Xem mẫu

ĐỀ CƯƠNG TÂM LÍ HỌC: 1. Tâm lí học là gì? Phân tích quan điểm Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người? Tâm lí người có tính chủ thể? * Khái niệm: Tâm lí học là khoa học về tính quy luật của sự phát triển và vận hành của tâm lí với tư cách là hình thức đặc biệt của hoạt động sống. Nói cách khác, TLH là khoa học về các hiện tượng tâm lí. * Tâm lí người phản ánh hiện thực khách quan vào não người: ­ Cơ sở vật chất của tâm lí là não, nhưng não không quyết định nội dung tâm lí. ­ Hiện thực khách quan được não phản ánh quyết định nội dung tâm lí. ­ Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng, nhưng không phải sự phản ánh của mọi vật chất đều có tâm lí, ý thức. Nó chỉ có ở dạng vật chất có tổ chức cáo là não người. ­ Tâm lí người khác động vật: có ý thức. * Tâm lí người có tính chủ thể: Tâm lí người mang đậm màu sắc các nhân, biểu hiện: ­ Cùng sự tác động của cùng một sự vật hiện tượng khách quan, nhưng tác động lên mỗi chủ thể khác nhau cho ra các hình ảnh tâm lí với các mức độ và sắc thái khác nhau. ­ Cùng sự tác động của cùng một sự vật, hiện tượng khách quan, tác động lên cùng một chủ thể, nhưng vào các thời điểm khác nhau với trạng thái cơ thể, tinh thần khác nhau thì cũng cho ra các hình ảnh tâm lí vs các mức độ và sắc thái khác nhau. ­ Lí do: + Mỗi người khác nhau về đặc điểm sinh học, môi trường sống, hoạt động thực tế nên phản ứng tâm lí khác nhau. + Một người tại các thời điểm khác nhau thì tình trạng thể chất, tinh thần cũng thay đổi nên PƯ tâm lí cũng thay đổi. 2. Tâm lí học là gì? Phân tích quan điểm Tâm lí người có tính chủ thể? Tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử? * Khái niệm: Tâm lí học là khoa học về tính quy luật của sự phát triển và vận hành của tâm lí với tư cách là một hình thức đặc biệt của hoạt động sống. Nói cách khác, TLH là khoa học về các hiện tượng tâm lí. * Tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử: ­ TL người khác vs động vật là có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. ­ TL người có nguồn gốc từ XH, Tâm lí người phản ánh tất cả các mối quan hệ xã hội của người đó như: QHXH, giai cấp, pháp quyền, dân tộc, truyền thống, nghề nghiệp… XH có GC nên TL người cũng mang tính GC. ­ Con người sống ở XH nào, giai đoạn lịch sử nào, đều mang dấu ấn đặc điệm tâm lí của xã hội, giai đoạn lịch sử đó. * Tâm lí người có tính chủ thể: Tâm lí người mang đậm màu sắc cá nhân, biểu hiện: ­ Cùng sự tác động của cùng một sự vật hiện tượng khách quan, nhưng tác động lên mỗi chủ thể khác nhau cho ra các hình ảnh tâm lí với các mức độ và sắc thái khác nhau. ­ Cùng sự tác động của cùng một sự vật, hiện tượng khách quan, tác động lên cùng một chủ thể, nhưng vào các thời điểm khác nhau với trạng thái cơ thể, tinh thần khác nhau thì cũng cho ra các hình ảnh tâm lí vs các mức độ và sắc thái khác nhau. ­ Lí do: + Mỗi người khác nhau về đặc điểm sinh học, môi trường sống, hoạt động thực tế nên phản ứng tâm lí khác nhau. + Một người tại các thời điểm khác nhau thì tình trạng thể chất, tinh thần cũng thay đổi nên PƯ tâm lí cũng thay đổi. 3. Tâm lí học là gì? Phân tích quan điểm Tâm lí người phản ánh hiện thực khách quan? Tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử? * Khái niệm: Tâm lí học là khoa học về tính quy luật của phát triển và vận hành của tâm lí với tư cách là 1 hình thức đặc biệt của hoạt động sống. Nói cách khác, TLH là khoa học về các hiện tượng tâm lí. * Tâm lí người phản ánh hiện thực khách quan vào não người: ­ Cơ sở vật chất của tâm lí là não, nhưng não không quyết định nội dung tâm lí. ­ Hiện thực khách quan được não phản ánh quyết định nội dung tâm lí. ­ Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng, nhưng không phải sự phản ánh của mọi vật chất đều có tâm lí, ý thức. Nó chỉ có ở dạng vật chất có tổ chức cáo là não người. ­ Tâm lí người khác động vật: có ý thức. * Tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử: ­ TL người khác vs động vật là có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. ­ TL người có nguồn gốc từ XH, Tâm lí người phản ánh tất cả các mối quan hệ xã hội của người đó như: QHXH, giai cấp, pháp quyền, dân tộc, truyền thống, nghề nghiệp… XH có GC nên TL người cũng mang tính GC. Con người sống ở XH nào, giai đoạn lịch sử nào, đều mang dấu ấn đặc điệm tâm lí của xã hội, giai đoạn lịch sử đó. 4. Cảm giác là gì? Phân tính qui luật về tính nhạy cảm của cảm giác? Khái niệm: Cảm giác là một quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bề ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Tính nhạy cảm của cảm giác: Tính nhạy cảm của cảm giác chỉ rõ mức độ tinh nhạy của giác quan đối vs các kích thích. Độ nhạy cảm của cảm giác được xác định bởi độ nhạy cảm tuyệt đối và độ nhạy cảm phân biệt. ­ Độ nhạy cảm tuyệt đối được giới hạn bởi ngưỡng tuyệt đối phía trên và ngưỡng tuyệt đối phía dưới. + Ngưỡng tuyệt đối phía trên của giác quan được xác định bằng cường độ lớn nhất của tác động mà ở đó vẫn còn gây đc cảm giác cho giác quan. + Ngưỡng tuyệt đối phía dưới của giác quan được xác định bằng cường độ nhỏ nhất của tác động mà ở đó vẫn đủ gây đc cảm giác cho giác quan. Độ nhạy cảm phân biệt được giới hạn bởi ngưỡng phân biệt của từng giác quan – đó là mức chênh lệch nhỏ nhất về cường độ của 2 tác động cùng loại đủ để con người phân biệt được. 5. Cảm giác là gì? Phân tích quy luật về tính thích ứng của cảm giác? Tính tác động lẫn nhau của cảm giác? Khái niệm: Cảm giác là một quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bề ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động lên các giác quan của ta. Tính thích ứng của cảm giác: Là khả năng tự điều chỉnh độ nhạy cảm của cảm giác sao cho phù hợp với sự thay đổi cường độ của các kích thích. ­ Khi cường độ của một loại kích thích chuyển từ yếu sang mạnh thì độ nhạy cảm của cảm giác có xu hướng tự điều chỉnh nâng cao lên cho phù hợp. ­ Khi cường độ của một loại kích thích chuyển từ mạnh sang yếu thì độ nhạy cảm của cảm giác có xu hướng tự điều chỉnh hạ thấp xuống cho phù hợp. ­ Khi cường độ của một loại kích thích luôn duy trì không đổi kéo dài có thể gây ra mất cảm giác. Tính tác động lẫn nhau của cảm giác: Khi kích thích có cường độ yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tặng độ nhạy cảm của cơ quan phân tích khác. Và ngược lại, khi kích thích có cường độ mạnh lên cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của cơ quan phân tích khác. 6. Tri giác là gì? Nêu những qui luật của tri giác? Trình bày tính trọn vẹn và tính có ý nghĩa của tri giác? * Khái niệm: Tri giác là một quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động lên các giác quan của ta. * Những qui luật của tri giác: ­ Tính đối tượng của tri giác. ­ Tính trọn vẹn của tri giác. ­ Tính có ý nghĩa của tri giác. ­ Tính lựa chọn của tri giác. ­ Tính ổn định của tri giác. ­ Tổng giác. ­ Ảo giác. Tính trọn vẹn của tri giác: ­ Khi tri giác, con người phản ánh đối tượng trong một chỉnh thể trọn vẹn hoàn chỉnh với tất cả cơ cấu và thuộc tính của nó. ­ Tính trọn vẹn của tri giác phụ thuộc vào tính trọn vẹn khách quan của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. ­ Nhờ vào kinh nghiệm, sự trọn vẹn của tri giác có thể nảy sinh ngay cả khi chỉ có từng thuộc tính của sự vật tác động lên giác quan. ­ Sự tổng hợp đó được thực hiện trên cơ sở hoạt động của nhiều cơ quan phân tích, nhờ đó cho ta hình ảnh trọn vẹn về đối tượng tri giác. Tính có ý nghĩa của tri giác: ­ Tri giác luôn gắn liền với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất của sự vật, hiện tượng, nó diễn ra có ý thức. ­ Tính có ý nghĩa của tri giác là khi tri giác, con người bao giờ cũng gọi được tên của sự vật, hiện tượng tri giác, xếp chúng vào các nhóm, lớp nhất định, khái quát được bằng từ, lí giải được ý nghĩa và giá trị thực tế của chúng. 7. Trí nhớ là gì? Phân tích các quá trình cơ bản của trí nhớ? * Khái niệm: Trí nhớ là một hoạt động tâm lí bao gồm các quá trình ghi nhớ, giữ lại, tái hiện những gì người ta đã hiểu biết cũng như những kinh nghiệm đã qua của con người. * Các quá trình cơ bản: ­ Ghi nhớ: Là quá trình ghi lại vào óc, những hình ảnh sự vật, hiện tượng đã qua trong cuộc sống và hoạt động. + Ghi nhớ quyết định tính chính xác, đầy đủ cho việc lưu giữ và tái hiện thông tin. + Ghi nhớ gồm 2 loại: chủ động và không chủ động. + Có 2 phương pháp ghi nhớ chủ động: máy móc và logic – ý nghĩa. Giữ lại: Là quá trình lưu giữ vào trong não những tài liệu đã được tri giác trước đó và có thể tái hiện khi cần. Tái hiện: Là quá trình làm xuất hiện trở lại những hình ảnh của sự vật hiện tượng đã được tri giác trước đây. + Tái hiện diễn ra dưới 3 dạng: ~ Nhận lại: Nhận ra đối tượng nào đó trước đây mình đã tri giác, nay lại gặp đối tượng đó. ~ Nhớ lại:Làm sống lại những hình ảnh về đối tượng đã được tri giác trước đây mà hiện tại không còn tác động trực tiếp vào giác quan của ta nữa. ~ Hồi tưởng: Là 1 hoạt động trí tuệ phức tạp đòi hỏi phải tập trung năng lực tư duy và sự cố gắng cao mới nhớ lại được. Ngoài các quá trình trên còn có “hiện tượng quên”, là sự không tái hiện lại được những nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết. 8. Khái niệm, vai trò của tư duy? Phân tích những đặc điểm của tư duy? * Khái niệm: Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh một cách gián tiếp, khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng của thế giới khách quan. * Vai trò: ­ Mở rộng giới giạn nhận thức. ­ Giúp ta sắp xếp, giải quyết các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. ­ Tác động, điều chỉnh, cải tạo lại những nhận thức cảm tính. Đặc điểm của tư duy: ­ Nảy sinh trong tình huống có vấn đề: + Tình huống có vấn đề: là những tình huống mà còn người phải có nhiệm vụ giải quyết + Tình huống có vấn đề phải có những dữ kiện nhất định, chưa có biện pháp giải quyết, được con người đặt làm mục tiêu hoặc có nhu câu tìm hiểu, đòi hỏi con người phải tư duy để hoàn thành. ­ Tính gián tiếp của tư duy: Trong quá trình tư duy, con người phải vận dụng các công cụ, phương tiện, kinh nghiệm bản thân, kết quả nhận thức của loài người để phát hiện những bản chất, qui luật của sự vật hiện tượng. ­ Tính khái quát của tư duy: Tư duy phản ánh cái mới bản chất nhất, có tính qui luật, chung cho một nhóm, một lớp, một phạm trù các sự vật, hiện tượng. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn