Xem mẫu

Điều kiện, tiền đề ra đời của xã hội học? ý nghĩa sự ra đời của XHH. *Kinh tế – XH : ­ Ở châu Âu, đầu thế kỷ 19 phương thức sản xuất của CNTB ra đời và phát triển lớn mạnh. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra ở hầu khắp Châu âu đã làm thay đổi cơ bản mọi hoạt động, thúc đẩy kinh tế phát triển nhảy vọt. Phương thức sản xuất TBCN thay thế dần phương thức sản xuất phong kiến, hình thái kinh tế phong kiến bị lật đổ. CNTB tạo ra một khối của cải vật chất khổng lồ cho xã hội. ­ Từ chính sự biến đổi kinh tế dẫn đến sự biến đổi của đời sống XH ở châu âu. Lối sống XH thay đổi, quá trình đô thị hoá phát triển nhanh chóng ở mọi ngõ ngách của XH Châu âu. Mâu thuẫn giai cấp tư sản và vô sản ngày càng gay gắt ­ Trật tự kinh tế chính trị XH ở Châu âu đầy biến động làm xuất hiện trong xã hội một nhu cầu phải nghiên cứu thực tại XH để tìm ra giải pháp cho việc lập lại trật tự XH ổn định tạo điều kiện cho cả cá nhân và XH cùng phát triển. *Tiền đề khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ­ Thế kỷ 18, 19 nhân loại đã có những phát triển vượt bậc về khoa học tự nhiên. Sự pháp triển mạnh mẽ của khoa học (đặc biệt là phương pháp luận) cùng với những phát kiến khao học vĩ đại là nhân tố quan trọng cho sự ra đời của xã hội học. Trong thời kì đầu phát triển xã hội học, nhiều quá trình và quy luật của tự nhiên đã được áp dụng trong nghiên cứu vấn đề xã hội. ­ Khoa học xã hội cũng có những bước phát triển đáng kể tuy nhiên triết học xã hội lại có sự lạc hậu trương đối: lối tư duy máy móc, siêu hình, phiến diện. Để có một cái nhìn mới về xã hội, xã hội học đã tách ra khỏi triết học, trở thành một ngành khao học cụ thể, kế thừa thành tựu khoa học tự nhiên khoa học xã hội. *Tiền đề về chính trị ­ Bên cạnh những những biến đổi về kinh tế – xã hội, về mặt đời sống chính trị XH cũng có rất nhiều biến động ở cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Nổi bật nhất là xuất hiện hàng loạt cuộc cách mạng tư sản. Bên cạnh những tác động tích cực, các cuộc cách mạng này cũng để lại những hậu quả tiêu cực cho xã hội. Các nhà XHH đã tìm hiểu các quá trình, hiên tượng XH để giải thích những biến động XH xung quanh họ, đồng thời chỉ ra biện pháp lập lại trật tự và duy trì tiến bộ xã hội *Ý nghĩa sự ra đời của XHH. XHH ra đời đã làm thay đổi nhận thức, thay đổi thế giới quan và PP luận của con người về sự biến đổi trong đời sống KT­XH. Với những tri thức mới do XHH đem lại, con người hoàn toàn có thể hiểu được, giải thích được các hiện tượng Xh bằng các khái niệm, phạm trù và PP nghiên cứu khoa học. XHH đã trang bị cho con người nhận thức khoa học về các quy luật của sự phát triển, và tiến bộ XH, nhận diện xã hội một cách đúng đắn, lấy đó làm công cụ để giải quyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ đời sống xã hội, góp phần vào việc kiến tạo những chính sách xã hội và để lập lại trật tự XH, xây dựng XH ngày càng tốt đẹp hơn. Đóng góp của Auguste Comte (1798–1857) đối với sự ra đời và phát triển của XHH. * Tiểu sử: Sinh năm 1798 trong một gia đình Gia tô giáo người Pháp ông có tư tưởng tự do và cách mạng rất sớm. Gia đình theo xu hướng quân chủ nhưng ông lại có tư tưởng tự do tiến bộ .Ông là nhà triết học theo dòng thực chứng và là 1 nhà XHH nổi tiếng. ­ Sinh ra ở một đất nước đầy biến động, tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế – xã hội Pháp cuối TK 18 đầu Tk 19 cũng như những mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học xung đột gay gắt. * Đóng góp cụ thể: ­ Là người đặt tên cho lĩnh vực khoa học xã hội học vào năm 1838 ­ Ông có công lớn là tách tri thức XHH ra khỏi triết học để tạo tiền đề cho sự hình thành một bộ môn khoa học mới chuyên nghiên cứu về đời sống XH của con người. ­ Quan niệm của ông về XHH: Trong bối cảnh mới ông cho rằng XHH là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về quy luât tổ chức đời sống XH của con người (khoa học thực tại XH) ­ Phương pháp nghiên cứu XHH: Ông cho rằng XHH phải vận dụng phương pháp phương pháp thực chứng .Ông định nghĩa : phương pháp thực chứng là phương pháp thu thập xử lý thông tin kiểm tra giả thuyết và xây dựng lý thuyết . So sánh và tổng hợp số liệu. Có 4 phương pháp cơ bản: + PP quan sát: Để giải thích các hiện tượng xã hội, cần phải quan sát các hiện tượng xã hội, thu thập bằng chứng xã hội + PP thực nghiệm: tạo ra những tình huống nhân tạo để xem xét ảnh hưởng của chúng đến sự vật hiên tượng khác + PP so sánh: so sánh các hình thức, loại xã hội với nhau nhằm khái quát đặc điểm chung, thuộc tính cơ bản của xã hội + PP phân tích lịch sử: quan sát sự vân động lịch sử xã hội để chỉ ra xu hướng, tiến trình biến đổi của xã hội ­ Ông còn gọi XHH là vật lý học XH vì XHH có phương pháp nghiên cứu gần giống với phương pháp nghiên cứu vật lý học . Nó cũng gồm 2 lĩnh vực cơ bản : Tĩnh học XH và Động học XH + Động học XH là bộ phận nghiên cứu hệ thống XH trong trạng thái vận động biến đổi theo thời gian. Động học XH chỉ ra quy luật vận động biến đổi + Tĩnh học XH là bộ phận nghiên cứu trạng thái tĩnh của XH và cơ cấu của XH các thành phần phần tạo lên cơ cấu và các mối quan hệ giữa chúng .Tĩnh học XH chỉ ra các quy luật tồn tại XH ­ Quy luật vận động XH: quy luật 3 giai đoạn của tư duy. Theo Comte lịch sử loài người phát triển qua 3 giai đoạn + Giai đoạn thần học: Tri thức loài người còn nông cạn, tin tưởng vào thế lực siêu nhiên, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên + Giai đoạn siêu hình: Nhận thức của con người đã phát triển hơn tuy nhiên xem xét các sự vật hiện tượng vẫn dựa trên quan điểm siêu hình, máy móc + Giai đoạn thực chứng: Trí tuệ, tri thức của con người có đủ sức mạnh để phân tích, giải thích thế giới, xây dụng trật tự xã hội hợp lý Con người có thể quản lý tốt nhất XH của mình trong giai đoạn thực chứng. Mặc dù có những hạn chế nhất định về tư tưởng nhưng ông đã có những cống hiến to lớn cho việc đặt nến móng cho XHH.Do đó ông được coi là cha đẻ của XHH. Đóng góp của Karl Marx (1818 – 1883) đối với sự ra đời và phát triển cảu XHH Karl Marx, là nhà kinh tế học đức, nhà lý luận vĩ đại của phong trào công nhân thế giới và là người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học. Karl Marx sinh năm 1818 miền Nam nước Đức và mất năm 1883 tại London. Karl Marx sinh ra trong một gia đình Do Thái, cha làm luật sư. Đầu tiên Marx theo nghề cha, học luật ở Đại học tổng hợp Bonn, sau đó học triết học ở đại học Tổng hợp Berlin.. Năm 1843 Marx và gia đình chuyển tới Paris. Tại đó ông kết bạn với Friedrich Engels. Cả hai người đã trở thành người bạn chiến đấu thân thiết của nhau, cùng viết Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và cùng hoàn thiện học thuyết Marx. Với tư cách là nhà khoa học xã hội, Mác đã phân tích sự vận động của xã hội và chủ nghĩa tư bản và chỉ ra qui luật phát triển của lịch sử xã hội loài người. Marx đã để lại những tác phẩm vĩ đại như bộ "Tư bản", "Bản thảo kinh tế ­ triết học", "Gia đình thần thánh", "Hệ tư tưởng Đức".... ­ Phương pháp luận xã hội học Marx + Chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu XHH. Về mặt lý luận, Chủ nghĩa duy vật lịch sư xem xét XH như là 1 chỉnh thể gồm nhiều bộ phận cấu thành. Các bộ phận đó không chỉ tác động qua lại lẫn nhau mà còn mâu thuẫn đối kháng nhau. Theo Marx, sự mâu thuẫn đối kháng nhau giữa các bộ phận của xã hội chính là động lực để phát triển XH. Con người có khả năng vận dụng các qui luật đã nhận thức được để cải tạo, biến đổi xã hội phù hợp với lợi ích của mình. ­ Quan niệm về bản chất của xã hội và con người Bản chất của xã hội bị qui định bởi hoạt động sản xuất vật chất và con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Marx cho rằng bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội và rằng con người không ngừng nâng cao các nhu cầu mới Nghiên cứu XHH cần phân tích mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội nhằm phát triển năng lực phẩm chất con người trong qua trình lao động xã hội ­ Qui luật phát triển lịch sử xã hội Lịch sử phát triển của XH loài người là sự thay đổi kế tiếp nhau của 5 hình thái KTXH tương ứng với 5 chế độ XH: Cộng sản nguyên thủy, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa. Lịch sử thay thế phương thức sản xuất mới tuân theo qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất. Lịch sử thay thế kế tiếp các phương thức sản xuất tuân theo qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển này tuân theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Theo Marx, các nhà XHH không những giải thích TG mà còn góp phần vào công cuộc cải tạo, đổi mới XH để XD một XH công bằng, văn minh. Ông xứng đáng được tôn vinh là nhà XHH vĩ đại của mọi thời đại. Cơ cấu XH và phân hệ cơ cấu XH Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội, là mối liên hệ vững chắc của các thành tố xã hội trong hệ thống xã hội ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn