Xem mẫu

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề an toàn thực phẩm, sức khỏe và bảo vệ môi trường luôn được coi trọng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Để giải quyết vấn đề thực phẩm sạch và giàu dinh dưỡng, việc tăng cường sử dụng nấm ăn trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người đang là một giải pháp hữu hiệu. Sản phẩm nấm ăn đặc biệt tốt với sức khoẻ người sử dụng, an toàn và chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Đặc biệt, nghề nuôi trồng nấm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người lao động, tận dụng lao động phổ thông lúc nông nhàn, sử dụng nguồn phế phụ phẩm nông lâm nghiệp góp phần bảo vệ môi trường sống, phế liệu sau nuôi trồng nấm có khả năng tái tạo đất, làm phân bón rất tốt cho cây trồng [4]. Một trong những nấm ăn đã được nuôi trồng ở nhiều nước trên thế giới từ lâu là nấm sò(Pleurotus ostreatus). Nấm sò chứa nhiều protein, vitamin và các axit amin có nguồn gốc thực vật, để hấp thụ cho cơ thể con người. Đặc biệt với hàm lượng protein chiếm tới 33­43%. Nấm sò hoàn toàn có thể thay thế lượng đạm từ thịt, cá có nguồn gốc từ động vật. Do đó, nấm sò còn được gọi là thịt chay hay thịt sạch khi được sử dụng như nguồn cung cấp protein chủ yếu qua các bữa ăn. Ở Việt Nam, nghề nuôi trồng nấm sò đã chứng minh được hiệu quả trong thực tiễn. Hiện nay, nghề nuôi trồng nấm cũng đã được các Sở Nông nghiệp, Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ của các tỉnh như Thái Nguyên, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ…, một số tỉnh phía nam chú trọng phát triển, phổ biến và nhân rộng cho người dân từ khoảng 15 năm trở lại đây [3], [15]. Tuy nhiên, một trong những công việc mà người nuôi trồng nấm sò hiện nay chưa chủ động thực hiện được hoặc thực hiện chưa hiệu quả là công tác nhân giống nấm. Vì vậy, để góp phần thuận lợi cho công tác nhân giống nấm sò cấp I tại Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại 1 học Hùng Vương, đề tài: “Ảnh hưởng của một số nhân tố dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng phát triển hệ sợi của giống nấm sò Pleurotus ostreatus” đã được lựa chọn thực hiện. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được ảnh hưởng của một số nhân tố dinh dưỡng như nguồn cacbon, nguồn nitơ và nguồn khoáng đến khả năng sinh trưởng phát triển hệ sợi của giống nấm sò P. ostreatus trong điều kiện hiện tại của PTN Công nghệ Sinh học, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Hùng Vương, từ đó lựa chọn được điều kiện dinh dưỡng thích hợp nhất sử dụng trong nhân giống nấm sò cấp I. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị khoa học trong việc thực hiện nhân giống nấm sò cấp I bằng hệ sợi, giúp cho người dân và các cơ sở sản xuất có nhu cầu sản xuất giống nấm sò cấp I có được các căn cứ khoa học để thực hiện công tác nhân giống nấm sò cấp I tại cơ sở đạt hiệu quả cao. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp chủ động nguồn giống nấm sò cấp I phục vụ cho việc nhân giống nấm sò cấp II và cấp III, từ đó cung cấp chủ động nguồn giống trong nuôi trồng nấm sò đại trà. 2 PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Sơ lược về nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu và nấm sò 2.1.1. Nghiên cứu nghề nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu và nấm sò trên thế giới Từ xa xưa, con người đã biết dùng nấm làm thức ăn và làm thuốc. Từ thời hoàng đế La Mã cổ đại, nấm đã được sử dụng trong các buổi yến tiệc của nhà vua. Ở Châu Âu việc nuôi trồng nấm ăn đã được mô tả từ thế kỷ thứ III. Nấm phần lớn có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong đời sống, cũng như trong nền kinh tế và trong nghiên cứu khoa học. Trên thế giới đã xác định được gần 2000 loài nấm ăn và nấm dược liệu. Trong số đó, trên 80 loài nấm đã được nghiên cứu công nghệ nuôi trồng nhân tạo. Nấm sò (P. ostreatus) là một loài nấm ăn được trồng lần đầu ở Đức để ăn trong thế chiến lần thứ nhất. Năm 1970, nấm sò mới được nuôi trồng đại trà phổ biến trên thế giới. Cho đến nay, nghề nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu đã lan rộng sang nhiều nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp tỷ lệ không nhỏ vào nền kinh tế của các nước như: Mỹ, Pháp,... đặc biệt là các nước khu vực Bắc Mỹ và Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ... Ngày nay, nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... đã tự động hoá hầu hết các khâu trong sản xuất nấm và sản phẩm nấm tạo ra được xuất khẩu ra các nước khác trên thế giới hàng triệu tấn nấm mỗi năm như nấm hương, nấm linh chi, nấm mỡ, nấm bào ngư (nấm sò)... Thông thường nấm xuất khẩu được bảo quản tươi, hoặc ở dạng sản phẩm chế biến hoặc bào 3 chế thành trà và các loại thuốc quý... đã mang về một nguồn ngoại tệ khổng lồ cho các nước này. Nấm sò mọc trên các thân cây khô hoặc suy yếu tạo thành những tai nấm xen kẽ nhau như hình bậc thang. Nấm sò được xem là một nấm dược liệu do nó có chứa các hoạt chất sinh học như lovastatin có tác dụng giảm cholesterol. Ngoài ra, đã có một số đề tài nghiên cứu về khả năng chống ung thư của nấm sò do có sự hiện diện của lovastatin trong tai nấm, tập trung ở phiến nấm và đặc biệt ở bào tử nấm. Nấm sò có hương thơm của hồi do sự hiện diện của benzaldehyde. Nấm sò là một trong những loài nấm hoang dã có thể nuôi trồng dễ dàng trên rơm rạ và các loại vật liệu khác. Trong số các loài nấm ăn, nấm sò được nuôi trồng phổ biến, rộng rãi, sớm nhất và thường có nhiều loại. Chúng thường mọc hoang trên thân gỗ, mọc đơn độc hay mọc chồng lên nhau và nhiều loại khác nhau về màu sắc, hình dạng, khả năng thích nghi với các điều kiện nhiệt độ, ít bệnh và rất dễ trồng. Nấm có dạng phễu lệch, mọc đơn lẻ hay mọc thành cụm tập trung, bao gồm 3 phần: mũ, phiến, cuống. 2.1.2. Nghiên cứu nghề nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu và nấm sò ở Việt Nam Ở Việt Nam từ xưa nhân dân ta đã biết thu hái nấm tự nhiên như mộc nhĩ, nấm hương,… để làm thức ăn. Tuy nhiên mãi đến năm 1970 việc nghiên cứu và phát triển sản xuất nấm ăn mới bắt đầu được thực hiện. Hơn 10 năm trở lại đây nghề trồng nấm mới được phổ biến ở các vùng nông thôn và được xem là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số tỉnh miền bắc như Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên,… đã có nhiều trang trại sản xuất và chế biến nhiều nơi hình thành hợp tác xã nấm, sản phẩm nấm tiêu thụ và xuất khẩu đều có giá trị kinh tế cao [12], [14]. 4 Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc, việc sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu được phát triển từ năm 2000 trở lại đây, nhất là sau khi triển khai dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nấm hàng hóa” thuộc “Chương trình nông thôn miềm núi giai đoạn 2005­2010”, trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư với tổng kinh phí 4 tỷ đồng cho giai đoạn 2005­2007 [12]. Thực hiện chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, Bắc Giang đã xây dựng “Đề án phát triển sản xuất nấm giai đoạn 2007­2010” với tổng kinh phí hơn 43,7 tỷ đồng , trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 6 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của nhân dân. Riêng trong năm 2007, ngân sách tỉnh hỗ trợ các địa phương trong vùng quy hoạch 1,35 tỷ đồng xây dựng 30 lán trại, 2 cơ sở chế biến nấm, đồng thời hỗ trợ giống cho hơn 1500 tấn nguyên liệu. Đây là đề án có quy mô, mức hỗ trợ lớn nhất từ trước tới nay về phát triển nghề trồng nấm trên địa bàn [6], [7], [15]. Hiện nay, nghề nuôi trồng nấm sò tại Tỉnh Phú Phọ đang được phát triển mạnh. Đặc biệt năm 2011 tại xã Đồng Cam ­ huyện Cẩm Khê ­ Tỉnh Phú Thọ đã thành lập nên hợp tác xã nuôi trồng nấm với quy mô lớn. Theo chủ nhiệm hợp tác xã cho biết với diện tích hơn 2000 quy hoạch nuôi trồng nấm sò và nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương rất thuận lợi cho nuôi trồng nấm sò, trung bình mỗi tấn nguyên liệu cho thu từ 7­8 tạ nấm tươi cho thu nhập từ 20­25 triệu đồng. Đây là hướng phát triển mang lại hiệu quả kép. Không những tận dụng được nguồn phế thải lớn từ nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa… mà còn tạo ra một nguồn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích kinh tế cao, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện nay việc phát triển sản xuất nấm ở Việt Nam nói riêng, trên thế giới nói chung đã và đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi nhuận cho người sản xuất, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. 2.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu của nấm sò P. ostrearus 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn