Xem mẫu

  1. Để sàn vàng hoạt động tốt hơn Cơn biến động giá vàng cách đây một tháng vẫn còn để lại dấu ấn khó phai, không chỉ đối với những nhà đầu tư nhỏ tham gia cuộc chơi lớn này mà còn là một nỗi lo của Chính phủ trước tình trạng hoạt động sàn vàng chưa được quản lý quy củ. Trong phiên họp thường lệ của Chính phủ vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê phán các cơ quan quản lý về tình trạng lộn xộn trên sàn vàng và yêu cầu sớm chấn chỉnh hoạt động này. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã rất nhanh chóng đáp ứng yêu cầu trên khi vào giữa tuần trước, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ hai phương án quản lý sàn vàng: (1) cho dừng hoạt động và (2) nâng tỷ lệ ký quỹ lên 100%. Điều này gây không ít ngạc nhiên cho những đơn vị tổ chức sàn vàng và cả những người lâu nay nổi trôi theo giá vàng như đang lao vào cuộc đỏ đen với không ít lần phải trả giá. Bởi từ tháng 10 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập tổ liên ngành để xây dựng dự thảo quản lý sàn vàng sau một thời gian hoạt động tự phát. Việc xây dựng dự thảo được thực hiện bài bản và công phu, có thu thập ý kiến của những ban ngành liên quan cũng như giới kinh doanh vàng, và sau hơn một năm đã có đến 11 dự thảo ra đời. Qua các lần dự thảo, những quy định quản lý hoạt động sàn vàng cũng dần được làm rõ nét. Đặc biệt là lần dự thảo thứ 10 cách đây hơn ba tháng có quy định chỉ các ngân hàng thương mại mới được mở sàn vàng, các đối tượng khác bao gồm tổ chức, cá nhân, các công ty kinh doanh vàng bạc xem ra không có chỗ đứng trên 20
  2. sàn vàng đang hoạt động. Tất nhiên giới kinh doanh, đặc biệt là Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, chưa đồng tình với dự thảo này. Thế rồi dự thảo 11 được đưa ra với những quy định bớt khắt khe hơn là các công ty liên kết với ngân hàng cũng được hoạt động kinh doanh sàn vàng và tỷ lệ ký quỹ là 10%. Có vẻ như lần này, việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của sàn vàng đã tìm được sự thống nhất giữa các thành viên tổ liên ngành. Khách hàng tham khảo giá cả giao dịch tại sàn vàng SBJ. Ảnh do SBJ cung cấp. Nhưng rồi cơn biến động giá vàng diễn ra đã làm đảo lộn nhiều dự kiến, khiến Ngân hàng Nhà nước phải đệ trình hai phương án vừa nói trên, mà một số nhà phân tích đã nhận định là theo cách làm "không quản được thì... cấm", một sự chọn lựa dễ nhất trong những tình huống phức tạp nhất mà chúng ta thường gặp. Theo đánh giá của giới kinh doanh vàng, với phương án thứ nhất nhắm tới việc dẹp bỏ sàn vàng thì không có gì phải bàn thêm, bởi nếu phương án được chấp thuận thì đây là chủ trương của Chính phủ không muốn sàn vàng tồn tại. Còn với
  3. phương án 2, trong đó cụ thể là nâng tỷ lệ ký quỹ lên 100%, thì sẽ khó thu hút được các nhà đầu tư đến với sàn vàng. Lý do là hoạt động sàn vàng có đặc điểm sử dụng đòn bẩy tài chính, tức sử dụng một phần vốn vay để đầu tư, nay phải đóng ký quỹ 100% đồng nghĩa với việc loại trừ đòn bẩy này thì hoạt động đầu tư chẳng còn gì hấp dẫn. Rất có thể nhà đầu tư sẽ rời bỏ sàn vàng và kết cục thì cũng chẳng khác gì phương án thứ nhất mà Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ. Thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh vàng đã diễn ra khá sôi nổi ngay từ khi chưa có sự xuất hiện của các sàn vàng, qua các hình thức tham gia đầu tư vàng tài khoản tại nước ngoài với những thủ tục rất đơn giản, hoặc phương cách khác là ký quỹ giao dịch vàng vật chất ở các tiệm vàng trong nước. Từ khi xuất hiện các sàn vàng do ngân hàng thương mại tổ chức, các nhà đầu tư có thêm kênh đầu tư mạo hiểm với sự tham gia của yếu tố tín dụng khiến hoạt động ở các sàn vàng vừa hấp dẫn vừa ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là khi giá vàng thế giới biến động lớn không ai dự báo nổi. Chẳng hạn như vào ngày 11/11, giá vàng trong nước lên cao mức kỷ lục và chênh lệch đến vài ba triệu đồng một lượng so với giá quy đổi từ thị trường thế giới, đã gây ra một sự nhốn nháo chủ yếu đối với những người tham gia giao dịch trên các sàn vàng. Kinh doanh vàng là một ngành kinh doanh có điều kiện, các ngân hàng thương mại được phép huy động vàng mà hoạt động đều nằm trong hệ thống quản lý của Ngân hàng Nhà nước, nhưng do chúng ta chưa có quy chế quản lý sàn vàng nên Ngân hàng Nhà nước không can thiệp gì được. Đánh giá sự hỗn loạn về mặt tâm lý trong đợt biến động mạnh vừa qua, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng có yếu tố đầu cơ, nhưng rõ ràng họ không dẫn chứng được các nhà đầu cơ là ai, hoạt động như thế nào, quy mô ra sao. Trong khi đó một số ngân hàng thương mại, nơi nắm rõ nhất tình hình lộn xộn trong ngày giá vàng nhảy múa nhiều lần, lại cho rằng nguyên nhân là từ việc nhiều hợp đồng tín
  4. dụng liên quan đến đầu tư vàng có thể bị thanh lý do khoản tiền ký quỹ không bảo đảm được mức tăng giá của vàng thế giới, nên các nhà đầu tư đã mua một khối lượng lớn vàng từ ngân hàng để bù đắp khoản thiếu hụt ấy, nôm na gọi là nhằm "cắt lỗ". Một ngân hàng nhỏ tại TP.HCM vào ngày hôm đó cũng đã bán được cả chục tấn vàng chỉ trong một ngày, tất nhiên số vàng này không đưa ra thị trường mà chỉ thể hiện trên các tài khoản của các nhà đầu tư. Qua đợt biến động ấy, bài học rút ra được là tỷ lệ ký quỹ từ 5 đến 7% như một số sàn vàng của ngân hàng thương mại đang áp dụng là quá thấp, dẫn đến việc nhà đầu tư có thể mua một số vàng gấp 5 đến 20 lần tiền ký quỹ được xem là "đòn bẩy" quá lớn. Do đó việc nâng mức ký quỹ nhằm hạn chế rủi ro cho cả sàn vàng lẫn nhà đầu tư như phương án 2 mà Ngân hàng Nhà nước đệ trình Chính phủ là rất cần thiết. Thế nhưng nâng ký quỹ lên đến 100% như phương án của Ngân hàng Nhà nước lại không phù hợp với tập quán hoạt động của sàn vàng. Khi ấy nhà đầu tư sẽ đi tìm cơ hội ở các sàn vàng quốc tế hoặc đầu tư chui vừa vi phạm pháp luật vừa càng khó quản lý. Đã có nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia và giới kinh doanh cũng như các nhà đầu tư về hai phương án Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra nhưng không có ý kiến nào xem nhẹ việc quản lý sàn vàng, bởi khi vàng đã có yếu tố tín dụng và ngoại hối thì thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề là phải quản lý như thế nào để sàn vàng vẫn tồn tại, bởi nếu sàn vàng hoạt động lành mạnh thì sẽ góp phần làm đa dạng các loại hình kinh doanh. Trước hết, về lâu dài cần phải thống nhất quản lý và cấp phép sàn vàng (vì kinh doanh vàng là ngành kinh doanh có điều kiện) về một đầu mối, đó là Ngân hàng Nhà nước. Rồi đây Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành những quy định quản lý nhằm hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư khi giá vàng biến động. Vấn đề quản lý, chấn
  5. chỉnh cần nhìn dưới góc độ rộng hơn, cần thiết lập thị trường vàng đúng nghĩa trên cơ sở xây dựng chính sách, biện pháp kiểm soát hợp lý. Còn chuyện trước mắt đặt ra cho hoạt động sàn vàng là ấn định mức ký quỹ bao nhiêu được xem phù hợp với trình độ quản lý của chúng ta hiện nay. Nâng mức ký quỹ thì khối lượng giao dịch sẽ giảm xuống, có thể dễ dàng quản lý mà vẫn duy trì được hoạt động của sàn vàng. Khi nào hoạt động sàn vàng đi vào ổn định, trình độ quản lý được nâng cao thì có thể từng bước giảm mức ký quỹ để tăng thêm tính hấp dẫn của sàn vàng. Trong điều kiện hiện nay, mức ký quỹ 50% là đòn bẩy vừa phải có thể chấp nhận được. Vậy thì Ngân hàng Nhà nước quản lý cần hiểu như thế nào? Đó là theo dõi lượng vàng giao dịch trên các sàn, vì vàng kết nối với giao dịch quốc tế nên phải quản lý giao dịch trên tài khoản vàng. Do các sàn vàng là đơn vị kinh doanh của những ngân hàng thương mại nên Ngân hàng Nhà nước phải quản lý lượng vàng huy động. Điều quan trọng là không nên xem quản lý là can thiệp vào hoạt động kinh doanh của sàn vàng.
nguon tai.lieu . vn