Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA LÂM NGHIỆP DƯƠNG VĂN THẢO ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN: KỸ THUẬT LÂM SINH NHIỆT ĐỚI Dành cho hệ đào tạo thạc sĩ ngành Lâm học Số tín chỉ: 02 Mã số: SIT 621 1 Thái Nguyên, 2015
  2. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Thông tin về môn học - Tên học phần: Kỹ thuật lâm sinh nhiệt đới - Mã môn học: SIT 621 - Số tín chỉ: 2 - Học phần tiên quyết: - Học kỳ: 2 2. Thông tin về giảng viên - Họ và tên: Dương Văn Thảo - Chức danh khoa học: TS. - Địa chỉ: Email: duongvanthao@tuaf.edu.vn Điện thoại: 0968732218 3. Mục tiêu - Về kiến thức: Sau khi học học viên nắm được những đặc trưng cơ bản của rừng mưa nhiệt đới bao gồm cấu trúc, giá trị và sử dụng bền vững tài nguyên rừng nhiệt đới. Học viên hiểu được nguyên lý kỹ thuật cơ bản và xây dựng được phương thức lâm sinh trong tỉa thưa, tỉa cành và trồng cây bản địa dưới tán. Đối với rừng thứ sinh nghèo, môn học giúp học viên hiểu được đặc điểm cấu trúc và động thái của rừng thứ sinh nghèo ở Việt Nam và những giải pháp lâm sinh nhằm phục hồi rừng thứ sinh nghèo. - Về kỹ năng: Học viên có được kỹ năng phân tích hiện trạng và xây dựng phương thức lâm sinh hợp lý. Ngoài ra học viên sẽ đạt được các kỹ năng mềm cơ bản như làm việc theo nhóm, trình bày và viết học thuật. 4. Mô tả tóm tắt nội dung của môn học Nhằm giúp học viên đạt được những kiến thức kỹ năng ở trên, môn học được xây dựng bao gồm 03 nội dung chính. Chương 1 giới thiệu về tổng quan rừng nhiệt đới. Nghiên cứu về phân bố rừng mưa nhiệt đới trên thế giới, một số đặc điểm cấu trúc cơ bản của rừng mưa nhiệt đới bao gồm cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng thứ và cấu trúc tuổi. Các giá trị của rừng mưa nhiệt đới và giải pháp sử dụng bền vững rừng mưa nhiệt đới cũng được nghiên cứu trong chương này. Chương 2 chủ yếu tập 2
  3. trung vào những nguyên lý kỹ thuật lâm sinh trong chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng. Giới thiệu những kỹ thuật có nhu câu áp dụng cao trong thực tiễn trồng rừng ở Việt Nam hiện nay như kỹ thuật tỉa thưa, tỉa cành và trồng cây bản địa dưới tán. Chương 3 giới thiệu về rừng thứ sinh nghèo và những giải pháp lâm sinh nhằm phục hồi rừng thứ sinh nghèo như xử lý thực vật xâm lấn, khoang nuôi phục hồi và làm giàu rừng. 5. Nhiệm vụ của học viên - Dự lớp đầy đủ - Thực hành, bài tập: hoàn thành bài tập môn học - Dụng cụ học tập: - Khác: 6. Tài liệu học tập 1) Dương Văn Thảo, 2015. Kỹ thuật lâm sinh nhiệt đới, Giáo trình nội bộ (Dành cho bậc đào tạo Thạc sĩ), Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. 2) Nguyễn Văn Thêm, 2004. Lâm sinh học, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 3) Phạm Xuân Hoàn, Triệu Văn Hùng, Phạm Văn Điển, Nguyễn Trung Thành và Võ Đại Hải, 2004. Một số vấn đề trong lâm học nhiệt đới, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 4) Một số tài liệu phát tay: Bao gồm một số hướng dẫn kỹ thuật do Dự án KFW8 xây dựng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. 7. Tiêu chí đánh giá học tập của học viên 3
  4. - Dự lớp: - Thực hành/ Thực tập - Thảo luận - Kiểm tra giữa học kỳ/Tiểu luận/ bài tập: 40% - Bài thi kết thúc học phần: 60% 8. Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) Trọng số điểm tổng kết môn học: - Điểm 1: Kiểm tra giữa kỳ, báo cáo thực hành/ thực tập/ tiểu luận: 0,4 - Điểm 2: Bài thi kết thúc học phần ..................................................0,6 9. Nội dung chi tiết môn học Thời Nội dung Tài liệu đọc bắt buộc/ gian tham khảo Tiết CHƯƠNG 1. Tổng quan về rừng nhiệt đới Chương 1, 2 trong Phạm 1-10 1.1. Phân bố Xuân Hoàn và sc. 2004. 1.2. Đặc điểm cấu trúc Một số vấn đề trong lâm 1.3. Các giá trị của rừng mưa nhiệt đới học nhiệt đới, Nhà xuất 1.4. Sử dụng bền vững tài nguyên rừng bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tiết CHƯƠNG 2. Chăm sóc và nuôi dưỡng rừng -Tài liệu phát tay 10-20 trồng - Nguyễn Văn Thêm, 2.1. Tỉa thưa 2004. Lâm sinh học, Nhà 2.2. Tỉa cành xuất bản Nông nghiệp, 2.3. Trồng cây bản địa dưới tán Hà Nội Tiết CHƯƠNG 3. Cải thiện rừng thứ sinh nghèo - Tài liệu phát tay 20-30 3.1. Động thái rừng thứ sinh nghèo - Nguyễn Văn Thêm, 3.2. Xử lý thực vật xâm lấn 2004. Lâm sinh học, Nhà 3.3. Khoanh nuôi rừng xuất bản Nông nghiệp, 4
  5. 3.4. Xúc tiến tái sinh tự nhiên Hà Nội 3.5. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng rừng bổ sung 3.6. Làm giàu rừng Người xây dựng đề cương môn học TS. Dương Văn Thảo 5
nguon tai.lieu . vn