Xem mẫu

  1. Để sống sót trong mọi môi trường làm việc Khi bạn không thích công việc của mình, phải đi làm mỗi ngày quả thực là một khó khăn. Vấn đề của bạn có thể là vướng mắc với một người quản lý tồi mà bạn luôn cảm thấy phải nhượng bộ trong những vấn đề quan trọng, hoặc là bạn cảm thấy mệt mỏi với việc giảm lương. Hoặc chỉ là môi trường làm việc độc hại. Bạn có thể vẫn cần phải làm việc bởi vì nó mang lại cho bạn những lợi ích nhất định hoặc có thể bạn ở lại trong khi tìm kiếm một công việc khác. Cho dù lý do của sự buồn chán, không hài lòng với công việc là gì, bạn vẫn phải duy trì sự chuyên nghiệp và tránh để thái độ tiêu cực phá hoại bạn. Các chuyên gia nói gì Timothy Butler, một đồng nghiệp có thâm niên và giám đốc chương trình phát triển nghề nghiệp tại Trường kinh doanh Harvard tin rằng có những điều cơ bản về câu nói: "Tôi không hạnh phúc trong công việc". Butler với những nghiên cứu tập trung vào cá tính và sự hài lòng về công việc, nói rằng để hiểu được sự không hạnh phúc của bạn, bạn cần phải hướng tới cảm nhận không hạnh phúc, trải nghiệm nó một cách sâu sắc và không cố gắng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Ông gợi ý nên quan sát các cảm giác và không mong chờ kỳ vọng bất cứ điều gì. Bạn có thể cảm thấy bản thân mình là một người tiên phong, cân nhắc những điều bạn định làm tiếp theo. Butler nói: "Bản chất tồn tại của sự không hạnh phúc là một tiếng gọi cảnh tỉnh rằng có một số phần nào đó trong bạn không được lắng nghe và muốn bạn chú ý đến nó và đó chính là
  2. vấn đề". Tương tự, Joe Mosca, Phó giáo sự tại Trường kinh doanh Leon Hess tại ĐH Monmouth chuyên nghiên cứu việc quản lý nguồn lực con người và hành vi doanh nghiệp đồng ý rằng việc tự nhìn nhận bản thân là bước đầu tiên. Ông nói: "Điều đó có thể khó chấp nhận với một số người" bởi vì sự thật là đôi khi họ chỉ đơn giản là không cảm thấy phù hợp lắm với công việc của mình, các nhân viên có xu hướng hợp lý hóa sự thất vọng với công việc của họ thay vì cân nhắc xem họ có thể là một phần của vấn đề không. Nhưng nếu bạn là một phần của vấn đề, bạn cũng có thể là một phần của giải pháp. Tammy Erickson, một chuyên gia về công sở khuyên rằng nếu bạn không hạnh phúc, hãy xem liệu bạn có thể cải thiện sự đóng góp của bạn với công ty không, hoặc tìm cách để sáng tạo hơn trong công việc. Cô từng đảm nhiệm một công việc buồn chán trong một hiệu đóng sách nhưng đã tránh được thái độ tiêu cực với công việc bằng cách tìm ra những phương pháp để công việc đó bớt nhàm chán hơn. Erickson đã "thích thú vào quá trình" và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ theo một trật tự khác khiến cho công việc nhanh hơn, dễ dàng hơn và bớt đơn điệu hơn. Cô nói: "Không có công việc nào là không thú vị nếu bạn có thể nghĩ ra cách để làm nó một cách khác đi". Điều đó không phải để nói rằng các nhân viên không hài lòng với công việc không được quyền phàn nàn. Tuy nhiên, một điều bạn không muốn làm là để cảm giác của bạn lấn át công việc. Các dấu hiệu cho thấy bạn cần phải hành động
  3. Có thể bạn đã nghe đến việc một ai đó không hài lòng với công việc và bỏ việc hoặc cãi cọ với sếp. Mất kiểm soát trong công việc không giúp gì cho ai cả và có thể có ảnh hưởng xấu đến cả công việc hiện tại cũng như tương lai của bạn - bạn không bao giờ biết được rằng bạn sẽ có thể lại làm việc với một trong những người đồng nghiệp hiện tại của bạn. Catherine McCarthy, một chuyên gia tâm lý giải thích rằng các dấu hiệu cho thấy bạn cần kiểm soát cảm xúc của mình có thể là về thể chất hoặc cách ứng xử. Các dấu hiệu bao gồm cảm thấy quẫn trí, uể oải, chậm chạp, tức giận hoặc cáu kỉnh, không ngủ ngon hoặc ngủ quá nhiều, lệ thuộc vào rượu hoặc thức ăn để xoa dịu bản thân, không gặp gỡ bạn bè và không tham gia vào các hoạt động. Tất cả có thể chỉ ra sự thất vọng chán nản hoặc lo lắng mà bạn không nên bỏ qua. McCarthy nói thêm rằng nếu bạn cảm thấy bạn chẳng có nơi nào để hướng tới, và chuẩn bị bùng nổ hoặc đang thất vọng, một giải pháp là hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ Chương trình Hỗ trợ Nhân viên (EAP) của công ty bạn (nếu có). Một số EAP có thể giúp bạn tìm một cố vấn và tất cả những yêu cầu của bạn đều được bảo mật theo luật công sở và sức khỏe. Cũng có những điều bạn có thể cố gắng thay đổi trong việc tiếp cận công việc. Hãy cân nhắc những giải pháp sau để tồn tại và thậm chí khuấy động, mang lại hứng khởi cho công việc: 1. Đối mặt với thực tế. China Gorman, giám đốc tuyển dụng toàn cầu của Tổ chức quản lý nguồn nhân lực (SHRM) nhắc nhở nhân viên rằng trong suốt giai đoạn suy thoái hoặc phục hồi chậm, mọi người ở mọi cấp bậc đều chịu ảnh hưởng. Môi trường kinh tế như vậy khiến cho việc bỏ việc trở nên
  4. khó khăn hơn nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên cảm thấy bế tắc. Erickson khuyên rằng: "Chấp nhận rằng công việc này không phải là điều bạn mong muốn, thậm chí cho dù bạn không thể tạo ra sự thay đổi ngày hôm nay. Nhưng hãy bắt đầu thực hiện các biện pháp để thay đổi mọi chuyện". McCarthy bổ sung thêm: "Hãy quen với sự chấp nhận cơ bản. Tự nói với bản thân: Đây là nơi của tôi, đây là nơi tôi làm việc một thời gian nào đó. Bạn sẽ có sự kiểm soát với việc bạn suy nghĩ như thế nào nhiều hơn bạn tưởng". Hiểu những gì bạn đang cảm nhận và rằng nếu bạn để cho công việc bị tác động thì chắc chắn hiệu quả công việc cũng sẽ bị ảnh hưởng. 2. Phát triển một kế hoạch. Hãy chủ động. Động não cùng với những người bạn tin tưởng hoặc người thân trong gia đình về ý tưởng của bạn. Nếu có điều gì đó bạn muốn thay đổi, hãy quyết định xem liệu sếp của bạn có thể dễ tiếp cận để trao đổi hay không, và nếu câu trả lời là có thì hãy tận dụng điều đó. Nếu bạn có đề xuất gì, hãy thảo luận xem chúng sẽ nâng cao hiệu quả công việc của bạn cũng như của những người khác như thế nào. Gorman nói phòng nhân sự cũng có thể giúp ích gì đó bằng cách giúp bạn tìm một công việc phù hợp với bạn hơn trong công ty để giúp cân bằng cuộc sống với công việc. Bạn cũng có thể cố gắng học hỏi một kỹ năng mới. Ít nhất thì nó cũng giúp bạn chuẩn bị cho một công việc khác. Nó cũng có thể giúp nâng cao tinh thần của bạn và đem lại những trách nhiệm mới đối với công việc hiện tại của bạn. Nếu vấn đề của bạn là vướng mắc với sếp, Gorman đưa ra lời khuyên từ khinh nghiệm cá nhân rằng cô đã từng có một ông chủ là một người thông minh và có đầu óc chiến lược nhưng lại cực kỳ thiếu kĩ năng cá
  5. nhân. Gorman quyết định sẽ là người sếp mà như người sếp cô từng mong muốn có. Cô nói: "Ví dụ, tôi lập ra một danh sách những điều không muốn nói và phát triển những kĩ năng tôi vẫn sử dụng đến ngày nay". Cuối cùng hãy xem xét vượt ra khỏi công việc để có cảm giác hài lòng. Có một hoặc hai sự quan tâm hứng thú bên ngoài đem lại cho bạn một phương tiện để thỏa mãn và một hoạt động để hướng tới. 3. Tìm (hoặc Tập trung) vào sự tích cực. McCarthy khuyên rằng bạn hãy lập một danh sách những điểm tốt về công việc của bạn. Gorman gọi điều này là một danh sách lợi ích. Bạn có thể cảm thấy biết ơn khi có sự chăm sóc sức khỏe và những lợi ích khác. Bạn có thể cảm thấy thích đồng nghiệp của bạn hoặc sự thật là bạn có một người đi làm cùng xe. Có thể có một phòng tập tuyệt vời tại nơi làm việc hoặc bạn thích cơ hội được đi lại hoặc việc hướng dẫn mà bạn làm. Lắng nghe những gì bạn thích trong công việc của bạn giúp thay đổi nhận thức và tránh cho bạn khỏi cảm thấy bế tắc. Nếu bạn không đảm nhận trách nhiệm: "Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bạn, bào mòn sự hài lòng của bạn, và khiến cho thời gian làm việc của bạn trở nên tồi tệ hơn", cô nói. Ghi nhớ các nguyên tắc sau Nên: - Đa dạng hóa giữa những điều bạn có thể thay đổi và không thể thay đổi - Đảm nhận trách nhiệm để tạo ra một sự thay đổi - Tập trung vào những điều tốt nhất có thể làm trong một tình huống xấu
  6. Không nên: - Cho rằng sẽ không có điều gì thay đổi - Để cho tư tưởng tiêu cực điều khiển bạn - Ở một mình Trường hợp 1: Tìm sự hài lòng ở một phần nào đó trong công việc Elizabeth Roman (tên nhân vật đã thay đổi) đã là trưởng phòng marketing tại một công ty dịch vụ chuyên nghiệp ở New York 4 năm khi cô cảm thấy không thích ông chủ nữa. Ông ta luôn đưa ra cho cô những lời nhận xét tốt về công việc vì vậy cô cảm thấy choáng váng khi ông ta cho cô biết rằng ông ta không mấy coi trọng công việc của cô. Sau buổi nói chuyện đó, Roman "ghét phải đi làm mỗi ngày". Cô giải quyết mọi chuyện bằng cách tìm một công việc mới nhưng cùng lúc đó cô cũng muốn tìm cách để công việc của cô dễ chịu hơn. "Đầu tiên, tôi buộc bản thân mình phải làm việc tốt nhất có thể sau cuộc nói chuyện đó vì thế mà ông ta không có cớ gì để phản đối, chê trách tôi". Cùng với điều đó, cô đưa ra một dự án đầy tính sáng tạo để thu hút khách hàng, đề xuất nó cho ông chủ và lao vào việc thực hiện nó với nhân viên của mình. Roman cũng liên hệ với một người hướng dẫn ở một công ty khác làm chỗ dựa vững chắc và khuyến khích tinh thần của cô. Cô không bao giờ phản bội lại ông chủ và không để cho cảm xúc ảnh hưởng đến mối quan hệ với các nhân viên khác. Cuối cùng khi cô tìm được một vị trí khác và xin nghỉ việc, cô đã cám ơn ông chủ vì những gì mà ông đã dạy cô.
  7. Trường hợp 2: Tìm sự thỏa mãn bên ngoài công việc Allen Smith (tên nhân vật đã thay đổi) là một kỹ sư công nghệ tại công ty tư vấn Bain và đã trở nên mệt mỏi kiệt sức với điều mà anh coi là thiếu lộ trình cho công việc. "Tôi cũng cảm thấy như sếp của tôi không hiểu những điều tôi cần làm với công việc của mình mỗi ngày", anh nói. Nhưng anh cảm thấy thích những người mà anh làm việc cùng, vì vậy anh làm một số thử nghiệm, tự hỏi bản thân liệu anh cảm thấy không hạnh phúc là do người khác hay do thái độ của chính bản thân anh. Anh cho rằng chính điều sau mới là nguyên nhân. Smith đã từng nghiền ngẫm ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh và anh nghĩa rằng nếu anh có thể làm được điều đó thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự nhìn nhận của anh. Anh đã đúng. Anh được phép làm việc 3 ngày một tuần. Điều này tạo điều kiện cho anh bắt đầu việc quản lý kinh doanh của mình bán thời gian. Anh nói: "Việc giảm thời gian làm việc trong tuần, thường xuyên nói chuyện với sếp và tập trung vào một công việc bên ngoài khiến tôi cảm thấy vui vẻ hạnh phúc hơn rất nhiều về thời gian làm việc ở đây. Và ngược lại, làm việc ít thời gian hơn thì giảm được ngân sách lương cho sếp của tôi". Hoặc chỉ là môi trường làm việc độc hại. Bạn có thể vẫn cần phải làm việc bởi vì nó mang lại cho bạn những lợi ích nhất định hoặc có thể bạn ở lại trong khi tìm kiếm một công việc khác. Cho dù lý do của sự buồn chán, không hài lòng với công việc là gì, bạn vẫn phải duy trì sự chuyên nghiệp và tránh để thái độ tiêu cực phá hoại bạn.
nguon tai.lieu . vn