Xem mẫu

  1. Bộ Tư Pháp Trường Đại học Luật Hà Nội Khoa Hành chính – Nhà nước BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ Môn: Luật Hiến Pháp Việt Nam Đề bài: Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ tên: Vương Tuấn Anh MSSV: 340524 Lớp N02 - TL 4 - Nhóm 01 Hà Nội 05 – 2011
  2. MỤC LỤC A) MỞ ĐẦU..................................................................................... 3 B) NỘI DUNG ................................................................................. 3 1. Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân............. 3 2. Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam............................................ 5 3. Củng cố và tăng cường vị trí, tính chất là cơ quan đại biểu cao nhất và cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Quốc hội Việt Nam hiện nay. ......................................................................... 8 3.1. Củng cố và tăng cường vị trí, tính chất là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân của Quốc hội. .......................................... 8 3.2. Củng cố và tăng cường vi trí, tính chất là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Quốc hội. ...................................................................... 9 C) KẾT LUẬN .............................................................................. 10 Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo.................................................... 11 2
  3. A) MỞ ĐẦU Lịch sử ra đời và phát triển của Quốc hội nước ta luôn gắn liền với lịch sử lựa chọn mô hình hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân. Ngay từ Hiến pháp 1946 Nghị viện nhân dân đã được ghi nhận là “cơ quan có quyền cao nhất của n ước Việt nam dân chủ công hòa” . Đ ến hiến pháp năm 1959 khái niệm “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” chính thức được nhi nhận tại điều Điều 43. Vị trí tính chất này của Quốc hội tiếp tục được ghi nhận trong hiến pháp 1980 và thể chế hóa vị trí, tính chất “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”( Điều 82). Và cho đ ến nay Quốc hội là cơ quan đ ại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, qua mỗi lần sửa đổi Hiến pháp, vị trí, tính chất của Quốc hội ngày càng được hoàn thiện hơn ở tầm cao mới. Trải qua một chặng đường dài phát triển Quốc hội đã khẳng định vị trí, vai trò của mình là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Vậy Quốc hội với vị trí, tính chất là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào và vì sao Quốc hội lại có được những những vị trí, tính chất ấy? Bài làm của em sẽ nghiên cứu làm rõ vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện bài viết không thể tránh khỏi có những sai sót và hạn chế mong đ ược sự góp ý của quý thầy, cô giáo để bài làm của em được hoàn thiện hơn. B ) NỘI DUNG Cần phải khẳng định rằng vị trí, tính chất của Quốc hội là do những đặc điểm của quá trình hình thành, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà Quốc hội được nhân dân giao cho tạo nên. G iữa hai vị trí, tính chất là cơ quan đ ại biểu cao nhất của nhân dân và vị trí tính chất là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mối quan hệ khăng khít, gắn bó với nhau. V ị trí tính chất này là cơ sở để có vị trí tính chất kia. Vị trí tính chất kia là yêu cầu và là hệ quả của vị trí tính chất này. 1. Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. 3
  4. Hệ thống các cơ quan đại diện của nhân dân trong bộ máy nhà nước ta b ao gồm quốc hội là cơ quan đại biểu ở trung ương và Hội đông nhân dân là cơ quan đại biểu ở địa phương. V ị trí tính chất là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân là xác định rõ mối quan hệ giữa Quốc hội với Hội đồng nhân dân. Vị trí, tính chất đại biểu cao nhất của nhân dân của Quốc hội thể hiện ở những điểm sau: Về cách thức thành lập , Q uốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo bốn nguyên tắc bầu cử tiến bộ của một nền dân chủ là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và b ỏ phiếu kín. Cử tri cả nước bầu ra những cá nhân ưu tú làm đại biểu Quốc hội, cấu thành nên Quốc hội để nhân dân ủy quyền, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân thông qua con đường nhà nước. Khác với Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện ở địa phương, cũng do cử tri bầu ra những là cử tri của nơi có hội đồng nhân dân đó và đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương mình. Về về thành phần đại biểu , Quốc hội bao gồm các đại biểu đại diện cho các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc tôn giáo và các vùng lãnh thổ của cả nước. Với cơ cấu thành phần đó, Quốc hội mang tính quần chúng rộng lớn, thể hiện rộng rãi khối đại đoàn kết dân tộc, đại diện cho trí tuệ của cả nước. Về mục tiêu hoạt động, cơ quan đại diện cơ nhất của nhân dân phải đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước và phải vì lợi ích của nhân dân cả nước. Mọi hoạt động của Quốc hội vì lợi ích nhân dân cả nước. Với cách thức thành lập và thành phần như trên, Quốc hội thực sự có khả năng và có thể đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước hoạt động vì lợi ích nhân dân cả nước. Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số, các vấn đề đ ược Quốc hội quyết định đều phải được tập thể các đại biểu Quốc hội xem xét và chỉ được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết đồng ý, trừ trường hợp sửa đổi Hiến pháp là phải có hai phần ba tổng số đại biểu tán thành. do đó mục tiêu vì lợi ích của nhân dân cả nước luôn đ ược đảm bảo. Về thẩm quyền, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân thì cơ quan đó phải có quyền lực cần thiết để hiện thực hóa ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Quốc hội là cơ quan đó. Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn to lớn để thiết lập 4
  5. trật tự chính trị, pháp lí trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, của đất nước. Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền Quyết định những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, những vấn đề trọng đại của đất nước. Các quyết định của Quốc hội bắt nguồn từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước và tất cả đ ều nhằm phục vụ cho lợi ích chung của toàn dân tộc. Về trách nhiệm, Quốc hội chịu trách nhiệm trước nhân dân về mọi hoạt động của mình. Quốc hội chịu sự giám sát của nhấn dân, cử tri có quyền bãi nhiệm các đại biểu khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. 2. Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện ở những mặt sau: Quốc hội là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân, thay mặt nhân dân cả nước để biến quyền lực của nhân dân thành quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước trên phạm vi to àn lãnh thổ. Quốc hội ban hành hiến pháp, luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất của nhà nước và xã hội. Điều 84 Hiến pháp năm 1992 qui định chỉ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, quy định các vấn đề quan trọng nhất về quyền lực Nhà nước và cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá – xã hội, về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, về quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân, quyền và nghĩa vụ cơ b ản của công dân… Hiến pháp và Luật thể hiện đường lối cơ bản và những chủ trương lớn của Đảng đã được Nhà nước thể chế hoá và có hiệu lực thi hành trên toàn lãnh thổ nước ta. Luật là văn bản có hiệu lực pháp lý cao sau Hiến pháp. Các văn bản qui phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước ban hành phải căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và không được trái với tinh thần, nội dung của Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội. 5
  6. Chính vì vậy, chỉ có Quốc hội _ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất mới có quyền định ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất của xã hội ta. Quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội xuất phát chính từ vị trí, tính chất của cơ quan quyền lực cao nhất đó. Quốc hội giữ quyền làm hiến pháp thì cũng có quyền sửa đổi hiến pháp và Quốc hội có quyền làm luật thì cũng có quyền sửa đổi luật. Quốc hội còn có quyền quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Đây là một điểm mới mà Hiến pháp năm 1980 chưa quy đ ịnh. Hiến pháp 1992 đã bổ sung quyền này nhằm bảo đảm cho hoạt động lập pháp của Quốc hội có hiệu quả hơn. Quốc hội quyết định những vấn đề cơ bản nhất và quan trong nhất của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh. Theo H iến pháp năm 1992, Quốc hội có quyền “quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất n ước”( Điều 83). Quốc hội có chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Đến năm 2001, Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung, trong đó có một số quy định mới điều chỉnh nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội nhằm khẳng định vai trò của Quốc hội trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Cụ thể là ở Điều 84 của Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 quy định Quốc hội: “phân bổ ngân sách trung ương”; “quyết định chính sách tôn giáo của Nhà nước”; “phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn” và “phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký”. Những vấn đề quan trọng của đất nước do Quốc hội quyết định gồm có: Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương: Quốc hội bầu, miễn nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội, thành lập Chính phủ, bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương… 6
  7. Về lĩnh vực kinh tế- ngân sách: Q uốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, quyết định đại xá. Vấn đề chiến tranh và hoà bình, Quốc hội quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia. Về đối ngoại, Quốc hội phê chuẩn hoặc bãi b ỏ các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên theo tờ trình của Chủ tịch nước. Quốc hội quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Các cơ quan được tổ chức theo mô hình nào, hoạt động ra sao đều do Quốc hội xem xét, lựa chọn, quyết định tại kì họp Quốc hội và được thể hiện trong Hiến pháp và các văn bản luật tổ chức. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ cao cấp nhất của Bộ máy nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Q uốc hội có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm những người đứng đầu các cơ quan khác của nhà nước. Nhiệm kỳ hoạt động của các cơ quan nhà nước do Quốc hội thành lập là theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Quốc hội xem xét và quyết định các vấn đề về nhân sự cấp cao. Điều khỏan sửa đổi của Hiến pháp năm 1992 khẳng định Q uốc hội là chủ thể duy nhất có quyền quyết định nhân sự cấp cao của nhà nước(điểm 7 Điều 84). V iệc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh là hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Quốc hội Quốc hội giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Từ Hiến pháp năm 1980 đã xác định tính chất và đặc điểm chức năng giám sát của Quốc hội là “giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”. 7
  8. Quy định này là căn cứ pháp lý quan trọng để phân định rõ hoạt động giám sát của Quốc hội với các hình thức giám sát khác việc thi hành pháp luật ở nước ta. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của Nhà nước đúng pháp luật vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đối tượng giám sát của Quốc hội là việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở trung ương là Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các cơ quan này chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của chủ tịch nước, chính phủ, thủ tướng chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao, hội đồng nhân dân khi các văn b ản đó trái với Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội. Trong quá trình giám sát, nếu thấy các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, To à án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội thì Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản đó và chỉ Quốc hội mới có quyền này( khoản 9 Điều 84 Hiến pháp 1992, khoản 5 Điều 91 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001). 3. Củng cố và tăng cường vị trí, tính chất là cơ quan đại biểu cao nhất và cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Quốc hội Việt Nam hiện nay. Bởi vị trí, tính chất của Quốc hội là do những đặc điểm của quá trình hình thành, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà Quốc hội được nhân dân giao cho tạo nên. Do đó để củng cố và tăng cường vị trí tính chất là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là tăng cường hiệu quả hoạt động của Quốc hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ mà nhân dân giao phó, từ đó củng cố niềm tin của nhân dân vào Quốc hội. 3.1. Củng cố và tăng cường vị trí, tính chất là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân của Quốc hội. 8
  9. Để củng cố và tăng cường vị trí, tính chất cơ quan đ ại biểu cao nhất của nhân dân của Quốc hội, chúng ta cần làm rõ một số vấn đề sau: Về bầu cử đại biểu Quốc hội, vấn đề nổi cộm hiện nay là cơ cấu đại biểu. Đại biểu của nhân dân phải là do nhân dân bầu ra bằng sự tin tưởng, tín nhiệm của mình. Như vậy mới đảm bảo ý chí và nguyện vọng của nhân dân được thực thi. Nhưng vấn đề cơ cấu đã vô hình chung làm mất đi cái quyền bầu cử của công dân hay biến quyền ấy thành chỉ còn hình thức. Liệu như vậy có đảm bảo được Quốc hội là cơ quan đại biểu và là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân hay không. Từ đây đặt ra yêu cầu đổi mới chế độ bầu cử, các nguyên tắc bầu cử là tiến bộ cần giữ vững nhưng chúng ta tiến hành bầu cử theo cách khác. Về hoạt động của Đại biểu quốc hội, phải nói là Đại biểu quốc hội của ta vẫn còn xa dân, không minh bạch trước dân(trừ những Đại biểu tâm huyết). Cử tri bầu ra Đại biểu để đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, nhưng nhân dân lại không biết đại biểu đã làm gì và đang làm những gì. Đ ành rằng là có tiếp xúc cử tri nhưng trong những buổi tiếp xúc ấy bao nhiêu ý kiến nguyện vọng được đề đạt và bao nhiêu ý nguyện vọng của nhân dân được đáp ứng. Đến tiếp xúc cử tri mà đại biểu còn ủy quyền tiếp xúc thì làm sao gần dân được. Theo em Đại biểu quốc hội cần phải chuyên trách và chuyên nghiệp. Cùng với đó là quyền bãi miễn các Đ ại biểu không còn được nhân dân tín nhiệm của cử tri, chúng ta cần phải có cơ chế để cử tri thực hiện các quyền này. 3.2. Củng cố và tăng cường vị trí, tính chất là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Quốc hội. Về lập hiến và lập pháp, Hiến pháp và pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước, quản lí x ã hội, Quốc hội nắm trong tay quyền lập hiến và lập pháp tức là đ ã có diều kiện cần để là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Chính vì thế, trong hoạt động lập Hiến và lập pháp của Quốc hội phải thể hiện được tín vị trí, tính chất đó của mình. Hiện nay, thực tế mà nói là việc xây dựng luật của Quốc hội rất thiếu tính hệ thống, thiếu cả tầm nhìn và đ ịnh hướng phát triển. Việc xây dựng Luật chỉ mang tính chất tạm thời, giải quyết vấn đề mang tính tạm thời, cục bộ. Điều đó dẫn tới Luật pháp của chúng ta vừa thiếu, vừa yếu, hay phải sửa đổi. Để giải quyết vấn đề trên theo em cần phải thành lập Ban xây dựng luật chuyên trách xây dựng lộ trình, đ ịnh hướng xây dựng luật rõ ràng rồi giao cho 9
  10. các cơ quan khác làm d ự thảo trình Quốc hội xem xét. Nước ta đang tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chính vì vậy Về vấn đề quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, về vấn đề này cần làm rõ mối quan hệ giữa Q uốc hội với Đảng. Điều 4 Hiến pháp 1992 ghi nhận Đảng cộng sản việt nam là lực lượng lãnh đ ạo Nhà nước và xã hội. Trong việc quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng là Đ ảng quyết, Đảng làm thay chứ không phải là Quốc hội quyết nữa. Các ý kiến này có cơ sở của nó: cơ cấu Đại biểu quốc hội có tới hơn 91% đại biểu là Đảng viên(Quốc hội khóa XII). Mà Đảng viên phải tuân thủ và phục tùng mệnh lệnh cấp trên như vậy trong nội tại bản thân các đại biểu quốc hội có sự mâu thuẫn giữa vai trò là Đ ảng viên và vai trò là Đại biểu quốc hội, dẫn tới việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước theo chế độ làm việc quyết định theo đa số là có vấn đề. Đây là vấn đề rất quan trọng, để Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Đảng và Nhà nước ta phải giải quyết triệt để vấn đề này. Về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, đây là vấn đề rất quan trọng luôn được quốc hội quan tâm tăng cường. Hoạt động giám sát của Quốc hội được thực hiện thông qua bốn hình thức chủ yếu đó là thông qua các kì họp Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ quốc hội, hoạt động của các ủy ban Quốc hội, hoạt động của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội.Tuy nhiên hiệu quả đạt được là vãn chưa cao. Bởi Quốc hội thiếu những công cụ mạnh mẽ trong tay để thực hiện chức năng này của mình. Củng cố và tăng cường vị trí tính chất là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn gắn liền với việc củng cố và tăng cường vị trí, tính chất là cơ quan đ ại biểu cao nhất của nhân dân của Quốc hội. C) KẾT LUẬN Quốc hội nước ta đã đi được một chặng đường dài phát triển, đến nay đã là Quốc hội khóa XII và sắp tới đây sẽ bầu cử Quốc hội khóa XIII. Mong cho Quốc hội mới có được sự tín nhiệm cao của nhân dân sẽ luôn làm tốt công tác quản lí nhà nước, quản lí xã hội đưa nước ta trở thành một cường quốc, để Quốc hội luôn xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 10
  11. Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 1. Trường Đại học Luật H à Nội, Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, N xb. CAND, Hà Nội, 2008, 2009. 2. K hoa luật - Đại học quốc gia Hà N ội, Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2005. 3. Bùi Xuân Đ ức, Đ ổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện na y, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004 4. Quốc hội Việt Nam - 60 năm hình thành và phát triển, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2006. 5. Tìm hiểu hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976. 6. H iến pháp Việt Nam năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992; năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) 7. Các wedsite: http://www.na.gov.vn http://www.vietnamnet.vn 11
nguon tai.lieu . vn