Xem mẫu

  1. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LUẬN VĂN Hoạt động giúp đỡ về mặt quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào( giai đoạn 1954-1975) Trang 1
  2. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: ẢNH HƯỞNG CỦA MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1954 6 1.1. Giai đoạn từ năm 1925 đến trước năm 1945 6 1.2. Giai đoạn 1945 – 1950 8 1.3. Giai đoạn 1950 – 1954 12 Chương 2:NHỮNG KHOẢN VIỆN TRỢ CỦA MỸ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ MIỀN NAM SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ (1954 - 1975) 17 2.1. Tổng quan về viện trợ của Mỹ ở Việt Nam qua các năm 1954 - 1975 17 2.2. Viện trợ thương mại 22 2.3. Viện trợ nông phẩm 27 2.4. Viện trợ theo dự án 31 2.5. Viện trợ quân sự 35 Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆN TRỢ MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN MIỀN NAM (1954 - 1975) 39 3.1. Trong lĩnh vực công nghiệp 39 Trang 2
  3. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử 3.2. Trong lĩnh vực nông nghiệp 44 3.3. Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng 51 3.4. Đời sống nhân dân miền Nam 55 KẾT LUẬN 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 Trang 3
  4. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử A.Phần mở đầu. 1.Lý do chọn đề tài. 1.1.Về mặt khoa học. Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng ca ngợi: “Việt –Lào hai nước chúng ta Tình sâu hơn nươc Hồng Hà,Cửu Long” Có thể nói, chưa bao giờ và chưa ở nơi đâu mối quan hệ giữa hai dân tộc lại son sắt thủy chung đặc biệt như quan hệ Viêt Nam-Lào. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân hai dân tộc đã sát cánh cùng nhau,dựa vào nhau xây dựng và phát triển kinh tế, chống các thế lực ngoại xâm. Đặc biệt trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, mối tình hữu nghị ấy lại càng được thắt chặt vì một mục tiêu chung : Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hiện nay mối quan hệ ấy được phát huy và ngày càng phát triển tốt đẹp. Sự giúp đỡ của nhân dân Nghệ An đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ là một minh chứng sinh động cho tình nghĩa keo sơn, “môi hở răng lạnh” của hai dân tộc Việt –Lào. Nó kế tục truyền thống từ xưa của nhân dân các bộ tộc hai bên biên giới,trực tiếp là trong kháng chiến chống Pháp, sự giúp đỡ của Nghệ An góp công cùng cả nước đã tạo điều kiện cho bạn có những thắng lợi nhất định trong giai đoạn này.Đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước các hoạt động giúp đỡ của Nghệ An lại càng được tăng cường, trong đó phải kể đến tầm quan trọng của các hoạt động giúp đỡ về mặt quân sự. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa có công trình khoa học nào đề cập một cách thấu đáo, xứng với tầm vóc của nó. Hơn nữa, năm 2009 là tròn kỷ niệm 50 năm thành lập quân tình nguyện Việt Lào. Những chiến sỹ tình nguyện của Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng đã ngã xuống khắp chiến trường Lào trong hai cuộc kháng chiến. Là một người con trên quê hương Nghệ An, tôi muốn tìm hiểu một phần hoạt động của các chiến sỹ tình nguyện Nghệ An, đóng góp của họ đối với cách mạng bạn. Trang 4
  5. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử Do đó về mặt khoa học chúng tôi chọn đề tài “Sự giúp đỡ về quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975 ) nhằm làm sáng rõ, bổ sung, làm phong phú thêm mối quan hệ Việt –Lào nói chung, đóng góp của quân dân Nghệ An nói riêng đối với cách mạng bạn. 1.2 Về mặt thực tiễn  Đề tài góp phần xây dựng cuốn “ Lịch sử Nghệ An”.  Là tài liệu học tập cho sinh viên, tài liệu thm khảo cho các giáo viên khi tìm hiểu về lịch sử Nghệ An, mối quan hệ Việt – Lào. 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Đề tài đã được đề cập đến trong một số công trình lịch sử sau đây: Trước hết trong cuốn “Nghệ An – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước” đã đề cập đến một số hoạt dộng cơ bản của quân dân Nghệ An làm nhiệm vụ quốc tế với Lào trong tổng thể lịch sử kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Nghệ An. Cuốn “Quân khu IV- Lịch sử kháng chiến cứu nước” cũng điểm qua những hoạt động giúp đỡ của quân dân quân khu IV đối với cách mạng Lào. Một số tác phẩm có liên quan như : “ Quan hệ Việt –Lào trong giai đoạn 1954- 1975” của Tiến sỹ Lê Đình Chỉnh, hay “ Sự phối hợp chiến đấu giữa quân và dân Nghệ An –Xiêng Khoảng trong kháng chiến chống Mỹ” của Trương Thị Thu Hằng (Đại học Vinh) … Tuy nhiên về cơ bản các tài liệu mới chỉ đề cập sơ lược hoặc trên bình diện tổng thể mà chưa đi sâu vào khai thác các hoạt động giúp đỡ của quân dân Nghệ An trên lĩnh vực quân sự đối với cách mạng Lào cũng như vị trí , ý nghĩa, đặc điểm của các hoạt động ấy. Kế thừa các thành tựu của các nhà Sử học,các nhà nghiên cứu,… về vấn đề sự giúp đỡ của Nghệ An đối với cách mạng Lào, tác giả từ góc độ sử học tiếp tục trình bày một cách cụ thể hơn, vạch ra vị trí và ý nghĩa cũng như đặc điểm của hoạt động giúp đỡ của Nghệ An về mặt quân sự đối với cách mạng Lào. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Trang 5
  6. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử  Trình bày các nhân tố thúc đẩy sự giúp đỡ của Nghệ An đối với cách mạng Lào .  Trình bày cụ thể các hoạt động giúp đõ về mặt quân sự của Nghệ an đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.  Rút ra vị trí ý nghĩa ,đặc điểm của những hoạt động giúp đỡ ấy. 4.Giới hạn và phương pháp nghiên cứu 4.1 Giới hạn Đề tài nghiên cứu trong phạm vi sự giúp đỡ trên lĩnh vực quân sự của quân dân Nghệ An đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954- 1975). Trong chừng mực nào đó đề tài đi sâu vào những hoạt động của lực lượng vũ trang Nghệ An ở khu vục Mường Mộc –Xiêng Khoảng vì đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của lực lượng vũ trang Nghệ An. 4.2 Phương pháp Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong quá trình nghiên cứu. 5.Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận , tài liệu tham khảo đề tài chia làm ba chương: Chương 1:Khái quát sự giúp đỡ của Nghệ An đối với cách mạng Lào trước 1954. Chương 2: Hoạt động giúp đỡ về mặt quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào( giai đoạn 1954-1975) Chương 3: Vị trí, ý nghĩa và đăc điểm của các hoạt động giúp đỡ trên lĩnh vực quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào. Trang 6
  7. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử B.Phần nội dung. Chương 1: Khái quát sự giúp đỡ về quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào trước 1954. 1.1.Những nhân tố thúc đẩy sự giúp đỡ về quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào. 1.1.1.Nhân tố địa lý. “Nghệ An nằm ở toạ độ 18º35'00" đến 20º00'10" vĩ độ Bắc và từ 103º50'25" đến 105º40'30" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông có biển Đông rộng lớn, phía Tây có chung đường biên giới dài 419km với ba tỉnh của nước bạn Lào (Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay” [11;9]. Nghệ An có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị và quốc phòng, nhiều lần giữ vị trí căn cứ địa vững chắc trong lịch sử chiến tranh giải phóng và chiến tranh vệ quốc của dân tộc. Từ thế kỉ XV, Nguyễn Trãi coi Nghệ An là “phên dậu thứ ba ở phương Nam”. Nhà sử học Phan Huy Chú nhận định là đất “hiểm yếu như thành đồng, ao nóng của nước nhà và là then khóa của các triều đại”. Đầu thế kỉ XIX, quốc sử quán triều Nguyễn cũng viết: “Nghệ An địa thế rộng rãi, chính là đất xung yếu giữa Nam và Bắc… núi cao sông sâu, thực là một tỉnh lớn có hình thế hiểm yếu”. Như vậy, hình thế Nghệ An tạo nên thế “thiên hiểm” cho phòng thủ đất nước, là vùng đất có vị trí quan trọng về quốc phòng. Song Nghệ An cũng dễ bị chia cắt chiến lược, bởi đây nằm ở vị trí nối liền Đông – Tây, địa hình dài rộng và đa dạng, có cả miền núi và trung du, đồng bằng biển đảo và thềm lục địa. Đặc biệt khu vực miền Tây Nghệ An là vùng đất xung yếu, lại chiếm phần lớn diện tích của tỉnh. Ở đây có dãy Trường Sơn trùng điệp chạy từ huyện Kỳ Sơn qua Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương vào các tỉnh phía Trang 7
  8. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử Nam, tạo thành biên giới tự nhiên giữa Nghệ An và các tỉnh của nước bạn Lào. Có thể ví Nghệ An hợp với các tỉnh nước bạn Lào cùng chung biên giới như một mái nhà chung với thế liên hoàn, liên kết không thể tách rời; cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ. Trong thời kỳ cận hiện đại, có thể khẳng định: nếu chiếm được khu vực miền Tây Nghệ An, miền Tây các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu IV và vùng Trung - Hạ Lào sẽ cắt chiến trường Đông Dương ra làm hai, do đó sẽ khống chế uy hiếp Đông Dương. Chính vì vậy, ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, thực dân Pháp đã có kế hoạch chiếm Napê (Lào) để làm bàn đạp đánh chiếm thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An), chiếm khu vực Bắc Trung Bộ để khống chế cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng Lào, nhằm xác lập địa vị thống trị của chúng ở Đông Dương. Trong kháng chiến chống Mỹ, Nghệ An là hậu phương của tiền tuyến lớn miền Nam cũng là hậu phương của cách mạng Lào. Chính vì vậy địch coi đây là vùng “cán xoong”, “cuống họng” của chiến trường miền Nam và Đông Dương, nên chúng tập trung đánh phá vô cùng ác liệt. Do đó, nhiệm vụ bảo vệ miền Tây luôn được Nghệ An chú trọng thực hiện. Muốn bảo vệ miền Tây vững chắc thì hơn ai hết Nghệ An và các tỉnh của Lào có chung biên giới phải có sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau. Yêu cầu liên kết, giúp đỡ luôn được đặt ra xuất phát từ sự gần gũi về mặt địa lý đó. Mặt khác, Nghệ An có sự giao lưu, liên hệ với nước bạn Lào thông qua mạng lưới giao thông. Trong giai đoạn 1945 – 1975, mạng lưới giao thông còn chưa phát triển cao song có giá trị rất lớn về mặt quốc phòng. Đặc biệt đường số 7 nối liền quốc lộ 1A từ ngã ba Diễn Châu lên thị trấn Mường Xén băng qua dãy Trường Sơn đến cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn sang tỉnh Xiêng Khoảng (Lào). Đây là một tuyến giao thông quan trọng, nếu cách mạng nước bạn gặp khó khăn thì kẻ địch có thể khống chế tuyến đường này để xâm nhập miền Tây Nghệ An. Do đó yêu cầu giúp bạn tức là cũng tự giúp mình. Như vậy, chính sự giáp ranh, gần gũi về mặt địa lý đã thúc đẩy Nghệ An cùng nhân dân các bộ tộc Lào gắn kết với nhau. Tình đoàn kết gắn bó ấy càng được phát Trang 8
  9. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử huy cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh, vì mục tiêu chung của hai dân tộc: chống kẻ thù chung, giành độc lập tự do. 1.1.2.Nhân tố văn hoá. Do sự gần gũi về địa lý nên trong quá trình hình thành và phát triển, Nghệ An và các tỉnh chung biên giới của Lào như Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bôlykhămxay có sự tương đồng về mặt văn hoá. Cư dân hai bên khu vực này đã có mối quan hệ với nhau từ rất sớm. Đến thế kỉ IX, đặc biệt là thế kỉ XIII, diễn ra sự di cư ồ ạt của người Thái xuống Lào, tràn sang cả miền Tây Nghệ An. Sự chuyển cư này làm cho một bộ phận nói tiếng Lào Thay ở Nghệ An tăng lên đáng kể. Tộc người hai bên dãy Trường Sơn có nét tương đồng về ăn mặc, tiếng nói, kiến trúc. Sự tương đồng ấy thể hiện ở chỗ: Về phương thức canh tác lúa nước, lúa rẫy cư dân hai bên không có gì khác nhau. Về nhà ở: đều dùng nhà sàn và đây là loại hình nhà truyền thống của cư dân nói tiếng Lào Thay dọc biên giới Việt – Lào. Về trang phục, sản phẩm của người Thái Nghệ An và người Thái ở Lào giống nhau đến mức khó phát hiện đâu là sản phẩm của người Thái Nghệ An, đâu là sản phẩm của người Thái ở Lào. Về sinh hoạt văn hoá, cư dân Thái đều thích múa lăm vông, cư dân ven biên giới đều đan xen lẫn nhau. Người H’mông ở Nghệ An và Xiêng Khoảng lại càng gần gũi. Trong lòng họ không có biên giới quốc gia. Khái niệm Tổ quốc đối với họ thường không có ý nghĩa. Do đó những vấn đề liên quan đến sự an nguy của dòng họ mình không thể thuộc Việt hay Lào đều được cư dân hai bên quan tâm. Chính sự tương đồng về mặt văn hoá ấy đã góp phần không nhỏ vào sự gần gũi và hiểu biết lẫn nhau giữa cư dân hai bên. Trong quan hệ giữa các dân tộc, sự tương đồng về ngôn ngữ và văn hoá là chất xúc tác làm cho người ta dễ đồng cảm, dễ xích lại gần nhau một cách tự nhiên. 1.1.3.Nhân tố chính trị - xã hội. Trang 9
  10. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử Hai nước Việt – Lào từ cuối thế kỉ XIX đều bị thực dân Pháp đô hộ. Từ đó đến năm 1975, nhân dân hai nước đều chung một kẻ thù là thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ, chung một mục đích là đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, từ năm 1930 đến năm 1951 cả hai dân tộc đều có chung một đảng lãnh đạo. Đến năm 1955, tuy ở hai nước có hai đảng lãnh đạo, nhưng cả hai đảng đều lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Do đó Đảng ta luôn đề cao nhiệm vụ giúp đỡ phối hợp chiến trường Lào, tạo nên mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào. Vì thế Nghệ An giúp cách mạng Lào thuộc về nhiệm vụ chiến lược của Đảng, của cách mạng Việt Nam; đồng thời cũng vì sự yên bình của nhân dân miền Tây; là sự nối tiếp truyền thống giúp đỡ của ông cha hai dân tộc. Như vậy, sự giúp đỡ của Nghệ An đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ là một tất yếu, bởi các điều kiện điạ lý – văn hoá – chính trị - xã hội quy định. Bởi cư dân hai bên đều: Làm ruộng chung nương Làm nương chung mái Ăn chuối cùng chung một bẹ Đánh giặc cùng chung một kẻ thù. 1.2.Tổng quan sự giúp đỡ của Nghệ An về mặt quân sự đối với cách mạng Lào trước 1954. Nghệ An và các tỉnh thuộc nước bạn Lào cùng chung biên giới có mối quan hệ từ rất lâu đời trên các lĩnh vực tự nhiên, lịch sử, xã hội và đều có chung kẻ thù xâm lược. “Nghệ An là một tỉnh có vị trí cực kì quan trọng trên mọi lĩnh vực. Nơi đây có truyền thống yêu nước cách mạng, là đất đứng chân của nhiều thời kỳ lịch sử đấu tranh giữ nước của cả hai dân tộc Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào”[6;29]. Các thế hệ cha ông đi trước đã dày công vun đắp cho mối tình hữu nghị thủy chung giữa nhân dân hai bên. Tình cảm sâu nặng của hai dân tộc Việt – Lào đã được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khơi dòng mạch chảy từ những ngày bình minh của cách mạng hai nước. Tháng 4/1931, chi bộ Môn Sơn (Nghệ An) ra đời không chỉ có Trang 10
  11. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử nhiệm vụ lãnh đạo phong trào cách mạng ở vùng rừng núi Nghệ An mà còn có nhiệm vụ xây dựng địa bàn cách mạng chung cho cả một số địa phương ở nước bạn Lào trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này. Khi cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh bị đàn áp, kẻ địch ngày đêm lùng sục, bắt bớ cán bộ Đảng, đồng bào dân tộc anh em của các tỉnh biên giới Việt – Lào trong đó có Xiêng Khoảng đã dang rộng cánh tay nuôi dưỡng, che chở cho những người con yêu nước của Nghệ An đã tham gia hoạt động trong cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh bị thực dân Pháp truy lùng. Sự chia sẻ của nhân dân Nghệ An và nhân dân các bộ tộc Lào trong buổi đầu đã gieo mầm cho cách mạng và cho mối tình đoàn kết hữu nghị của hai dân tộc Việt – Lào cùng đứng lên chống kẻ thù trong những chặng đường cách mạng tiếp theo. Cũng từ khi có Đảng, sự giúp đỡ của nhân dân Nghệ An mang tính tự giác hơn và đặc biệt được tăng cường trong kháng chiến chống Pháp và có ý nghĩa rất lớn trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Từ những ngày gần kề của cách mạng tháng 8/1945, nhiệm vụ cách mạng rất khẩn trương, mặc dù vậy quân và dân Nghệ An vẫn…. Tháng 9/1945 – 12/1946. Xúc tiến âm mưu chiếm lại Đông Dương, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, cùng một lúc quân Pháp theo gót quân Anh gây hấn ở Nam Bộ thì ở Hà Nội, Huế và một số nơi có đông Pháp kiều đều rục rịch chuẩn bị đón quân viễn chinh Pháp. Ở dọc biên giới, tàn quân Pháp ráo riết phục hồi, nhận tiếp tế chiếm lại những điểm xung yếu sát biên giới nước ta. Trên các trục đường quan trọng xuyên Việt – Lào sát các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh đã xuất hiện những cụm tàn quân Pháp ở Mường Dương, Mường Lan, Mường Na (tỉnh Sầm Nưa – Lào), ở Noọng Hét, bản Ban, Mường Ngà (tỉnh Xiêng Khoảng), cửa ngõ đường quốc lộ 7 Xiêng Khoảng - Diễn Châu, ở Napê, Lạc Sao, Khăm Cợt (trên đất tỉnh Khăm Muộn), cửa ngõ đường quốc lộ 8 Khăm Muộn – Vinh. Âm mưu của Pháp là chuẩn bị bàn đạp sẵn sàng tiến công các tỉnh Băc Trung Bộ mà Nghệ An là trọng điểm. Quân Pháp dùng mọi thủ Trang 11
  12. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử đoạn mua chuộc, lôi kéo những người dân nhẹ dạ theo chúng, móc nối với quan lại cũ người Việt ở miền Tây Nghệ An để chờ thời cơ hành động. Miền Tây Nghệ An bị hoạ xâm lăng trực tiếp uy hiếp. Trước tình hình đó, ngày 24/8/1945 hai tỉnh bộ Việt Minh họp liên tịch, bàn và quyết định “phối hợp với nhau đánh địch trước, đến nơi có địch mà đánh, nhân lúc địch mới phục hồi. Trước mắt cần giải phóng Napê, đẩy lùi nguy cơ địch tiến công theo hướng quốc lộ 8, đồng thời giúp cách mạng Lào phát triển”. Lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đóng vai trò chủ chốt trong trận đánh này với nhiệm vụ chính là “tiêu diệt địch ở Na Pê, bắt liên lạc với lực lượng yêu nước Lào hoạt động đánh địch ở vùng Laksao, Khăm Cợt. Tỉnh Nghệ An đóng vai trò chi viện và tích cực phối hợp. Lực lượng chi viện của Nghệ Anlà một phân đội gồm 60 người thuộc chi đội Đội Cung. Nhờ có thêm lực lượng bổ sung đó mà ngày 8/8/1945 ta tiếp tục tấn công. Kết quả ta làm chủ trận địa, Na Pê được giải phóng. Tiếp đó một đơn vị huyện Thanh Chương (Nghệ An) do đồng chí Thọ chỉ huy phối hợp với du kích bạn do ông Phay Đang (một lãnh tụ yêu nước Lào) bất ngờ tập kich quân Pháp đồn trú ở thị trấn Khăm Cợt diệt một số địch. Tàn quân chúng bỏ chạy, ta truy kích diệt thêm hai tên ở Na Hương, thu một bản đồ kế hoạch đánh chiếm thành phố Vinh của địch. Chiến thắng Na Pê – Khăm Cợt đầu tháng 9/1945 là chiến công đầu rất có ý nghĩa của lực lượng vũ trang hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, cùng nhân dân và du kích Lào anh em phối hợp đánh quân Pháp ở cửa ngõ đường quốc lộ 8. Trận đánh đã tiêu hao nặng nề một bộ phận sinh lực địch, làm chủ vùng Na Pê, không cho Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát vùng này, giảm bớt sự uy hiếp của địch từ phía Tây Nam của tỉnh, bước đầu xây đắp mối quan hệ chiến đấu giữa hai tỉnh cùng chung biên giới Việt – Lào. Ngày 10/12/1945, Lào tuyên bố độc lập. Ngày 14/10/1945, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã công nhận nền độc lập của Vương quốc Lào. Ngày 16/10/1945, đại diện hai chính phủ tuyên bố giúp đỡ lẫn nhau chống thực dân Pháp xam lược, bảo vệ nền độc lập của mỗi nước. Trang 12
  13. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử Thực hiện cam kết trên, ngày 17/10/1945, ở hướng đường 7 tỉnh Nghệ An đã điều động một đơn vị giải phóng quân hợp nhất của hai huyện Ạnh Sơn, Thanh Chương do đồng chí Trần Văn Hợp chỉ huy, đồng chí Nguyễn Như Cầu làm chính trị viên, giao nhiệm vụ đánh địch ở Noọng Hét. Tại đây một trung đội của ta phục kích tổn thất nặng, đơn vị phải rút về Tương Dương củng cố. Tỉnh tiếp tục điều động đại đội giải phóng quân huyện Diễn Châu lên hoạt động ở Noọng Hét. Rút kinh nghiệm, đơn vị đã hoạt động thận trọng, bí mật hơn, bắt liên lạc với du kích bạn, phối hợp xây dựng cơ sở vũ trang tuyên truyền, hoạt động nhỏ lẻ đánh địch càn quét lấn chiếm. Đánh giá ý nghĩa những hoạt động của lực lượng vũ trang của ta trong những ngày đầu cách mạng, trong cuốn “Lịch sử quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Lào 1945-1954” đã viết: “sự có mặt rất sớm của các đơn vị bộ đội Việt Nam (lực lưọng vũ trang Nghệ An) nhằm chống lại âm mưu của Pháp định dùng Trung Lào uy hiếp Bắc Trung Bộ Việt Nam, đồng thời hỗ trợ cho nhân dân Lào nổi dậy giành và giữ chính quyền”tr78). Ngày 16/10/1945, Hoàng thân Xuvanuvông đến Nghệ An với tư cách Bộ trưởng ngoại giao làm việc với uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An và tỉnh bộ Việt Minh. Đồng chí Lê Viết Vượng trực tiếp làm việc với Hoàng thân. Trong cuộc gặp gỡ thân tình hai vị đã khẳng định: “Đoàn kết giúp đỡ nhau chống kẻ thù chung là nhiệm vụ chiến lươcvj lâu dài thuỷ chung”. Hai bên đã nhanh chóng thỏa thuận sẽ hoạt động phối hợp với nhau về mọi mặt, cùng nhau xây dựng cơ sở chính trị, cơ sở kháng chiến, giúp nhau vũ khí và vật chất, giúp nhau nơi đứng chân của hai bên. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng, làm cơ sở pháp lý cho những hoạt động giúp đỡ của quân và dân Nghệ An đối với cách mạng Lào. Ngày 30/10/1945, hiệp định quân sự Việt – Lào được kí kết. Theo đó, hai chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Vương quốc Lào thoả thuận thnàh lập Liên quân Lào – Việt. Thực hiện kí kết ấy, Nghệ An đã cử một số cán bộ chiến sĩ gia nhập liên quân làm nghĩa vụ quốc tế. Sự kiện này không những đánh dấu quan hệ Việt – Lào đã chính thức chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn mối quan hệ đoàn kết chiến Trang 13
  14. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử đấu chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân hai nước dưới sự lãnh đạo của một Đảng mà còn là một nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ sự giúp đỡ của quân dân Nghệ An đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Lào. Cùng thời gian này (cuối 1945) theo chủ trương của Bộ chỉ huy khu IV, đồng chí khu trưởng Lê Thiết Hùng cùng đồng chí Nguyễn Tào – Phó chủ tịch uỷ ban hành chính Nghệ An và nhiều cán bộ đầu ngành của tỉnh đi khảo sát và làm việc ở miền Tây. Các đồng chí lãnh đạo khu và tỉnh đã chỉ thị và hướng dẫn, đề ra nhiều chủ trương biện pháp quan trọng để giúp đỡ miền Tây và củng cố mối quan hệ Việt- Lào. Các đồng chí lãnh đạo đã thăm hỏi đồng bào các dân tộc, gặp gỡ một số người thuộc tàng lớp trên, giải thích tình hình nhiệm vụ và chủ trương, chính sách m, à nhân dân đang quan tâm, động viên mọi người ra sức xây dựng và bảo vệ vùng miền núi biên cương của tỉnh, đoàn kết với nhân dân Lào anh em, bảo vệ thành quả cách mạng của hai nước. Phương thức hoạt động tác chiến được chỉ rõ, đó là: gắn hoạt động của ta với giúp bạn xây dựng cơ sở chính chính trị, vũ trang ngày cùng chiến đấu, cùng trưởng thành. Huyện uỷ Quỳ Châu sau đó đã lực chọn người thành lập đội vũ trang tuyên truyền cùng du kích Lào hoạt động sâu vào hai huyện Sầm Tớ, Mường Na (tỉnh Sầm Nưa). Cán bộ cơ sở và bộ đội hai huyện đã bắt liên lạc và quan hệ chặt chẽ với ông Phay Đang và các đơn vị bộ đội yêu nước Lào của Xanh Cà Pô, Nênh Vừ, Thao Tu, Xiêng Xin…thuộc khu Đông Lào. Kết qủa đạt được của cuộc khảo sát còn có có ý nghĩa chính trị mạnh mẽ, giác ngộ đồng bào hai bên biên giới. Bà con có dịp hiểu rõ cách mạng, củng cố niềm tin, vạch trần lụân điệu kẻ địch, hơn thế nữa còn giác ngộ thức giúp đỡ giữa nhân dân hai bên biên giới chống một kẻ thù chung, thấm nhuần tinh thần giúp bạn là tự giúp mình. Đầu năm 1946, tình hình có những thay đổi theo hướng bất lợi cho cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng Lào. Tuy đã kí kết với ta hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) song Pháp vẫn tìm mọi cách phá hoại hiệp định, bội ước những gì đã cam kết. Ở miền Nam, Pháp tiếp tục đánh chiếm và bình định cả Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, quân Pháp vừa khiêu khích vừa lấn chiếm nhiều nơi ở Lạng Sơn, Phủ Lạng Thương, Đồng Đăng, Móng Cái, khu mỏ Đông Bắc, lập xứ Nùng tự trị. Trang 14
  15. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử Ở Lào tình hình chiến sự diễn ra ác liệt vì thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn để xâm lược Lào lần thứ hai. Pháp tuyên bố không công nhận chính phủ Vương quốc Lào do ông Xuphanuvông làm thủ tướng, công khai đưa lực lượng tiến công chiếm nhiều trung tâm quan trọng như Xavanakhẹt, ThaKhẹt (3/1946),Viêng Chăn (4/1946), luôngphbăng (5/1946), Sầm Nưa, Xiêng Khoảng (6/1946). Hoàng thân Xupha nuvông suýt bị hại ở Thà khẹt khi đang vượt sông Mê Công. Gia đình ông Phay Đang bị quân Pháp phục kích ở Xa Luép( Xiêng Khoảng) nhưng được liên quân Lào – Việt ra sức bảo vệ mới thoát vây được an toàn. Đến tháng 8 về cơ bản Pháp đã chiếm được Lào. Đến cuối tháng 12/1946 Pháp lập được bộ máy cai trị thuộc địạ từ trung ương đến địa phương. Từ 28/12/1946, Pháp tuyên bố “bình định” xong nước Lào. Sau khi hiệp ước đầu hàng của Hoàng gia Lào đã được vua Lào Xi Xa Vang Vông kí với Đơ Ray Mông ngày 27/12/1946, cuộc kháng chiến của quân và dân các bộ tộc Lào chống thực dân Pháp xâm lược dưới sự lãnh đạo của mặt trận yêu nước Lào đã bắt đầu trong hoàn cảnh cực kì khó khăn.. Miền Tây Nghệ An tình hình cũng không kém phần căng thẳng. Khi chiếm được Lào, Pháp tập trung lực lượng ở Sầm Nưa, đồng thời rải quân đóng nhiều vị trí giáp biên giới nước ta, đối diện với Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Mỗi vị trí có một tiểu đội đến một trung đội lính nguỵ Lào chốt giữ. Mặt khác, Pháp mua chuộc thổ ti, lang đạo, tù trưởng, tộc trưởng làm tay sai và huấn luyện bọn phỉ để quấy rối. Chúng đã mua chuộc được những tên như Sầm Văn Viên, Sầm Văn Kim ở Quỳ Châu - Nghệ An, lừa bịp nhân dân hai bên biên giới về cái gọi là “khu tự trị Thái Mường”. Trước tình hình đó, để bảo vệ biên giới miền Tây, Liên khu IV chỉ thị cho các tỉnh đội thành lập quân đội “Tây tiến” tiến lên Na Mèo, Na Pê, BaNaPhào, Sê Pôn và Mường Xén. Đồng thời, để giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang có tính lâu dài và hiệu quả, đầu năm 1946, Liên khu IV mở lớp đào tạo cán bộ quân sự giúp bạn, đâyn là khoá đào tạo cán bộ quân sự đầu tiên cho bạn. Khoá này có 26 người, sau đó Liên khu IV mở tiếp hai kháo giúp bạn đào tạo được 105 người. Trang 15
  16. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử Để bảo toàn lực lượng, một số đơn vị du kích của Lào được lệnh rút phía Tây liên khu IV trong đó có đơn vị của ông Phay Đang, Nhiêu Vư rút về Mường Xén - Nghệ An. Nhân dân Nghệ An nói chung, Kì Sơn nói riêng đã đón tiếp, đùm bọc giúp đỡ toàn diện trong suốt thời gian đơn vị đóng quân ở đây. Tháng 10/1946 tại thành phố Vinh-Nghệ An đã diễn ra một cuộc họp quan trọng, thành phần cuộc họp gồm cán bộ các tỉnh khăm Muộn, Xavanakhẹt, Sầm Nưa, Xiêng Khoảng. Hội nghị đã bầu ra uỷ ban giải phóng Đông Lào do ông Nuhắc Phaxavẳn làm chủ tịch, uỷ bạn nhận được sự giúp đỡ của Liên khu IV và tỉnh Nghệ An trong suốt thời gian đóng trên đất Nghệ An. Trước sự xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, ngày 19/12, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Dựa vào ưu thế quân sự, đầu 1947, thực dân Pháp tạm thời chiếm được các đô thị lớn và các trục giao thông chính. Các tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh vẫn do ta kiểm soát và đã trở thành hậu phương của chiến trường Bắc Trung Bộ và chiến trường Trung Lào. Nhận xét: 1947-1950: Các lực lượng yêu nước và liên quân Lào - Việt đã chiến đấu anh dũng ngoan cường, gây cho Pháp nhiều tổn thất. Nhưng với một đội quân xâm lược nhà nghề được trang bị mạnh hơn hẳn lực lượng kháng chiến Lào, giặc Pháp vẫn liên tiếp mở rộng phạm vi chiếm đóng. Để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, xứ uỷ lâm thời lào quyết định điều các đơn vị vũ trang sang Thái Lan. Một bộ phận vũ trang và các tổ chức kháng chiến yêu nước rút về miền Tây - Việt nam để củng cố xây dựng tổ chức. Tháng 1/1947, uỷ ban vận động độc lập Đông Lào do ông Thao Nu Hắc làm Chủ tịch, gồm 70 cán bộ nhân viên và một trung đội bảo vệ có 35 cán bộ chiến sĩ vượt biên giới sang miền Tây Nghệ An, đóng cơ quan ở một địa điểm lấy tên là “Đồn điền” cách huyện Con Cuông 3km về phía Cửa Rào. Trang 16
  17. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử Mọi sinh hoạt phí và nhu cầu vật chất do chính phủ Việt Nam và uỷ ban kháng chiến Nghệ An đảm nhiệm. Theo thoả thuận của hai chính phủ, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho bạn mở trường quana chính đào tạo cán bộ tại xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn. Đây là trường quân chính đầu tiên của Trung Lào có 150 học viên. Về nước tham gia kháng chiến phần đông học viên quân chính đều trở thànhcán bộ nòng cốt của Đảng và lực lượng vũ trang cách mạng Lào. Thực dân Pháp chiếm đóng nước Lào, nhất là Trung và Thượng Lào. Điều đó chẳng những khiến cách mạng Lào gặp nhiều khó khăn mà còn ảnh hưởng đến miền Tây Nghệ An. Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ nhất (1/1947) đã nhận định: “Căn cứ địa của rừng núi miền Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với miền Bắc Việt Nam và cả miền Bắc Đông Dương” (văn kiện hội nghị quân sự toàn quốc, kho lưu trữ bộ quốc phòng, phòng bộ quốc phòng(hồ sơ 40). “Hùng cứ được vùng đó ở vào cái thế “cứ cao lâm hạ” có thể uy hiếp hậu phương của ta , mà chúng lại mong thực hiện âm mưu thâm độc “dĩ Việt chế Việt”, chia rẽ các anh em dân tộc thiểu số, dùng bộ đội người Việt thiểu số để đánh chúng ta”. (Thư Bộ Tổng chỉ huy gửi bộ đội Tây tiến - Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr268). Bộ trưởng quốc phòng - tổng tư lệnh quyết định mở mặt trận miền Tây – Tây tiến. Mục đích của mặt trận miền Tây là tiêu diệt một bộ phận quân địch, phá thế uy hiếp của chúng đối với miền tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Các đơn vị vừa tác chiến, vừa vũ trang tuyên truyền, vạch rõ âm mưu của thực dân Pháp, củng cố tình đoàn kết Việt – Lào , củng cố và mở rộng các tổ chức quần chúng, động viên nhân dân kháng chiến. Như vậy, với quyết định này chúng ta đã xác định được vai trò vô cùng quân trọng của miền Tây Tổ qupốc, hơn nữa tạo thêm một nhân tố mới nhằm giúp đỡ cáchmạng Lào – đó là lực lượng bộ đội Tây tiến. Trang 17
  18. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử Tiểu đoàn 265 Nghệ An cùng 5 tiểu đoàn của khu II, khu III, Hà Nội và Thanh Hoá tham gia Mặt tận miền Tây. Đối với Nghệ An, miền Tây trở thành mặt trận xung yếu, thường xuyên bị uy hiếp. Bên kia biên giới, Pháp đã rải quân chiếm hầu hết các vị trí quan trọng ở Xiêng Khoảng, Sầm Tớ. Đối diện Quỳ Châu có các vị trí bản Hang, Mường Pao, Bản Táu, Mườn Na, Pung Thái, Mường Dương gồm 650 tên (trong đó có 40 sĩ quan Pháp). Riêng căn cứ Mường Pao có một trung đội lính lê dương cơ động. Đối diện Tương dương có các vị trí Mường Mô, Pha Vén, Noọng Hét. Noọng Hét được chúng coi là trọng điểm, nên từ trang bị cho đến bố phòng đều tăng cường hơn hẳn các vị trí khác. Chủ lực địch tập trung ở Xiêng Khoảng có 2000 tên. Cùng với việc tàn phá các cơ sở kháng chiến của cách mạng Lào, quân Pháp còn nhiều lần cho lực lượng thọc qua biên giới vào quấy phá miền Tây Nghệ An, hỗ trợ và kích động các phần tử phản động trong vùng chống phá kháng chiến. Dưới sự lánh đạo, chỉ đạo trực tiếp của khu uỷ IV, Tỉnh uỷ Nghệ An đã kiên quyết tập trung chỉ đạo giải quyết vấn đề miền Tây. Đây là hướng chính quan trọng nằm trong thế trận chung của khu và cả nước, là địa bàn có đặc điểm và tính chất đặc biệt nên tỉnh chủ trương xây dựng kế hoạch đồng bộ, huy động lực lượng nhiều ngành, nhiều cấp tham gia, kết hợp chặt chẽ biên pháp vũ trang với chính trị. Đi đôi với việc trấn áp tiêu diệt lực lượng đầu sỏ, phá tan tổ chức và lực lượng vũ trang phản động, đồng thời kết hơp với việc vận động giáo dục quần chung, chú trọng xây dựng tổ chức cách mạng và lực lượng vũ trang cơ sở, quan tâm cải thiện và nâng cao đời sống cho tầng lớp nông dân nghèo, kết hợp đánh địchbên trong và bên ngoài biên giới. Tỉnh thành lập một số ban chỉ huy để thống nhất việc chỉ huy, chỉ đạo các khu vực. Ban chỉ huy mặt trận đường 7 gồm đại diện trung đoàn 57 và ban chỉ huy bộ đội liên quân Lào - Việt, chỉ huy sở đặt ở thị trấn Mường Xén. Tiểu đoàn 265 bổ sung thêm quân số và trang bị tham gia vào lực lượng miền Tây – Tây tiến của Bộ tổng tư lệnh, được bố trí đứng chân ở huyện Tương Dương để phối hợp triển khai hoạt động với Trang 18
  19. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử các đại đội bộ đội Lào yêu nước - đại đội Xiêng Xinh ở Mỹ Lý. đại đội Thao Tu ở Mường Xén và đại đội Bu Liêng hoạt động ở giáp Con Cuông. Ban chỉ huy mặt trận Quỳ Châu gồm các đồng chí chỉ huy đại đội 58 và trung đội bộ đội địa phương, chỉ huy sở ở Kẻ Bọn. Sau khi được củng cố và chuẩn bị mọi mặt, tiểu đoàn 265 vựot biên giới sang phía Tây Bắc, cùng với 2 tiểu đoàn của Thanh Hoá tạo thành hai gọng kìm kẹp quân địch ở Sầm Nưa, cắt đứt liên lạc của quân Pháp ở Bắc Lào. Cuối tháng 2/1947, tiểu đoàn 265 đồng loạt nổ súng đánh địch ở các vị trí Sầm Tớ, Bản Táu, Mường Na, phối hợp với cánh quân ở Thanh Hoálàm chủe tuến sông MMã và Sầm Tớ. Tháng 3/1947, bộ đội Tây tiến cùng lực lượng vũ trang yêu nước Lào bao vây thị xã Sầm Nưa. Bộ chỉ huy Pháp lập tức mở cuộc hành quân theo hai hướng đến giải vây. Hướng thứ nhất từ Hà Nội lên, hướng thứ hai tuìư Yên Xuân , Sơn La xuống. Bộ đội ta phản công quyết liệt, khiến quân địch phải chạy về Mường Na để củng cố lực lượng. Cuộc chiến đấu của tiểu đoàn 265 vốn đã khó khăn phức tạp ngày càng trở nên căng thẳng, ác liệt hơn:“Địa thế hiểm trở,núi rừng trùng điệp, khí hậu khắc nghiệt, thiếu gạo muối, thiếu súng đạn”. Đặc biệt các đơn vị hoạt động ở Mường Mô, Noọng Hét có lúc phải sống bằng rau rừng, bắp ngô, củ sắn, phải đốt cỏ tranh thay muối. Phần lớn các chiến sĩ tình nguyện bị bệnh sốt rét nhưng với tinh thần quốc tế vô sản cao cả “vẹn tình trọn nghĩa”, bộ đội Việt Nam vẫn bám địa bàn trên đất bạn cùng bạn hoạt động. Các chiến sĩ nêu cao tinh thần quốc tế, giúp bạn vượt qua nguy hiểm vừa đánh địch, vừa tuyên truyền vận động nhân dân, bước đầu xây dựng các địa bàn đứng chân ở một số địa phương bạn, làm cho nhân dân các bộ tộc Lào hiểu biết và tin tưởng hơn vào cuộc kháng chiến chống Pháp và mối quan hệ đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt – Lào. Các đồng chí lãnh đạo cấp Liên khu, tỉnh và nhân dân hậu phương Nghệ Anvẫn luôn theo dõi và dành mối quan tâm đặc biệt đối với cán bộ chiến sĩ ở mặt trận miền Tây. Trang 19
  20. Hồ Thị Bích Phượng Lớp 47A Sử Cuối năm 1947, thực dân Pháp bị thất bại trong chiến dịch tấn công lên VIệt Bắc, chúng phải chấp nhận một cuộc chiến tranh lâi dài với ta. Như vậy, trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, Nghệ An đã tạo điều kiện giúp bạn xây dựng lực lượng từ không đến có. Bạn đã thành lập được một số căn cứ kháng chiến và lực lượng vũ trang để làm nòng cốt. Lực lượng vũ trang Liên khi IV cũng như lực lượng bộ đội địa phương Nghệ An đã phối hợp với bạn chiến đấu tiêu hao sinh lực địch. Nhân dân Nghệ An đặc biệt là khu vực miền Tây Nghệ An đã cưu mang giúp đỡ chiến sĩ Lào cũng như liên quân Lào - Việt và bộ đội Tây tiến hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả. Điều quan trọng nữa là ta đã phối hợp với bạn tuyên truyền giác ngộ nhân dân để hoj hiểu đường lối kháng chiến của Đảng, của chính phủ hai nước Việt – Lào. Bước sang năm 1948, cuộc kháng chiến của nhân dân Lào tiến lên những bước mới nhờ hoạt động của lực lượng vũ trang yêu nước Lào cũng như sự giúp đỡ của bộ đội Tây tiến. Sau thất bại ở Việt Bắc, thực dân Pháp thực hiện những âm mưu mới gây cho ta những khó khăn mới. Trước tình hình đó, từ ngày 15 – 17/1/1948, Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng được tiến hành. Hội nghị vạch ra nhiệm vụ và phương hướng cách mạng ở giai đoạn mới về việc giúp đỡ bạn, Đảng đã xây dựng đề cương cách mạng Lào – Miên và thành lập Ban cán sự hải ngoại giúp cách mạng Lào – Miên phát triển. Đề cương chỉ rõ: cách mạng Lào là sự nghiệp của quần chúng nhân dân Lào, vận mệnh dân tộc Lào do người Lào quyết định. Việt Nam giúp Lào là nghĩa vụ quốc tế nhưng không can thiệp vào nội bộ của Lào. [ddmdd;150]. Theo đó nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang giúp bạn là lấy việc xây dựng cơ sở chính trị, cơ sở chính quyền, cơ sở du kích, phát triển chiến trnah du kích và xây dựng Đảng làm mục tiêu hoạt động. Bản đề cương cũng xá định: Người đảng viên, cán bộ, chiến sĩ Việt Nam hiên đang hoạt động ở Lào phải đứng trên quyền lợi của nhân dân Lào mà chiến đấu. Chúng ta chỉ có thể là mưu sĩ giúp đỡ ý kiến chứ không phải là chủ tướng, hạnh phúc của người Lào do dân Lào tự tranh thủ lấy. Bản đề cương Trang 20
nguon tai.lieu . vn