Xem mẫu

Cá tra – ca basa fillet Kích thước: Thường phân cỡ theo 2 tiêu chuẩn là gam/miếng và oz/miếng gồm các cỡ sau; Theo oz/miếng là: 2­3,3­5, 5­7, 7­9, 9­up oz/miếng. Theo gam/miếng là: 60­120, 120­170, 170­220, 220­up gam/ miếng. Quy cách đóng gói theo yêu cấu của khách hàng: o IQF: 2,5kg × 4/thùng, 5kg × 2/thùng. o Block: 2,3kg × 2/thùng, 4,6kg × 2/thùng. Các đặc điểm về sản phẩm và nhãn hiệu sẽ thực hiện theo yêu cầu của khách hàng Màu sắc: Trắng, trắng hồng, hồng, vàng nhạt. Màu cá phụ thuộc và các yếu tố chính sau: 1. Nơi nuôi: bè, đăng quầng. 2. Tốc độ chảy của nước và sự thông nước. 3. Thành phần thức ăn ( Thức ăn cao vói tỷ lệ protein cao thường tốt hơn thức ăn tự chế) 4. Kinh nghiệm trong việc cho ăn ở mỗi giai đoạn phát triển của cá. 5. Thời gian thu hoạch của cá. 6. Thời gian chế biến trong quy trình chế biến. 7. Thiết bị đông lạnh. Các nguyên liệu được thu hoạch lựa chọn từ trang traị thường có tỷ lệ phụ thuộc vào các nuôi và thức ăn chăn nuôi. + Trắng (thường 20­40%, tốt là 60%) + Hồng (thuwowngf 30­605) + Vàng nhạt/ vàng (thường 30­60%) Hiện trạng và xu hướng phát triển của nghề nuôi cá tra, basa. Cá tra và ba sa phân bố ở một số nước như Campuchia, Thái Lan, Indonexia và Việt Nam, là hai loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao. Cá tra được nuôi phổ biến hầu hết pở các nước DNA, lf một trong những loài cá nuôi quan trọng nhất của khu vực này. Bốn nước ở hạ lưu sông Mê Kong đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam do có nguồn cá tra tự nhiên phong phú. ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trông ba loài tuộc họ cá tra, chỉ có 2% là cá basa và cá vồ đém, sản lượng cá tra nuôi chiếm một nữa tổng sản lượng các loài cá nuôi. Tại Thái Lan, trong số 8 tỉnh nuôi cá nhiều nhất, có 50% số trại nuôi cá tra, đứng thứ hai sau cá rô phi. Một số nước trông khu vực như Malaysia, Indonesia cũng đã nuôi cá tra có hieeuj quả tù những thập niên 70­80. Đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam đã có truyền thống nuôi cá tra và ba sa. Cá tra nuôi phổ biến trong cả ao và bè, cá ba sa chủ yếu nuôi bè. Hiện nay nuôi cá tra và ba sa đã phát triển ở nhiều địa phương, không chỉ ở Nam Bộ mà một số nơi ở miền Trung và miền cũng nuôi các đối tượng này. Những năm gần đây nuôi các loài này phát triển mạnh nhằm phụ vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và nguyên liệu cho xuất khẩu. đặc biệt từ khi chúng ta hoàn toàn chủ động về sản xuất giống nhân tạo thì nghề nuôi càng ổn định và phát triển vượt baattj. Nuoi thương phẩm thâm canh cho năng suất cao, cá tra nuôi trong ao đạt tới 200 ­300 tấn/ha, cá tra và ba sa nuôi bè có thể đạt tới 100­ 300kg/m3 bè. Trông năm 2002,chỉ tính riêng hai tỉnh An Giang và đồng Tháp, sản lượng cá tra , cá ba sa nuôi đạt tới 180.000 tấn. Từ nữa đầu thế kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở vùng đồng bằng Nam Bộ. Hầu như nhà nào cũng có một vài ao lớn nhỏ và đối tượng nuôi chính là cá tra. Việc phát triển nuôi cá tra ở Nam Bộ đã góp phần duy trì nguồn thực phẩm chính yếu và có mặt trên thị trường quanh năm. Vào mùa lũ, nguồn cá tự nhiên do sông Mê Kong tải về một lượng khổng lồ cung ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ của cư dân. Vào mùa khô, lượng cá trên sông ít đi do nước sông cạn, cá rút khỏi các khu đồng trũng thì cá cung cấp cho thị trường trở nên khang hiếm, lúc này cá nuôi hoặc cá lưu trữ trong ao, nhất là cá tra trở thành nguồn thực phẩm quan trọng. Tài liệu thống kê của tỉnh An Giang cho thấy năm 1985 có hơn 90% diện tích ao nuooi cá ở nông thôn của tỉnh lúc bấy giờ là nuôi cá tra. Có lẽ An Giang là một trong hai tỉnh ( cùng với đồng Tháp) có nguồn cá tra phong phú vớt trên sông và nghề nuôi cá tra giống phát triển nhất trong cả nước. Tài Liệu của ủy Hội sông Mê Kong cũng đề cập về hiện trạng nuôi cá tra ở miền nam Việt Nam những thập niên 50­70. Nuôi cá tra truyền thông và ghép với một số loài khác, người dân thừơng thu hoạch cá và cuối năm hoặc những tháng mùa khô, Từ những năm 1970 về trước, khi nghề cá còn hạn chế về kỹ thuật nuôi, về con giống và tập quán nuôi ca, thì nghề nuôi cá còn mang tính chất đơn điệu với đói tượng nuôi chủ uyế là cá tra,còn các đối tượng khác thì rất ít.Do đặc tính chịu đựng được môi trường khắc nghiệt nên người nuôi cá tra không cần pahir đào ao lớn mà nuôi vẫn có kêt quả Cá tra giống trước đây hoàn toàn vớt ngoài tự nhiên bằng câu hoặc các hình thức thu bắt cá giống khác để ương thành giống lớn và cung cấp cho các bè nuôi thịt. Mỗi năm nhu cầu côn giống cá ba sa từ 20­25 triệu con. Từ 1996,các cơ quan nghiên cứu như trường Đại học Cần thơ, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II, công ty Agifish An Giang đã nghiên cứu nuôi vỗ thành thục bố mẹ và cho đẻ nhân tạo cá ba sa thành công , đã chủ động giải quyết con giống cho nghề nuôi ca ba sa. Từ khi chúng ta mở rộng xuất khẩu, con cá tra và cá ba sa tìm được thị trường thì nghề nuôi cá tra và ba sa như bước sang một trang mới. cùng với thành công sản xuất đủ nhu cầu gioongs cá tra và cá ba sa nhân tạo, nghề nuôi cá tra, ba sa trong bè cũng như trong ao phát triển mạnh mẽ, sản lượng cá thịt tăng lên đột biến trong 3 năm trở lại đây. Cá tra và cá ba sa đã trở thành đối tượng xuất khẩu với nhiều mặt hàng chế biến đa dạng, phông phú và được xuất sang hàng chục nước và vùng lãnh thổ. Nhưng nhu cầu thực phẩm trong nước vẫn đang là một thi trường vô cùng rộng lờn mà chúng chúng ta còn bỏ ngỏ, chua r được quan tâm đúng mức. cá tra hiện đang có sản lượng xuất khẩu nhiều nhất trong các loài cá nuôi nước ngọt, cá ba sa có nhiều đặc điểm giống với ca tra nhưng thịt và mở có màu trắng nên có giá trị thương phẩm và xuất khẩu còn cao hơn cá tra. Đặc điểm sinh học của cá tra và cá ba sa Cá tra và cá ba sa là một trong soos11 loài thuộc họ cá tra( Pangsiidae) đã được xác định ở sông Cữu Long. Tài liệu phân loại gần đây nhất của tác giả W.Rainboth xếp cá tra nằm trong giông cá tra dầu. Cá tra dầu rất ts gặp ơ nước ta và cũng như Thái Lan và Campuchia, nó dược xếp vào danh sách cá caanf dược bảo vệ nghiêm ngặt (sách dỏ). Cá tra và ba sa của ta cũng khác hoàn toàng với cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) thuộc họ Ictaluridae . Phân loaị cá tra: Bộ cá nheo Siluriormes; Họ cá tra Pangasiidae; Giống cá tra dầu Pangasianodon; Loài cá tra Pangasiannodon hypophthalmus; Phân loaij cá ba sa: Bộ cá nheo Siluriformes; Họ ca tra Pangasiidae; Giống cá ba sa Pangasius; Loài cá ba sa Pangasius bocourti Phân bố Cá tra và cá ba sa phân bố ở lưu vực sông Mê Kong, có mặt ở sả 4 nước Lào,Việt Nam, Campuchia, Thái Lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mê Kong và ChaoPhraya, Cá ba sa có ở sông Chaophraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo , cá bộ và cá giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt Nam. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn