Xem mẫu

  1. 1. Hai nguyên lí của phép biện chứng duy vật A. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến * Khái niệm: Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật hiện tượng trong thế giới. * Các tính chất của mối liên hệ - Mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng là khách quan, là vốn có của mọi sự vật hiện tượng. - Mối liên hệ mang tính phổ biến. Biểu hiện: + bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác. Không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. + mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể tùy theođiều kiện nhất định. Song dù dưới hình thức nào chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối quan hệ phổ biến nhất, chung nhất. - Nghiên cứu mối quan hệ của các sự vật hiện tượng ta còn thấy rõ tính đa dạng nhiều vẻ của nó. Dựa vào tính đa dạng có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp: Bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, ngẫu nhiên và tất yếu, chung và riêng, trực tiếp và gián tiếp.... Chính tính đa dạng trong tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ. Vì vậy trong sự vật hiện tượng có thể bao gồm rất nhiều mối liên hệ chứ không chỉ có một cặp mối liên hệ xác định. Mỗi loại mối liên hệ lại có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Trong đó các cặp mối liên hệ tất yếu, .... Giữ vai trò quyết định. Song tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể các mối liên hệ tương ứng với chúng có thể giữ vai trò quyết định. * ý nghĩa Bất kì SV, HT nào trong TG đều tồn tại trong mối liên hệ với các SV, HT khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú. Do đó khi nhận thức về SV, HT chúng ta phải có quan điemr toàn diện, tránh qđiểm phiến diện. + Qđiểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về SV,ht trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, chính các mặt của chính SV và trog sự tác động qua lại giữa các SV đó với các sự vật khác, kể cả mối liện hệ trự tiếp và gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới nhận thức đúng về SV. + Đồng thời Qđiểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất,...để hiểu rõ bản chất của SV và có phươngpháp tácđộng phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định. + Hoạt động thực tiễn, theo qđiểm toàn diện, khi tác động vào SV không những chúng ta cần phải chú ý tới những mới liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú tới những MLH của SV ấy với các SV khác. Đồng thời phải biết sử dụng đồng bộ các phương tiện khác nhau để tác động nhằmđem lại hiệu quả cao nhất. Qđiểm lịch sử- cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về SV và tác động vào SV phải chú ý tới hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó SV sinh ra và tồn tại và phát triển. B. Nguyên lí về sự PT * KN: Sự PT là một phạm trù TH dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phưs tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. * Các tính chất - Sự Pt mang tính khách quan: Nguồng gốc sự PT nằm ngay trong bthân SV. Đố là qtrình gquyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của SV. Nhờ đó SV luôn luôn PT. Sự PT là tiến trình kquan không phụ thuộc vào ý muốn nguyện vộng, ý chí, ý thức của con người. Con người dù muốn hay không thì SV vẫn luôn PT theo khuynh
  2. hướng chung của TG vật chất. - Sự PT mang tính phổ biến, biểu hiện của nó là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực: Tự nhiên, XH, tư duy, ở bất cứ SV,HT nào của TG kquan. Ngay các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong qtrình vận động, PT. Chỉ trên cơ sở của sự Pt, mọi hình thức của tư duy, nhất là các khái niệm và các phạm trù mới có thể phản ánh đúng đắn hiện thực luôn vận động vàPT. - Ngoài ra, sự PT còncó tính đa dạng, phong phú. Khuynh hướng Pt và khuuynh hướng chunng của mọi SV,HT. Song mỗi SV, HT lại có Qtrình PT không giống nhau. Tồn tại ở không gian khác nhau, thời gian khác nhau SV sẽ phát triển khác nhau. Trong qtrình Pt của mình SV, HT còn chịu sự tác động của các SV, HT khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện khác. Sự Pt có thể thíc đẩy hoặc kìm hãm sự PT của SV, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng PT của SV, thậm chí làm SV thụt lùi. * Ý nghĩa Mọi SV, Ht đềunằm trong qtình vận động, PT nên trong nhận thức và hành động của bthân chúng ta phải có qđiểm PT. Có nghĩa là khi xem xét bất kì SV, Ht nào cũng phải đặt chúng trong sự vận động, sự PT vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng. - Qđiểm PT đói hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện có, đang tồn tại ở SV mà còn phả thấy rõ khunh hướng PT rong tương lai của chúng. - Theo qđiểm PT còn phả biết chia quá trình PT của SV thành những giai đoạn. Trên cơ sở đó tìm ra những phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy SV tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự PT của nó tùy theo sự PT có lợi hay có hại đối với đời sống con người. - Qđiểm Pt góp phần khắc phục những tư tưởng bảo thủ, trì trệ , định kiến trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của chúng ta. Nếu chunga ta tuyệt đối hóa nhận thức, nhất là nhận thức khoa học thì khoa học sẽ không Pt và thực tiễn sẽ dậm chân tại chỗ. Chúng ta phải tăng cường phát huy nỗ lực của bản thân trong việc hiện thực hóa qđiểm PT vào nhận thức và cải tạo SV nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của bthân và toàn XH. - Qđiểm Pt góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo thực tiễn, cải tạo bthân. 2. Con đường biện chứng của nhận thức theo qđiểm THMLN? Ý nghĩa Nhận thức là một qtrình biện chứng rất phưc tạp bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ, vòng khâu à hình thức khác nhau. A. Nhận thức cảm tính ( hay còn gọi là trực quan sinh động) là GĐ đầu tiên của qtrình nhận thức. Đó là GĐ mà con người sử dụng các giác quan để tác động vào các SV nhằm nắm bắt các SV ấy. Trực quan sinh động gồm 3 hthức là cảm giác, tri giác và biểu tượng. - Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính triêng lẻ của các SV, HT khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của CNgười. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hóa những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố của ý thức. Nếu dưng lại ở cảm giác thì nhận thức mới cjir nhận thức được từng thuộc tính riêng lẻ cúaSV,HT. Điều đó không đủ vì muốn tìm hiểu bản chất của SV,HT phải nắm bắt được 1 cách toàn vẹn các htuộc tính của các SV, hT ấy, nhận thức phải tiens lên tri giác. - Tri giác là hình ảnh tương đối toàn vẹn và SV khi SV đó đang trực tiếp tác động vào giác quan. Tri giác nảy sinh trên sở của cảm giác, là sự tổng hợp của nhiều cảm giác. Nhận thức không chỉ dừng lại ở tri giác và đến tri giác con người chỉ có đuocj những hình ảnh trực quan tương đối hoàn chỉnh về đối tượng. Trong khi đó nhận thức không phải lúc nào cũng đòi hỏi phải có SV xuất hiện trước cac giác quan, mà nhiều khi nó chỉ xuất hiện một lần rồi biến đổi nhưng con ngươi vẫn phải nhận thức về nó. Để gquyết vđề này nhận thức phải chuyển lên 1 mức cao hơn là biểu tượng. - Biểu tượng là hình thức phản ánh coa nhất và phức tạp nhất của GĐ trực quan sinh động.
  3. Đó là hình ảnh cảm tính tương đối hoàn chỉnh còn kưu lại trong bộ óc người về SV khi SV đó khồng còn tác động vào các gaics quan. Cảm giác,tri giác, biểu tượng là những GĐ kế tiếp nhau của hình thức nhận thức cảm tính. Nhận thức cảm tính tồn tại cả cái bản chất, cái không bản chất.....con người cần phả phân biệt những cái này. Yêu cầu của nhận thứcđòi hỏi phải tách ra và nắm láy cái bản chất....vì chúng giữ vai trò quan trọng trong haotj động thực tiễn, điều này đòi hoiẻ nhận thức phải vượt lên 1 mức độ nhận thưc smới, cao hơn về chất đó là nhận thức lý tính. B. Nhận thức lí tính là GĐ phản ánh gián tiếp, trừu tượng, khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của đối tượng. GĐ nhận thức đạt đến trình độ phản ánh sâu sắc hơn, chính xác hơn đầy đủ hơn cái bản chất của đối tượng. Nhận thức lí tính thẻ hiện ở những hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. - Kn là hình thức cơ bản của tư duy rừu tượng, phản ánh đặc tính, bản chất của SV. Sự hình thành KN là kquả của sự khái quát, tổng hợp biênnj chứng các đặc điểm, thuộc tính của SVhay 1 lớp SV. Các KN vừa có tính kquan vừa có tính chủ quan, vừa có mqhệ tác động qua lại với nhau vừa thường xuyên vận động và Pt. Đây là điểm nút của qtrình tư duy trừu tượng là cơ sở để hình thành phán đoán. - Phán đoán là hthức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, thuộc tính nào đó của đối tượng. Theo trình độ PT của nhận thức phán đoán được chia làm 3 loại: Đơn nhất, đặ thù, phổ biến. - Suy luận: Là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lịa với nhau để rút ra tri thức mới. Tùy thưo sự kết hợp các phán đoán theo trật tự nào mà có được hthức suy luận quy nạp hay diễn dịch. Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính là những nấc thang hợp thnahf một chu trình nhận thức. Chúng có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Nếu nhận thức cảm tínhgắn liền với hoạt đọng thực tiễn, với sự tác động của khách thể, nhận thức cảmtính là cơ sở cho nhận thức lí tính thì nhận thức lí tính nhờ tính khái quát cao, lại có thể hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển sinh động của SV giúp cho nhận thức cảm tính có định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn. Dừng lại ở nhận thức lí tính con người mới có được những tri thức về đtượng. Còn để xác định xem tri thức đó có chân thực hay không thì nhận thúc phải trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức. 3. Quan điểm Triết học Mác về vấn đề con người? Ý nghĩa A. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội - Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là sản phẩm của tự nhiên. Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học và tính loài. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Con người là một bộ phận của tự nhiên. Con người là động vật cao cấp nhất, tinh hoa của muôn loài, sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài của thế giới tự nhiên. Con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong những cá nhân con người sống là tổ chức cơ thể của con người và mối quan hệ của nó với tự nhiên. Những thuộc tính, đặc điểm, quá trình tâm - sinh lí, các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của con người. - Mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất của con người. Đặc trưng phân biệt con người với giới loài vật là mặt xã hội. Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác đã nhận thức vấn đề con người một cách toàn diện, cụ thể trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó mà trước hết là vấn đề lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất. Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động lao động sản xuất vật chất; hoạt động lao động sản xuẩt vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người.
  4. Thông qua hoạt động lao động sản xuất con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ đời sống của mình, hình thành và phát triển ngôn ngữ, tư duy và xác lập các quan hệ xã hội. Lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân con người trong cộng đồng xã hội. - Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành phát triển của con người luôn bị quy đinh bởi 3 hệ thống quy luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau: Hệ thống các quy luật tự nhiên, hệ thống các quy luật tâm sinh lí, hệ thống các quy luật xã hội. Bằng phương pháp duy vật biện chứng, ta thấy rõ mối quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người. Yếu tố sinh học là cơ sở tất yếu của con người còn mặt xã hội là đăc trưng phân biệt con người với loài vật. B. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội Con người vượt lên trên thế giới loài vật trên cả 3 phương diện: Quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả 3 mối quan hệ đều mang tính xã hội trong đó quan hệ giữa người với người là quan hệ bản chất bao trùm tất cả các mối quan hệ khác, moiụ hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người. Mác khẳng đinh: Không có con người trừu tượng, thoát li mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong 1 điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả về thể lực lẫn tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ mối quan hệ xã hội đó con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Mác khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ định mặt tự nhiên trong đời sống con người, tráti lại điều đó muốn nhấn mạnh sự phân biệt giữa con người và thế giới loài vật là ở bản chất xã hội. Điều này là để khắc phục những thiếu sót của những nhà triết học trước Mác. C. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử Không có giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh. Và điều quan trọng hơn cả con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử xã hội. Với tư cách là thực thể xã hội con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên đồng thời thúc đẩy sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn trong tự nhiên còn con người thì thông qua hoạt động thực tiễn của mình cải tạo thế giới, tạo ra một thế giới thứ hai theo mục đích của mình. Thông qua các hoạt động thực tiễn con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân mình. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và toàn bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật quy luật lịch sử xã hội con người thông qua hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội và cũng không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử loài người. Không có con người trừu tượng chỉ có cong người cụ thể trong mỗi giai đoạn nhất định của xã hội bản chất con người trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động, biến đổi cũng phải thay đổi cho phù hợp. Để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người hơn. 4. Những tiền đề cho CNH- HĐH nền kinh tế A Tạo vốn cho CNHHĐH CNHHĐH nhằm PT lực lượng sản xuất, xdựng CSVCKT ngày 1 hiện đại đòi hỏi phải có
  5. nhiều vốn trong và ngoài nước. Trong đó nguồn vốn trong nước là qđịnh, nguồn vốnbên ngoài là qtrọng. - Nguồn vốn bên trong nhân lực là tài sản cố định tích lũy từ nhiều thế hệ, TNTN,VTĐL và nhiều loại vốn hữu hình và vô hình khác. Tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế thực hiện trên cơ sở hiệu quả SX, nguồn cua rnó là lao động thặng dư của người lao động thuộc tất cả các thành phần linh tế. Con đường cơ bản giải quyêt svấn đề tích lũy vốn trong nước là tăng năng suất LĐ xã hội trên cơ sở ứng dụng tiến bộ KHCN, hợp lí hóa SX, khai thác và sdụng có hiệu quả mọi nguồn lực của dnước, thực hiện tiết kiệm. - nguồn vốn bên ngoài đượchuy động từ các nước trên TG dưới nhiều hình thức khác nhau: Vốn viện trợ của các nước, các tổ chức kinh tế xã hội, vốn vay ngắn hạn, dài hạn của các nước, các tổ chức kinh tế XH với các múc lãi suất khác nhau, vốn đầu tu nước ngoài vòa các hoạt động kinh doanh, liên doanh liên kết. Biên pháp cơ bản để tận thu nhuồn vốn bên ngoài là: Đẩy mạnh mở rộng ccác hình thức hợp tác quốc tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho cac snhà SXKD nước ngoài, tranh thủ mọi sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế... B. Đào tạo nguồn nhân lực cho CNHHĐH - Sự nghiệp CNHHĐH là sự nghiệp của qchúng, trong đó lực lượng cán bộ KHCN, KH quản lí và công nhân lành nghề đóng vai trò qtrọng. - Trong quá trình CNHHĐH đnước dóid hỏi phải có đủ nguồn nhân lực về slượng, đảm bảo về chất lượng và có trình độ cao., để đáp ứng được đoiì hooir này phải coi trọng con người và đặt con người vào vị trí trung tâm của sự PT kinh tế. Để làm được điều này càn phải: + coi việc đầu tư cho GD& ĐT là một trong những hướng chính của đầu tư PT. GD & ĐT phải thật sự trỏ thành quốc sách hàng đầu. + có kế hoạch đtạo, bồi dưỡng thường xuyên nguồn nhân lực, đảm bảo cơ cấu, tốc độ và qmô PT hợp lí. + hải bố trí sử dụng tốt nguồn nhân lực đã được ĐT, phát huy đầy đủ khả năng và sở trường của người lđộng tọa năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. C. Xây dựng tiềm lực KHCN theo yêu cầu của CNHHĐH KHCN là động lực của CNHHĐH, nó có vai trò qđịnh lợi thế cạnh trah và tốc độ phát triển kinh tế nối chung cà CNHHĐH nói riêng. Tiềm lực KHCN chính là tiềm kực trí tuệ và sáng tạo của dân tộc. Trước mắt cần tập trung giải quyết các vấn dề: - Vận dụng sáng tạo và PTriển CNMLN và TTHCM để xdựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định và triển khai đường lối, chủ trương CNHHĐH đạt iệu quả với tốc độ nhanh. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu KH để đánh giá chính xác tài nguyên quốc gia nắm bắt các công nghệ cao cùng những thành tựu mới về KH của TG, hướng mạnh vào việc nâng cao năng suất lao động đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. - Xdựng tiềm lực nhằm PT 1 nền khoa học tiên tiến bao gốm: Đẩy manh các hthức đào tạo và sdụng cán bộ KH, chuyên gia; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cao cho các ngành KHCN, xdựng cơ chế chính sách tạo động lực cho sự phát triển KHCN, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu KH &CN. Ngoài ra cần tiến hành điều tra cơ bản thăm dò địa chất, quy hoạch và dự báo phát triển là những điều kiện không thể thiếu được của CNHHĐH, D. Mở rộng quanhệ đối ngoại - cuộc CMKHCN cùng xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang tạo ra mối liên hệ và sự phụ lẫn nhau giữa nền kinh tế các nước. Do đó việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước trở thành một tất yếu kinh tế. Quan hệ kinh tế càng mở rộng và có hiệu quả bao nhiêu thì sự nghiệp CNHHĐH càng nhanh chóng và thuận lợi bấy nhiêu. - Để điều này trở thành hiện thực chúng ta phải có đường lối kinh tế đối ngoại đúng đắn vừa đạt hiều quả kinh tế cao, kết hợp Smạnh dân tộc cvới Smạnh thời đại, vừa giữ vững được độc lập dân tộc, chủ quyền dân tộc, Xdựng thnhf công CNXH.
  6. E. Tăng cường sự lãnh đạo của Đ sự quản lí cua nhà nước. Đây là tiền đề Qđịnh thắng lợi của Snghiệp CNHHĐH đất nước ta. CNHHĐH là nhiệm vụt trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. Nó là SN cua toàn dân nhưng để có thể hoàn thành tốt đẹp thì phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đ và sự quản lí của NN. 5.Những giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường. A. Thực hiện nhất quán Csách kinh tế nhiều thành phần - Thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nhiều thành ohần kinh tế trong thời kì quá độ là một trong những điều kiện cơ sở để thúc đẩy kinh tế hàng hóa Pt nhờ đó mà Sdụng có hiệu quả Smạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế. - cùng với việc Đmới, củng cố kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác, việc thừa nhận và khuyến khích các Tphần kinhtế cá thể, tư nhân PT là nhận thức Qtrọng về Sdựng CNXH trong thời kì quá độ. Tất cả các Tphần kinh tế đều được khuyến khích PT, đều bình đẳng trước PLuật tuy vị trí, quy mô, tỉ trọng cà trình độ có khác nhau nhưng tất cả đều là nội lực của nền kinh tế PT theo định hưỡng XHCN. B. Mở rộng phân công lao động, PT kinh tế vùng lãnh thổ, tọa lập đồng bộ các yếu tố thị trường. - Phân công lao động là cơ sở của việc trao đổi Sphẩm. Để đẩy mạn PT kinh tế hàng hóa cần phải mở rộng phân công lđộng XH, phân bố lại lao độn và dân cư trong phạm vi cả nước cũng như từng vùng theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa nhằm khai thác mọi nguồn lực, phát triển nhiều ngành nghề, Sdụng có Hquả CSVCKT hiện có và tạo việc làm cho người lao động. - Cùng với mở rộng phân công lao động XH trong nước, phải mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài nhằm gắn phân công lao động trong nước với phân công lđộng quốc tế, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế. - cần phải đẩy mạnh thị trường hàng hóa, dich vụ, hình thành thị trường sức lao động. Có tổ chức, quảnlí chặt chẽ đất đai và thị trường nhà cửa, Xdựng thị trường vốn từng bước hình thành thị trường chứng khoán. Để làn được điều này cần phải từng bước hình thành đồng bộcác lọa thị trường tiền tệ, vốn, sưc lao động, chất xám... Điều này sẽ đ.bảo cho việc phân bố và sử dụng các yếu tố đầu vào, ra của Qtrình SX phù hợpvới nhu cầu của sự PT linh tế thị trường theo định hướng XHCN. C. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh CNHHĐH Trong nền kinh tế thị trường cac DN chỉ có thể tồn tại nếu thường xuyên đổi mới công nghệ, hạ chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng KHCN vào Qtrình SX và lưu thông hàng hóa. Trình độ sản xuất, công nghệ của nước ta còn thấp, kém đồng bộ dẫn đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa thấp, để Pt kinh tế hàng hóa chúng ta phải đẩy mạnh CNHHĐH. - Hthống kết cấu CSHT và dịch vụ hiện đại và đồng bộ cúng đóng vai trò quan trọng trong sự PT kinh tế XH. Hệ thống đó ở nước ta còn lạc hậu, không đông bộ, mất cân đối nghiêm trọng cản trở đến sự đầu tư PT kinhtế đất nước. Cần gấp rút Xdựng và củng cố các yếu tố của hệ thống kết cấu đó. Trước mắt ưu tiên xây dựn và nâng cấp các yếu tố thiết yếu: Dường xá, cầu cống,... D, giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện Hthống PL, đổi mới các chính sách tài chính , tiền tệ, giá cả. Sự ổn định chính trị bao giờ cũng là nhân tố quan trọng để PT. Nó là điều kiện để các nhà kinh doanh trong và ngoài nước yên tâm đầu tư. Nước ta là giữ vững vai tò lãnh đạo của Đ, tăng cường hiệu lực và hiệu qur quản lí của nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của dân. - Hthống PL đồng bộ là công cụ rất quan tọng để quản lí nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nó tạo nên hành lang pháp lí cho mọi hoạt động SXKD của DN trong và ngoài nước, - Đởi mới chính sách tiền tệ, giá cả nhằm mục tiêu thúc đẩy SX PT, phát động và sdụng có
  7. hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo thống nhất nền tài chính Qgia, giảm bội chi ngân sách, khống chế, kiểm soát lạm phát, xử lí đúng đắn mối quạn hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. E. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tọa đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi - Hthống điều tiết kinh tế vĩ mô phải đơcj hoàn thiện phù hợp với nhu cầu kinh tế thị trường:điều tiết bằng chiến lược và kế hoạch kinh tế, PL, chính sách và các đòn bẩy kinh tế, điều tiết thông qua bộ mày nhà nước.... - mỗi cơ chế quản lí kinh tế có đội ngũ cán bộ quản lí kinh doanh tương ứng. Chuyển sang PT nền kinh tế hàng hóa nhiều thnahf phần theo hướng XHCN đòi hỏi phải đẩy mạn sự nghiệp GD &ĐT lại đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế, cán bộ kinh doanh.đội ngũ đó phải có năng lực cuyên môn giỏi, thích ứng nhanh với với cơ chế thị trường, dám chịu trách nhiệm, chịu rỉu ro và trung thành vớicon đường XHCN Song song với việc ĐT và ĐT lại phải có phương hướng Sdụng, bồi dưỡng, đãi ngộ đúng đắn nhằm kích thích việc không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh quản lí và tài năng kinh doanh của họ. G. Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho kinh tế thị trường định hướng XHCN Thực hiện có hiệu quả kinh tế đối ngoại, chúng ta phải đa dạng hóa hthức, đa phương hóa đối tác, quán triệt nguyên tắc đôi bên cùng có lợi,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau không phân biệt chế độ chín trị XH, quản lí cơ chế XNK, thu hút rộng rãi vốn và đầu tư nước ngoài, thu hút kỹ thuật, nhân tài và kinh nghiệm quản lí. 6. Nguồn gốc hình thành và phát triển tư tưởng HCM? Ý nghĩa? KN: TTHCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN từ CMDCND đến CMXHCN đólà kết quả sự vận dụng sáng tạo và phát triển CNMLN vào điều kiện VN, là sự kết tinh tinh hoa của dân tộc và trí tuệ của thời đại nhằm mục tiêu giải phóng DT, giải phóng GC và giải phóng con người. A. Nguồn gốc hình thành * từ truyền thống văn hóa và tư tưởng tốt đẹp của dân tộc VN - Truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước - Tinh thần nhân nghĩa, đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái - Truyền thống lạc quan yêu đời tin tưởng vào sự thắng lợi của chính nghĩa - cấn cù, chịu khó, thông minh sáng tạo * Từ tinh hoa văn hóa nhân loại - HCM tiếp thu VH phương đông một cách có chọn lọc: + Người tiếp thu những tiến bộ của NG, PG như tư tưởng từ bi bác ái của PG + Người tiếp thu những nội dung tiến bộ trong tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn ở TQ đó là dân tộc độc lập, dân quuyền tự do, dân sinh hạnh phúc. - HCM tiếp thu tư tưởng VH phương Tây. Người tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trong CMDCTSở p.Tây mà tiêu biểu là cuộc CMTS Pháp với tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái; tiếp thu những tư tưởng về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc trong tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ. *CNMLN là cở sở thế giới quan và phương pháp luận của TTHCM CNMLN có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành TTHCM, nó là nguồn gốc lí luận trực tiếp quyết định bản chất của TTHCM, làm cho TTHCM thuộc về hệ TT của giai cấp CN mang tính CM và khoa học nhất. Thể hiện; - CNMLN quyết định bản chất thế giới khách quan khoa học của TTHCM - CNMLN quyết định phương pháp hành động biện chứng của HCM - CNMLN làm cho TTHCM là sự vận dụng sáng tạo và phát triển CNMLN vào thực tiễn VN HCM tuyệt đối trung thành với CNMLN nhưng Người cũng không tiếp thu một cách máy móc, giáo điều mà đã có sự chọn lọc những lí luận tư tưởng tinh túy nhất của CNMLN để
  8. giải quyết các vấn đề của CMVN * Nhân tố chủ quan thuộc về nhân cách cá nhân HCM - Là người có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, có óc phê phán tinh tường và sáng suốt - Là người có tinh thần học tập cao, luôn quyết tâm vươn lên chiếm lĩnh tri thức nhân loại và kinh nghiệm thế giới - Là người có tâm hồn của một người yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành CM, một người yêu nước thương dân và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì SN giải phóng đất nước, giải phóng nhân dân. Tóm lại, trong các nguồn gốc trên thì CNMLN là quan trọng nhất nó quyết định đến bản chất của TTHCM B. Quá trình hình thành và phát triển - TK hình thành tư tưởng yêu nước thương dân (1890- 1911) - TK tìm tòi con đường cứu nước giải phóng DT (1911- 1920) Đây là giai đoạn NAQ- HCM tìm tòi con đường cứu nước đúng và bắt gặp CNMLN, xác định con đường CMVN là con đường CMVS. Đến năm 1920 TTHCM có sự thay đổi về chất. Đó là từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản, từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản. Bác là người cộng sản VN đầu tiên. Đến đây chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước của CMVN. - TK hình thành về cơ bản về CMVN (1921 - 1930) Đây là thời kì HCM tích cực hochj tập, nghiên cứu nắm vững CNMLN và xác định những vấn đề cơ bản của đường lối CMVN. Người đã có một loạt các hoạt động. Những nội dung chính trong TTHCM hình thành trong giai đoạn này; + Khẳng định CM giải phóng DT phải theo con đường CMVS + CM thuộc địa và CMVS ở chính quốc phải quan hệ chặt chẽ với nhau + Lực lượng tiến hành CM giải phóng DT là lực lượng của toàn thể dân chúng + Khẳng định đoàn kết, liên minh với các lực lượng CM thế giới + CM phải có ĐCS lãnh đạo - TK thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nâng cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản (1930- 1945) - TK tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc (1945- 1969) C. Ý nghĩa - Giúp ta nắm vững được nội dung cốt lõi của TTHCM đặc biệt là tư tưởng độc lập DT gắn liền với CNXH - Qua học tập TTHCM sẽ trang bị cho chúng ta thế giới quan CM theo TTHCM - Học tập TTHCM giúp ta học tập được nhân sinh quan CM của HCM. Đó là học tập tư tưởng đạo đức, nhân cách mẫu mực của HCM, tác phong, phong cách của HCM, tinh thần, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của HCm. Tóm lại, TTHCM cùng với CNMLN mãi là nền tảng tư tưởng là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, của CMVN để tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh như Đảng ta đã xác định. 7. Kết hượp sức mạnh dân tộc và smạnh thời đại A. Quá trình nhận thức của HCM về kết hợp SM dân tộc và SM thời đại - Nhận tức của HCM về kết hợp SMDT với SM TĐ là cả 1 Qtrình, nó được hình htành từng bước từ cảm tính đến lí tính thông qua hoạt động thực tiến mà tổng kết thành lí luận trên cơ sở tiếp thu lí luận MLN về Vđề DT & TĐ. + Ra đi tìm đường cứu nước trong tư cách là người lao động. HCm phát hiện mối tương đồng giữa các dân tộc bị áp bức."trên đời chỉ có 2 giống người: Giống người bị bóc lột và gióng người bóc lột". Người cho rằng chỉ có người nghèo, bị bóc lột là có tình hữu ái. Đây là cơ sở đầu tiên hình thành nhận thức: Muốn giải phóng dân dtộc mình cần phải đoàn kết với các dtộc cùng chung cảnh ngộ. Đó là cơ sở hình thành nhận thức và sự kết hộp chủ nghĩa yêu nước chân chính với quốc tế vô sản.
  9. + Sau khi đọc bản luận cươg lần thứ nhất của LN về vấn đề DT và thuộc địa HCM càng ý thức được mối quan hệ mật thiết giữa CMGPDT và CMVS. Người KĐ: CMVN là một Bphận của CMVSTG. + Người đi đến KĐ: CNĐQ là kẻ thù chung cua nhân dân LĐ ở chính quốc. Muốn thắng lợi thì nhân dân LĐ các nước thuộc địa và nhân dân ở chính quốc phải liên minh lại với nhâu đẻ chiến đấu. - HCM đánh giá đúng đắn sức mạnh bên triong của dân tộc ta. Đây là nhân tố Qđịnh đến thắng lợi của CMVN. Đồng thời người cũng đánh giá đúng vai trò của nhân tố bên ngoài. Đó là sự tác động rất quan trọng đối với quá trình CMVN. Sức mạnh bên trong chính là Smạnh nội lực của cả Dtộc VN gắn với những SMạnh về VTĐL, chính trị. Sức mạnh bên ngoài là Smạnh của 3 dòng thác CM ( CMXHCN, CMGPDT, và phong trào đtranh cho hbình dân chủ) nhất là sau chiến tranh TG2, sự hthành, tồn tại và PT của Htthống XHCN trên Tg đã trở thành nhân tố quan trọng làm nên Smạnh thời đại.ngoài ra Smạnh thời đại mà HCM đề cập còn là sự tiến bộ của KHKT làm thay đổi tính CM trong các lĩnh vực. Có thể nói khi đến với CNMLN, tìm thấy con đường GPDT cho nhân dân- con dường CMVS cũng có nghĩa là HCM dã tìm thấy được Smạnh cho CMVN, đó là kết hợp SMạnh DT với SMạnh thời đại. Đây là nhận tố cụa kì quan trọng bảo dảm cho thắng lợi của CMVN. B. Nội dung cơ bản trong TTHCM về Khợp Smạnh DT và TĐ * đặt CMGPDTVN trong sự gắn bó với CMVSTG Thời đại HCM sống và hoạt động là thời đại dã chấm dứt sự tồn tại sự biệt lập giữa các quốc gia và mở ra mối quan hệ quốc tế ngày càng rộng lớn giữa cấc DT. - sự thất bại cảu các PT yêu nước chống P ccuối TKi 19 đầu tkỉ 20 không phải vì nhân dân ta thiếu anh dũng, lãnh tị ta thiếu nhiệt huyết mà do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân thiếu đường lối CM đúng đắn, phương pháp CM không phù hưpj với xu thế mới cua rthời đại. - Do nhận thức đúng đắn sự chuyển biến của thời đại HCM đã đến được với cánh tả của CM Pháp, gặp được luận cương của Ln, tán thành QTế3 tìm thấy con đường GPDTVN theo con đường CMVS. - Sau khi nắm được đặc điểm của thời đại mới HCM đã hoạt động lkhông mệt mỏi dể gắn CMVN với CMTG. Người dã chỉ ra mọt trong những nguyên nhân gây ra sự suy yếu của các DT phương Đông đó là sự biệt lập. - Do nhiều nguuyên nhân mà giai cấp công nhân ở Phương Tây lúc đó chưa có hiểu biết đầy đủ và chính cxác về vấn đề thuộc địa. HCm đã bảo vệ vàPT qđiểm của LN về khả năng to lớn và vai trò chiến lược của CMGPDT ở thuộc địa đối với thắng lợi của CMVS: CM ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ chặt chẽ với phong trào chống CNĐQ ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch. - Chính nhờ nắm bắt được đặc điểm và xu thế PT của thời đại mà HCM đã xác định chính zác đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp CM đúng đắn c ho sự nghiệp cứu nước GPDT VN theo con đường CMVS. * Kết hợp chặt chẽ giữa CNghĩa yêu nước chân chính với CNghĩa QTế trong sáng - CN yêu nước là động lực chính, là truyềnthống tốt đẹp của DT VN, để phát huy CN yêu nước chân chính thì trước hết ĐCSVN phải biết khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân Vn và phải biết phát huy tinh thần ấy cho SNGPDT và Xdựng CNXH. CNyêu nước chân chính khác với tinh thần "vị quốc" Của bọn đế quốc phẩn động. Nó là nmột Bphận của tinh thần Qtế và khôg tách rời CNQTVS. - để phát huy động lực là CN yêu nước DT thì phải phát huy CNQtế trong sáng đó là tình hữu ái VS. Việc kết hợp chặt chẽ giữa CN yêu nước chân chính với CNQT trong sáng sẽ tạo nên 1 Smạnh to lớn trong SN đtranh chống kẻ thù cvhung: CNTB, CNTD và tạo nên 1 Smạnh
  10. trong Xdựng CNXH ở VN và trên quy mô toàn TG. - kết hợp CN yêu nước với CNQT đòi hỏi phải đtranh chống mọi biểu hiện của CNDT vị kỉ, Cn Sôvanh vf mọi thứ CN khác * dựa vào sưc mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. - trong quan hệ giữa Smạnh DT và Smạnh thời đại bao giờ HCM cũng tích cực và quan tâm đến phát huy smạnh của Dt, coi nguồn nội sinh giữ vai trò quyết định, còn nguồn ngoại sinh chỉ phát huy đực tác dụng thông qua nguồn nội sinh. Vì vậy trong suốt qtrình đấu tranh GPDT người luôn nêu cao khẩu kiệu: Tụ lực cánh sinh, dựa vào sứcmình là chính. Chính vì qđiểm đó mà người đã đi đến kluận: CMthuộc địa không những không phụ thuộc vào CM VS ở chính quốc mà trong điều kiện lịch sử nhất định có thể và nhất thiêt phải tiến hành trước và bằng thăng lợi của CMTĐ góp phần giúp đỡ anh em mình ở pTây trong nhiệm vụ GP hoàn toàn. - ngoài Smạnh cần thiết bên trong cần phải có đường lối độc lập tự chủ, đúng đắn mới tranh thủ được Smạnh thời đại. Đ ta và HCM đề ra đường lối kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho Đlập, Tnhất của DT mình với mục tiêu của thời đại là Hbình, độc lập dân tộc dân chủ và CNXH. - nhờ sự giúp đỡ của QTẾ VN đã giành được thắng lợi hoàn toàn trong 2 cuộc khàng chiến GPDT bvệ TQ. Song cũng bằng thắng lợi của mình nhân dân VN đã làm suy yếu CnĐQ từng bước hạn chế và làm thất bại âm mưu gây chiến tranh TG của chúng góp phần củng cố Hbình, dân chủ trên TG. * có quan hệ hữu nghị hợp tác sẵn sàng làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ - trong suốt cộc đời hoạt động của mình luôn chăm lo Xdựng vun đắp cho tình hữu nghị hợp tác và đoàn két giữa nhân dân các nước với tinh thần "4 phuong vô sản đều là anh em" Nhằm tạinên Smạnh to lớn cho CM của các DT. - HCm chủ trương dương cao ngọn cờ Hbình, đoàn kết QTế đồng thời luôn phân biệt rõ bạn thù của CM, tỉnh táo với mọi âm mưu xấu xa của mọi thế lực phản động Qtế, chân trọng mọi sự giúp đỡ hợp tác chân thành, nhưng cũng kiên quyết đấu tranh chống sự chia rẽ xâm lược -mở rộng quan hệ đới ngoại của Đnước dựa vào tiềm năng của Đnước, dựa trên nguyên tắc bình đẳng cúng có lợi vì độc lập và tiến bộ nhân loại. Vn sẵn sang làm bạn với tất cả các nước dân chủ tiến bộ trên TG. C. Ý nghĩa Mặc dù có những biến đổi về mặt Xh và những tác động của tình thình TG song TTHCM về sự khợp Smạnh DT với Smạnh thời đại trong TTHCM vẫn là nền tảng tư tưởng của Đ trong tình hình hiện nay. Cần phải làm tốt : - phát huy smạnh đại đoàn kết dân tộc, chủ động dựa vào sức mình là chính để Xdựng CNXH - mở rộng quan hệ đối ngoại tăng cường hợp tác Qtế, tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài phục vụ cho CNHHĐH đất nước, tăng cường smạnh quóc phong an ninh - luôn làm trong trách nhiệm của mình đối với CMVSTG ( theo điều kiện và khả năng cho phép) - tăng cường hơn nữa sự lđạo củaĐ đối với sự nghiệp đổi mới Xdựng Đ ngang tầm với nhiệm vụ chính trị hiện nay - chủ động đấu tranh chống mọi biểu hiện chia rẽ khối đại đoàn kết ĐT và Đkết Qtế. 8. TTHCM về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người VN trong thời đại nới. Nhận thức của bản thân SV A. Trung với nước, hiếu với dân - Trung với nước, hiếu với dân là thể hiện mối quan hệ của con người với đất nước, với nhân dân, với dân tộc. Là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, nó bao trùm và chi phối các
  11. phẩm chất chuẩn mực khác. "Trung, hiếu" Là những khái niệm tư tưởng đạo đức của NG ở phương Đông với nội hàm hẹp để chỉ mối quan hệ là trung với vua, hiếu với cha mẹ. Nhưng đã được HCM vận dụng và thay vào đó bằng nội dung mới CM tiến bộ trở thành trung với nước, hiếu với dân. Trung với nước là trung thành với SN dựng nước và giữ nước của DT. Trung thành với SNCM của đất nước là đi lên CNXH. Nước ở đây theo quan niệm của HCM là nước của dân, dân làm chủ đất nước, do đó hiếu với dân cũng là bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân, phải tôn trọng dân, kính trọng dân coi dân là gốc rễ - Đối với cán bộ, đảng viên phải suốt đời đấu tranh cho đảng, cho Cách Mạng đó là điều chủ chốt của đạo đức Cách Mạng, tuyệt đối trung thành với đảng, với dân, phải tận trung tận hiếu thì mới xứng đáng là người đầy tớ trung thành của dân, phải coi dân là đối tượng phục vụ hết lòng. - Nội dung trung với nước: + Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng xã hội phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ Quốc, của Cách Mạng lên trên hết, trước hết. + Quan tâm thể hiện mục tiêu Cách Mạng"Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". - Nội dung hiếu với dân: + Khẳng định vai trò sứ mệnh thực sự của dân. + Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. + Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. B. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. - Cần: Cần cùm, chịu khó, siêng năng, chăm chỉ, làm việc có kế hoạch, sáng tạo, có hiệu quả cao. - Kiệm: Là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ lãng phí, không bừa bãi. - Liêm: Là luôn trong sạch, không tham lam tiền bạc, địa vị, danh lợi. - Chính: Là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn, đối với người, với mình, với việc. Các đức tính này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần phải luôn đi với kiệm. Cần mà không kiệm thì chẳng khác nào gió vào nhà trống, kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. Kiêm cũng phải luôn đi với liêm. Cần, kiệm, liêm, chính, là gốc rễ của chính -Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với mỗi cán bộ Đảng viên. Vì nếu mắc sai lầm sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của Cách Mạng, uy tín của Đảng. Và trở nên hủ bại trở thành sâu mọt của dân. - Chí công vô tư là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến bản thân mình trước mà phải đặt lên trên hết lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân. Lấy chí công, vô tư, để đối với người với việc. Thực hành chí, công, vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức Cách mạng. - Theo HCM phải phân biệt rõ chủ nghĩa cá nhân và lợi ích cá nhân. Thắng lợi của CNXH không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, nhưng đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân. Nếu lợi ích cá nhân không trái với lợi ích tập thể thì không xấu. C; Yêu thương con người. Thương yêu con người trong TTHCM không chung chung, trừu tượng kiểu thế giới mà luôn luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản, giành cho các dân tộc và con người bị áp bức, đau khổ. - Theo Bác tình yêu thương con người trước hết giành cho những người đang bị áp bức bóc lột, những người cùng khổ và Bác có mong muốn là con người sinh ra phải có quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. - Yêu thương con người đồng thời phải nghiêm khắc với bản thân mình, sống phải độ
  12. lượng với người khác, phải có tinh thần nhân ái đối với những người có sai lầm khuyết điểm đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa. - Yêu thương con người được thể hiện ở tình yêu thượng bạn bè, đồng chí và có thái độ tôn trọng đối với con người. D: Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung. TTHCM là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất cộng sản chủ nghĩa. Nó bất nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và của xã hội XHCN. Chủ nghĩa quốc tế trong TTHCM rộng lớn và sâu sắc. Đó chính là tinh thần quốc tế vô sản" Bốn phương vô sản đều là anh em", đó là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù, bất bình đẳng dân tộc và phân biệt chủng tộc, đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân các nước trên thế giới, đoàn kết với những người tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đang phấn đấu cho mục tiêu vì độc lập dân tộc, vì hòa bình và thực hiện dân chủ, tiến bộ trên thế giới.
nguon tai.lieu . vn