Xem mẫu

FTU_K46 Câu 1: Định nghĩa vật chất của Lê-nin. Ý nghĩa khoa học của định nghĩa. *. Định nghĩa vật chất của lênin Trong tác phẩm “chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy vật phê phán” Lênin đã đưa ra đinh nghĩa về “vật chất” như sau: “vật chất là một phạm trù triết học dung để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác củ chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. *. Phân tích định nghĩa Cách định nghĩa: Phạm trù vật chất la phạm trù rộng, mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận chưa qua được. Khi định nghĩa phạm trù này không thể quy nó về vật thể hoặc một thuộc tính cụ thể nào đó, cũng không thể quy về phạm trù rộng hơn phạm trù vật chất. Do vậy chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất trong quan hệ với ý thứcm phạm trù đối lập với nó và trong quan hệ ấy, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai. Trong định nghĩa này, Lênin phân biệt hai vấn đề: -Thứ nhất: cần phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm về khoa học tự nhiên về cấu tạo và các thuộc tính cụ thể của các đối tượng, các dạng vật chất khác nhau. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học nó chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, còn các đối tượng, các dạng vật chất khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn. Vì vậy, không thể quy vật chất nói chung về vật thể, không thể đồng nhất vật chất nói chung với các dạng cụ thể của vật chất như các nhà triết học duy vật trong lịch sử Cổ đại và Cận đại. -Thứ hai: là trong nhận thức luận, khi vật chất đối lập với ý thức, cái quan trọng để nhận biết vật chất là thuộc tính khách quan. Khách quan theo Lênin là “cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác của con người”. Trong đời sống xã hội, “ vật chất là cái tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của con người”. Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất chính là “ thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con người và được con người phản ánh”. Như vậy, định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau: + Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người nhận thức được hay chưa nhận thức được. + Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hay trực tiếp tác động lên giác quan của con người. + Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh vật chất. Với những nội dung cơ bản trên, phạm trù vật chất trong quan niệm của Lênin có ý nghĩa cô cùng to lớn. *.Ý nghĩa của định nghĩa Chống chủ nghĩa duy tâm dưới mọi hình thức. Chống thuyết “Bất khả tri” cho rằng: con người chỉ nhận thức được bề ngoài của sự vật hiện tượng chứ không nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng. Lênin khắng định: con người có thể nhận thức được bản chất của thế giới. Khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác (đó là quan điểm siêu hình máy móc, quy vật chất nói chung về những dạng cụ thể của vật chất). Là thế giới quan, phương pháp luận cho các ngành khoa học hiện đại tiếp tục phát triển. Câu 2 : Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức. Ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải là của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ trức cao là bộ óc của con người. * nguồn gốc của ý thức: Nguồn gốc tự nhiên: - dựa vào các thành tựu KH hiện đại chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con người. + bộ óc người là một tổ trức vật chất sống đặc biệt có cấu trúc cực kì tinh vi và phức tạp + ý thức là trức năng của bộ óc người còn bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức + ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc người, do đó khi bộ óc người bị tổn thương thì hoạt động của ý thức sẽ không bình thường hoặc bị rối loạn. bộ óc người càng hoàn thiện ,hoạt động càng có hiệu quả thì ý thức càng phong phú sâu sắc. -Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức: + thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người gây nên hiện tượng phản ánh ( phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng) +cái phản ánh là những đặc điểm của dạng vật chất được lưu lại và tái hiện ở dạng vật chất tác động + phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất xong phản ánh được thức hiện dưới nhiều hình thức: 1. phản ánh vật lí, hóa học là phản ánh thấp nhất đặc trưng cho vật chất vô sinh, nó thể hiện qua những biến đổi về cơ lý, hóa khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh 2. phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh và nó được thể hiện qua tính kích thích, tính phản ứng và phản xạ. - tính kích thích là phản ứng của thức vật và động vật bậc thấp khi nhận sự tác động của môi trường sống thì nó có thể thay đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, màu sắc cấu trúc cơ thể… - tính cảm ứng là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, nó được thực hiện thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện 3. phản ánh tâm lí là phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương và có được hiện thực thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện 4. phản ánh ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ não của con người, là hình thức phản xạ cao nhất và chỉ được thực hiện ở dạng vật chất có tổ trức cao nhất là bộ óc của con người Như vậy, sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. • Nguồn gốc xã hội: Để ý thức có thể ra đời, những nguồn gốc tự nhiên là rất cần thiết nhưng chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. - Lao động: lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên cải biến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mình + khi vượn người biết sử dụng những dụng cụ có sẵn trong tự nhiên để kiếm ăn được hiệu quả hơn, nhưng do những vật dụng này không phải lúc nào cũng có nên loài vượn phải chế tạo ra công cụ lao động mới, để phục vụ cho việc kiếm ăn. Đó là mốc đánh dấu cho sự khác nhau giứa con người và động vật. +lao động cũng là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại và phát triển +”chính lao động đã sáng tọa ra bản thân con người” vì đây cũng là quá trình làm thay đổi cấu trúc cơ thể đem lại dáng đi thẳng đồng thời phát triển các khí quan của con người đặc biệt là bộ não + trong quá trình lao động thì con người tác động vào thế giới khách quan làm cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính những kết cấu và quy luật vận động của mình và trên cơ sở đó hình thành nên ý thức. - ngôn ngữ: qua lao động con người tiếp xúc giao lưu với nhau làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp trao đổi, từ đó dẫn đến sự xuất hiện của ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Theo Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng; không có ngôn ngữ thì con người không thể có ý thức.nhờ ngôn ngữ con người không chỉ giao tiếp trao đổi mà còn khái quát tổng kết đúc kết thực tiễn chuyển đạt kinh nghiệm chuyền đạt tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tóm lại nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội là hai điều kienj càn và đủ cho sự ra đời của ý thức, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy không thể có ý thức. • bản chất của ý thức: ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo hiện thế giói khách quan vào trong bộ óc của con người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan - biểu hiện của sự năng động sáng tạo: + ở nhiều góc độ khác nhau VD: như việc định hướng tiếp nhận thông tin chọn lọc thông tin xử lí và lưu giữ thông tin +trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin, tạo ra giả thuyết, huyền thoại tiên đoán dự báo tương lai.. + nó có thể khái quát bản chất quy luật khách quan, tạo ra các mô hình tư tưởng trên cơ sở đó tạo ra cả một thiên nhiên thứ hai thông qua hoạt động thực tiễn. - ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, tức là ý thức à hình ảnh của thế giới khách quan nhưng nó không còn y nguyên mà đã được cải biến thông qua lăng kính chủ quan - ý thức là một hiện tượng XH và mang bản chất XH vì sự ra đời và phát triển của ý thức nó không chỉ do các quy luật tự nhiên quy định mà trước hết và chủ yếu còn do sự tác động của các quy luật XH. * kết cấu của ý thức: Ý thức là một hiện tượng tâm lý - xã hội có kết cấu rất phức tạp bao gồm nhiều thành tố khác nhau có quan hệ với nhau. Theo cách tiếp cân dựa vào bản chất hợp thành nó ý thức gồm 3 yếu tố : tri thức, tình cảm và ý chí . - tri thức là những hiểu biết của con người về thế giơi khách quan, tri thức định hướng cho mọi hoạt động của con người. mọi biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức, tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển - tình cảm là những dung động của con người trong các mối quan hệ, trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người và với chính bản thân mình. Tình cảm được thể hiện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn