Xem mẫu

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN TMR ĐỐI VỚI ĐÀN BÒ CẠN SỮA TẠI BA VÌ Nguyễn Hữu Lương, 1Đinh Văn Tuyền, Ngô Đình Tân, Đoàn Hữu Thành, 2Mai Thị Hà,Đặng Thị Dương, Tăng Xuân Lưu, Vương Tuấn Thực, Trần Thị Loan, Khuất Thị Thu Hà, Phùng Quang Trường Trung t©m Nghiªn cøu Bò và Đồng cỏ Ba Vì 1 Bộ môn Dinh dưỡng,Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ 2 Trung tâm Giống Gia súc lớn TW TÓM TẮT Thí nghiệm được thực hiện để xác định sự ảnh hưởng của phương thức cho ăn trên đàn bò cạn sữa thông qua 3 phương thức cho ăn: cho ăn thức ăn và phương pháp truyền thống, cho ăn khẩu phần thức ăn TMR nhưng theo phương pháp truyền thống và cho ăn thức ăn TMR hoàn toàn. Thí nghiệm được kéo dài 60 ngày trên đàn bò cạn sữa có chửa 210 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy lượng thức ăn ăn vào ở lô bò cho ăn thức ăn TMR có khả năng thu nhận tốt nhất, bên cạnh đó bò được cho ăn khẩu phần TMR cũng thu nhận tốt hơn so với phương thức truyền thống. Việc cho ăn khẩu phần thức ăn và phương thức TMR có khả năng tăng khối lượng cơ thể tốt hơn so với đối chứng nhưng không có sự sai khác. Đặc biệt khi cho bò ăn thức ăn TMR và khẩu phần TMR thì điểm thể trạng có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê so với phương thức nuôi truyền thống hiện nay. Qua nghiên cứu này có thể thấy rằng bò được tính toán khẩu phần và cho ăn TMR thì có khả năng ăn vào và duy trì điểm thể trạng tốt nhằm có bước chuẩn bị tốt trong chu kỳ sữa tiếp theo. 1. Đặt vấn đề Giai đoạn có chửa cuối thường được xem như thời kỳ nghỉ giữa hai chu kỳ sữa, việc quản lý về bò chửa trong thời gian cạn sữa thường thiếu sự quan tâm và quản lý về dinh dưỡng (Robert và Charles, 1996). Những quyết định về dinh dưỡng và quản lý đưa ra trong giai đoạn bò cạn sữa đóng vai trò then chốt, bởi những quyết định đó ảnh hưởng vô cùng lớn đến năng suất sữa và sức khỏe đàn bò trong chu kỳ tiếp theo (Dan N. Waldner, 2008). Theo Robert và Charles (1996) thì nhu cầu về dinh dưỡng tăng lên ở bò chửa là cho duy trì, chửa và dự trữ thêm. Các nhu cầu về năng lượng tăng đáng kể bởi mức độ của hoạt động và chống lại các điều kiện môi trường. Hơn nữa duy trì nhiều loại nguyên liệu thức ăn khác nhau trong khẩu phần bò cạn sữa có để cung cấp phù hợp nhu cầu về năng lượng, protein, khoáng và vitamin. Theo McNamara (2011) thì đánh giá và quản lý độ gầy béo với hệ thống được biết là “điểm thể trạng” (body condition score) bởi vì độ gầy béo của bò đóng vai trò quyết định trong lượng thức ăn ăn vào, khả năng sản xuất và nhiều những bệnh do rối loạn tiêu hóa. Hệ thống này sử dụng nhiều mức khác nhau, như là 1 là vô cùng hốc hác, từ 3 – 5 là trung bình và 5 hoặc 9 (10) là béo mập. Kiểm tra điểm thể trạng thường được thực hiện khi bò đẻ, thời điểm nhiều sữa nhất, 1 hoặc 2 lần ở cuối kỳ tiết sữa và giai đoạn cạn sữa. Sử hệ thống này như là một phần của dinh dưỡng, sinh snar và quản lý gia súc sẽ giúp loại trừ những thể trạng không phù hợp và nâng cao toàn bộ khả năng sản xuất và tái sản xuất của bò sữa. Để có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bằng cách phối hợp nhiều loại nguyên liệu khác nhau trong thời kỳ bò cạn sữa cung để đánh giá khả năng thu nhận thức ăn và điểm thể trạng trong giai đoạn này. Đồng thời trên cơ sở các kết quả nghiên cứu cho bò ăn thức ăn TMR trên đàn bò đang khai thác sữa, bê hậu bị chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của thức ăn TMR đối với đàn bò cạn sữa tại Ba Vì”. 2. Vật liệu và phương pháp 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đối tượng: Bò lai HF cạn sữa đang mang thai từ 210 ngày cho đến lúc đẻ, lứa đẻ từ 3 đến 4 và có khối lượng cơ thể từ 430 - 460 kg. - Thời gian nghiên cứu từ ngày 20/11/2008 đến ngày 09/01/2009. - Địa điểm tại Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì. 2.2. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khẩu phần và cách cho ăn Khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 1 Bảng 1. Khẩu phần của bò cái lai HF cạn sữa có chửa ở 210 ngày Nguyên liệu, giá trị dinh dưỡng Cỏ voi, (kg) Cỏ zuri khô, (kg) Cỏ zuri ủ chua, (kg) Cám Hygro, (kg) Bã bia, (kg) Bột sắn, (kg) Rỉ mật, (kg) Urea, (kg) Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần VCK (%) Lô 1 Lô 2 Lô 3 37.7 11.2 11 1 0.8 0.76 4.4 4.6 1.27 0.88 0.88 1 2 2 1 0.5 0.5 0.5 0.5 0.03 0.03 40.57 62.00 62.24 --------------------------------------------- % VCK ----------------------------------------- CP NDF ADF Ca P Ash ME (Mcal/kg VCK) 10.64 11.05 11.00 57.20 60.83 60.98 31.41 33.50 33.54 0.65 0.46 0.45 0.64 0.42 0.42 11.18 7.88 7.83 2.31 2.22 2.22 Lô 1: Cho ăn khẩu phần và phương pháp cho ăn truyền thống; Lô 2: Khẩu phần TMR nhưng cho ăn theo phương pháp truyền thống; Lô 3: Cho ăn thức ăn TMR hoàn toàn 2.2.2. Phương pháp phân tích thành phần hoá học Thành phần hoá học của các mẫu thức ăn được phân tích tại phòng Phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi, Viện chăn nuôi theo các phương pháp phân tích hiện đang được áp dụng tại phòng phân tích này. 2.2.3. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm chia làm 3 lô (bảng 2) và được cho ăn theo từng cá thể: - Lô thí nghiệm 1 (lô đối chứng): được ăn khẩu phần giữ nguyên của gia đình và cho ăn theo phương pháp truyền thống tức là thức ăn tinh và thức ăn thô cho ăn riêng rẽ. - Lô thí nghiệm 2: Bò được cho ăn khẩu phần TMR nhưng cho ăn theo phương pháp truyền thống (tinh và thô riêng rẽ) có mức năng lượng và protein đáp ứng đủ nhu cầu cho từng cá thể theo tiêu chuẩn của NRC (2001). - Lô thí nghiệm 3: Bò được cho ăn hoàn toàn bằng khẩu phần TMR, có mức năng lượng và protein đáp ứng đủ nhu cầu cho từng cá thể theo tiêu chuẩn của NRC (2001). Bảng 2. Bố trí bò thí nghiệm Lô 1 Lô 2 Lô 3 Khối 1 3448 56758 49177 Khối 2 56751 49077 49257 Khối 3 3142 3224 49076 Khối 4 3322 3440 3442 Khối 5 3153 49063 3127 Theo dõi các chỉ tiêu sau: - Lượng thức ăn ăn vào và thừa ra: được xác định thông qua cân tổng lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa trong suốt thời gian thí nghiệm. - Thay đổi khối lượng bò: Bò được cân 2 lần trong 2 ngày liên tục vào buổi sáng trước khi cho ăn tại các thời điểm bắt đầu ăn bằng cân điện tử đại gia súc (model 200 weighing system của hãng Ruddweigh – Autralia Pty.Ltd). - Thay đổi điểm thể trạng bò: Bò thí nghiệm được đánh giá điểm thể trạng vào thời điểm bắt đầu và kết thúc thí nghiệm. Điểm thể trạng của bò được đánh giá bằng phương pháp quan sát khung xương chậu: xương hông, xương ngồi, góc thắt lưng, dây chằng trước và dây chằng sau (Nguyễn Xuân Trạch). Thang điểm thể trạng được tính cụ thể theo thang điểm ở bảng 3. Bảng 3. Thang tính điểm thể trạng bò sữa (David I. Byers, 1999) Nếu vùng chữ “V”, BCS ≤ 3,00 Điểm thể trạng 3 2,75 2,5 2,25 Góc thắt lưng Tròn Góc cạnh Góc cạnh Quá gầy Xương hông Tròn (béo) Tròn Góc cạnh Nếu vùng chữ “U”, BCS≥3,25 Điểm thể trạng 3,25 3,5 3,75 4 Dây chằng sau Có thể nhận thấy Nhận thấy không rõ Không thể nhận thấy Không thể nhận thấy Dây chằng trước Có thể nhận thấy Có thể nhận thấy Nhận thấy không rõ ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn