủ yếu tập trung ở các đô thị; trong đó chỉ có 55% các huyện có trung tâm dạy nghề. Hiện nay, tuy đã thành lập một số trường dạy nghề lớn và đa số các tỉnh đều đã có cơ sở dạy nghề nhưng nếu xét về quy mô đào tạo, số lượng ngành nghề, chất lượng hiệu quả đào tạo còn hạn chế; chưa đáp ứng nhu cầu lao động có chu yên môn kỹ thuật làm việc cho các khu công nghiệp, nhất là má y móc thực hành chưa đáp ứng nhu cầu thực tế và chưa theo kịp sự phát triển về khoa học – công nghệ hiện nay… Theo đánh giá của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong những năm qua, việc đào tạo và dạy nghề ở ĐBSCL đã có bước phát triển, đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng ĐBSCL từ 14,13% năm 2005 lên 20,58% vào cuối năm 2008. (Đầu tư Mê Kông, 2009). Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có thị trường lao động và việc làm vẫn còn nhiều vấn đề nan giải, đặc biệt là lao động và dạy nghề cho khu vực nông thôn. Toàn vùng ĐBSCL hiện có 3,31% lao động thất nghiệp (trong đó lao động nông  Niên giám Thống Kê 2009, Cục Thống kê Cần Thơ Trang 4
  5. thôn là 2,97%), tỷ lệ thiếu việc làm là 9,33% (trong đó khu vực nông thôn là 10,49%). Thị trường lao động nông thôn tại vùng ĐBSCL phát triển chậm hơn nhiều so với các vùng khác trong cả nước, chất lượng nguồn nhân lực của lao động nông thôn cũng khá thấp, có đến 80% lao động nông thôn chưa qua đào tạo. (Niên giám thống kê năm 2009, cục thống kê Cần Thơ). Tri Tôn là một huyện miền núi, biên giới, dân tộc, đồng thời cũng là một trong những huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang, diện tích tự nhiên khoảng 59.805 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 74,48%, đất lâm nghiệp chiếm khoảng 8,89%, còn lại là đất ở và đất chuyên dùng. Toàn huyện Tri Tôn có hơn 32.720 hộ trên 124.000 người, trong đó huyện Tri Tôn có gần 50% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Địa hình đa dạng, vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng với nhiều kênh mương lớn nhỏ ngang dọc. (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2007). Tri Tôn là một huyện nông nghiệp, mật độ dân số thấp nhất tỉnh nhưng diện tích đất tự nhiên rộng nhất. Là địa phương tập trung đồng bào dân tộc Khmer đông nhất của tỉnh An Giang, nhiều nơi vẫn còn sản xuất theo phương thức lạc hậu nên đời sống của đa số nông dân hãy còn nghèo khó. Nhiều năm qua, các cấp chính quyền và ngành nông nghiệp luôn nỗ lực phấn đấu mở rộng diện tích đất canh tác cũng như đầu tư mạnh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nên năng suất và sản lượng lúa đã dần được nâng cao, đời sống nông dân đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên phần lớn đời sống của người lao động nông thôn trong vùng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể như vấn đề nước sạch, vệ sinh và môi trường kém, nhất là người Khmer nghèo và cận nghèo; người lao động quen với tập quán sản xuất nông nghiệp truyền thống, năng suất và chất lượng thấp, thiếu vốn sản xuất, thu nhập không ổn định, vấn đề tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên khó có thể nâng cao tay nghề. Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế chủ động gia nhập vào kinh tế của khu vực và thế giới, người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm nhiều hơn, người lao động có thể vươn lên nắm bắt cơ hội và tự do làm việc theo năng lực của mình. Tuy nhiên, cũng có những thách thức đặt ra cho người lao động nông thôn, đó là yêu cầu về chất lượng nguồn lao động, người lao động không biết nghề hoặc chưa có trình độ chuyên môn cao thì rất khó tìm được việc làm. Mặt khác, ngày nay kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất là nhóm nông dân. Chính vì thế chính sách và chiến Trang 5
  6. lược việc làm cho người lao động nông thôn vùng ĐBSCL vẫn luôn là vấn đề cần thiết nhằm góp phần hỗ trợ cho người lao động nông thôn. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả và tác động của các chính sách và chiến lược việc làm cho người lao động nông thôn của vùng ĐBSCL: trường hợp huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Qua đó xác định những chính sách và chiến lược có hiệu quả nhằm phát huy cao hơn nữa lợi ích thiết thực cho người lao động nông thôn huyện Tri Tôn; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của nông thôn ĐBSCL nói chung. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1) Nghiên cứu đặc điểm của nguồn lao động khu vực nông thôn huyện Tri Tôn và nhu cầu việc làm hiện nay. 2) Nghiên cứu các chính sách và chiến lược hỗ trợ cho người lao động nông thôn vùng ĐBSCL và trường hợp của huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. 3) Đánh giá hiệu quả của chính sách và chiến lược, bên cạnh đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những hiệu quả đạt được. 1.3 CÂU HỎI ĐẶT RA CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (1) Thế mạnh và hạn chế của lao động ở vùng nông thôn ĐBSCL nói chung và huyện Tri Tôn là gì? (2) Thực trạng về vấn đề lao động, việc làm ở ĐBSCL và huyện Tri Tôn hiện nay như thế nào? (3) Làm thế nào để giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn khu vực ĐBSCL và trường hợp cụ thể của huyện Tri Tôn? (4) Chính sách và chiến lược gì đã và đang hỗ trợ cho đối tượng lao động nông thôn vùng ĐBSCL, đặc biệt tại huyện Tri Tôn? (5) Tác động và hiệu quả đạt được của những chính sách và chiến lược đó đến đời sống của người lao động ra sao? Trang 6
  7. 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về các chính sách và chiến lược hỗ trợ cho người lao động nông thôn vùng ĐBSCL: trường hợp của huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Đề tài tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu: Giáo dục – Đào tạo, đào tạo nghề và một số chiến lược hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Khu vực nông thôn tại huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. 1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC ĐỀ TÀI Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là cơ sở để đánh giá nguồn nhân lực, hoạch định các chính sách và chiến lược hiệu quả hơn cho người lao động thuần nông hoặc phi nông nghiệp nông thôn. 1.6 CẤU TRÚC TIỂU LUẬN Tiểu luận gồm có 5 chương, bao gồm các nội dung: Chương 1 - Mở Đầu: Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi đặt ra cho vấn đề nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học của đề tài. Các chương còn lại được bố cục như sau: Chương 2 - Lược khảo tài liệu: Giới thiệu tổng quan về vùng nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến Chính sách và chiến lược việc làm ở nông thôn ĐBSCL: trường hợp huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Chương 3 - Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu: Mô tả phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu và phương pháp phân tích các số liệu. Chương 4 - Kết Quả Và Thảo Luận: Diễn đạt nội dung nghiên cứu, phân tích và đánh giá số liệu, thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5 - Kết Luận Và Kiến Nghị: Trình bày ngắn gọn các kết luận đúc kết từ các kết quả nghiên cứu theo mục tiêu và nội dung của chương 4; đồng thời đề xuất giải pháp và kiến nghị một số phương án nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ cho các chính sách đối với người lao động nông thôn ĐBSCL. Trang 7
  8. CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1 Tổng quan Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu của khu vực Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới, là vùng kinh tế phát triển năng động, đóng vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh – thành phố, dân số hơn 18 triệu người, chiếm hơn 20,6% dân số cả nước, số người ở độ tuổi lao động hơn 60% dân số vùng, tương đương 10,5 triệu lao động. Đây là khu vực có lực lượng lao động khá dồi dào, cần cù, có điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật, thông tin và kinh nghiệm quản lý,…Là điều kiện thuận lợi để nguồn nhân lực ĐBSCL ngày càng nâng cao chất lượng và phát huy tiềm năng lao động của mình. Về mặt yếu tố kinh tế - xã hội, vùng có nền kinh tế nông nghiệp mang nhiều màu sắc, các loại hình kinh tế đa dạng như: kinh tế biển, kinh tế rừng, chủ yếu là nông nghiệp vùng ngập lũ. Với những nét đặt trưng của vùng kinh tế này, nó đòi hỏi tính năng động, sáng tạo đối với người dân ngay từ đầu, chủ động đối mặt với khó khăn, tạo sức bật cho họ thoát khỏi vòng lẩn quẩn của nền kinh kế tự cung tự cấp, không bảo thủ mà sẵn sàng đổi mới, linh hoạt trong cạnh tranh và hợp tác để phát triển. Đồng bằng sông Cửu Long được xem là "vùng trũng"2) về chất lượng giáo dục, đào tạo nhân lực trong cả nước. Lý giải về thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại ĐBSCL trong những năm qua nhiều nhà nghiên cứu và quản lý đều thống nhất cho rằng quy mô giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chưa tương xứng với tầm vóc và vị trí chiến lược của vùng; mạng lưới trường lớp, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý vừa thiếu, vừa yếu mà lại chưa đồng bộ về cơ cấu; chất lượng 2) Minh Giảng, 2008 Trang 8
  9. giáo dục đại trà chưa cao; cơ sở vật chất nghèo, lạc hậu. Theo đánh giá của Bộ Giáo dục - Đào tạo, trong một thời gian dài, do chưa nhận thức đúng về vai trò của giáo dục, đào tạo, dạy nghề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nên ngân sách đầu tư cho ngành giáo dục ở khu vực này chưa thỏa đáng dẫn đến trình trạng mạng lưới trường lớp, phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy luôn thiếu thốn; tình trạng thiếu giáo viên còn phổ biến; tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi đến trường chưa cao, tỷ lệ bỏ học còn nhiều; tỷ lệ sinh viên tính trên 100.000 dân còn ít. Rõ ràng nguồn nhân lực và việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực là điểm yếu và cũng là điều rất khó khăn của ĐBSCL. Khó khăn này gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Do vậy cần thiết có những giải pháp phù hợp cho sự phát triển nguồn nhân lực của vùng. 2.1.2 Tổng quan tỉnh An Giang An Giang là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.506 km2, dân số toàn tỉnh khoảng 2.273.150 người, trong đó thành thị chiếm 38,4%, nông thôn chiếm 71,6% dân số toàn tỉnh. Số người trong độ tuổi lao động hơn 1.456.212 người, chiếm trên 64,06% dân số toàn tỉnh An Giang. (Niên giám thống kê - Cục thống kê An Giang, 2009). Nằm ở vị trí thuận lợi cả đường thủy lẫn đường bộ, lại tiếp giáp vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc, An Giang có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế theo hướng đa dạng. Với chính sách “mở” trong thu hút đầu tư cùng những lợi thế khác, như: du lịch phát triển, hạ tầng giao thông đang được nâng cấp, hoàn thiện; nhiều khu công nghiệp, trung tâm thương mại ra đời; khu vực kinh tế biên giới phát triển năng động… An Giang đang trở thành “miền đất hứa” với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. 2.1.3 Tổng quan huyện Tri Tôn 2.1.3.1 Đặc điểm tự nhiên Huyện Tri Tôn, phía Đông giáp các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, phía Bắc giáp huyện Tịnh Biên, phía Tây Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Kiên Giang. Diện tích: 59.805 ha, địa hình đa dạng, vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng với nhiều kênh mương lớn nhỏ ngang dọc. Huyện Tri Tôn có thị trấn Tri Trang 9
  10. Tôn (huyện lị), thị trấn Ba Chúc và 13 xã: Châu Lăng, Lương Phi, Vĩnh Phước, Lương An Trà, Lạc Quới, Vĩnh Gia, Núi Tô, An Tức, Ô Lâm, Cô Tô, Tà Đảnh, Tân Tuyến. (Tri tôn Wikipedia, 2010). 2.1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Tổng thu nhập quốc dân (GDP) 6 tháng đầu năm 2010 tăng 10,64%, so cùng kỳ tăng 2,02%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả 03 khu vực so cùng kỳ đều tăng, cụ thể: + Khu vực I: Nông – Lâm - Ngư nghiệp: + 4,87% + Khu vực II: Công nghiệp - Xây dựng: + 12,82% + Khu vực III: Dịch vụ - Thương mại: + 15,68%. Cơ cấu GDP của các khu vực kinh tế huyện Tri Tôn: 38.66% 45.65% 15.69% Nông - Lâm - Ngư nghiệp Công nghiệp - Xây dựng T hương mại - Dịch vụ Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu GDP của các khu vực kinh tế huyện Tri Tôn (Nguồn: Báo cáo Kinh tế - Xã hội Ủy ban nhân dân huyện Tri Tôn, 2010) Dân số huyện Tri Tôn là 132.625 người (nông thôn chiếm 77% dân số), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12,43%. Tri Tôn có trên 40% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại huyện. (Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2009). 2.1.3.3 Nguồn nhân lực Hiện nay, số người chưa đến tuổi lao động của huyện Tri Tôn có khoảng 26.082 người, đây là lực lượng lao động trẻ tiềm năng của huyện. Lực lượng lao động tiềm năng này đang được đào tạo ở các cấp học và sẽ bổ sung vào nguồn nhân lực có chất lượng của huyện. Số người trong độ tuổi lao động của huyện trên 86.206 người, trong đó người lao động là người dân tộc Khmer trên 24.137 người, chiếm 28,52% lực lượng lao động của huyện. (Niên giám thống kê huyện Tri Tôn, 2009). Trang 10
  11. Bảng 2.1: Tình hình Giáo dục – Đào tạo của huyện Tri Tôn 2005 - 2006 - 2007 - 2008 - 2009 - Năm học ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 I. Mầm non, Nhà trẻ, Mẫu giáo - Trường Trường 17 17 19 19 19 - Lớp Lớp 115 122 128 131 132 - Học sinh Người 3.425 3.578 3.777 3.776 3.972 - Giáo viên Người 142 136 144 139 133 II. Tiểu học - Trường Trường 33 33 32 32 32 - Lớp Lớp 469 464 460 463 473 - Học sinh Người 13.043 12.605 12.209 12.214 12.596 - Giáo viên Người 534 548 524 547 545 III. Trung học cơ sở - Trường Trường 15 15 15 15 15 - Lớp Lớp 223 214 200 197 202 - Học sinh Người 8.316 8.164 7.381 7.195 7.053 - Giáo viên Người 346 371 408 409 408 IV. Trung học phổ thông - Trường Trường 4 3 3 3 3 - Lớp Lớp 72 69 63 65 66 - Học sinh Người 3.096 2.840 2.411 2.479 2.407 - Giáo viên Người 145 183 161 161 168 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tri Tôn, 2009) 2.2. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM NÔNG THÔN 2.2.1 Vai trò của việc làm đối với lao động nông thôn Giải quyết việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động đặc biệt là đối tượng lao động nông thôn. Việt Nam có hơn 70,4% người lao động xuất thân từ nông thôn, về trình độ, chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế. Do đó, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tại nhiều làng quê, vấn đề dư thừa lao động trở nên đáng báo động. Tình trạng thanh niên ở các làng quê không có việc làm thường xuyên chơi bời, lêu lổng, dẫn đến sa ngã vào tệ nạn xã hội; nhiều thanh niên phải rời bỏ làng quê lên thành phố vất vưởng tìm việc làm thuê; nhiều làng nghề truyền thống mai một đẩy nhiều lao động nông thôn đến tình cảnh thất nghiệp... Không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh, năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất kém, dẫn Trang 11
  12. đến thu nhập không ổn định, khiến cho việc đầu tư tái sản xuất ở khu vực nông thôn gặp nhiều khó khăn. Tạo việc làm cho người lao động là vấn đề cấp bách của toàn xã hội, nó thể hiện vai trò của xã hội đối với người lao động, sự quan tâm của xã hội về đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và hạn chế được những phát sinh tiêu cực cho xã hội do thiếu việc làm gây ra. 2.2.2 Chất lượng nguồn lao động Hiện nay, ĐBSCL có đến 85,67% lực lượng lao động chưa qua đào tạo. Trong số lao động đã qua đào tạo thì chỉ có 0,65% có chứng chỉ, chỉ 1% có bằng nghề, 0,48% có bằng sơ cấp, 2,39% có bằng trung học chuyên nghiệp, 2,57% có bằng cao đẳng, đại học và sau đại học (xếp thứ 8 trong 8 vùng) và 7,24% có qua đào tạo nhưng không có bằng cấp chứng chỉ. Thêm vào đó, đa số các cơ sở dạy nghề ở vùng ĐBSCL chủ yếu dạy nghề ngắn hạn (sơ cấp) và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động. (Phương Nghi, 2009). Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH (2009), về “Thực trạng và phương hướng giải quyết việc làm cho vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL”, cho rằng: Chất lượng lao động được cải thiện nhưng còn thấp so với cả nước, năm 2007, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn vùng khoảng 30% (cả nước là 34,75%). Trình độ học vấn của lao động trong vùng khá thấp so với cả nước, năm 2007, 66,8% lao động trong vùng tốt nghiệp tiểu học trở xuống, 18,7% lao động tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và 14,5% lao động tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) (tỷ lệ này của cả nước lần lượt là 44,4%, 31,1% và 24,5%). Đây thực sự là thách thức lớn đối với vùng trong việc đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật lành nghề của các doanh nghiệp cũng như đầu vào cho các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng. Đồng bằng sông Cửu Long luôn được đánh giá là vùng có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại cao nhất nhì cả nước. Dân số toàn vùng hiện chiếm 22% nhưng cơ sở dạy nghề chỉ chiếm 14% cả nước, 77% dân số có trình độ từ tiểu học trở xuống, ngược lại với đồng bằng Bắc bộ. ĐBSCL hiện có 280 cơ sở dạy nghề, cơ bản xoá được "vùng trắng" trường dạy nghề trên địa bàn nhưng chất lượng còn hạn chế, chủ yếu là dạy nghề ngắn hạn. Trình độ thấp, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp và nguy cơ tái nghèo cao. (Bộ LĐTB & XH, 2008). Trang 12
  13. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2009), về “Phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL thời kỳ hội nhập”, đã cho rằng: Đại bộ phận người lao động làm nghề nông nghiệp, thủy sản, sinh sống tại nông thôn. Những năm gần đây do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với tốc độ đô thị hóa, một bộ phận lao động ở nông thôn đã chuyển ra thành thị hoặc chuyển sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Song sự chuyển dịch này còn rất chậm, vì vậy lực lượng lao động ở nông thôn làm nghề nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao so với mức bình quân của cả nước 78,2% (năm 2007 là 72,4%). ĐBSCL có qui mô nguồn nhân lực lớn nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn rất thấp, kỹ năng nghề nghiệp yếu kém; còn nhiều bất cập về mặt cơ cấu và bố trí sử dụng. Đồng thời cũng nhận định rằng: có một nghịch lý là nông dân ĐBSCL là người hội nhập sớm nhất của Việt Nam nhưng còn rất nghèo nên con em nông dân không thể có tiền đi học được. Theo Đoàn Hữu Lực và ctv (2009), chuyên đề: Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL – An Giang về “Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ hội nhập”, cho rằng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, kết cấu hạ tầng nhìn chung còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; môi trường đầu tư kém hấp dẫn, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với số dân hơn 17 triệu người, trong đó gần 80% gắn bó với kinh tế nông nghiệp tạo ra một lực lượng lao động tại chỗ đông đảo. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh và quản lý lại thiếu. Tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động có kỹ thuật, tay nghề cao là phổ biến tại các tỉnh trong Vùng. Đây là thách thức lớn cho các nhà quản lý và doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực tại huyện Tri Tôn vẫn còn bộc lộ nhiều yếu điểm, số người có trình độ chuyên môn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại nông thôn quá ít; khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế; nhận thức của người dân về các vấn đề kinh tế xã hội chưa thoát khỏi lối tư duy tiểu nông, sản xuất nhỏ; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao, tình trạng trẻ em bỏ học sớm có chiều hướng gia tăng. Toàn huyện Tri Tôn có 32 trường tiểu học, 15 trường THCS, 3 trường THPT đào tạo cho hơn 22.056 học sinh nhưng chất lượng đào tạo vẫn kém và tình trạng học sinh bỏ học tương đối cao, cụ thể học sinh tiểu học 3,33%, THCS 4,35%, THPT 7,74%. Tỷ lệ học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng 62,5%. Các lớp đào tạo nghề mở theo phương thức “bán cố định”, tùy theo Trang 13
  14. ngân sách, tài nguyên sẵn có, nhu cầu của lao động và thị trường lao động. Qua thực tế đào tạo nghề cho lao động nữ ở xã Tà Đảnh và thị trấn Ba Chúc cho thấy việc hỗ trợ tiền ăn cho học viên theo diện ưu đãi còn thấp, chưa đáp ứng được bằng nhu cầu thu nhập thường ngày, trong khi đó đa số học viên phải lao động kiếm sống hàng ngày. Vì vậy, nhiều học viên trong diện được ưu đãi học nghề chưa an tâm tham gia lớp học và sớm rời bỏ các lớp đào tạo đi làm công kiếm sống. (Châu Phong, 2010). 2.3 MỐI QUAN HỆ VỀ CUNG CẦU LAO ĐỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG Thể hiện trên 3 trạng thái: Trạng thái cân bằng cung - cầu lao động, trạng thái rối loạn cung - cầu lao động và trạng thái cân bằng mới3) (Hình 2.2). Trong thị trường sức lao động quan hệ cung cầu thể hiện khá rõ, nếu mức tiền công quá cao U1P1 thì có hiện tượng cung lao động lớn hơn về cầu lao động, nghĩa là số người muốn đi làm việc sẽ lớn hơn số người tìm được việc làm ở mức tiền công này. Chính điều này đã tạo nên sự rối loạn trạng thái cung - cầu lao động trên thị trường, một thực tế là mức tiền công càng cao sẽ tỷ lệ nghịch với cầu lao động trên thị trường lao động. Ngược lại khi mức tiền công thấp U 2P 2 thì khả năng thu hút lao động sẽ lớn hơn và xuất hiện về cầu lao động sẽ lớn hơn cung, mức tiền công này không hấp dẫn người lao động. Vì thế mức tiền công này sẽ thiếu hụt lao động làm việc. Theo quy luật của thị trường lao động, giá cả tiền công luôn có xu hướng trở về mức cân bằng U0P0 để cung và cầu lao động được cân bằng. Tại giá trị cân bằng, người lao động sẽ tìm được việc làm và mức tiền công thích hợp; mặt khác nhu cầu về lao động tại mức này sẽ đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng với mức chi trả tiền công tương đối. Đoạn D1S1 là số người bị thất nghiệp trên thị trường lao động, đoạn S2D2 là sự thiếu hụt về lao động. 3) Đinh Quang Thái, 2003 Trang 14
  15. Quan hệ cung cầu lao động: Tiền công Sld D1 S1 U1P 1 E U0P 0 U2P 2 S2 D2 Dld 0 Thị trường lao động Hình 2.2: Mối quan hệ cung – cầu lao động Trong đó: Sld: Đường Cung lao động; E: Điểm cân bằng của cung – cầu lao động Dld: Đường cầu lao động; Cung - cầu lao động là hai vế của thị trường lao động, sử dụng nguồn lao động có hiệu quả hoặc tận dụng nguồn lao động chỉ có thể đạt được khi cân bằng cung – cầu lao động ở một mức độ nhất định. Mỗi vế của cung – cầu lao động luôn biến đổi theo những nguyên nhân riêng và do tác động tương hỗ giữa chúng. Trong mối tương tác này, tiền công có tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất. 2.4 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN CỦA MỘT SỐ NƯỚC 2.4.1 Trung Quốc Hiện nay, Trung Quốc có dân số trên 1,3 tỷ người, mà hai phần ba là nông dân, tức là số nông dân có tới 900 triệu người, trong số đó 600 triệu sống bằng nghề trồng trọt, trên những mảnh ruộng nhỏ li ti. Hàng năm có trên 10 triệu lao động tham gia vào lực lượng lao động xã hội nên yêu cầu giải quyết việc làm trở nên gay gắt hơn. Trước đòi hỏi mang tính cấp thiết đó, ngay từ những năm 1978 Trung Quốc đã thực hiện mở cửa cải cách nền kinh tế và thực hiện phương châm “Ly nông bất ly hương” hay “Nhập xưởng bất nhập thành”, và đã thực hiện nhiều chính sách phát triển, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động nông Trang 15
  16. thôn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, coi phát triển công nghiệp nông thôn là con đường để giải quyết việc làm. Những kết quả bất ngờ về phát triển kinh tế và giải quyết việc làm ở Trung Quốc đạt được trong những năm đổi mới vừa qua, quá trình này đều gắn kết với phát triển công nghiệp ở nông thôn. Từ thực tiễn phát triển công nghiệp và giải quyết việc làm ở nông thôn Trung Quốc trong thời gian qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Thứ nhất: Trung Quốc thực hiện chính sách chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản xuất kinh doanh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, thực hiện phi tập thể hóa trong sản xuất nông nghiệp thông qua áp dụng hình thức khoán sản phẩm, nhờ đó khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn phát triển cả sản xuất nông nghiệp và mở các hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn. Thứ hai: Nhà nước tăng thu mua nông sản với giá hợp lý, giảm giá hàng công nghiệp, qua đó tăng sức mua của người nông dân và thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ở nông thôn. Cùng với chính sách khuyến khích phát triển sản xuất đa dạng hóa theo hướng phát triển những sản phẩm có giá trị kinh tế hơn, phù hợp với yêu cầu thị trường đã có ảnh hưởng lớn đối với thu nhập trong khu vực nông thôn. Theo kết quả điều tra của cơ quan chức năng Trung Quốc, thu nhập thực tế bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng lên. Chính sức mua trong khu vực nông thôn đã tăng lên nhanh chóng, làm tăng cầu về các loại hàng hóa tiêu dùng từ hàng hóa thực phẩm, hàng hóa thiết yếu đến tiêu dùng những sản phẩm có độ co dãn theo thu nhập cao hơn: ô tô, tham quan - du lịch,… Tăng thu nhập và sức mua của người dân nông thôn đã tạo ra cầu cho các doanh nghiệp công nghiệp ở nông thôn phát triển nhằm thu hút thêm nhiều lao động. Thứ ba: Tạo môi trường thuận lợi để phát triển công nghiệp. Thứ tư: Thiết lập một hệ thống cung cấp tài chính có hiệu quả cho doanh nghiệp nông thôn, giảm chi phí giao dịch để huy động vốn cho công nghiệp nông thôn. Thứ năm: Duy trì và mở rộng mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp nông thôn và doanh nghiệp nhà nước. Trang 16
  17. 2.4.2 Malaysia Liên bang Malaysia có diện tích tự nhiên 329.800 km 2, dân số khoảng 27 triệu người (2010), mật độ dân số 74 người/ km 2. Hiện nay lao động đang được thu hút mạnh vào các ngành phi nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nên sức ép về dân số và đất đai là không lớn. Ngày nay, Malaysia không đủ lao động nên phải nhập khẩu lao động từ nước ngoài, nhưng trong thời gian đầu của quá trình công nghiệp hóa, Malaysia đã phải giải quyết vấn đề dư thừa lao động nông thôn như nhiều quốc gia khác. Hiện nay ngoài việc tạo việc làm cho lực lượng lao động nông thôn trong nước, Malaysia còn phải nhập thêm lao động từ nước ngoài. Từ kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Malaysia cho thấy: Thứ nhất: Thời gian đầu của quá trình công nghiệp hóa, Malaysia chú trọng phát triển nông nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng tới phát triển cây công nghiệp dài ngày. Cùng với phát triển nông nghiệp, Malaysia tập trung phát triển công nghiệp chế biến, vừa giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp vừa giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động nông thôn. Thứ hai: Khai phá những vùng đất mới để phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng của chính phủ để giải quyết việc làm mới cho lao động dư thừa ngay trong khu vực nông thôn. Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội, kèm theo cung ứng vốn, vật tư, thông tin, hướng dẫn khoa học kỹ thuật,… để người dân yên tâm sản xuất; đồng thời nhà nước phát huy tính chủ động sáng tạo của người dân, mặt khác gắn trách nhiệm giữa nhà nước và người dân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thứ ba: Thu hút cả đầu tư trong nước và nước ngoài vào phát triển công nghiệp mà trước hết là công nghiệp chế biến nhằm giải quyết lao động và dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Trong thời gian này, Malaysia thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các chính sách ưu đãi. Thông qua các biện pháp này Malaysia đã giải quyết được vấn đề: o Tạo việc làm cho số lao động dư thừa; o Đào tạo công nhân nâng cao tay nghề và trình độ quản lý cho người lao động; o Tận dụng cơ sở vật chất của các công ty nước ngoài đầu tư vào Malaysia khi đã hết hạn hợp đồng và thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật của họ; Trang 17
  18. Thứ tư: Khi nền kinh tế đất nước đã chuyển sang toàn dụng lao động, Malaysia chuyển sang sử dụng nhiều vốn và khai thác công nghệ hiện đại, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, cung cấp lao động đã qua đào tạo cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. 2.4.3 Một số bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn Từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và giải quyết việc làm của Trung Quốc và Malaysia có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm và vận dụng cho giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở vùng ĐBSCL nói chung và của huyện Tri Tôn nói riêng. Các bài học đó là: Thứ nhất: Nhà nước cần phải có những chính sách vĩ mô về vai trò quản lý của Nhà nước để chống thất nghiệp, thiếu việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó đề ra những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời phù hợp với người lao động nông thôn và điều kiện để thực thi. Những chính sách và giải pháp đó hướng vào phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế đi đôi với giải quyết việc làm. Thứ hai: Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện: đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển đa dạng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động và có khả năng thu hút lao động, phân công lao động, tạo việc làm tại chỗ ở nông thôn. Thứ ba: Đa dạng hóa các hình thức giải quyết việc làm: khôi phục các làng nghề truyền thống có giá trị kinh tế, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động. Xã hội hóa giải quyết việc làm, huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân. Thứ tư: Đào tạo nghề và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện nay, nhất là là các lĩnh vực thu hút nhiều lao động, các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, yêu cầu chất lượng cao từ nguồn nhân lực. Thứ năm: Phát triển các trung tâm dịch vụ lao động, cơ sở giới thiệu việc làm, các tổ chức xuất khẩu lao động. Trang 18
  19. Thứ sáu: Trên cơ sở phát huy nội lực trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tận dụng sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cho giải quyết việc làm. Tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương mà vận dụng bài toán giải quyết việc làm khác nhau. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ĐBSCL nói chung và huyện Tri Tôn nói riêng cần có những biện pháp thích hợp với các chính sách và chiến lược mang tính đột phá cho người lao động nông thôn. 2.5 HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN TRI TÔN  Hệ thống các chính sách hỗ trợ cho người lao động nông thôn huyện Tri Tôn (Bảng 2.2).  Các chiến lược vì mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: (i) Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”4) Trong những năm qua, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được quan tâm từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là những địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để làm công nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế là các cơ sở dạy nghề mọc lên rất nhiều, nhưng hầu hết chỉ thu hút được người dân vào đào tạo mà không giải quyết được đầu ra cho lao động nông thôn. Theo khảo sát trong tổng số khoảng 1 triệu lao động nông thôn được đào tạo thì chỉ có khoảng 3% số lao động này trực tiếp làm nông nghiệp và hiệu quả còn thấp. Ngay cả những lao động nông thôn tìm kiếm được việc làm tại các khu công nghiệp, các nhà máy nhưng sau một thời gian làm việc đã không trụ được, hoặc không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nguyên nhân là do các cơ sở đào tạo nghề mới dừng lại ở việc đào tạo theo năng lực sẵn có của mình mà không theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động. Giáo trình đào tạo, thời gian đào tạo chưa phù hợp... 4) Ngọc Ước, 2010 Trang 19
  20. Bảng 2.2: Hệ thống chính sách hỗ trợ cho đối tượng lao động nông thôn Ngày ban Tên chính sách Mục đích hành Nghị định số Quy định chi tiết và hướng dẫn thi 127/2008/NĐ-CP của 12/12/2008 hành một số điều của Luật Bảo hiểm Chính phủ xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Các đối tượng học sinh, sinh viên diện Quyết định 157/2007/QĐ- 27/09/2007 mồ côi, hộ nghèo, hộ cận nghèo và TTg của Thủ tướng Chính gia đình gặp khó khăn về tài chính do phủ thiên tai, bệnh tật, hỏa hoạn được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trang trải chi phí học tập (Chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên). Hướng dẫn thi hành một số điều của Thông tư số 04/2009/TT- 22/01/2009 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày BLĐTBXH của Bộ 12/12/2008 của Chính phủ qui định LĐTB-XH chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hộ về thất nghiệp. Chỉ thị số 41/CT-TW của 22/9/1998 Về công tác xuất khẩu lao động Bộ Chính trị (XKLĐ) và chuyên gia Công văn số Thu thập thông tin cơ bản về lao động 204/SLĐTBXH của Sở 15/4/2009 việc làm của Doanh nghiệp. LDTB-XH tỉnh An Giang Dự án 90/DA.UBND Về công tác dạy nghề đối với người huyện Tri Tôn 26/6/2009 Dân tộc Khmer (Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Tri Tôn và Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2009) Trước thực trạng trên, ngày 27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956/QÐ-TTg phê duyệt Ðề án "Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" (gọi tắt là Ðề án 1956). Ðây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn. Đề án nhằm đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. Theo lộ trình, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ năm 2009 đến năm 2011) dạy nghề cho khoảng 800.000 người và thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn với khoảng 18.000 người với 50 nghề đào tạo; đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mô Trang 20
nguon tai.lieu . vn