Xem mẫu

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ­ KHOA GD TIỂU HỌC ĐỀ CƯƠNG TÂM LÍ HỌC LT VÀ SPTH CÂU HỎI: Câu 1: Phân tích quá trình nhận thức của HSTH (tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng)? Nêu hướng thúc đẩy sự nhận thức cho học sinh tiểu học? Câu 2: Phân tích đặc điểm tình cảm của HSTH và phương hướng giáo dục tình cảm cho trẻ? Câu 3: Khái niệm về hoạy động học, đặc điểm ( bản chất )phương hướng tổ chức hoạt động học tập cho trẻ? Câu 4: Động cơ là gì? Các loại động coe học tập ở HSTH? Phương hướng giáo dục động cơ cho trẻ? Câu 5: Kĩ năng, kĩ xảo là gì? Các yêu cầu tâm lí về hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho HSTH? Câu 6: Trí tuệ là gì? Trình bày các chỉ số phát triển của trí tuệ. Cho ví dụ minh họa. Nêu phương hướng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ? Câu 7: Phân tích bản chất tam lí của quá trình giáo dục Đạo đức ở tiểu học? phương hướng giáo dục đạo đức? Câu 8: Phân tích nhóm năng lực dạy học của người giáo viên? Phương hướng rèn luyện năng lực đó cho bản thân? TRẢ LỜI: Câu 1: Quá trình nhận thức của HSTH: a) Tri giác: là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Tri giác của HS mạng tính đại thể, không chủ động, ít đi sâu vào chi tiết, do đó các em phân biệt các đối tượng còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn. VD: chúng khó phân biệt được cây mía và cây sậy, số 6­ số 9, chữ “ít”­ chữ “tí”... Tuy nhiên không nên nghĩ rằng HSTH (lớp 1,2) chưa có khả năng phân tích, tách các dấu hiệu, các chi tiết nhỏ của một đối tượng nào đó. Vấn đè là ở chỗ khi tri giác, sự phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc ở HS các lớp đầu bậc tiểu học còn yếu. như vậy các em thường “thâu tóm” sự vật về toàn bộ, đại thể để tri giác. 1 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ­ KHOA GD TIỂU HỌC VD: khi giáo viên cho các em quan sát con sóc rất đẹp, sau đố cất bức tranh và yêu cầu các em vẽ lại con sóc đó thì đa số các em không nhớ được nhiều chi tiết. Chúng hỏi nhau con sóc có màu gì? Mắt như thế nào? Có ria mép hau không? Ở các lớp đầu bậc tiểu học, tri giác của các em thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn. Tri giác sự vật có nghĩa là cầm nắm, sờ mó vật đó. Chỉ có những gì phù hợp với nhu cầu của HS, những gì các em thường gặp trong cuộc sống gắn liền với hoạt động của chúng hoặc giáo viên chỉ dẫn thì mới được các em tri giác. Vì thế, giáo dục cần vận dụng nguyên tắc “trăm nghe ko bằng 1 thấy, trăm thấy ko bừng 1 làm”. Tính cảm xúc thể hiện rõ trong việc các em tri giác trước hết là những sự vật, dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các em xúc cảm. Vì thế, những cái trực quan sinh động, cái rực rỡ được các em tri giác tốt hơn, dễ gây ấn tượng tích cực cho chúng. Tri giác và đánh giá thời gian, ko gian của HSTH còn hạn chế. Về tri giác độ lớn, các em còn gặp khó khăn trong việc quan sát các vật có kích thước quá nhỏ hoặc quá lớn. VD: Các em cho rằng trái đất to bằng mấy tỉnh. Con vi trùng nhỏ bằng mấy hạt tấm... Về tri giác time các em thấy khó hình dung “ngày xưa”, “thế kỷ”, “kỷ nguyên”...Nhưng lại tri giác tốt các “đơn vị” time như ngày, giờ, tuần... Tri giác của HSTH phát triển trong quá trình học tập. Sự phát triển này diễn ra theo hướng ngày càng phát triển hơn, đầy đủ hơn, phân hóa có rõ ràng hơn, có chọn lọc hơn. Vì vậy HS các lớp cuối tiểu học đã biết tìm ra dấu hiệu đặc trưng của đối tượng, biết phân biệt sắc thái của các chi tiết để đi đến phân tích, tổng hợp và tìm ra mối liên hệ giữa chúng. KLSP: ­ Tri giác của HSTH đc phát triển trong qtrình dạy học, GV phải tổ chức cho trẻ qsát nhiều sự vật và mô hình ở xung quanh trẻ. Cần phải hướng dẫn cho trẻ cách qsát từ đơn giản đến phức tạp. ­ Trong dạy học, cần phải use đồ dùng trực quan và chú ý đến các quy luật của tri giác. ­ Cần phải use khéo léo đồ dùng trực quan như tranh ảnh với ngôn ngữ của GV. ­ Huy động nhiều giác quan của HS khi quan sát sv,ht. b) Trí nhớ: là qtrinh tâm lí phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn làm xuất hiện lại những điều mà con ng đã trải qua. 2 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ­ KHOA GD TIỂU HỌC Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở HS lứa tuổi này chiếm ưu thế hơn HT tín hiệu 2 nên trí nhớ trực quan ­ hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ ­ logic. Chẳng hạn, các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng. Ở đầu cấp tiểu học, các em có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi chưa hiểu hết những mối liên hệ, ý nghĩa của tài liệu học tập đó. Cho nên, các em thường học thuộc lòng tài liệu học tập theo đúng từng câu, từng chữ mà không sắp xếp lại, sửa đổi lại, diễn đạt lại bằng lời lẽ của mình. Do đó các em dễ học thuộc lòng bài thơ, đoạn văn, bảng cộng trừ nhân chia. Đặc điểm này do những nguyên nhân sau: Ghi nhớ máy móc của các em thường chiếm ưu thế. HS chưa hiểu cụ thể cần ghi nhớ cái gì, ghi nhớ trong bao lâu?Trong khi đó giáo viên lại ít quan tâm hướng dẫn các em ghi nhớ theo điểm tựa. Ngôn ngữ của các em HS lớp 1, lớp 2 còn bị hạn chế. Đối với chúng việc nhớ lại từng câu, từng chữ dễ dàng hơn dùng lời lẽ của mình để diễn tả lại một sự kiện, hiện tượng nào đó. Nhiều HSTH còn chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết sử dụng sơ đồ logic và dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết xây dựng dàn ý tài liệu cần ghi nhớ. Hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định do tính tích cực học tập của HS quy định. Tất nhiên, điều này cũng còn tuỳ thuộc vào kỹ năng nhận biết và phân biệt các nhiệm vụ ghi nhớ (nguyên văn định lý, định luật, công thức quan trọng, nhớ ý chính của đoạn văn…). Hiểu mục đích của ghi nhớ và tạo ra những tâm thế thích hợp là nhân tố rất quan trọng để HSTH ghi nhớ tốt tài liệu học tập. Đến cuối bậc tiểu học, trí nhớ của các em có sự biến đổi căn bản, HS biết tổ chức quá trình ghi nhớ nên ghi nhớ có ý nghĩa chủ đạo. Các em biết đặt ra những yêu cầu và mục đích của nhiệm vụ cần ghi nhớ và hiệu quả của ghi nhớ có chủ định phụ thuộc lớn vào mức độ tích cực trí tuệ, vào việc nắm vững những biện pháp tổ chức và điều khiển sự ghi nhớ, giữ gìn của bản thân. KLSP: ­ Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập cho HSTH để tạo ra tâm thế, hứng thú ghi nhớ tốt, GV phải dạy cho các em thủ thuật ghi nhớ tài liệu học tập, chỉ cho các em đâu là điểm chính, điểm quan trọng của bài học, tránh để các em ghi nhớ máy móc, chỉ học vẹt…. ­ Tạo điều kiện để các em ghi nhớ lâu dài và bền vững đối với tài liệu học tập. ­ Tạo điều kiện cho HS nỗ lực, ý chí trong quá trình ghi nhớ và tái hiện tài liệu. Đặc biệt là phải huy động nhiều giác quan, nhiều thủ thuật trong quá trình ghi nhớ. 3 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ­ KHOA GD TIỂU HỌC ­ Bài giảng đơn giản, dễ hiểu. ­ Cần có những hoạt động khuyến khích HS ghi nhớ thông tin mới. ­ Những thông tin cần nhớ lâu dài,cần sử dụng thì thường xuyên gợi lại. ­ Hạn chế kiểm tra đòi hỏi ghi nhớ máy móc, khuyến khích các em ghi nhớ ý nghĩa. c) Tư duy: là qtrinh nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ quan hệ bên trong có tính quy luật của sv,ht trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Tư duy trẻ đầu cấp là tư duy cụ thể, mang tính hình thức bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối tượng và hiện tượng cụ thể.Ví dụ, trong các giờ toán đầu tiên ở lớp, khi giải các bài toán HS phải dùng que tính, dùng các ngón tay làm phương tiện. Điều đó có nghĩa là việc tính toán của các em phải gắn với những vật cụ thể. VD: cô giáo ra bài toán: “Nếu con vịt có 3 chân thì 2 con vịt có bao nhiêu chân?”. Nhiều em lúng túng, chúng thắc mắc vì làm gì có vịt 3 chân. Như vậy, tư duy của các em chưa thoát khỏi tính cụ thể, chưa nhận thức được ý nghĩa của từ nếu. Nếu con vịt có 3 chân là một giả định không có thật, các em chưa biết suy luận từ giả định này để rút ra kết luận. Chính vì đặc điểm này nên các em dễ mắc sai lầm trong tư duy. Khi khái quát hoá, HS đầu cấp thường quan tâm đến dấu hiệu trực quan, bề ngoài có liên quan đến chức năng của đối tượng. VD: trăng chiếu sáng, con ngựa để cưỡi và chở hàng hoá…Nhờ hoạt động học tập, trình độ nhận thức dần phát triển, cuối bậc tiểu học, các em biết dựa vào bản chất bên trong của nó để khái quát thành quy luật, khái niệm. Trên cơ sở đó các em biết phân loại và phân hạng dựa vào các dấu hiệu chung.VD: các em có thể xếp 10 qua tính với 10 độ dài khác nhau (có thể hơn nhau đều đặn), trẻ có thể xếp các que tính ấy theo chiều tăng dần hoặc giảm dần. Hoạt động phân tích ­ tổng hợp còn sơ đẳng. HS các lớp đầu bậc tiểu học chủ yếu tiến hành hoạt động phân tích ­ trực quan ­ hành động khi tri giác trực tiếp đối tượng. HS cuối bậc học này có thể phân tích đối tượng mà không cần tới tri giác đối tượng đó. HS ở các lớp này có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ. Việc học tiếng Việt và số học sẽ giúp HS biết phân tích và tổng hợp. Khi học tiếng Việt, HS biết phân tích quan hệ giữa âm và chữ cái, phân biệt từng chữ riêng biệt, tổng hợp các từ thành câu. Học số học gắn với chức năng trừu tượng hoá con số (nhờ có sự phân tích) khỏi ý nghĩa cụ thể của các con số đó với kỹ năng phân tích các dữ kiện của bài toán. Trong phán đoán và suy luận, trẻ đầu bậc tiểu học thường chỉ phán đoán 1 chiều, dựa theo 1 dấu hiêu duy nhất nên phán đoán của các em mang tính khẳng định. Các em thường lẫn lôn nguyên nhân và kết quả. Chẳng hạn, các em biết rằng quả cầu kim loại biết đốt nóng thì nở ra, nhưng không thể trả lời câu hỏi: 4 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ­ KHOA GD TIỂU HỌC “ Một thanh kim loại bị đốt nóng thì có nở ra hay ko?”. Ở cuối bậc tiểu học, các em đã biết dựa vào dấu hiệu bản chất và ko bản chất để phán đoán, nhìn nhận sự vật theo nhiều chiều, có khả năng lập luận, suy luận. KLSP: ­ Phải bảo đảm tính trực quan trong dạy học và làm phong phú vốn hiểu biết, kinh nghiệm. ­ Tạo điều kiện cho các em nắm khái niệm 1 cách chính xác và biết vận dụng. ­ Phải tổ chức hoạt động học tập cho HS sao cho các em luôn use thao tác tư duy. GV phải luôn chú ý đến phát triển thao tác tư duy. ­ Thường xuyên đưa ra tình huống có vấn đề, chú ý “tình huống có vấn đề” phải vừa sức. ­ Phát triển tư duy gắn liền với rèn luyện ngôn ngữ, cảm giác, tri giác và bồi dưỡng vốn sống, kinh nghiệm cho các em. d) Tưởng tượng: là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệ của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. Nếu tưởng tượng phát triển không đầy đủ thì nhất định HS sẽ gặp khó khăn trong hành động.Chẳng hạn khi các em học địa lý thì nhất thiết phải có các biểu tượng về cảnh quan, phong tục, khí hậu của các n­ớc; tưởng tượng trong không gian rất cần khi HS học toán… o Tưởng tượng của HSTH đc hình thành , phát triển trong hoạt động học & các hoạt động khác of các em. Tưởng tượng của HSTH đã phát triển và phong phú hơn so với lứa tuổi trước. Đây là lứa tuổi thơ mộng giúp cho tưởng tượng phát triển. Tuy vậy, tưởng tượng của các em còn tản mạn, chưa có tổ chức. o Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững. Càng về những năm cuối bậc học, tưởng tượng của các em càng gần hiện thực hơn. Sở dĩ như vậy là vì các em đã có kinh nghiệm phong phú hơn; đồ chơi của HSTH đòi hỏi phải “thật” hơn đồ chơi của trẻ em mẫu giáo. Về mặt cấu tạo hình tượng, tưởng tượng của các em chỉ lặp lại hoặc thay đổi chút ít về kích thước, về hình dạng những hình ảnh đã tri giác đc.VD: các em HS lớp 1 thường vẽ ng ném viên đá có tay to hơn chân. Các em HS lớp 4, lớp 5 đã có khả năng nhào nặn, gọt giũa những hình tượng cũ để sáng tạo ra những hình tượng mới. Sở dĩ như vậy là vì các em đã biết dựa vào ngôn ngữ để xây dựng hình tượng mang tính khái quát và trừu tượng hơn. o Tưởng tượng tái tạo từng bước đc hoàn thiện gắn liền với những hình tượng đã tri giác trước đây hoặc tạo ra những hình tượng phù hợp với những điều mô tả, sơ đồ, hình vẽ… Cái biểu tượng của tưởng tượng dần dần trở nên hiện thực hơn, phản ánh đúng đắn nội dung các môn học, nội dung các câu chuyện các em đã học đc, không còn bị đứt đoạn mà đồng nhất lại thành một hệ thống. Như vậy, tưởng tượng của HSTH đã mất dần, thoát khỏi ảnh hưởng của 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn