Xem mẫu

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Câu 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trải qua những giai đoạn hình thành và phát triển nào? Tại sao nói đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản? *Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trải qua những giai đoạn hình thành và phát triển - Giai đoạn từ năm 1890 – 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng - Giai đoạn từ năm 1911 – 1920: Tìm tòi khảo nghiệm con đường cứu nước và tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc. - Giai đoạn từ 1921 – 1930: Tư tưởng HCM được hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam - Giai đoạn từ 1930 – 1945: Người vượt qua khó khăn thử thách, nhưng Người vẫn kiên trì giữ vững lập trường cách mạng - Giai đoạn từ 1945 – 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hòan thiện * Đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản. Bởi vì, đến đây, Hồ Chí Minh đã tìm thấy lời giải cho những vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, tư tưởng này được hoàn thiện trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930 cụ thể: - Xác địng rõ con đường, mục tiêu của cách mạng Việt Nam: con đường cách mạng vô sản mà nội dung là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, thực chất là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội 1
  2. - Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, nằm trong quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới - Xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là Đảng Cộng sản - Động lực của cách mạng là khối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công – nông và lao động trí óc - Phương pháp cách mạng là dùng bạo lực cách mạng để giành và giữ chính quyền nhà nước, bảo vệ thành quả của cách mạng Những tư tưởng trên không chỉ soi sáng sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam mà còn góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Vì vậy, mà khẳng định đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ bản được hình thành Câu 2: Chứng minh rằng sự ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu lịch sử - Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động. Trong nước, chính quyền triều Nguyễn từng bước khuất phục tư bản Pháp. Sau khi bình định xong Việt Nam, thực dân Pháp đã biến n ước ta từ 1 nước phong ki ến độc lập thành 1 nước thuộc địa, nửa phong kiến. Với chính sách khai thác thu ộc đ ịa của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Vi ệt Nam có sự phân hóa sâu s ắc. Xã h ội Vi ệt Nam xuất hiện 2 mâu thuẫn cơ bản: mau thuẫn giai cấp và mâu thu ẫn dân tôc. Đ ể thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa thành công thực dân Pháp vẫn duy trì hệ th ống tay sai phong kiến bên cạnh phương thức tư bản. Với chính sách khai thác thuộc đ ịa tàn khốc thực dân Pháp đã đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng, m ột c ổ hai tròng. Nhưng với truyền thống đấu tranh bất khuất, tinh thần yêu n ước và đoàn k ết dân t ộc khắp cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, đã có rất nhiều cuộc đấu tranh ch ống Pháp n ổ ra theo những khuynh hướng khác nhau, nhưng cuối cùng đ ều th ất b ại và b ị dìm trong biển máu, từ cuộc đấu tranh theo hệ tư tưởng Nho giáo c ủa các Nhà Nho yêu n ước 2
  3. như: Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Đặng Như Mai, Phan Đình Phùng…cho đ ến phong trào cần vương và các phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Với sự thất bại của phong trào cần vương đã chấm dứt một thời kỳ đấu tranh yêu n ước theo hệ tư tưởng phong kiến. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thu ộc đ ịa l ần thứ nhất. Trong chính sách khai thác thuộc địa này, thực dân Pháp thực hi ện chính sách mở cửa, khác với chính sách của triều đình phong kiến Nhà Nguyễn là bế quan, tỏa cảng. Cùng với chính sách mở cửa, những làn sóng văn hóa từ bên ngoài có đi ều ki ện xâm nhập vào Việt Nam, trong đó có làn sóng văn hóa của các cu ộc cách m ạng t ư s ản nh ư Minh Trị của Nhật Bản, Tân Hợi Trung Quốc, cách m ạng tư sản Anh(1640), cách mạng Mỹ(1776), cách mạng Pháp(1789)…Chịu ảnh hưởng bởi các cuộc cách m ạng t ư sản, phong trào đấu tranh yêu nước Việt Nam lúc này lại mang một màu sắc mới, đó là cuộc đấu tranh theo hệ tư tưởng tư sản, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… nhưng tất cả đều thất bại. Phong trào yêu n ước Vi ệt Nam đang lâm vào một cảnh khó khăn, khủng hoảng về con đường đấu tranh để gi ải phóng dân tộc khỏi chủ nghĩa thực dân để giành độc lập dân cho dân tộc - Quê hương và gia đình: HCm sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước có truyền thống Thân phụ: cụ Nguyễn Sinh sắc là một nhà nho yêu nước có cái nhìn cấp tiến, cụ có tư tưởng lấy dân làm gốc, lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cuộc cải cách chính trị xã hội của mình. Chính tấm gương hiếu học, vợt mọi khó khăn, nếp sống giản dị, thanh bạch của môth nhà nho là những nhân tố tác động đến việc hình thành tư tưởng của HCM sau này. Bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu của Bác là một người phụ nữ tiêu biểu cho những người pn Việt Nam, Với đức tính chịu thương chịu khó, tần tảo, chung thủy và hi sinh cả cuộc đời cho chồng cho con. Thấy được vai trò và công lao của người mẹ sau này Bác đã sớm đề ra tư tưởng GPPN. Anh và chị của Bác đều là những người tham gia hoạt động cách mạng sôi nổi, bị tù đày nhưng lúc nào cũng thể hiẹn tinh thần kiên trung. 3
  4. Nghệ Tĩnh quê hương của Hồ Chí Minh là vùng đất địa linh nhân kiệt, đây là quê hương của những Danh nhân văn hóa thế giới, là quê hương của những anh hùng chống giặc như: Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Mai Thúc Loan. Một vùng quê giàu truyền thống cách mạng Bối cảnh thời đại đầu thế kỷ XX + Khi Nguyễn Ái Quốc bước lên vũ đài chính trị Chủ nghĩa tư bản từ t ự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, xác lập phạm vi thống trị trên toàn thế giới. Lúc này, không chỉ dừng lại ở sự áp bức giai cấp trong một dân tộc mà mở rộng ra sự áp bức đối với các dân tộc khác. Hầu hết tất cả các nước ở chấu Á, châu Phi và Mỹ la tinh đều trở thành thuộc địa c ủa các n ước đ ế qu ốc l ớn, nh ư: Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha… + Với sự thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga(1917), đã c ỗ vũ các phong trào giải phóng các dân tộc trên thế giới, chủ nghĩa xã hội đã tr ở thành hi ện th ực trên thế giới, đánh dấu bước chuyển biến lớn của thời đại – thời đại quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã nêu lên m ột tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. + Với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (3.1919), góp phần quan tr ọng trong việc giải phóng các dân tộc thuộc địa và sự lớn mạnh của phong trào công nhân ở các nước phương Tây. Câu 3: Trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa. - Đâu tranh chông chủ nghia thực dân, giai phong dân tôc. ́ ́ ̃ ̉ ́ ̣ HCM không ban về vân đề dân tôc noi chung. Xuât phat từ nhu câu khach ̀ ́ ̣ ́ ́ ́ ̀ ́ quan cua dân tôc VN, đăc điêm cua thời đai, Người danh sự quan tâm đên ̉ ̣ ̣ ̉ ̉ ̣ ̀ ́ cac thuôc đia, vach ra thực chât cua vân đề dân tôc ở thuôc đia là vân đề đâu ́ ̣̣ ̣ ́̉ ́ ̣ ̣̣ ́ ́ tranh chông chủ nghia thực dân, xoa bỏ ach thông tri, ap bức bôc lôt cua ́ ̃ ́ ́ ́ ̣́ ́ ̣ ̉ nước ngoai, giai phong dân tôc, gianh đôc lâp dân tôc, thực hiên quyên dân ̀ ̉ ́ ̣ ̀ ̣̣ ̣ ̣ ̀ tôc tự quyêt, thanh lâp nhà nước dân tôc đôc lâp. ̣ ́ ̀ ̣ ̣ ̣̣ Trong những tac phâm cua Người, đăc biêt những bai có tiêu đề Đông ́ ̉ ̉ ̣ ̣ ̀ Dương và nhiêu bai khac, Người lên an manh mẽ chế độ cai trị hà khăc, s ự ̀ ̀ ́ ́ ̣ ́ 4
  5. bôc lôt tan bao cua thực dân Phap ở Đông Dương trên cac linh vực chinh ́ ̣̀ ̣ ̉ ́ ́̃ ́ tri, kinh tê, văn hoa, giao duc. Người chỉ rõ sự đôi khang giữa cac dân tôc ̣ ́ ́ ́ ̣ ́ ́ ́ ̣ bị ap bức với chủ nghia đế quôc thực dân là mâu thuân chủ yêu ở thuôc đia, ́ ̃ ́ ̃ ́ ̣̣ đó là mâu thuân không thể điêu hoa được. ̃ ̀ ̀ - Lựa chon con đường phat triên cua dân tôc. ̣ ́ ̉ ̉ ̣ + Để giai phong dân tôc cân lựa chon môt con đường phat triên cua ̉ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ̉ ̉ dân tôc, vì phương hướng phat triên dân tôc quy đinh những yêu câu và nôi ̣ ́ ̉ ̣ ̣ ̀ ̣ dung trước măt cua cuôc đâu tranh gianh đôc lâp. Môi phương hướng phat ́ ̉ ̣ ́ ̀ ̣̣ ̃ ́ triên găn liên với môt hệ tư tưởng và môt giai câp nhât đinh. ̉ ́ ̀ ̣ ̣ ́ ̣́ Từ thực tiên phong trao cứu nước cua ông cha và lich s ử nhân loai, HCM ̃ ̀ ̉ ̣ ̣ khăng đinh phương hướng phat triên cua dân tôc trng bôi canh thời đai mới ̉ ̣ ́ ̉ ̉ ̣ ́̉ ̣ là CNXH. + Hoach đinh con đường phat triên cua dân tôc thuôc đia là môt vân ̣ ̣ ́ ̉ ̉ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ đề hêt sức mới me. Từ môt nước thuôc đia đi lên CNXH phai trai qua nhiêu ́ ̃ ̣ ̣̣ ̉ ̉ ̀ giai đoan chiên lược khac nhau. Trong cương linh chinh trị đâu tiên cua ̣ ́ ́ ̃ ́ ̀ ̉ Đang Công San VN, HCM viêt: “lam tư san dân quyên CM và thổ đia CM ̉ ̣ ̉ ́ ̀ ̉ ̀ ̣ để đi tới xã hộ Công San” con đường đó kêt hợp trong đó cả nôi dung dân ̣ ̉ ́ ̣ tôc, dân chủ và CNXH; xet về thực chât chinh là con đường đôc lâp dân tôc ̣ ́ ́ ́ ̣̣ ̣ găn liên với CNXH. ́ ̀ + “Đi tới xã hôi Công San” là hướng phat triên lâu dai. Nó quy đinh ̣ ̣ ̉ ́ ̉ ̀ ̣ vai trò lanh đao cua Đang Công San, đoan kêt moi lực lượng dân tôc, tiên ̃ ̣ ̉ ̉ ̣ ̉ ̀ ́ ̣ ̣ ́ hanh cac cuôc CM chông đế quôc và chông phong kiên cho triêt đê. Con ̀ ́ ̣ ́ ́ ́ ́ ̣ ̉ đường đó phù hợp với hoan canh lich sử cụ thể ở thuôc đia. Đó cung là net ̀ ̉ ̣ ̣̣ ̃ ́ độ đao, khac biêt với con đường phat triên cua cac dân tôc đã phat triên lên ́ ́ ̣ ́ ̉ ̉ ́ ̣ ́ ̉ CNTB ở phương tây. + Độc lập dân tộc là nội dung cốt lõi của vấn đề dân t ộc thu ộc địa. - Hồ Chí Minh tiếp cận quyền dân tộc từ quyền con người được xác lập từ giá trị cách mạng thế giới mang lại. Nhận thức về quyền con người của Hồ Chí Minh là sự kế th ừa những giá trị tư tưởng trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập c ủa Cách m ạng Mỹ 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791, trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có 5
  6. thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng v ề quyền lợi”. Như vậy, từ quyền con người mà thành tựu các cuộc cách mạng Mỹ và Pháp đưa lại, Hồ Chí Minh đã nâng lên thành quy ền dân t ộc, Người khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền t ự do”. Từ lý luận về quyền con người mà hai cuộc cách mạng Mỹ và Pháp xác lập, trở thành giá trị phổ biến, khi lý luận xâm nh ập vào th ực ti ễn, c ụ thể là thực tiễn của cách mạng Việt Nam đã hình thành một khái ni ệm mới, đó là quyền dân tộc. Hồ Chí Minh đã nâng quyền con người lên thành quyền dân tộc là hợp với lẽ tự nhiên - Nội dung của độc lập dân tộc Độc lập dân tộc đã trở thành một giá trị thiêng liêng c ủa dân t ộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã kế thừa những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là ý thức về sự thể hiện chủ quyền của dân tộc, tiêu biểu như Bình Ngô Đại Cáo c ủa Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Như nước Đại Việt ta từ trước; Vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục B ắc Nam cũng khác”. Hay như Lý Thường Kiệt cũng từng khẳng định tương tự: “Sông núi nước Nam vua Nam ở; Rành rành định phận ở sách trời” . Đây là những tư tưởng thể hiện ý thức độc lập tự chủ của dân tộc đã được ghi nhận. Đó là một lẽ tự nhiên. Kế thừa những tư tưởng đó, khi Việt Nam mất độc lập, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm 6
  7. đường cứu nước giải phóng dân tộc. Trong quá trình hoạt động cứu nước tư tưởng về độc lập chủ quyền dân tộc của Hồ Chí Minh là thống nh ất trước sau như một. Bao giờ cũng nung nấu một ý chí, quyết tâm để đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đó là một khát vọng cháy bổng của Hồ Chí Minh và độc lập đã trở thành một nguyên tắc bất biến. Nội dung độc lập dân tộc trong tư tưởng HCM bao gồm những nội dung sau: +Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh t hổ + Độc lập là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc + Độc lập dân tộc phải gắn liền với bình đẳng dân tộc, quyền tự quyết tự lựa chọn con đường phát triển mà không lệ thuộc bên ngoài + Nền độc lập dân tộc phải găn với các quyền tự do cơ bản gắn l ền với dân chủ + Độc lập phải gắn liền với CNXH Chính vì khát vọng mang đến độc lập cho dân t ộc nên c ả cu ộc đ ời của Người đã phấn đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp đó. Khi sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam 1930, Người xác định mục tiêu chính trị của Đảng là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập” Khi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8(5.1941) và trong thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy” 1. Khi thời cơ thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa đã đến, Người đưa ra quy ết tâm “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường sơn này cũng phải giành cho được độc lập dân tộc”. Cách mạng Tháng 8 thành công, Người khẳng định cho thế giới biết khát vọng của dân tộc Việt Nam “Nước Việt Nam 1 7
  8. có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và l ực l ượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Đối với Hồ Chí Minh, hoà bình chân chính trong nền độc lập dân tộc để nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cũng là quy ền cơ b ản c ủa dân tộc. Hoà bình không thể tách rời độc lập dân tộc, và muốn có hoà bình thật sự thì phải có độc lập thật sự. Hồ Chí Minh đã nêu: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập và chủ quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước” 2. Những tư tưởng đó đã tạo nên chân lý có giá trị lớn nhất cho mọi th ời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”. - Ở các nước đấu tranh giành độc lập dân tộc thì chủ nghĩa dân tộc chân chính vẫn là một động lực lớn của đất nước. Chủ nghĩa dân tộc mà Hồ Chí Minh phát động ở đây, là ch ủ nghĩa dân tộc chân chính, nó hoàn toàn xa lạ đối lập với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vị kỷ, hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc sô vanh. Chủ nghĩa dân tộc chân chính là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Khi nhấn mạnh yếu tố cần phát động chủ nghĩa dân tộc, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ điều kiện lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là mâu thuẫn dân tộc là chủ yếu, sự đối kháng giai cấp ở Việt Nam lúc này không diễn ra kịch liệt giống như ở phương Tây. Cho nên, cần phải phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết các giai cấp để làm cách mạng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách khéo léo chủ nghĩa 2 8
  9. Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, phát động chủ nghĩa dân tộc chân chính. Nhưng danh nhân quốc tế cộng sản mà phát động thì ch ủ nghĩa dân tộc ấy sẽ trở thành chủ nghĩa quốc tế. Và Người xem đó là m ột chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời. Nếu các nhà kinh điển cho rằng, đấu tranh giai cấp là động l ực phát triển của xã hội có giai cấp, thì Hồ Chí Minh vận dụng vào điều kiện mới của Việt Nam và khẳng định chủ nghĩa dân tộc là động lực quy ết đ ịnh thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Câu 4: Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội a) Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội - Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam. - Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức và nhân văn. - Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa và con người Việt Nam. b) Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất của chủ nghĩa xã h ội là th ống nh ất với các nhà kinh điển. Bằng thực tiễn chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã h ội ở n ước ta, vào thời điểm khác nhau Người đã nêu bản chất c ủa chủ nghĩa xã h ội thông qua các cách định nghĩa khác nhau là: - Định nghĩa chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh , bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống: Làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, m ọi người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống m ột đời hạnh phúc. M ục tiêu là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu. - Định nghĩa chủ nghĩa xã hội là một mặt nào đó (kinh tế, chính tr ị…). Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta. Người viết:… “lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung. Ai làm nhi ều thì ăn 9
  10. nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, t ất nhiên tr ừ nh ững ng ười già c ả, đau yếu và trẻ em…”. - Hồ Chí Minh tiếp cận bằng cách xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã h ội: không có người bóc lột người, ai cũng phải lao động, có quyền lao đ ộng; th ực hi ện công bằng, bình đẳng… “là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng t ự do”, “là đoàn kết, vui khoẻ”… Từ những khái quát đó, chúng ta có thể thấy, Hồ Chí Minh đã nhấn m ạnh ch ủ nghĩa xã hội trên các phương diện như: + Chủ nghĩa xã hội là một chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ. + Chủ nghĩa xã hội là một chế độ có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền v ới sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. Nền tảng kinh tế là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, không còn người bóc lột người + Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng hợp lý. Có hệ thống các quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn bóc lột, áp bức, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong s ự phát triển giữa xã hội và tự nhiên + Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa và đạo đức. + Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Câu 5: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam a) Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng. 10
  11. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nh ững nét r ất đ ặc s ắc vì đây không chỉ là tư tưởng thuần tuý mà tư tưởng đó đã được hoá thân vào cương lĩnh, đường lối, chiến lược nên có thể gọi là chiến lược đại doần kết. Vì đây là vấn đề có tinh xuyên suốt qua các giai đoạn cách mạng, lâu dài, sống còn, vì nó có tinh nguyên tắc, có hệ quan điểm, hệ giải pháp được đưa vào cuộc sống và thể hi ện hết sức sinh động. - Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược tập hợp m ọi lực lượng có th ể t ập h ợp được, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cu ộc đấu tranh đ ể chiến thắng kẻ thù. Với ý ngfhĩa đó, Hồ Chí Minh đã rút ra m ột k ết lu ận có tính chân lý, đó là: “Đoàn kết làm ra sức mạnh, Đoàn kết làm ra sức mạnh c ủa chúng ta. Đoàn kết là then chốt của thành công. Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết; thành công thành công đại thành công. Đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”. Đoàn kết của chúng ta được thể hiện rất rõ là: Toàn dân ch ỉ có m ột lòng: Quyết không làm nô lệ; một chí: quyết không chịu mất n ước và cũng ch ỉ có m ột mục đích: quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho T ổ qu ốc. S ự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đ ồng xung quanh T ổ qu ốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào khi đụng đầu vào b ức t ường đó, chúng đ ều b ị thất bại. Nhờ có sự đồng tâm hiệp lực mà với gậy tầm vong và súng h ỏa mai lúc đ ầu, chúng ta đã liên tiếp thắng địch. Nhờ sự đoàn kết mà l ần đầu tiên trong l ịch s ử, m ột dân tộc bị áp bức đã đánh bại cuộc xâm lược c ủa m ột đế quốc hùng m ạnh, đã giành độc lập cho dân tộc, đem lại ruộng đất cho dân cày, đưa lại quyền dân ch ủ th ực sự cho nhân dân. b) Đoàn kết dân tộc là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc - Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của Đảng Tư tưởng này, được Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ trong thư gửi các b ạn cùng hoạt động ở Pháp năm 1923. Mở đầu Người viết: Chúng ta phải làm gì? Đ ối v ới tôi, câu trả lời rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh h ọ, t ổ ch ức h ọ, đoàn k ết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập. T ư t ưởng Đ ại đoàn k ết của Hồ Chí Minh hình thành và phát triển trong những đi ều kiện lịch sử c ụ th ể, đã tr ở thành chiến lược Đoàn kết của Đảng ta. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn 11
  12. đề năm 1925, Người đã thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đòng chí hội. Đây là tổ chức hạt nhân để sau khi về nước họ quy tụ toàn dân Việt Nam cùng tiến tới đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh nhằm cứu nước nhà. Người căn dặn cán bộ rằng, chuẩn bị đấu tranh trước hết phải tuyên truyền mạnh mẽ để lôi cuốn đa số quần chúng tham gia. Chính vì vậy mà Người nói, nhi ệm vụ huấn luyện của ta là, thứ nhất, là đoàn kết; thứ hai là làm cách mạng kháng chiến để giành độc lập… và điều đó được thể hiện rất rõ trong mục đích của Đảng ta là: Đoàn kết toàn dân phụng sự Tổ quốc, khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh ch ủ trương không ngừng tăng cường củng cố vững chắc hệ thống chính tr ị và các t ổ ch ức xã hội làm cho mục đích cuộc cách mạng của dân, do dân và vì dân ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực cho toàn dân, đồng thời ngày càng huy đ ộng đ ược đông đ ảo nh ất dân chúng, không bỏ sót một ai vào khối Đại đoàn kết toàn dân. - Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan c ủa bản thân qu ần chúng nhân dân vì vậy Đảng phải có sứ mệnh tập hợp, giác ngộ, chuyển nh ững đòi h ỏi khách quan tự phát của quần chúng thành tự giác Câu 6: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng và nêu ý nghĩa của quan điểm đó đối với công tác xây dựng Đảng . Thứ nhất, là nguyên tắc tập trung dân chủ Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong học thuyết về Đảng kiểu m ới. Nguyên tắc này, vừa bảo đảm quyền chủ động, sáng tạo c ủa m ọi thành viên trong t ổ ch ức, vừa bảo đảm thống nhất ý chí và hành động vì sự nghi ệp chung. Nguyên t ắc t ập trung dân chủ là thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, cá nhân phải phục tùng đoàn thể để đảm bảo sức chiến đấu c ủa toàn Đảng(tất nhiên, ý ki ến cá nhân được tôn trọng và bảo lưu ý kiến). Dân ch ủ là c ơ sở b ảo đảm cho t ập trung thống nhất. Tập trung dựa trên cơ sở dân chủ làm cho Đảng ta th ống nh ất ý chí cùng hành động trở thành một tổ chức chính trị tiên phong. Thứ hai, là nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung. Tập thể lãnh đạo, nghĩa là mọi vấn đề đều đưa 12
  13. ra trước chi bộ bàn bạc thảo luận để cùng nhau giải quyết, một vấn đề có nhi ều ý kiến, nhiều người sẽ cho nhiều ý kiến hay. Khi đã bàn bạc đi đến thống nh ất, thì giao cho một người phụ trách để tránh tình trạng trong chờ, ỷ lại làm cho công vi ệc không trôi chảy. Lãnh đạo mà không tập thể thì dễ dẫn đến tệ bao bi ện, chuyên quy ền đ ộc đoán. Thứ ba, là nguyên tắc tự phê bình và phê bình Nguyên tắc này là vũ khí sắc bén để làm cho Đảng ta trong sạch v ững m ạnh, thông qua nguyên tắc này để giúp nhau cùng tiến bộ, tăng c ường sự đoàn k ết, Ng ười nhắc nhở mỗi cán bộ đảng viên, hàng ngày phải kiểm điểm, tự phê bình sửa chữa nh ư soi gương, rữa mặt hàng ngày. Được như vậy thì trong cơ thể Đảng sẽ không có b ệnh mà mạnh khỏe vô cùng. Mục đích của nguyên tắc tự phê bình và phê bình là ch ỉ ra khuyết điểm, sữa chữa khuyết điểm để cùng nhau tiến bộ. Cho nên, khi phê bình đồng chí mình, thì trước hết phải tự nhận lấy khuyết điểm của mình trước. Hồ Chí Minh cũng đặc biệt lưu ý, khi phê bình không được thêm, không đ ược b ớt, không ph ải b ới lông để tìm vết, để nhằm mục đích nói xấu, hay hạ bệ đồng chí mình. Để cho tự phê bình và phê bình có hiệu quả, Hồ Chí Minh yêu cầu, khi phê bình ph ải hợp với hoàn cảnh, phải có nghệ thuật và đặc biệt là phải có văn hóa. Phê bình phải trên tinh thần tình đồng chí, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Thứ tư, là nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác Đây là sức mạnh to lớn của Đảng. Kỷ luật phải do lòng tự giác c ủa mỗi đ ảng viên về nhiệm vụ của họ đối với Đảng. Việc đề cao kỷ luật Đảng đối với mỗi cán bộ đảng viên từ trên xuống dưới là điều kiện tăng thêm uy tín và sức mạnh của Đảng. Hồ Chí Minh mỗi đảng viên phải phục tùng kỷ luật Đ ảng vô đi ều ki ện, t ất c ả các đ ảng viên đều bình đẳng trước Điều lệ Đảng. Chấp hành kỷ lu ật Đảng, là tất c ả m ọi đ ảng viên đều nói và làm đúng theo Nghị quyết của Đảng. Thứ năm, là nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng Đoàn kết theo Hồ Chí Minh là một truyền thống c ực kỳ quý báu c ủa Đ ảng và của dân tộc ta. Người căn dặn các đồng chí đảng viên phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Để thực hiện đoàn k ết, Người yêu 13
  14. cầu phải thực hiện dân chủ nội bộ, thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình thằng thắn nghiêm túc. Đối với Hồ Chí Minh, là cán bộ đảng viên, chúng ta không ch ỉ có nhiệm vụ đoàn kết trong Đảng mà còn phải đoàn kết r ộng rãi trong xã h ội và đ ặc biệt là phải có nhiệm vụ thực hiện đoàn kết gi ữa các đảng anh em trên th ế gi ới, n ối lại sự đoàn kết giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng C ộng sản Liên xô, trên tinh thần phê bình có tình có lý được xác lập trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin. 2. Ý nghĩa của các nguyên tắc đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay - Định hướng cho công tác tổ chức, sinh hoạt Đảng, đảm bảo cho Đảng ta thật sự là một đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn mới. - Xác định rõ các vấn đề trong tổ chức, sinh hoạt Đảng: Mở rộng dân chủ gắn liền với tăng cường kỷ cương; thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình; tăng cường trách nhiệm của cá nhân đảng viên trong giai đoạn mới Câu 7: Phân tích định nghĩa của Hồ Chí Minh về dân chủ. Làm rõ mối quan hệ về dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Dân chủ là khát vọng muôn đời của nhân dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ được Người kiến giải một cách giản dị, dễ hiểu, Người không định nghĩa dân chủ theo kiểu hàn lâm, bác học nhưng lại phản ánh được chiều sâu giá trị Cách định nghĩa này của Hồ Chí Minh đã vượt qua những quan ni ệm thông thường trong nhận thức về dân chủ của các học giả tư sản. Nó khái quát được những giá trị lý luận của hai nền văn hóa Đông, Tây. Định nghĩa này đã nhấn m ạnh ch ủ th ể chân chính của chế độ mới là nhân dân. Họ đã trở thành người chủ nước nhà. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về nhận thức đối với dân ch ủ ở Vi ệt Nam. B ằng t ư duy sắc sảo với ngôn từ giản dị, Hồ Chí Minh đã đảo lộn lại những t ư t ưởng dân ch ủ phong kiến thay bằng một tư tưởng cách mạng hiện đại. “Dân là chủ” đã khẳng định rõ ràng địa vị người chủ trong chế đ ộ chính tr ị, trong xã hội và nhà nước thuộc về người dân . Dân là chủ, nó đối lập với nô lệ, những thần dân hay thảo dân trong chế độ phong kiến cũng như thân phận nô l ệ trong tình cảnh bị thực dân thống trị. 14
  15. Nhưng nếu dân chủ chỉ dừng lại ở chỗ là chủ thì chưa hoàn thiện mà còn là “làm chủ”. Làm chủ phản ánh năng lực thực thi dân chủ của người dân . Năng lực đó được biểu hiện ở trình độ văn hóa, bản lĩnh, ý thức, trách nhiệm..., đó là n ội hàm của năng lực dân chủ, thể hiện hành vi làm chủ. Chính đ ịa v ị người ch ủ và năng l ực làm chủ đã khái quát đầy đủ nhất trong nhận thức về dân chủ của Hồ Chí Minh. Làm chủ, đó là hành động của dân, biểu hiện năng lực thực hành dân chủ, th ước đo v ề trình đ ộ phát triển ý thức dân chủ của dân với tư cách là chủ th ể quyền l ực, th ực hi ện s ự ủy quyền chân chính của mình vào thể chế chính trị và thể chế nhà nước. Trên đây là những quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ, trong những quan niệm đó chúng ta có thể nhận thấy chủ thể dân chủ là dân, người dân, nhân dân, đồng bào, quần chúng lao động. Người đặc biệt quan tâm đến cốt lõi của dân chủ là lợi ích và quyền lực; Người còn đặc biệt chú ý đến thực hành dân chủ, trước hết là dân chủ trong Đảng, rồi đến dân chủ trong Nhà nước đặc biệt là trong ho ạt đ ộng c ủa b ộ máy hành pháp, đó là Chính phủ. 2. Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Dân chủ được Hồ Chí Minh đề cập đến một cách toàn di ện trong tất c ả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó chủ yếu Người đặc bi ệt chú tr ọng đ ến ba lĩnh vực quan trọng nhất, đó là: Dân chủ trong chính trị, dân chủ trong kinh tế và dân ch ủ trong văn hóa, tư tưởng. Thực hiện dân chủ trong chính trị Hồ Chí Minh đặc biệt chú tr ọng đ ến vi ệc thực hiện dân chủ trong Nhà nước, trong Đảng và trong các t ổ chức chính tr ị - xã h ội khác. Dân chủ trong kinh tế theo Hồ Chí Minh là để đảm bảo quyền làm chủ về kinh tế của người lao động, của nhân dân . Điểm cốt lõi của dân chủ trong kinh tế là lợi ích. Thực hiện dân chủ trong kinh tế thì Chính phủ nhằm phục vụ lợi ích cho nhân dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, Nhà nước phải lo làm lợi cho dân. Để người dân th ực sư làm chủ về kinh tế, theo Hồ Chí Minh phải thực hiện phân phối công bằng và hợp lý. Dân chủ trong văn hóa, tư tưởng, đó là phải đem văn hóa lãnh đ ạo qu ốc dân đ ể thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Phải xây dựng nền văn hóa mới đảm bảo tính 15
  16. dân tộc, khoa học và đại chúng. Trong chế độ dân ch ủ, Hồ Chí Minh yêu c ầu ph ải thực hiện tự do tư tưởng, tôn trọng ý kiến của mọi cá nhân. Mối quan hệ dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã h ội(gi ữa dân ch ủ trong chính trị với dân chủ trong kinh tế và văn hóa, tư tưởng). Dân chủ trong chính tr ị đóng vai trò đặc biệt quan trọng, dân chủ trong kinh tế là quyết đ ịnh, dân ch ủ trong văn hóa tư tưởng là cần thiết và cấp bách. Ba lĩnh vực này tạo ra m ột m ối quan h ệ mật thiết hữu cơ không thể tách rời và không được xem nhẹ lĩnh vực nào. Câu 8: Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Từ đó rút ra ý nghĩa đối với xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Việt Nam hiện nay Nhà nước của dân Đó là một Nhà nước thể hiện đầy đủ tư tưởng bao nhiêu quyền hạn đều của dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nguồn gốc c ủa quyền l ực nhà n ước bắt nguồn từ nhân dân. Điều 1 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Năm 1946) nói: Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Điều 32, viết: Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết... thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ đề ra khá sớm ở nước ta. Theo Hồ Chí Minh, trong nhà nước của dân, nhân dân thực hiện quyền làm ch ủ của mình, mà trước hết là quyền bầu ra nhà nước, bầu ra chính quyền các c ấp. Nhà nước chỉ là tổ chức do dân lập ra để thực hiện quyền lực nhân dân. Ch ủ tr ương t ổng tuyển cử của Hồ Chí Minh thể hiện rõ tinh thần đó: “Tổng tuyển cử là một dịp để cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đ ức đ ể gánh vác công vi ệc nước nhà; do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Qu ốc h ội s ẽ c ử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là một chính phủ của toàn dân”. 16
  17. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân không chỉ bao hàm ý nghĩa nhà nước do dân tín nhiệm bầu ra, mà còn là dân phải ki ểm soát nhà n ước. Người đã t ừng nhắc nhở: “Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có mục đích là ra s ức ph ụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đ ỡ, đôn đ ốc, ki ểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ thật trung thành, tận tụy của nhân dân ta”. Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đ ồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng v ới sự tín nhi ệm c ủa nhân dân. Nhà nước của dân thì mọi người dân là chủ, người dân có quyền làm b ất c ứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp lu ật. Nhà n ước c ủa dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ c ủa người dân. Những vị đại diện do dân cử ra chỉ là th ừa u ỷ quyền c ủa dân, ch ỉ là công bộc của dân. b) Nhà nước do dân Nhà nước đó do nhân dân lựa chọn bầu ra những đại bi ểu c ủa mình, nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu, ho ạt động; nhà n ước đó lại do dân phê bình xây dựng, giúp đỡ. Do đó Hồ Chí Minh yêu c ầu t ất c ả các c ơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý ki ến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ nghĩa là khi cơ quan nhà nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn nó. Hồ Chí Minh kh ẳng đ ịnh: m ỗi ng ười có trách nhiệm ghé vai gánh vác một phần vì quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ. Nhà nước do dân phản ánh mối quan hệ giữa nhân dân với nhà n ước, Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng, còn nhân dân mà không có chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn đường”; lực lượng bao nhiêu đ ều ở dân hết, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhi ệm c ủa dân; s ự nghi ệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Nhà nước do dân tức là công việc xây dựng đất n ước là trách nhi ệm c ủa dân. Do đó phải phát huy được vai trò của mặt trận, các đoàn thể trong công tác quản lý nhà nước và xã hội. Nhà nước muốn điều hành quản lý xã hội có hi ệu l ực, hi ệu qu ả, nh ất 17
  18. định phải dựa vào lực lượng của dân, dựa vào sáng kiến và trí tuệ của dân. Nhà n ước do dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là “dân tự làm, tự lo thông qua các m ối quan h ệ xã hội, qua các đoàn thể, chứ không phải do nhà n ước bao c ấp, lo thay cho dân. Ch ức năng của nhà nước là điều hành vĩ mô, Chính phủ chỉ giúp k ế ho ạch, c ổ đ ộng”. CHính vì vậy mà nhà nước do dân là nhà nước tin dân và dân tin nhà nước. c) Nhà nước vì dân Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Trong nhà n ước đó, cán bộ từ chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân. “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, Việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh” Nhà nước vì dân là nhà nước làm lợi cho dân, theo Hồ Chí Minh không ch ỉ làm lợi cho dân, mà còn phải yêu dân, kính dân “chúng ta ph ải yêu dân thì dân m ới yêu chúng ta”. Nhà nước vì dân là nhà nước mọi chủ trương chính sách, m ọi quy đ ịnh c ủa pháp luật từ trung ương xuống địa phương đều phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân , cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, cả lợi ích cá nhân và t ập th ể và xã h ội trong sự kết hợp hài hòa. Nhà nước vì dân phải “làm cho dân có ăn; làm cho dân có mặc; làm cho dân co chỗ ở; làm cho dân có học hành”. Nhà nước vì dân là nhà nước có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước dân, Người nói: “Nếu để dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu để dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu để dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi”. Nhà nước vì dân là nhà nước sống trong lòng dân, đặt l ợi ích c ủa nhân dân lên trên hết. + Ý nghĩa - Quan điểm của Hồ Chí Minh trở thành cơ sở lý luận để xây dựng một nhà nước thật sự dân chủ, của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam - Nhà nước là công cụ làm chủ của nhân dân; mở rộng dân chủ nhất là dân chủ ở cơ sở; đảm bảo thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; mọi chính sách phải hướng vào cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân Câu 9: Phân tích nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục. 18
  19. Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong kiến (kinh vi ện, xa th ực t ế, coi sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức...) và n ền giáo dục thực dân (ngu dân, đ ồi b ại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát). Người quan tâm xây dựng nền giáo dục mới của nước Vi ệt Nam đ ộc l ập. N ền giáo dục này được hình thành từ những năm hai mươi, thực sự ra đ ời t ừ Cách m ạng Tháng Tám thành công và phát triển cùng sự nghiệp cách m ạng c ủa dân t ộc. Hồ Chí Minh xác định, xây dựng nền giáo dục mới là một nhi ệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, vì nó góp phần làm cho dân tộc ta xứng đáng v ới n ước Vi ệt Nam đ ộc l ập. Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cu ộc xây d ựng ch ủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục: - Mục tiêu của văn hóa giáo dục để thực hiện cả ba chức năng của văn hóa bằng giáo dục: Dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình c ảm cao đ ẹp; m ở mang dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp cho con người. Giáo d ục để đào tạo con người có ích cho xã hội. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách m ạng, làm cho nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu. - Cải cách giáo dục bao gồm xây dựng chương trình, nội dung dạy và học hợp lý, phù hợp với các giai đoạn cách mạng. Nội dung giáo dục phải toàn di ện: văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao đ ộng... Các n ội dung đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Học chính trị là học chủ nghĩa Mác - Lênin, đ ường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cách học phải sáng tạo, không giáo đi ều. H ọc để nắm các quan điểm có tính nguyên tắc, phương pháp luận - Phương châm, phương pháp giáo dục: - Phương châm bao gồm: học đi đôi với hành, lý luận liên h ệ v ới th ực t ế; h ọc t ập kết hợp với lao động; phối hợp nhà trường - gia đình - xã h ội; th ực hi ện dân ch ủ, bình đẳng trong giáo dục; học suốt đời. Coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào t ạo l ại. Học ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người. Phương pháp giáo d ục ph ải xu ất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Giáo dục là một khoa học nên cách dạy phải phù hợp với lứa tuổi; dạy từ dễ đến khó; kết hợp học tập với vui chơi có ích, lành m ạnh; giáo dục phải dùng phương pháp nêu gương; giáo dục phải gắn liền với thi đua. - Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên vì không có giáo viên thì không có giáo d ục. Phải xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất yêu nghề; phải có đạo đ ức cách m ạng; phải yên tâm công tác, đoàn kết; phải giỏi về chuyên môn, thu ần th ục v ề ph ương pháp. Người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, phải học thêm mãi, h ọc không bao giờ đủ, còn sống còn phải học. Câu 10: Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng. Trung với nước, hiếu với dân 19
  20. Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người v ới đ ất n ước, v ới nhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất. Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất. Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền th ống Việt Nam và phương Đông, xong có nội dung hạn hẹp. Trung với vua, hiếu với cha mẹ, phản ánh bổn phận của dân đối với vua, con đối v ới cha mẹ. Hồ Chí Minh đã vận dụng và đưa vào nội dung mới. Hồ Chí Minh đã k ế th ừa nh ững giá tr ị đ ạo đ ức truyền thống và vượt trội. Trung v ới n ước là trung thành v ới s ự nghi ệp gi ữ n ước và dựng nước. Nước là của dân, còn nhân dân là ch ủ c ủa đ ất n ước. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đ ều vì dân . Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Trung với nước, hiếu với dân là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng v ượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Bác vừa kêu gọi hành động vừa định hướng chính trị- đạo đức cho mỗi người Việt Nam. Đối với cán bộ đảng viên phải suốt đời đ ấu tranh cho Đ ảng, cho cách m ạng, đó là điều chủ chốt của đạo đức cách m ạng. Ph ải tuyệt đ ối trung thàmh v ới Đ ảng, với dân, phải tận trung, tận hiếu, thì m ới x ứng đáng v ừa là đ ầy t ớ trung thành, v ừa là người lãnh đạo của dân; dân là đ ối t ượng đ ể ph ục v ụ h ết lòng. Ph ải n ắm v ững dân tình, hiểu rõ dân tâm, c ải thi ện dân sinh, nâng cao dân trí đ ể dân hi ểu đ ược quy ền và trách nhiệm của người chủ đất n ước. Nội dung chủ yếu của trung với nước là: - Đặt lợi ích của đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết. - Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng. - Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nội dung của hiếu với dân là: - Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân. 20
nguon tai.lieu . vn