Xem mẫu

MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, một trong những nhiệm vụ cốt yếu hàng đầu của Nhà nước Lào là tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế ­ xã hội, đưa đất nước sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng NDCM Lào sớm đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để phát triển kinh tế ­ xã hội. Với chủ trương, khôi phục và phát triển kinh tế, tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dung, đồng thời tranh thủ viện trợ quốc tế, nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết của nhà nước và của nhân dân của Đảng NDCM Lào đề ra, nhân dân các bộ tộc Lào đã phát huy hết tinh thần, trách nhiệm của mình, khai thác mọi thế mạnh, tiềm năng sẵn có vào phát triển sản xuất, từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn sau chiến tranh và làm cho tình hình kinh tế tài chính và đời sống nhân dân ổn định. Để đưa đất nước phát triển nhanh hơn, dần hòa nhịp vào sự phát triển của khu vực và thế giới, Đại hội lần thứ IV (1986) của Đảng NDCM Lào đã kịp thời đề ra đường lối đổi mới toàn diện, xây dựng và phát triển đất nước. Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, kinh tế Lào phát triển khá mạnh. Có thể nhận thấy rằng, từ khi mở cửa, điều chỉnh cơ cấu kinh tế năm 1986 đến nay, Lào từ một trong những nước chậm phát triển nhất đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất, để tiến lên xây dựng nền kinh tế quốc dân vững mạnh. Đặc biệt là việc Lào chính thức gia nhập ASEAN năm 1997 là minh chứng cho chính sách đối ngoại của Lào, đó là hòa bình, mở rộng hợp tác và hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước láng giềng trong khu vực. So với các nước thành viên ASEAN khác, quá trình chuyển từ 2 nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa của Lào rất khó khăn. Tuy nhiên, điều đáng mừng là 6 triệu người dân Lào qua phấn đấu gian khổ, đã giành được sự tiến bộ vượt bậc về xây dựng kinh tế quốc dân. Vậy những chính sách phát triển quan hệ của Lào đề ra khi là một thành viên của tổ chức này là gì? Nghiên cứu những chính sách ấy sẽ giúp chúng ta nhận thức được rất nhiều điều về quá trình hội nhập cũng như cách thức phát triển và lỗ lực gây dựng đất nước của nước bạn, đồng thời sẽ giúp Việt Nam nhìn ra những điểm mạnh, điểm yếu trong các chính sách ấy, từ đó rút ra bài học cho chính chúng ta, khi mà quá trình hội nhập đang diễn ra sâu rộng như hiện nay. Từ những yếu tố thiết thực đó, bài tiểu luận của nhóm xin đi vào nghiên cứu đề tài : “ Chính sách phát triển quan hệ trong ASEAN của Lào” . Do thời gian nghiên cứu và tầm hiểu biết của nhóm có hạn, nên chắc chắc không tránh khỏi những thiếu xót. Mong thầy và các bạn chiếu cố theo dõi, và đưa ra cho nhóm những ý kiến bổ sung cùng những nhận xét khác quan để nhóm chúng em rút kinh nghiệm trong các bài nghiên cứu sau. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên bộ môn “ Nguyễn Thường Lạng”, người đã giảng dậy rât tâm huyết và tạo cơ hội cho lớp có được nhiều bài thảo luận hay, ý nghĩa và vô cùng thiết thực trong quá trình học tập bộ môn. Chúc thầy và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác tốt, tạo ra nhiều thế hệ cán bộ giỏi cho đất nước trong tương lai. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Các chính sách thương mại, dịch vụ, đầu tư và chính trị trong quan hệ ngoại giao của Lào với các nước trong Asean từ khi ra nhập vào năm 1997 đến năm 2014. 3 3. Mục đích Từ việc nghiên cứu những chính sách phát triển quan hệ của Lào trong ASEAN, chúng ta cùng rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia vào các tổ chức quốc tế nói chung, và ASEAN nói riêng. Tạo ra thế chủ động nắm bắt thông tin và hội nhập khu vực, quốc tế sâu rộng. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài tiểu luận của nhóm sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau : ­ Hỏi ý kiến chuyên gia ­ Thu thập tài liệu tham khảo ­ Thống kê ­ Phân tích tổng hợp 5. Bố cục Bài được chia bố cục thành 3 phần Chương I: Khái quát chung về ASEAN và CHDCND Lào Chương II: Chính sách phát triển quan hệ của Lào trong ASEAN Chương III: Những thành công và hạn chế trong chính sách phát triển quan hệ của Lào trong ASEAN và bài học rút ra cho Việt Nam 4 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn