Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

***

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
CẤP II VÀ III QUA MÔN ĐỊA LÝ

ĐỀ TÀI CẤP BỘ
SỐ : B93 - 30 -14

Chủ nhiệm đề tài : PTS - Phạm Xuân Hậu
Nhóm thực hiện : Khuất Huy Thành
Đào Ngọc Cảnh
Trần Thị Tuyết
Tạ Thị Ngọc Bích

TP. HCM : 1995

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I - TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Ngay từ khi xuất hiện trên trái đất, con ngƣời đã gắn bó với thiên nhiên. Do nhu cầu sinh
tồn, con ngƣời đã chủ động khai thác tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống của mình. Qua
quá trình tác động, con ngƣời khai thác, cải tạo tài nguyên thiên nhiên đem lại lợi ích lớn, song
do khai thác không có kế hoạch, phƣơng tiện thủ công đã gây ra những hậu quả không lƣờng
làm tổn hại đến tài nguyên và môi trƣờng.
Khi lực lƣợng sản xuất chƣa phát triển, các tác động vào môi trƣờng còn đơn giản, hạn
hẹp, hậu quả gây ra không rõ lắm. Nhƣng khi lực lƣợng sản xuất phát triển, sự tác động vào môi
trƣờng mạnh mẽ hơn, qui mô rộng lớn hơn. Đặc biệt từ khi nền khoa học kỹ thuật phát triển nhƣ
vũ bão, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, sự gia tăng dân số quá nhanh
đã dần đƣa tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trƣờng sinh thái bị "khủng hoảng" nghiêm
trọng, điều đó đặt ra cho mỗi quốc gia trên thế giới và cả cộng đồng là phải làm gì, làm thế nào
để ngăn chặn thực trạng trên, cứu lấy cuộc sống của nhân loại trên hành tinh.
Nhiều cuộc hội thảo quốc tế đã đƣợc tổ chức để bàn bạc, tìm cách giải quyết, nhiều quốc
gia trên thế giới đã ban bố những đạo luật nhằm cứu vãn, ngăn chặn nguy cơ suy thoái môi
trƣờng, làm thế nào để đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao cuộc sống cho con
ngƣời mà không làm tổn hại đến môi trƣờng là trách nhiệm của mỗi quốc gia và cả cộng đồng.
Ngày nay chúng ta có thể tiến hành hàng loạt các biện pháp thực hiện, song biện pháp
nâng cao dân trí về lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng, trang bị những kiến thức căn bản, cần thiết
về bảo vệ môi trƣờng cho mọi ngƣời, mọi lứa tuổi thông qua trƣờng học là biện pháp rất cần
thiết và có thể đem lại hiệu quả cao. Đây cũng là mục tiêu chủ yếu của chƣơng trình giáo dục
môi trƣờng quốc tế (IEEP) của UNESCO và UNEP (United Nation Environment Programme),
ngoài nhiệm vụ nghiên cứu môi trƣờng về các mặt, cơ quan này còn giúp các quốc gia xây
dựng chƣơng trình và đào tạo cán bộ về bảo vệ môi trƣờng của tất cả các cấp trong ngành giáo
dục của nƣớc mình từ mẫu giáo đến đại học và trên đại học.

1

Ở nƣớc ta trong những năm gần đây, việc giáo dục môi trƣờng đã bắt đầu đƣợc đƣa vào
nhà trƣờng bằng hình thức này hay hình thức khác (có thể tích hợp, lồng ghép vào bài giảng các
môn học, báo cáo chuyên đồ...) nhƣng chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao, vì đội ngũ giáo viên và học
sinh các cấp chƣa nhận thức đầy đủ về khái niệm và vai trò của giáo dục môi trƣờng trong
trƣờng học. Mặt khác giáo viên ở các trƣờng chƣa xác định đƣợc việc lồng ghép, tích hợp nội
dung vào các môn học nhƣ thế nào để giảng dạy giáo dục môi trƣờng có hiệu quả.
Giáo dục môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng ở cấp II và III có thể thông qua nhiều môn
học, mỗi môn có những ƣu thế riêng, nhƣng nếu xét về những nội dung cần cung cấp cho học
sinh về khái niệm môi trƣờng, những thành phần của môi trƣờng, tác động của môi trƣờng đến
sản xuất xã hội, vai trò của con ngƣời trong việc khai thác, cải tạo làm thay đổi môi trƣờng thì
môn địa lý là thuận lợi nhất. Vì vậy tôi đã chọn và thực hiện đề tài: "Giáo dục môi trƣờng cho
học sinh phổ thông cấp II và III qua môn địa lý ".

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.
Trên cơ sở mục đích giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng phổ thông, kết hợp với
những nội dung có thể khai thác để giáo dục môi trƣờng trong môn địa lý ở cấp II và III, làm
cho học sinh hiểu rõ, nắm chắc hệ thống những khái niệm về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng.
Từ đó thông qua các bài giảng địa lý cụ thể, giáo viên khai thác nội dung có liên quan đến môi
trƣờng, truyền đạt cho học sinh hiểu đƣợc mối quan hệ giữa môi trƣờng và cuộc sống, ảnh
hƣởng của sự ô nhiễm môi trƣờng đến sinh hoạt của con ngƣời, từ đó tự xây dựng cho mình ý
thức bảo vệ môi trƣờng ngay trong gia đình, địa phƣơng mình cơn trú và của cả cộng đồng...

III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.
Do đặc điểm của môn học, đề tài chỉ nghiên cứu khai thác nội dung môi trƣờng cho học
sinh cấp II và III qua các bài giảng địa lý cụ thể trong chƣơng trình sách giáo khoa địa lý hiện
hành và một số nội dung thực tiễn khi đƣa học sinh đi thực địa ở ngoài trời.

2

IV. CÁC QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU.
Sự hình thành và phát triển của các thành phần tự nhiên trên trái đất luôn diễn ra trong
mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với nhau. Sự phân hóa giữa các khu vực dẫn đến sự khác nhau
về khả năng khai thác tài nguyên và môi trƣờng. Tuy nhiên trên mỗi phạm vi lãnh thổ ít nhiều
đều đã và đang hoặc sẽ diễn ra sự tác động của con ngƣời trong qua trình phát triển. Mối quan
hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng diễn ra thƣờng xuyên, khi con ngƣời tác động vào các yếu tố
tự nhiên, sẽ làm thay đổi cơ bản môi trƣờng. Vì vậy khi khai thác những nội dung trong bài địa
lý không thể không đề cập đến mối quan hệ đó và những tác động qua lại của các mối quan hệ
diễn ra ngay trên đất nƣớc, địa phƣơng của mình đang sống.
Mối quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng cũng nhƣ tác động qua lại (tốt và không tốt)
phải đƣợc khai thác qua nội dung từng bài giảng, từng chƣơng, mục phù hợp với đặc trƣng của
địa lý, thông qua đó làm cho học sinh hăng say với môn học địa lý hơn, hỏi vì địa lý đã cung
cấp cho họ những hiểu biết tổng hợp về cuộc sống và những vấn đề đang diễn ra xung quanh
cuộc sống, từ đó mà học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng.

V. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
V. l. Phương pháp nghiên cứu hệ thống.
Theo lý thuyết hệ thống, có thể coi giáo dục môi trƣờng là một hệ thống trong đó bao
gồm nhiều yếu tố: Chƣơng trình, sách giáo khoa, giáo viên và học sinh. Giữa các yếu tố của hệ
thống này có liên quan chặt chẽ, khăng khít với nhau. Vì thế, để xác định đƣợc nội dung và hình
thức giáo dục môi trƣờng cần khai thác những nội dung phù hợp với chƣơng trình sách giáo
khoa, thực hiện đúng mục đích giảng dạy để học sinh hiểu và tiếp thu đƣợc những nội dung cần
thiết.

V.2. Phương pháp quan sát.
Thông qua việc quan sát các sự vật, hiện tƣợng địa lý đang diễn ra hàng ngày, những
hoạt động sản xuất, sinh hoạt để học sinh thấy đƣợc mối quan hệ qua lại giữa con ngƣời và môi
trƣờng, từ đó

3

nguon tai.lieu . vn