Xem mẫu

Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua CHƯƠNG I: KHAI QUAT VÊVĂN HOA VA ANH HƯƠNG CUA VĂN HOA ĐÊN HOAT ĐÔNG NGOAI THƯƠNG 1.1. Khái niệm văn hóa 1.1.1. Đinh nghia văn hoa Theo các nghiên cứu của các nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn thống kê vào năm 1952, trên thế giới có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Theo nghĩa ban sơ từ tiếng Hán, Văn hóa là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ “Culture” – Văn hóa có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng. Vào năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Vậy tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sangthế hệkhácthông qua quá trình xãhộihóa.Văn hóa được táitạo vàpháttriển trong quá trìnhhành độngvàtương tácxãhộicủaconngười. 1.1.2. Đăc trưng cua văn hoa Văn hóa có bốn đặc trưng cơ bản sau: Tính hệ thống: Mọi hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa đều có liên quan mật thiết với nhau, chứ không thể coi văn hóa như một phép cộng đơn thuần của những tri thức bộ phận. Tính giá trị: Văn hóa chứa cái đẹp, chứa các giá trị, là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Dựa vào văn hóa, người ta có thể đánh giá trình độ văn minh của một cộng đồng người, một đất nước và một thời đại. Trang 1 Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua Tính nhân sinh: Văn hóa là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người. Theo đó, văn hóa đối lập với tự nhiên ­ văn hóa là cái nhân tạo, tuy vậy, nó là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác động của con người. Tính lịch sử: Văn hóa bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu, buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, phân loại và phân bố lại các giá trị. 1.2. Các thành tố chính của văn hóa 1.2.1. Ngôn ngữ Theo giáo trình ngôn ngữ đại cương của Trần Xuân Hạo, NXB Giáo dục 2005 thì “Ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu nhiều tầng được người bản ngữ chấp nhận, ghi nhớ, hiểu và sử dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng”. Sự xuất hiện của ngôn ngữ đã biến nhân loại mông muội trở thành những xã hội văn minh với sự phát triển toàn diện cả về tinh thần và vật chất. Ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, sự ảnh hưởng và thâm nhập lẫn nhau trong các phạm vi kinh tế, chuyển giao công nghệ và kĩ thuật, văn hóa và ngôn ngữ đã tạo ra bức tranh hết sức phong phú và phức tạp. Ngôn ngữ trên mọi phương diện có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của một quốc gia. Thậm chí đôi khi ngôn ngữ là nhân tố quyết định đảm bảo sự ổn định và tiến bộ của một quốc gia bằng cách giữ vai trò tác nhân giao tiếp, thống nhất dân tộc, pháp luật, quản lí Nhà nước, chính trị và v.v. Cùng với quá trình phát triển và giao thương giữa các nền kinh tế trên thế giới, ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng giao tiếp giữa các quốc gia và là chất xúc tác quan trọng cho việc phát triển các quan hệ ngoại giao và kinh tế. 1.2.2. Đời sống tinh thần a) Giá trị và quan điểm Các giá trị và quan điểm đều là những yếu tố cần được nhắc đến khi nói tới văn hóa, bởi chúng có mối liên hệ rất lớn đến con người. Những ý tưởng, niềm tin và nghi thức mà con người gắn bó về mặt tình cảm là những giá trị. Giá trị bao gồm những thứ như sự trung thực, sự chân thành, tự do và tính trách nhiệm. Giá trị cũng là điều quy định cái gì là đúng, cái gì là sai. Hệ thống giá trị được hình thành qua quá trình giao tiếp, được duy trì và ủng hộ bởi một nhóm người nhất định. Những giá trị ấy ảnh hưởng đến cách Trang 2 Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua tư duy của con người trong một nền văn hóa, và từ đó nó có tác động đến giao tiếp, đến cách thức làm việc của con người. Quan điểm là sự thể hiện giá trị tích cực hoặc tiêu cực, là những cảm xúc và khuynh hướng của các cá nhân đối với những sự vật hay khái niệm. Quan điểm có ảnh hưởng đến giá trị. Có thể nói, quan điểm định hướng cho sự hình thành giá trị. Ví dụ, người Mỹ quan niệm trong cuộc sống cần có hưởng thụ, do đó họ coi trọng các giá trị vật chất cũng như đề cao sự sở hữu vật chất. b) Văn học và nghệ thuật Văn hóa ­ văn học, nghệ thuật luôn là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Tư duy văn học, nghệ thuật là tư duy được thể hiện và thực hiện trong quá trình sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật. Sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật là hình thái đặc trưng và là hình thái cao nhất của hoạt động thẩm mỹ; trong sáng tạo và thụ cảm bao hàm cả đánh giá giá trị. Do đó, nói đến vai trò của tư duy nghệ thuật đối với lối sống là nói đến vai trò của nó đối với lối sống cả ở người nghệ sĩ, lẫn ở công chúng, tức lối sống của con người nói chung trong những điều kiện xã hội, lịch sử nhất định. Là hình thái kết tinh và là hình thái cao nhất của tư duy thẩm mỹ, tư duy nghệ thuật có một vai trò độc đáo không thể thay thế đối với lối sống con người. Bên cạnh ngôn ngữ, thì văn học và nghệ thuật chính là sự phản ánh mức độ phát triển văn hóa của một quốc gia. Văn học nghệ thuật giúp hình thành, phản ánh và miêu tả chi tiết đời sống tinh thần của người dân một nước. c) Phong tục tập quán và thói quen Phong tục tập quán và thói quen được hình thành qua một quá trình lâu dài của đời sống xã hội, quy định cách thức con người ứng xử phù hợp với một nền văn hóa nhất định. Trước hết chúng ta xét đến nghi thức. Nghi thức là những cách thức đúng đắn trong cư xử, nói năng và ăn mặc trong một nền văn hóa. Chẳng hạn như, trong nền văn hóa A­rập từ vùng Trung Đông cho đến miền Tây Bắc nước Mỹ, một người sẽ không chìa tay ra chào người lớn tuổi hơn nếu như người lớn hơn đó không giơ tay ra chào trước. Khi những thói quen và cách ứng xử trong những hoàn cảnh cụ thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì chúng trở thành phong tục tập quán. Chúng khác nghi thức ở chỗ chúng xác định những thói quen hoặc cách ứng xử phù hợp trong những tình Trang 3 Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua huống cụ thể. Ví dụ như người Nhật có truyền thống mở những bữa tiệc đặc biệt cho những cô gái và chàng trai bước sang tuổi 20. d) Tôn giáo Tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng và phong tục nào có chức năng đề cập đến những câu hỏi căn bản về đặc tính loài người, đạo đức, sự chết và sự tồn tại của thần thánh (nếu có). Định nghĩa rộng ngày bao gồm mọi hệ thống tín ngưỡng, kể cả những hệ thống không tin tưởng vào thần thánh nào, những hệ thống đơn thần, những hệ thống đa thần và những hệ thống không đề cập đến vấn đề này vì không có chứng cớ. Tôn giáo là một phổ quát văn hóa nên nó đóng vai trò quan trọng trong xã hội loài người. tôn giáo có các giá trị, tiêu chuẩn của nó, vì thế những người có cùng một tôn giáo gắn bó với nhau hơn nhờ những giá trị và tiêu chuẩn chung ấy. Và tôn giáo có chức năng tích hợp xã hội và đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội loài người 1.2.3. Đời sống vật chất Đời sống vật chất của con người là một phần của nền văn hóa, cụ thể hơn, đó là một phần trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên. Đời sống vật chất bao gồm những gì đáp ứng nhu cầu thể chất và sinh lý của con người, từ ăn uống, mặc, ở, sinh hoạt, đi lại cho đến tiêu dùng. Đời sống vật chất của con người còn bao hàm ý nghĩa thích nghi với môi trường tự nhiên. Việc ăn uống, mặc, ở, đi lại của con người chịu ảnh hưởng từ địa lý, khí hậu, môi trường, v.v. Những yếu tố này cũng có ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của con người trong mỗi nền văn hóa. Tất cả những công nghệ được sử dụng trong một nền văn hóa để sản xuất ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ được gọi là văn hóa vật chất. Sự thay đổi trong văn hóa vật chất dẫn tới nhiều thay đổi trong những khía cạnh khác của văn hóa con người. Chẳng hạn, việc ra đời các phương tiện liên lạc hiện đại phục vụ cuộc sống và công việc như máy điện thoại, máy fax, thư điện tử đã tạo nên những thay đổi trong cách thức tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi công việc của con người. 1.3. Vai trò của văn hóa trong hoạt động kinh doanh và ngoại thương 1.3.1. Ảnh hưởng tới tư duy và phong cách làm việc Trang 4 Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua ­ Ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ: Theo những nghiên cứu mới nhất về não bộ dựa trên công nghệ cao do giáo sư John Gabrieli và Trey Hedden thuộc Viện nghiên cứu não bộ McGovern ­ Học viện công nghệ Massachussets (MIT); Sarah Ketay và Arthur Aron ­ Đại học Stony Brook, New York; Hazel Rose Markus ­ Đại học Stanford khẳng định rằng: “văn hóa không chỉ tác động tới ngôn ngữ, phong tục mà còn ảnh hưởng tới cách mà con người cảm nhận về thế giới xung quanh ở mức độ cơ bản nhất ­ thí dụ như những điều con người quan sát và tìm kiếm trên đường phố, hoặc thậm chí đơn giản chỉ là cách nhận biết một đoạn thẳng nằm trong hình vuông. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn