Xem mẫu

ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHÈO 1. Tên học phần Chuyên đề chuyên sâu: Công tác xã hội với người nghèo 2. Trình độ Dùng cho HS SV ngành Công tác xã hội 3. Số đơn vị học trình 2 đvht (30 tiết) 4. Phân bố thời gian ­ Lý thuyết: 15 tiết ­ Thực hành: 15 tiết 5. Điều kiện tiên quyết Học sinh Sinh viên đã học xong môn học chuyên ngành 6. Mục tiêu của học phần ­ Kiến thức: Hiểu rõ những kiến thức cơ bản về lĩnh vực nghèo đói: Khái niệm, thực trạng, đặc điểm tâm lý và nhu cầu của người nghèo cũng như các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nghèo đói. ­ Kỹ năng: Thực hiện các kỹ năng trong việc hỗ trợ tìm kiếm nguồn lực giúp người nghèo vươn lên hòa nhập cộng đồng. ­ Thái độ: Sinh viên ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp, có tác phong chuyên nghiệp, chuẩn mực phù hợp trong hoạt động chuyên môn với người nghèo. 7. Yêu cầu của học phần ­ Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học Chính sách xã hội và các học phần của môn học An sinh xã hội, Công tác xã hội.... 1 ­ Dự lớp, làm bài tập thực hành, tham gia thảo luận nhóm, kiểm tra, làm báo cáo chuyên đề. 8. Nội dung của học phần ­ Tổng quan về nghèo đói + Một số khái niệm liên quan + Thực trạng nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam + Đặc điểm, nhu cầu của người nghèo ­ Các chính sách xã hội với người nghèo hiện nay ­ Công tác xã hội với người nghèo NỘI DUNG CHI TIẾT Công tác xã hội với người nghèo Công tác xã hội có lịch sử lâu dài trong quá trình hỗ trợ giải quyết nghèo đói ở các cấp độ khác nhau từ việc hỗ trợ cá nhân người nghèo đến phát triển thay đổi cộng đồng nghèo và các chính sách, chương trình xã hội xoá đói giảm nghèo của quốc gia. Công tác xã hội tham gia vào lĩnh vực này với ý nghĩa hết sức quan trọng và mang tính nhân văn sâu sắc được dựa trên nghiên tác đạo đức nghề nghiệp. Đó là phấn đấu cho sự công bằng xã hội. Và nghèo đói được xem là vấn đề chính gây cản trở công bằng xã hội. I. TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÓI 2 Vấn đề giảm nghèo là vấn đề toàn cầu, không chỉ có ở Việt Nam và các nước đang phát triển, các nước nghèo mà là vấn đề của cả các nước phát triển. Giảm nghèo là đòi hỏi cấp bách của toàn nhân loại.. Ở nước ta, giảm nghèo là một chủ trương, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước, giảm nghèo là một cuộc cách mạng xã hội sâu sắc, là phong trào của quần chúng, nhất là ở địa phương. Để thực hiện giảm nghèo, bên cạnh hệ thống các chính sách, vấn đề xây dựng nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực, từ Trung ương đến địa phương, từ các nhà hoạch định chính sách đến những người tổ chức thực hiện các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, là một việc làm hết sức quan trọng. Đói nghèo là nỗi bất hạnh và là một phi lý lớn, trong khi nền Văn minh thế giới đã đạt được những thành tựu hiển nhiên về tiến bộ khoa học công nghệ, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng thêm vượt bậc sự giàu có cho con người, thế mà thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại vẫn là sự nghèo đói. Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau, đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách, phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong khi thực hiện xóa đói giảm nghèo. 1. Một số khái niệm về nghèo đói 1.1. Nghèo 1.1.1. Thế giới “Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội , phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận” [Hội nghị về chống đói do ủy ban kinh tế– xã hội khu vực Châu Á –Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại BangKok, Thái Lan 9/1993] Nhà kinh tế học Mỹ Galbraith quan niệm: “Con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó họ không thể có những gì ma đa số trong cộng đồng coi như các cần thiết tối thiểi để sống một cảnh đúng mức” 3 Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tại Copenhagen (Đan Mạch), 1995 đưa ra định nghĩa nghèo đói cụ thể hơn: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” (Chương trình giảm nghèo khổ, phó tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Tạp chí lao động – xã hội 8/92). Ngoài ra liên hiệp quốc cũng phân nghèo thành hai loại: ­ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng những nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống hằng ngày như ăn, mặc, nhà ở, nước uống, vệ sinh, y tế, giáo dục và sự tham gia vào các quyết định của cộng đồng. ­ Nghèo tương đối: Là những hộ có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn thu nhập bình quân trong cộng đồng, hay không có khả năng đạt tới mức sống tối thiểu tại một thời điểm nào đó. ­ Hộ nghèo: Giới hạn nghèo đói được biểu hiện dưới dạng thu nhập bình quân tính theo đầu người, các hộ có thu nhập bình quân tính theo đầu người nằm dưới giới hạn nghèo đói được gọi là hộ nghèo. Quy mô sự nghèo đói của một vùng, một quốc gia được xác định bằng tỷ lệ số hộ nghèo đói trên tổng số hộ dân cư thuộc vùng hoặc quốc gia đó. 1.1.2. Nghèo đói theo quan điểm của Việt Nam ­ Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con thường thất học, ốm đau không có tiền chữa trị nhà ở không đủ che mưa che nắng. ­ Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư vẫn còn thiếu ăn, nhưng không đứt bữa, mặc không đủ ấm, nhà ở chủ yếu là tranh tre, không có hoặc không đủ các điều kiện để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và đáp ứng các nhu cầu về học tập, chữa bệnh cũng như các nhu cầu xã hội khác. Quan niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chỉ tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về: ăn, mặc, ở, gia đình, y tế, văn hóa,để lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chung nhất là thỏa mãn ở mức cao 4 hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng từng quốc gia. Các quan niệm trên phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo: + Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người. + Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. + Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng. ­ Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân trên đầu người nhỏ hơn chuẩn nghèo (dưới ngưỡng nghèo đói). ­ Người nghèo: Là người có hộ khẩu trong hộ nghèo. ­ Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ nghèo đói chiếm trên 25%; chưa đủ ba trên tổng số sáu công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu (điện đường giao thông, nước sạch, phòng học, trạm xa và chợ). ­ Xã đặc biệt khó khăn: Là xã có vị trí địa lý không thuận lợi, môi trường xã hội, trình độ sản xuất còn lạc hậu, đời sống nhân dân, hạ tầng cơ sở cò khó khăn . ­ Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn: Là hộ dân tộc thiểu số cư trú ở các xã khu vực III và các buôn, làng, phum, sóc khu vực II thuộc chuơng trình kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là chuơng trình 135). Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trước hết phải là hộ nghèo, trình độ sản xuất lạc hậu chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp, thiếu đất sản xuất và không có tài sản hoặc có nhưng giá trị rất thấp. 1.2. Chuẩn nghèo Việt Nam Chuẩn nghèo đói là những quy đinh chung về mức thu nhập bình quân đầu người của người dân từng quốc gia hay từng địa phương được lượng hoá ra một số đo cụ thể. Ơ nước ta qua 6 lần công bố chuẩn nghèo đói tính theo thu nhập bình quân đầu người trên cơ sở là gạo hoặc tiền. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn