Xem mẫu

  1. BM01.QT02/ĐNT-ĐT TRƯỜNG ĐH NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA NGOẠI NGỮ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin chung về học phần - Tên học phần (Tiếng Việt): Văn học Mỹ (American Literature) - Mã học phần: 1531162 - Số tín chỉ: 2 - Thuộc chương trình đào tạo của bậc Đại học, ngành Ngôn ngữ Anh - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: 30 tiết § Nghe giảng lý thuyết: 15 tiết § Thực hành (Làm bài tập trên lớp, thảo luận, hoạt động cá nhân/ cặp/ nhóm…):15 tiết § Tự học: 60 giờ trở lên - Khoa/ Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Ngoại ngữ, TBM Văn minh - Văn học - Lý thuyết tiếng 2. Mục tiêu của học phần: Kết thúc học phần, sinh viên có thể: Giải thích được những khái niệm cơ bản được sử dụng trong các tác phẩm thơ, truyện Trình bày được đặc điểm của các yếu tố cấu thành một tác phẩm thơ, truyện Trình bày được những nét tiêu biểu về các tác giả tiêu biểu Trình bày được những nội dung cơ bản của các tác phẩm trích giảng Viết bài luận phân tích tác phẩm văn học Phân tích tác phẩm về mặt nội dung ý nghĩa, nội dung nghệ thuật, thông điệp, và ngôn từ Phát triển kỹ năng nghiên cứu tài liệu Phát triển tư duy sáng tạo, tư duy suy xét, ham tìm hiểu các vấn đề văn học nói chung và văn học Mỹ nói riêng Thể hiện các tiêu chuẩn và nguyên tắc về đạo đức của mình, hành xử chuyên nghiệp, luôn cập nhật thông tin Có khả năng làm việc trong các nhóm để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến văn bài học. 3. Tóm tắt nội dung học phần: Môn học này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và quan trọng về văn học, văn hoá của nước Mĩ với ý nghĩa như là một trong những nền văn học vĩ đại và quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn hoá, văn học thế giới, đặc biệt là trong kỉ nguyên hiện đại và thời kì đương đại. Nước Mĩ, với tư cách là một lãnh thổ, và một nền văn hoá, đã có trước khi có tên gọi của nó như hiện nay. Quá trình thực dân của người phương Tây đã biến vùng đất này trở nên có một vị trí đặc biệt trong bản đồ thế giới hiện đại. Kể từ cuối thế kỉ XV khi người châu Âu bắt đầu đặt chân đến mảnh đất này, đặc biệt chỉ với 2 thế kỉ XIX và XX, nước Mĩ đã vươn lên không ngừng và phát huy tầm ảnh hưởng của nó. Do vậy, môn học này, bên cạnh việc cung cấp cái nhìn văn học sử về nền văn học Mĩ, những kiệt tác của những tác gia tiêu biểu, còn có ý nghĩa trong việc giúp người học có được những kiến thức về văn hoá, tính cách Mĩ, từ đó nhìn ngược trở lại nền văn học nước nhà với hi vọng rút ra được những kinh nghiệm để phát triển nền văn học, văn hoá dân tộc. 4. Chuẩn đầu ra: Nội dung Đáp ứng CĐR CTĐT Kiến - Chỉ ra được những nét cơ bản về lịch sử, địa lí, chính trị quan PLO - K1, thức trọng của nước Mĩ có ảnh hưởng lớn đến nội dung các tác phẩm K4, K5 văn chương như quá trình di dân, quá trình thực dân và khai phá những miền đất rộng lớn… 1
  2. - Chỉ ra được đặc trưng cơ bản trong văn hoá, tính cách của con người Mĩ được kết hợp từ mạch nguồn châu Âu và hình thành, biến đổi cùng với quá trình thực dân, khai phá buổi đầu ấy được thể hiện trong các tác phẩm. - Chỉ ra được tiến trình của văn học Mĩ, một nền văn học non trẻ nhưng có gia tốc lớn, và chỉ với 2 thế kỉ (XIX và XX) từ sau khi giành độc lập, đã gia nhập thực sự vào nền văn học thế giới, có đóng góp không nhỏ cho nền văn học nhân loại. Kỹ PLO - S2 năng - Rèn luyện cả kĩ năng bao quát và kĩ năng chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể, cả hai kĩ năng này cùng bổ sung cho nhau - Có kĩ năng phân tích một tác phẩm văn học, trình bày quan điểm cá nhân về một thời kỳ lịch sử hay một tác giả, tác phẩm thông qua làm việc theo nhóm và khả năng phối hợp, hợp tác - Có kĩ năng đánh giá và tự đánh giá Thái - Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, từ đó có ý thức PLO - A1, độ trau dồi và tự nâng cao, bổ sung kiến thức, rèn luyện kĩ năng A4, A5 nghiệp vụ cho tương lai - Có cái nhìn khoa học và khách quan khi đánh giá vấn đề và nhìn nhận cuộc sống. 5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: Gồm 8 chương chưa kể trích đoạn các tác phẩm, sẽ được giảng dạy trong 15 tuần, song song với việc sinh viên lên trình bày các bài thuyết trình. Môn học nhằm cung cấp các khái niệm cơ bản về văn học, và các tác phẩm văn học Mỹ tiêu biểu. Với phương pháp trích giảng, sinh viên vận dụng các kiến thức về lịch sử xã hội Mỹ đã học vào việc phân tích và cảm nhận tác phẩm. Trong quá trình học sinh viên có cơ hội thể hiện sự hiểu biết của mình về các tác phẩm và tác giả bằng cách tham gia vào các vở kịch, thảo luận, viết bài luận phân tích. Chapter I Early American and Colonial Period to 1776 Chapter II Democratic Origins and Revolutionary Writers, 1776-1820 Chapter III The Romantic Period, 1820-1860: Essayists and Poets Chapter IV The Romantic Period, 1820-1860: Fiction Chapter V The Rise of Realism: 1860-1914 Chapter VI Modernism and Experimentation: 1914-1945 Chapter VII American Poetry Since 1945: The Anti-Tradition Chapter VIII American Prose Since 1945: Realism and Experimentation 6. Nội dung và lịch trình giảng dạy: - Các học phần lý thuyết và thực hành BuổiTiết Nội dung Ghi chú 1 + Giới thiệu tổng quan về lịch sử văn học Mỹ 2
  3. 2 Chapter I Early American and Colonial Period to 1776 Anne Bradstreet (c. 1612-1672) Jonathan Edwards (1703-1758) Sinh viên thuyết trình 3 Chapter II Democratic Origins and Revolutionary Writers, 1776-1820 Sinh viên thuyết trình 4 Benjamin Franklin (1706-1790) Thomas Paine (1737-1809) Washington Irving (1789-1859) Sinh viên thuyết trình 5 Chapter III The Romantic Period, 1820-1860: Essayists and Poets Sinh viên thuyết trình 6 Walt Whitman (1819-1892) Henry Wadsworth Longfellow (1807-1882) Emily Dickinson (1830-1886) & The Story of An Hour by Kate Chopin Sinh viên thuyết trình 7 Chapter IV The Romantic Period, 1820-1860: Fiction Sinh viên thuyết trình 8 Herman Melville (1819-1891) Edgar Allan Poe (1809-1849) & "The Cask of Amontillado" Sinh viên thuyết trình 9 MIDTERM TEST 10 Chapter V The Rise of Realism: 1860-1914 Sinh viên thuyết trình 11 SAMUEL CLEMENS (MARK TWAIN) (1835-1910) & Life on the Mississippi Jack London (1876-1916) & The Call of the Wild Sinh viên thuyết trình 12 Chapter VI Modernism and Experimentation: 1914-1945 T.S. Eliot (1888-1965) Robert Frost (1874-1963) & A White Heron by Sarah Orne Jewett Sinh viên thuyết trình 3
  4. 13 Chapter VII American Poetry Since 1945: The Anti-Tradition Sinh viên thuyết trình 14 Chapter VIII American Prose Since 1945: Realism and Experimentation Sinh viên thuyết trình 15 O HENRY & THE GIFT OF THE MAGI Ôn tập 7. Nhiệm vụ của sinh viên: Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Tham dự tối thiểu 80% số tiết học trên lớp. - Thực hiện đầy đủ các bài tập nhóm/ bài tập và được đánh giá kết quả thực hiện. - Tham dự kiểm tra giữa học kỳ. - Tham dự thi kết thúc học phần. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 8. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên: 8.1. Cách đánh giá Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau: TT Điểm thành phần Quy định Trọng số Mục tiêu 1 Điểm chuyên cần Số tiết tham dự học/tổng số tiết 10% 4.3.1 (nghỉ quá 3 buổi là không được làm KT giữa kỳ) Nếu số buổi vắng rơi vào sau KT giữa kỳ và cũng quá 3 buổi thì điểm tổng kết sẽ bị trừ 50%. Đóng góp ý kiến xây dựng bài hiệu quả sẽ được công nhận vào phần điểm này. 2 Điểm bài tập Bài tập tại lớp sẽ có nhiều hình 20% 4.2.2; 4.2.5; thức, hoặc là làm quizzes, hoặc là 4.2.6; 4.3. thuyết trình, hoặc là làm bài theo nhóm, hoặc viết bài cảm nhận 4 Điểm kiểm tra giữa - 45 phút 20% 4.1.1 đến kỳ 4.1.4; 4.2.1 5 Điểm thi kết thúc - Bắt buộc dự thi 50% 4.1; 4.3; ... học phần 8.2. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến 0.5. - Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 9. Tài liệu học tập: 9.1. Giáo trình chính: [1]. Trích giảng Văn học Mỹ book 1 by Nguyễn Trung Tánh, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. [2]. Trích Giảng Văn học Mỹ book 2 by Nguyễn Trung Tánh, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 4
  5. 9.2. Tài liệu tham khảo: [3]. American Literature by Đinh Thị Minh Hiền, Nhà Xuất bản Văn Học. [4]. Văn học Mỹ by Lê Đình Cúc, Nhà xuất bản Giáo dục. 10. Hướng dẫn sinh viên tự học: Dựa theo đề cương chi tiết, sinh viên chuẩn bị bài ở nhà chu đáo và đọc trước các nội dung sẽ nghe trên lớp, đồng thời chọn lịch để làm thuyết trình theo trình tự. Sinh viên có nhiệm vụ đọc tài liệu chính và tài liệu tham khảo càng nhiều càng tốt nhằm nâng cao tầm hiểu biết về môn học và tích lũy kiến thức cho việc phát biểu ý kiến xây dựng bài tại lớp và làm bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ. Ngày… tháng…. Năm 201 Ngày… tháng…. Năm 201 Ngày… tháng…. Năm 201 Trưởng khoa Trưởng Bộ môn Người biên soạn (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thư Hiên Ngày… tháng…. Năm 201 Ban giám hiệu 5
nguon tai.lieu . vn