Xem mẫu

  1. SỞ Y TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN BỆNH VIỆN TÂM THẦN NGUYỄN ĐỨC TUÂN NGUYỄN THỊ NGUYỆT THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG  QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH  TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÁI NGUYÊN Đề cương nghiên cứu khoa học cấp cơ sở chuyên ngành CNTT Mã số:CS/YT/20/…..  
  2. Thái nguyên ­ 2020
  3. SỞ Y TẾ THÁI NGUYÊN BỆNH VIỆN TÂM THẦN NGUYỄN ĐỨC TUÂN NGUYỄN THỊ NGUYỆT THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG  QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH  TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÁI NGUYÊN Đề cương nghiên cứu khoa học cấp cơ sở chuyên ngành CNTT Mã số:CS/YT/20/…..
  4. Thái Nguyên năm  2020
  5. Mục lục: DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. BHYT: Bảo hiểm y tế 2. BV: Bệnh viện 3. CBVC: Cán bộ, viên chức 4. CNTT: Công nghệ thông tin
  6. 5. EPR: Electronic Patient Record 6. HIS: Hospital Information System 7. KCB: Khám chữa bệnh 8. NVYT: Nhân viên y tế 9. QLBV: Quản lý bệnh viện DANH MỤC CÁC BẢNG
  7. STT NỘI DUNG TRANG 1 Bảng 3.1: Chất lượng máy tính tại Bệnh viện Tâm  25 thần Thái Nguyên 2 Bảng 3.2: Tỷ lệ máy tính tại các bộ phận 25 3 Bảng 3.3: Tỷ lệ máy tính cũ tại các khoa phòng 26 4 Biểu đồ 3.4: Chất lượng máy in tại BV Tâm thần  26 Thái Nguyên 5 Bảng 3.5. Cán bộ chuyên trách về CNTT 27 6 Bảng 3.6. Tỷ lệ cán bộ có chứng chỉ tin học 27 7 Bảng 3.7. Tiêu chí phần mềm tin học quản lý bệnh  28 viện 8 Bảng 3.8. Đánh giá phân hệ quản lý khoa Khám  29 bệnh 9 Bảng 3.9. Đánh giá phân hệ quản lý người bệnh nội  29 trú 10 Bảng 3.10. Đánh giá phân hệ quản lý Cận lâm sàng 29 11 Bảng 3.11. Đánh giá phân hệ quản lý Dược 30 12 Bảng 3.12. Đánh giá phân hệ thanh toán viện phí và  30 BHYT 13 Bảng 3.13. Bảng tổng hợp đánh giá các phân hệ theo  30 tiêu chí nội dung 14 Bảng 3.14. Thông tin chung về người sử dụng 31 15 Bảng 3.15: Tỷ  lệ  cán bộ  được hướng dẫn, đào  32 tạo để sử dụng hệ thống
  8. 16 Bảng 3.16: Hệ thống giúp cho công việc đạt  32 được kết quả tốt hơn
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Bước vào Thế kỷ 21, thế kỷ của công nghệ. Giờ đây khoa học công  nghệ đã không thể  thiếu trong cuộc sống con người, nó đã đi sâu vào mọi   mặt mọi lĩnh vực của cuộc sống trong xã hội.  Năm 1997 Việt Nam chính  thức kết nối mạng internet toàn cầu, đây là điểm khởi đầu quan trọng cho  sự  phát triển internet tại Việt Nam cũng như  tạo tiền đề  cho xây dựng   chính phủ điện tử. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ chính phủ điện tử của  các nước phát triển và các nước trong khu vực, từ những năm 2000, Chính  phủ Việt Nam đã có những phương án và cam kết xây dựng chính phủ điện  tử. Nếu coi năm 2000 là năm Việt Nam bắt đầu triển khai xây dựng  chính phủ điện tử thì qua 20 năm chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan  trọng, và được Liên hiệp quốc xếp hạng từ  trung bình trở  lên về  chỉ  số  phát triển chính phủ điện tử.[7]   Trong đó nghành y tế  cũng là một phần quan trọng trong việc xây  dựng chính phủ điện tử. Với việc áp dụng công nghệ thông tin, ngành y tế  hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc vận hành hệ thống   khám chữa bệnh, trong công tác khám chữa bệnh và quản lý bệnh nhân  cũng như các hoạt động của cơ sở y tế. Với mục tiêu đến năm 2028 tất cả  các bệnh viện toàn quốc sử dụng bệnh án điện tử.[13] Trước đây, công tác quản lý của hầu hết các cơ  quan, đơn vị bệnh viện   nước ta chủ  yếu là phương pháp quản lý thủ  công.  Vì thế, mọi công tác  quản lý bệnh  nhân, lưu trữ  hồ  sơ  bệnh án đều sử  dụng các loại giấy tờ,  văn bản. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc lưu trữ như dễ bị thất   lạc hay hư hỏng qua thời gian, tiêu tốn diện tích lưu trữ, việc tìm kiếm tốn  nhiều thời gian, công sức đòi hỏi nhiều nguồn nhân lực,…. Do vậy, hiệu  
  10. quả  công tác chưa  cao.  Và hiện nay, việc  ứng dụng công nghệ  thông tin  trong quản lý bệnh viện đã được rất nhiều bệnh viện trên thế  giới cũng  như  các bệnh viện  ở Việt Nam tận dụng triệt để  lợi ích của CNTT mang  lại. Từng bước được  ứng dụng vào công tác nghiên cứu, quản lý bệnh   nhân,   lưu   trữ   hồ   sơ,   truy   xuất   dữ   liệu   phục   vụ   công   tác   chuyên   môn,  nghiệp vụ.[7] Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT trong quản lý bệnh viện, từ  nhiều năm nay Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên đã xây dựng kế  hoạch   đầu tư  kinh phí, tuyển dụng nhân lực, đào tạo cán bộ, đầu tư  phần mềm,  để triển khai ứng dụng CNTT vào công tác khám, chữa bệnh và quản lý các   mặt hoạt động bệnh viện. Đến nay đơn vị  đã hoàn tất việc kết nối mạng  nội bộ và phần mềm ứng dụng trong toàn viện. Ứng dụng công cụ  này đã  tạo ra những biến chuyển mang tính bước ngoặt trong hoạt động của Bệnh  viện, vừa góp phần giảm nhẹ các thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng  công tác quản lý điều hành, đảm bảo quản lý tốt vật tư tiêu hao, chống thất  thoát, lãng phí; từ đó góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, giảm  thời gian chờ đợi, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Sau một thời gian triển khai  ứng dụng CNTT vào các hoạt động của   đơn vị, thì thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý bệnh viện  hiện nay ra sao? Có những thuận lợi, khó khăn gì trong việc  ứng dụng   CNTT tại đơn vị?.  Xuất phát từ  những lý do trên mà tôi đã chọn đề  tài: “Thực trạng  ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh tại bệnh  viện Tâm thần Thái Nguyên”.  Từ  kết quả  nghiên cứu này sẽ  phần nào  giúp lãnh đạo bệnh viện  điều chỉnh và định hướng chiến lược phát triển 
  11. CNTT trong những năm tiếp theo, nhằm đáp  ứng yêu cầu quản lý bệnh   viện trong giai đoạn tới và nâng cao chất lượng hoạt động. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU       1) Mô tả thực trạng trong thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào  công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên.       2) Đánh giá những kết quả đạt được khi ứng dụng CNTT trong công tác  khám chữa bệnh viện tại Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên.
  12. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện: Theo quy chế  bệnh viện [1], bệnh viện có chức năng và nhiệm vụ  chính: * Khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh,  chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế  độ  chính sách Nhà nước quy   định. Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà  nước. ­ Đào tạo cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế.  Các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực thực hiện quy chế bệnh  viện và quy trình kỹ thuật bệnh viện. ­ Nghiên cứu khoa học: Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên  cứu khoa học, ứng dụng, những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc  khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ người bệnh.
  13. ­ Chỉ đạo tuyến: Hệ thống các bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ  thuật. Tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật tuyến dưới. ­ Phòng bệnh: Song song với khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh là  nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện. 1.1.2. Khái niệm về CNTT.                    Công nghệ  thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh:   Information   Technology hay IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin  .            CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển   đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin [14] . Người làm   việc trong ngành này thường được gọi là dân CNTT ( IT specialist) hoặc cố  vấn quy trình doanh nghiệp (Bussiness Process Consultant).               Ở Việt Nam khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị  quyết  Chính phủ 49 CP kí ngày 04.08.1993: Công nghệ thông tin là tập hợp   các phương pháp khoa học các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại –   chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông  ­ nhằm tổ chức khai thác và sử  dụng có hiệu quả  các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm  năng mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. 1.1.2. Khái niệm CNTT Y tế Bệnh viện         CNTT trong y tế là sự kết hợp của khoa học thông tin, khoa học máy  tính và chăm sóc sức khỏe. Nó giải quyết các vấn đề về nguồn lực, thiết bị  và các biện pháp được yêu cầu để  tối ưu hóa thu thập, lưu trữ, khôi phục  và sử dụng các thông tin về sức khỏe và y sinh học. Việc ứng dụng CNTT   trong y tế không chỉ bao gồm máy tính mà còn là các chỉ dẫn lâm sàng, điều  dưỡng, nha khoa, dược, sức khỏe cộng đồng và các nghiên cứu về  y tế  [15].
  14.            CNTT y tế  là việc áp dụng quá trình xử  lý thông tin liên quan tới   phần mềm máy tính và các phần mềm khác để  giải quyết việc lưu trữ,  khôi phục, chia sẻ và sử dụng các thông tin y tế, các dữ liệu, kiến thức cho  việc giao tiếp và quyết định lựa chọn [16].       CNTT y tế bao gồm tập hợp các công nghệ về  trao đổi và quản lý   các thông tin sức khỏe được sử  dụng bởi các khách hàng, nhà cung cấp,  người trả chi phí, bảo hiểm y tế và tất cả đối tượng quan tâm tới sức khỏe   và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà cụ thể là lưu trữ và xử lý số liệu của  người bệnh. Công nghệ này bao gồm sự sắp xếp có thứ  tự  khác nhau một  cách có hệ  thống, được liên kết với nhau, làm cho các bác sĩ liên hệ  với  nhau dễ dàng. Ví dụ như lưu trữ số liệu bằng máy tính, thông báo kết quả  ở các labo, cho phép các nhà lâm sàng chia sẻ các thông tin về người bệnh  không giới hạn về các bệnh viện, về biên giới địa lý [17]. 1.1.3. Vị  trí vai trò của công nghệ  thông tin đối với Y tế  Bệnh   viện. Đến nay, CNTT ở nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, không chỉ  góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà  còn  trở   thành ngành kinh tế  mũi  nhọn. CNTT phát triển một cách nhanh  chóng, đã có những tác động hết sức to lớn đối với sự  phát triển của xã   hội.  CNTT và truyền thông đã làm cho cơ  cấu nghề  nghiệp trong xã hội   biến đổi rất nhanh. Một số ngành nghề  truyền thống đã bị  vô hiệu hóa, bị  xoá bỏ, nhiều ngành nghề  mới, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ  được hình  thành và phát triển.[9] Trong các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện…..thì việc quản lý   trở  nên dễ  dàng hơn rất nhiều, nhờ  các phần mềm quản lý do con người  tạo ra. Cũng như trong y học thì việc khám và chữa bệnh nhờ các kỹ thuật 
  15. hiện đại đã không thể  thiếu, nhờ  có nó một số  căn bệnh nan y trước đây   mà y học phải bó tay mà giờ  đây trở  nên dễ  dàng. Công nghệ  thông tin  (CNTT) đang dần chứng tỏ  tầm  ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt của đời  sống xã hội. Cụ  thể, với nghành Y tế  ta có thể  thấy vai trò của CNTT là  hết sức to lớn và cần thiết. CNTT đã dần trở thành yếu tố không thể thiếu  trong sự  nghiệp phát triển nghành Y tế  của một quốc gia, nó năm vai trò   chủ đạo. Hiện tại chúng ta đang trên đà triển khai, từng bước thực hiện số  hóa bệnh án (bệnh án điện tử). Theo đó khi hoàn thành, các bệnh viện sẽ  không cần phải lưu trữ bệnh án truyền thống, mọi thông tin về khám bệnh,  thực hiện cận lâm sàng, chẩn đoán … của bệnh nhân đều được lưu trữ trên  hệ thống phần mềm. Bác sĩ có thể kiểm tra tất cả dữ liệu bệnh sử để cho  lần điều trị sau,  điều này giúp cac bác sĩ đ ́ ưa ra kết quả chẩn đoán hạn chế  việc chỉ định các xét nghiệm không cần thiết. Bệnh nhân không cần phải lo  lắng khi làm mất kết quả xét nghiệm, Việc kê đơn thuốc trước đây nhiều  người kêu ca về  chữ  của y, bác sĩ xấu, khó đọc nay nhờ  áp dụng CNTT  đơn thuốc được in trên giấy, không chỉ dễ đọc mà còn giúp lãnh đạo BV dễ  dàng quản lý đơn, giảm tình trạng kê đơn không hợp lý cho người bệnh.  Ứng dụng CNTT cũng giúp người bệnh giảm thời gian chờ đợi . Chỉ với 1  chiếc thẻ từ thông minh và một vài thao tác đơn giản bên cạnh máy đăng kí  tự  động là người bệnh đã có thông tin về  phòng khám, số  thứ  tự  khi vào   viện...So với trước kia, việc  ứng dụng thẻ  từ  thông minh giúp giảm thời  gian chờ đợi cho một bệnh nhân đăng ký khám bệnh trung bình từ  30 phút  xuống chỉ còn 5­10 giây.[5] Đặc biệt, trong lĩnh vực khám chữa bệnh  ứng dụng CNTT giúp các   bác sĩ có thể thực hiện những kỹ thuật mới, hiện đại nâng cao chất lượng  khám,   chữa   bệnh.   Ví   dụ   như:   Siêu   âm   Doppler   màu,   chụp 
  16. Xquang…..Chuẩn đoán hình ảnh đã góp phần nâng cao tính chính xác, hiệu  quả cao trong chuẩn đoán bệnh.  Phải khẳng định rằng, CNTT đã  có những đóng góp thiết thực đối  với sự  phát triển trên nhiều mặt hoạt động của ngành y tế  trong thời gian   qua. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng là tiền đề  để  xây dựng y tế  thông minh, đáp  ứng nhu cầu phát triển của con người và xã hội, nhất là  trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. 1.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện  ứng dụng CNTT vào   quản lý thông tin KCB: * Những yếu tố thuận lợi: Việc đưa sử  dụng hệ  thống phần mềm vào các hoạt động quản lý  thông tin KCB tại bệnh viện đã giảm thiểu được nhiều loại sổ  sách, giấy  tờ, biểu mẫu, giảm gánh nặng về thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí văn   phòng và các phát sinh không cần thiết. Hệ thống phần mềm đảm bảo toàn  bộ hệ thống hoạt động xuyên suốt từ khâu tiếp nhận người bệnh vào viện   đến ra viện. Ứng dụng phần mềm không chỉ đơn thuần cung cấp ứng dụng CNTT  cho bệnh viện mà quan trọng hơn là việc hình thành và đưa ra một cách  quản lý mới và khoa học. Tạo ra sự tin cậy cho người bệnh và giúp các bác sỹ chẩn đoán bệnh  và điều trị  hợp lý, nhờ  vào việc lưu trữ  tất cả  các thông tin, lịch sử  bệnh   án, của các người bệnh. Hệ   thống  hoạt   động  được  thông  suốt  trong  toàn  bệnh  viện,  việc   quản lý cơ  sở  dữ  liệu tập trung tạo tính nhất quán đồng bộ, giúp trao đổi  thông tin giữa các khoa phòng được truyền tải nhanh chóng, chính xác.
  17. Ứng dụng CNTT sẽ giúp cho người quản lý, có được các số liệu một  cách nhanh chóng, phục vụ  cho các hoạt động quản lý cũng như  công tác   báo cáo mà không cần tốn nhiều thời gian và độ chính xác cao hơn. * Những yếu tố khó khăn Khó khăn lớn nhất khi ứng dụng CNTT vào bệnh viện là làm thay đổi  tập quán, quy trình làm việc của các nhân viên y tế, các bác sỹ, khi chuyển   từ việc quản lý thủ công hiện nay với những ghi chép, sử dụng hồ sơ bệnh   án giấy tại Khoa khám bệnh và các khoa, phòng khác tại bệnh viện, song  song với sử dụng hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện. Cơ  sở  phòng  ốc của bệnh viện dàn trải trên diện tích rộng nên việc  xây dựng một mạng LAN, đường truyền ổn định là một việc rất khó khăn. Trình độ tin học của cán bộ, viên chức còn nhiều hạn chế, những cán  bộ với tuổi đời từ 40 trở lên thường rất vất vả trong việc sử dụng máy tính Chức năng của bệnh viện tuyến tỉnh, ngày càng nhiều hơn, bao gồm  nhiều khoa, phòng trực thuộc và được chia thành nhiều nhóm chức năng  khác nhau làm tăng tính phức tạp trong thiết kế giải pháp, nhất là giải pháp  phần mềm quản lý. ­ Do nguồn tài chính có hạn, nên nguồn kinh phí hàng năm dành cho  công nghệ thông tin y tế còn nhiều hạn chế. 1.3. Những lợi ích của phần mềm quản lý KCB: * Lợi ích đối với lãnh đạo bệnh viện: Giám sát hoạt động bệnh viện một cách toàn diện, ngay tại bàn làm  việc, theo thời gian thực, không cần chờ  báo cáo từ  cấp dưới. Dữ  liệu  được lưu dưới dạng số hóa, truyền qua mạng, đến ngay bàn làm việc của  Giám đốc, dễ  dàng thống kê. Số  liệu báo cáo đảm bảo trung thực, chính  xác. Với hệ thống internet ban Giám đốc có thể truy cập vào máy chủ bệnh 
  18. viện để  kiểm tra số  liệu tất cả  mọi mặt hoạt động của bệnh viện: nhân  sự, tài chính, lâm sàng, cận lâm sàng… theo thời gian thực. Minh bạch thông tin trong bệnh viện: Các thông tin tài chính, thuốc  men, dược, trang thiết bị, vật tư, hóa chất được nhập liệu chính xác và  quản lý theo quy trình, loại bỏ  hoàn toàn các sai sót do vô tình hay cố  ý  trong bệnh viện. Chống thất thoát viện phí, vật tư và thuốc men. Tiết kiệm giấy tờ, phim  ảnh: Các thông tin nội bộ có thể truyền qua   hệ  thống mạng, dần xóa bỏ  hình thức thông tin trên giấy; xét nhiệm, chỉ  định, y lệnh được lưu hoàn toàn trên hệ  thống máy tính, thời gian lưu dữ  lâu, bảo quản dễ dàng, dễ nhân bản và chia sẻ. Y học thực chứng, chứng cứ pháp lý: Các thông tin dù nhỏ cũng được  lưu trữ giúp làm bằng chứng khoa học và pháp lý. Lãnh đạo bệnh viện có  thể truy nguyên sai sót khi có sự cố xảy ra. Báo cáo lên cấp trên (Bộ Y tế, Sở Y tế ), Bảo hiểm y tế: Các số liệu  chuyên môn được thống kê ngay tức thì và chuyển qua mạng internet có thể  giúp cơ quan quản lý y tế như Sở Y tế có ngay số liệu phục vụ cho quản lý   cộng đồng và quản lý dịch bệnh; Các mẫu báo cáo thống kê được thiết kế  sẵn theo tiêu chuẩn của các cơ  quan quản lý. Cập nhật nhanh chóng thay  đổi các chính sách BHYT. * Lợi ích đối với bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế: Tiết giảm thời gian làm việc: Do tất cả các công việc liên quan đến  dữ liệu được lập trình, các thao tác phức tạp trước đây được đơn giản hóa. Kế  thừa thông tin: Các đơn vị  chức năng không cần phải nhập liệu  lại những dữ liệu đã được người khác nhập rồi. Ví dụ tên người bệnh, địa  giới hành chính, lịch sử bệnh…
  19. Chẩn đoán từ xa: Các thông tin người bệnh dưới dạng digital có thể  gửi lên mạng Ineternet hoặc email để  cùng hội chẩn từ  xa. Ví dụ  như  hệ  thống chụp X­quang hiện tại Giảm thiểu sai lầm y khoa: Các hệ  thống hỗ  trợ  chẩn đoán, hỗ  trợ  điều trị được lập trình sẵn giúp tránh sai sót. Các đơn thuốc được in ấn rõ   ràng, tránh nhầm lẫn khi dùng thuốc. Nghiên cứu khoa học: Những dữ liệu bệnh án được lưu trữ  lâu dài,  dễ  dàng trích xuất, thống kê một cách nhanh chóng và chính xác. Giúp ích  rất nhiều khi cần thiết để tiến hành nghiên cứu * Lợi ích đối với người bệnh: Tiết giảm thời gian chờ   đợi của người bệnh: Các thông tin hành  chính người bệnh được lưu trữ  trên thẻ  người bệnh và trên máy chủ, có   thể  dùng lại qua thời gian, các thông tin thường xuyên không cần lập lại,   với số lượng người bệnh đông, việc tiết giảm thời gian sẽ rất đáng kể. Có  thể  lập nhiều trạm thu phí  ở  nhiều chỗ  khác nhau giúp thuận tiện cho  người bệnh nộp phí. Không cần mang theo hồ sơ: Tài liệu người bệnh được lưu trữ trong   hệ  thống mạng, sắp xếp theo mã số  người bệnh, khi người bệnh đến tái  khám tất cả dữ liệu của người bệnh được thể  hiện đầy đủ  trên màn hình.   Đây là điều quan trọng đối với người bệnh có bệnh mạn tính. Tài liệu y khoa rõ ràng: Người bệnh nhận được các tài liệu in dưới  dạng vi tính, đẹp mắt, rõ ràng, tránh nhầm lẫn nguy hiểm do chữ  viết tay   không rõ ràng. Dịch vụ an toàn: Người bệnh nhận được dịch vụ khám và điều trị an   toàn nhờ hệ thống hỗ trợ chẩn đoán và hỗ trợ điều trị. Hệ thống không chỉ 
  20. là nơi lưu trữ  thông tin mà còn là phương tiện nhắc nhở  bác sĩ đối với  những sai sót thường ngày như trùng tên thuốc. Hóa đơn tài chính minh bạch: Người bệnh cảm thấy thoải mái khi  nhận hóa đơn minh bạch từ hệ thống máy vi tính. 1.4. Phần mềm quản lý KCB: Trong hạ  tầng cơ  sở  của CNTT, phần mềm là yếu tố  quan trọng  nhất, quyết định thành công của việc triển khai ứng dụng CNTT, nhưng lại  là yếu tố khó thực thi nhất. Để có được một hệ thống phần cứng đồng bộ  và hiện đại, chỉ cần có kinh phí là có thể thực hiện được, nhưng với phần  mềm thì không đơn giản như thế; Để  có một phần mềm đáp ứng các yêu   cầu quản lý phụ  thuộc vào rất nhiều yếu tố và đã có rất nhiều đơn vị, tổ  chức thất bại vì phần mềm không đáp ứng được yêu cầu bài toán quản lý  đặt ra. Vậy, thế nào là một phần mềm đạt chất lượng? Đánh giá chất lượng sử  dụng một phần mềm, một số  tổ  chức tiêu  chuẩn   quốc   tế   đã   đưa   ra   các   chuẩn:   ISO/IEC   9126,   ISO/IEC   14598,  IEEE1061, ISO 12119... Dựa trên các tiêu chí của các chuẩn này, Bộ  thông  tin và Truyền thông cũng đưa ra chuẩn quốc gia về chất lượng sử dụng của  phần mềm ­ là khả  năng phần mềm cho phép người sử  dụng có thể  đạt   được những mục đích cụ thể với tính hiệu quả, tính năng suất, tính an toàn   và tính thỏa mãn.[8] ­ Tính hiệu quả: Là khả năng của phần mềm cho phép người sử dụng  đạt được mục đích một cách chính xác và hoàn toàn, trong điều kiện  làm việc cụ thể. ­ Tính năng suất: Là khả năng của phần mềm cho phép người sử dụng  lượng tài nguyên hợp lý tương đối để  thu được hiệu quả  công việc   trong những hoàn cảnh cụ thể.
nguon tai.lieu . vn