Xem mẫu

  1. 1 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG KHOA CƠ BẢN --------***---------- ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG & AN NINH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP Quảng Ninh, năm 2018 Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  2. 1 Căn cứ Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc Ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng (thay thế Thông tư số 08/2015/QĐ-BLĐTBXH ngày 27 tháng 02 năm 2015 về việc ban hành chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh dùng cho các trình độ Trung cấp nghề, trình độ Cao đẳng nghề); Khoa Cơ bản nhận thấy chương trình chi tiết môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh theo Thông tư mới có phần lớn nội dung tương đồng với Chương trình năm 2015. Để phục vụ kịp thời công tác giảng dạy thực tế tại Trường CĐ nghề xây dựng năm học 2018-2019, Khoa Cơ bản thực hiện giữ nguyên các bài, chương cùng nội dung; đồng thời bổ sung thêm đề cương bải giảng đối với những phần nội dung còn thiếu so với chương trình cũ 2015. Tài liệu tham khảo nhằm bổ sung vào phần Đề cương giảng dạy: 1. Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới. 2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016. 3. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013. 4. Luật Biên giới quốc gia, 2004. 5. Luật nghĩa vụ quân sự, 2015. 6. Luật an ninh quốc gia, 2004. 7. Bộ luật hình sự, 2015. 8. Luật phòng chống tham nhũng, 2005; sửa đổi bổ sung năm 2018. 9. Luật tín ngưỡng, tôn giáo, 2016. 10. Luật Quốc phòng, 2006; sửa đổi, bổ sung năm 2018. 11. Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, 2013. 12. Luật biển Việt Nam, 2012. 13. Luật Dân quân tự vệ, 2009. 14. Luật phòng, chống ma túy, năm 2000; sửa đổi, bổ sung năm 2009. 15. Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về phòng, chống mại dâm. 16. Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06/10/2006 của Chính phủ về động viên quốc phòng. 17. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc. 18. Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao. 19. Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết về biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh. Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  3. 2 20. Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ. 21. Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học. 22. Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông. 23. Thông tư số 08/2015/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành chương trình, giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh dùng cho trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề. 24. Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học. 25. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh tập 1, tập 2 dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Nhà xuất bản Giáo dục 2007. 26. Học viện chính trị: Phòng, chống "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009. 27. Giáo trình Giáo dục an ninh - trật tự, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2012. 28. Điều lệnh quản lý bộ đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2011. 29. Sách dạy bắn súng tiểu liên AK, Cục quân huấn, BTTM, năm 1997. 30. Sách dạy bắn súng trung liên RPĐ, Cục quân huấn, BTTM, năm 2000. 31. Sách dạy bắn súng diệt tăng B41, Cục quân huấn, BTTM, năm 2002./. Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  4. 3 ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MH04: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH (Dùng chung cho trình độ Cao đẳng và trình độ Trung cấp) BÀI 1: NHẬP MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 1. Mục tiêu Sau khi học xong bài học, người học đạt được: - Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam; - Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Vị trí, tính chất, mục tiêu của môn học 2.1.1. Vị trí Giáo dục quốc phòng và an ninh là một nội dung quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; trực tiếp góp phần hun đúc lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn hiện nay, công tác này càng có ý nghĩa quan trọng. 2.1.2. Tính chất Là môn học được luật định, thể hiện rõ đường lối giáo dục của Đảng được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhằm giúp sinh viên thực hiện mục tiêu “hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Kế tục và phát huy những kết quả thực hiện Chương trình Huấn luyện quân sự phổ thông (1961), Giáo dục quốc phòng (1991), trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới và phù hợp với quy chế giáo dục - đào tạo trình độ đại học, năm 2000 chương trình tiếp tục được sửa đổi, bổ sung; đến năm 2007 triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng - an ninh, môn học Giáo dục quốc phòng được lồng ghép nội dung an ninh thành môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh. Như vậy, trong từng giai đoạn cách mạng, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh đều có những đổi mới phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước và công tác quốc phòng, an ninh trong từng thời kì, gắn kết chặt chẽ các mục tiêu của giáo dục - đào tạo với quốc phòng - an ninh. Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật quân sự và thuộc nhóm các môn học chung; chương trình, giáo trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về đường lối Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  5. 4 quốc phòng, quân sự của Đảng, công tác quản lí Nhà nước về quốc phòng, an ninh; về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam; về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam và kĩ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần xây dựng, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong khoa học ngay khi sinh viên đang học tập trong nhà trường và khi ra công tác. Giảng dạy và học tập có chất lượng môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh là góp phần đào tạo cho đất nước một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ quản lí, chuyên môn nghiệp vụ có ý thức, năng lực sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên mọi cương vị công tác. 2.1.3. Mục tiêu a) Về kiến thức - Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; - Trình bày được một số nội dung cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng; - Trình bày được những vấn đề cơ bản về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh; - Trình bày được một số nội dung cơ bản về đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội; tác dụng, tính năng, cấu tạo và cách thức sử dụng của một số loại vũ khí bộ binh thông thường; kỹ thuật cấp cứu chuyển thương. b) Về kỹ năng - Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay; - Nhận biết được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; - Xác định được một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; - Nhận thức đúng đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh; - Thực hiện đúng các động tác trong đội ngũ đơn vị; kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh; cấp cứu chuyển thương. c) Về năng lực tự chủ và trách nhiệm Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  6. 5 - Luôn có tinh thần cảnh giác cao trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; chấp hành tốt mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh; - Rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, hình thành lối sống có kỷ luật, có ý thức tự giác và tác phong nhanh nhẹn trong các hoạt động; - Sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các hoạt động xã hội góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; - Có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; chiến tranh nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh. 2.2. Các nội dung chính Giáo trình bao gồm 13 bài: Bài 1: Nhập môn giáo dục quốc phòng và an ninh; Bài 2: Phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam; Bài 3: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên; Bài 4: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; Bài 5: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo; Bài 6: Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; Bài 7: Đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng; Bài 8: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Bài 9: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; Bài 10: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh; Bài 11: Đội ngũ đơn vị; Bài 12: Giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh; Bài 13: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương. 2.3. Một số yêu cầu cơ bản về lễ tiết tác phong quân nhân cho người học Do được quản lý, giáo dục thường xuyên, chu đáo nên ý thức, trách nhiệm, tính tự giác của bộ đội khi làm nhiệm vụ, tham gia các hoạt động xã hội và tham gia giao thông ngày càng nâng cao. Dễ thấy những hình ảnh cán bộ, chiến sĩ quân phục tề chỉnh, đi trên tàu, xe nhường chỗ cho người già, người tàn tật, phụ nữ có thai, có con nhỏ; hỗ trợ, giúp đỡ người qua đường; bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân. Khi về địa phương, cán bộ, chiến sĩ, công chức quốc phòng tham gia tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật Nhà nước; lao động giúp gia đình, bà con hàng xóm, dọn vệ sinh đường phố, xóm làng. Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ quân đội quên mình cùng với các lực lượng ở địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý sự cố, cứu hộ, cứu nạn… trở nên quen thuộc với cấp ủy, chính quyền và nhân dân; được cán bộ, người dân tin yêu, mến phục. Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  7. 6 Tuy nhiên đây đó, ở những nơi tập trung đông người, trên bến tàu, xe, khi tham gia giao thông vẫn còn có những quân nhân sai phạm lễ tiết tác phong, vi phạm kỷ luật, chưa chấp hành tốt các quy định pháp luật về giao thông. Có trường hợp quân nhân sử dụng bia, rượu, không làm chủ được bản thân, hành vi, điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn, để lại hậu quả nghiêm trọng. Còn những quân nhân chưa chấp hành tốt các quy định, khi về địa phương, nơi cư trú sa vào các tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng đến kinh tế, hạnh phúc gia đình và hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ. Được nghỉ lễ, Tết, tham gia các hoạt động mùa lễ hội, vui Xuân là nguyện vọng, nhu cầu chính đáng và thiết yếu của mỗi quân nhân. Song để quản lý chặt chẽ, duy trì chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, pháp luật và tổ chức cho bộ đội tham gia tốt các hoạt động trong dịp này là trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ huy cơ quan, đơn vị. Cùng với các hoạt động giáo dục truyền thống, bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, duy trì nghiêm các chế độ, nhất là trực SSCĐ, tổ chức cho bộ đội vui chơi, giải trí. Chỉ huy các đơn vị thường xuyên liên hệ, hiệp đồng với các địa phương, các lực lượng nắm chắc tình hình; phối hợp quản lý chặt chẽ quân nhân. Thực hiện chỉ đạo của Tổng Tham mưu trưởng, các cơ quan, đơn vị tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát, tổ chức các tổ, đội kiểm soát quân sự phối hợp với công an, lực lượng an ninh, trật tự địa phương để kiểm tra, chấn chỉnh, duy trì nghiêm lễ tiết, tác phong quân nhân; quản lý, duy trì nghiêm kỷ luật quân đội. Các cơ quan, đơn vị thường xuyên tuần tra, kiểm soát khu vực đóng quân; phối hợp, hiệp đồng bảo đảm an toàn đơn vị và an ninh, trật tự trên địa bàn. Duy trì nghiêm kỷ luật quân đội, lễ tiết, tác phong quân nhân là hoạt động thường xuyên, liên tục, bởi đó là truyền thống của Quân đội ta, “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội”, là sự giữ gìn và tỏa sáng phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Các cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác cho mỗi quân nhân; kịp thời biểu dương những điển hình tiên tiến, những gương tập thể, cá nhân tiêu biểu, việc làm tốt để động viên, nhân rộng, góp phần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của bộ đội. Duy trì nghiêm kỷ luật quân đội, lễ tiết, tác phong quân nhân là góp phần tạo sự đoàn kết, thống nhất, nâng cao kỷ cương, sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta. 2.4. Điều kiện thực hiện môn học 2.4.1 Địa điểm học tập Phòng học, thao trường, bãi tập và các địa điểm khác đáp ứng điều kiện thực hiện môn học. 2.4.2. Trang thiết bị a) Tài liệu Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh bậc cao đẳng và các tài liệu tham khảo khác do Hiệu trưởng nhà trường quyết định theo quy định của pháp luật. b) Tranh, phim ảnh Sơ đồ tổ chức Quân đội và Công an; cấu tạo, sử dụng một số loại lựu đạn; kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương; súng tiểu liên AK, súng trường CKC, súng trung liên RPĐ, súng diệt tăng B41; các tư thế, động tác bắn súng AK, CKC; cấu tạo và động tác sử dụng lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97; phim ảnh về giáo dục quốc phòng và an ninh. c) Mô hình vũ khí Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  8. 7 Mô hình súng AK-47, CKC, RPĐ, B41 cắt bổ; mô hình súng tiểu liên AK-47, CKC luyện tập; mô hình lựu đạn lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97 cắt bổ; mô hình lựu đạn lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97 luyện tập. d) Máy bắn tập Máy bắn MBT-03; thiết bị tạo tiếng nổ và lực giật cho máy bắn tập MBT-03 TNAK- 12; thiết bị theo dõi đường ngắm RDS-07; lựu đạn tập nổ nhiều lần sử dụng CO2 lỏng (LĐT-15). e) Thiết bị khác Bao đạn, túi đựng lựu đạn; bộ bia (khung + mặt bia số 4); giá đặt bia đa năng; kính kiểm tra đường ngắm; đồng tiền di động; mô hình đường đạn trong không khí; hộp dụng cụ huấn luyện; thiết bị tạo tiếng súng và tiếng nổ giả; dụng cụ cấp cứu và chuyển thương; giá súng và bàn thao tác; tủ đựng súng và thiết bị. f) Trang phục - Trang phục người dạy: Trang phục mùa hè; trang phục dã chiến; mũ kêpi; mũ cứng; mũ mềm; thắt lưng; giầy da; tất sợi; sao mũ kêpi; sao mũ cứng; sao mũ mềm; nền cấp hiệu; nền phù hiệu; biển tên; ca vát môn học giáo dục quốc phòng và an ninh; - Trang phục người học: Trang phục hè; mũ cứng; mũ mềm; giầy vải; tất sợi; sao mũ cứng; thắt lưng; sao mũ mềm môn học giáo dục quốc phòng và an ninh. 2.5. Tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định theo Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 09 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Kết quả đánh giá môn học này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, năm học, điểm trung bình chung tích lũy, xếp loại tốt nghiệp nhưng là một trong các điều kiện để xét hoàn thành khối lượng học tập, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp và được ghi vào bảng điểm cấp kèm theo bằng tốt nghiệp. Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  9. 8 BÀI 2: PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”, “BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THỦ ĐỊCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM Sử dụng Giáo trình 2015: QA13: Phòng, chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam 1. Mục tiêu Sau khi học xong bài học, người học đạt được: - Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam; - Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội 2.1.1. Khái niệm chiến lược "Diễn biến hòa bình" 2.1.2. Khái niệm bạo loạn lật đổ 2.2. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam 2.2.1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược "Diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam 2.2.2. Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam 2.3. Quan điểm và phương châm của Đảng, Nhà nước về phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ 2.3.1. Quan điểm chỉ đạo 2.3.2. Phương châm tiến hành 2.4. Những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở Việt Nam hiện nay 2.4.1. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ 2.4.2. Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế 2.4.3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân 2.4.4. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt 2.4.5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  10. 9 2.4.6. Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của địch 2.4.7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động 2.5. Thảo luận Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  11. 10 Bài 3: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN Sử dụng Giáo trinh 2015: QA14: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng 1. Mục tiêu Sau khi học xong bài học, người học đạt được: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; - Phân biệt được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên. 2. Nội dung 2.1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ 2.1.1. Khái niệm, vị trí vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ 2.1.2. Nội dung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ 2.1.3. Một số biện pháp xây dựng lực lư-ợng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay 2.2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên 2.2.1. Khái niệm, vị trí, vai trò xây dựng lực lư-ợng dự bị động viên 2.2.2. Những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lư-ợng dự bị động viên 2.2.3. Nội dung xây dựng lực lư-ợng dự bị động viên 2.2.4. Một số biện pháp xây dựng lực lư-ợng dự bị động viên trong giai đoạn hiện nay 2.3. Thảo luận Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  12. 11 BÀI 4: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA Sử dụng Giáo trinh 2015: QA15: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia 1. Mục tiêu Sau khi học xong bài học, người học đạt được: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia, quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia; - Phân biệt được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia. 2. Nội dung 2.1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia 2.1.1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia 2.1.2. Chủ quyền biên giới quốc gia 2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia 2.3. Một số giải pháp cơ bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia 2.4. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia 2.5. Thảo luận Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  13. 12 BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Sử dụng Giáo trinh 2015: QA16: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo 1. Mục tiêu Sau khi học xong bài học, người học đạt được - Trình bày được những nội dung chính về dân tộc, tôn giáo; vấn đề dân tộc, tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay; - Xác định rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc 2.1.1. Một số vấn đề chung về dân tộc 2.1.2. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam 2.2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo 2.2.1. Một số vấn đề chung về tôn giáo 2.2.2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam 2.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam 2.3.1. Quan điểm, chính sách về dân tộc của Đảng và Nhà nước 2.3.2. Quan điểm, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước 2.3.3. Một số giải pháp nâng cao nhận thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc 2.4. Thảo luận Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  14. 13 BÀI 6: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI 1. Mục tiêu Sau khi học xong bài học, người học đạt được: - Trình bày được những nội dung cơ bản về công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; - Xác định được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm 2.1.1. Khái niệm tội phạm và phòng chống tội phạm Khái niệm tội phạm được định nghĩa cụ thể tại điều 8, bộ luật hình sự 2015: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Như vậy, có thể thấy rằng khái niệm tội phạm đã trải qua nhiều năm lập pháp nhưng nội hàm của khái niệm này vẫn không có những thay đổi về bản chất nó vẫn được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội và chỉ bị xử lý khi hành vi đó được quy định cụ thể trong luật hình sự.Phòng ngừa tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. - Phòng ngừa tội phạm là phương hướng chính là tư tưởng chỉ đạo trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa không để tội phạm xảy ra; thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ xã hội mới, không để người dân bị xử lý trước pháp luật, không bị tước quyền công dân - Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của xã hội, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi người dân. - Làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc, tiết kiện ngân sách Nhà nước, sức lao động của các nhân viên Nhà nước, của công dân trong các hoạt động điều tra tuy tố xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội, cũng như trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tội phạm. Phòng chống tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau: Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  15. 14 + Hướng thứ nhất: Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực là những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội và phạm tội cụ thể. Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược và lâu dài. + Hướng thứ hai: Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội phạm xẩy ra. Đây cũng là một hướng quan trọng không thể xem nhẹ, bởi trong thực tế những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm vẫn tồn tại, hoạt động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nên tội phạm vẫn xẩy ra. Hướng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, cải tạo người phạm tội trở thành người công dân lương thiện. - Phòng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các công dân. Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm là khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội 2.1.2. Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm - Nghiên cứu, xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội Để phòng ngừa có hiệu quả tội phạm đòi hỏi các cơ quan chức năng phải xác định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm xây dựng chiến lược phòng ngừa phù hợp. Những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hiện nay bao gồm: + Sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt ưu điểm cũng bộc lộ nhiều mặt trái trở thành những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, đó là: + Mặt trái nền kinh tế thị trường hình thành lối sống hưởng thụ xa hoa, truỵ lạc của một bộ phận người trong xã hội. + Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã làm xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống làm mất đi truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. + Nền kinh tế thị trường đẩy mạnh tốc độ phân tầng xã hội, tạo ra sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc, một bộ phận giàu lên nhanh chóng trong đó có một số người làm giàu bất chính từ đó dẫn đến phạm tội, mặt khác không ít người không có tư liệu sản xuất phải ra thành phố, thị xã làm thuê kiếm sống bị tác động bởi những hiện tượng tiêu cực dễ dẫn đến phạm tội. + Tác động trực tiếp, toàn diện của những hiện tượng xã hội tiêu cực do chế độ cũ để lại. + Hậu quả của chế độ thực dân, đế quốc cùng với chiến tranh kéo dài trong nhiều năm đã phá hoại cơ sở vật chất, hình thành lối sống hưởng thụ, tư tưởng tham lam, ích kỷ, sa đoạ truỵ lạc trong một bộ phận nhân dân. + Tư tưởng trọng nam, coi thường phụ nữ; những tác động tiêu cực, tàn dư của chế độ xã hội cũ còn tồn tại lâu dài tác động vào đời sống xã hội làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong đó có tội phạm + Sự thâm nhập ảnh hưởng của tội phạm, tệ nạn xã hội của các quốc gia khác. + Những sơ hở, thiếu sót trong các mặt công tác quản lý của Nhà nước, các cấp, các ngành bao gồm: sơ hở thiếu sót trong quản lí con người, quản lí văn hoá, quản lí nghề nghiệp kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ... + Những thiếu sót trong giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ văn hoá của người dân + Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật kém hiệu quả, một số chính sách về kinh tế, xã hội chậm đổi mới tạo sơ hở cho tội phạm hoạt động phát triển. Đặc biệt là Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  16. 15 pháp luật về phòng ngừa tội phạm còn thiếu, sự chưa tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật Quốc tế và pháp luật của các nước trong khu vực cũng là một kẽ hở để tội phạm lợi dụng hoạt động. Sự chậm đổi mới chủ trương chính sách về kinh tế xã hội và pháp luật đã bộc lộ những sơ hở khiến cho một số đối tượng lợi dung để hoạt động phạm tội. + Công tác đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan chức năng nói chung và của ngành công an nói riêng còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu sót; thể hiện trên các mặt: Trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến hữu khuynh né tránh, thậm chí có một số cán bộ biến chất, tiếp tay cho tội phạm, buông lỏng công tác đấu tranh trấn áp tội phạm. Mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự đồng bộ, thiếu thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, giáo dục, cải tạo phạm nhân. Hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật còn chưa tốt. Số vụ phát hiện, điều tra ít hơn so với thực tế tội phạm xảy ra, tội phạm ẩn còn nhiều. Hoạt động điều tra, xử lý tội phạm chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, xử lý chưa nghiêm minh. Hệ thống tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và trong nội bộ từng cơ quan chưa thực sự khoa học, hiệu quả vận hành chưa cao. + Công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự còn bộc lộ nhiều sơ hở. Công tác giáo dục cải tạo chưa xoá bỏ được tư tưởng phạm tội của các đối tượng, số đối tượng phạm tội trở lại còn nhiều. + Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi chưa chực sự mạnh mẽ, chưa hiệu quả. Chưa phát huy được sức mạnh của quần chúng trong công tác giáo dục, cải tạo và tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội. - Nghiên cứu, soạn thảo đề ra các chủ trương, giải pháp, biện pháp thích hợp nhằm từng bước xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, điều kiện cụ thể của tình trạng phạm tội trên các lĩnh vực để soạn thảo đề xuất các biện pháp đấu tranh xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm cho phù hợp, bao gồm: - Các giải pháp phát triển kinh tế. - Các giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật. + Phòng ngừa tội phạm kết hợp với thực hiện các chính sách xã hội phù hợp với các địa phương cụ thể. + Nhà nước phải xây dựng chương trình quốc gia phòng chống tội phạm nói chung, đảm bảo các yêu cầu, nội dung sau: Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, sử dụng đồng bộ hệ thống, các biện pháp phòng ngừa, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, của công dân. + Mỗi cấp, mỗi ngành phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để xây dựng và tổ chức chương trình hành động cụ thể phòng chống tội phạm. + Mỗi công dân phải nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công tác phòng ngừa tội phạm. + Nhà nước, chính quyền các cấp phải thường xuyên kiểm tra, tạo đều kiện về vật chất và tinh thần nhằm duy trì và đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm. - Tổ chức tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  17. 16 Các cấp, các ngành các tổ chức xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phòng ngừa tội phạm. Chính quyền các cấp tổ chức triển khai thực hiện chương trình phòng ngừa tội phạm nhằm khắc phục nguyên nhân, điều kiện của tội phạm ở mỗi cấp (Trung ương, tỉnh, thành phố, quận huyện, xã phường). Các bộ ngành triển khai chương trình phòng ngừa tội phạm nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm có liên quan đến hoạt động của mình. Từng hộ gia đình, mỗi các nhân trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm. Tổ chức tiến hành các hoạt động phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ tiến hành phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật có trách nhiệm: chủ động phối kết hợp với các lực lượng có liên quan kịp thời phát hiện các thông tin về tội phạm và có liên quan đến tội phạm; tổ chức điều tra làm rõ các hành vi phạm tội, con người kẻ phạm tội, làm rõ những vấn đề cần chứng minh theo yêu cầu của pháp luật, phục vụ xử lý tội phạm; các cơ quan truy tố, xét xử cần căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội để xử lí đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội. 2.1.3. Chủ thể và những nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm Chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm + Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành phòng ngừa tội phạm trên các phương diện sau: Chủ động, kịp thời ban hành các đạo luật, nghị quyết, các văn bản pháp lý về phòng chống tội phạm, từng bước hoàn thiện pháp luật, làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, mỗi công dân làm tốt công tác phòng chống tội phạm: Thành lập các uỷ ban, các tiểu ban giúp cho Quốc hội soạn thảo ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh chống tội phạm nói chung (uỷ ban sửa đổi Hiến pháp, pháp luật, uỷ ban quốc phòng an ninh). Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói riêng của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội. Hội đồng nhân dân địa phương ra các Nghị quyết về phòng chống tội phạm ở địa phương mình. + Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp Chức năng chính của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong phòng chống tội phạm là quản lý, điều hành, phối hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết, thể hiện: Cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Đảng thành những văn bản pháp qui hướng dẫn, tổ chức các lực lượng phòng chống tội phạm. Sử dụng các cơ quan chuyên trách của Chính phủ tiến hành hoạt động phòng chống tội phạm: Công an, Toà án, Viện kiểm sát. Phối hợp tiến hành đồng bộ hoạt động giữa các chủ thể khác nhau thuộc cấp mình quản lý theo kế hoạch thống nhất. Đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động phòng chống tội phạm: ngân sách, phương tiện, điều kiện làm việc. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và phối hợp điều chỉnh hoạt động phòng chống tội phạm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  18. 17 Đề ra các biên pháp nhằm động viên, huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia hoạt động phòng chống tội phạm: khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến. + Các cơ quan quản lý kinh tế, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du lịch trong phạm vi tổ chức hoạt động chuyên môn Phát hiện những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh phát triển tội phạm thuộc lĩnh vực mình quản lý. Đề ra những quy định thích hợp, tham mưu cho Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách đúng đắn góp phần khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm. Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án phòng ngừa tội phạm trong phạm vi cơ quan có hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, làm tốt công tác phòng chống trong nội bộ, ngoài xã hội theo chương trình chung của Chính phủ. + Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản Các tổ chức đoàn thể trên giữ vị trí vô cùng quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, cụ thể: Phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn soạn thảo, tham gia kế hoạch phòng ngừa tội phạm. Tuyên truyền cho hội viên thấy được tính chất, thủ đoạn hoạt động của tội phạm nâng cao ý thức cảnh giác. Trực tiếp huy động các hội viên tham gia chương trình phòng chống tội phạm nói chung của Chính phủ trong phạm vi địa phương, nội bộ hiệp hội của mình. + Các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Toà án, Viện kiểm sát Nghiên cứu, phân tích tình trạng phạm tội, xác định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, soạn thảo đề xuất các biện pháp phòng chống thích hợp. Sử dụng các biện pháp luật định và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn theo chức năng, trực tiếp tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm. Đối với lực lượng Công an phải trực tiếp tổ chức, triển khai các hoạt động phòng ngừa tội phạm theo hai hướng: Tham gia phòng ngừa xã hội (phòng ngừa chung) và trực tiếp tiến hành toàn diện hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ, điều tra tội phạm. Viện kiểm sát: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân, giữ quyền công tố. Toà án các cấp: Thông qua hoạt động xét xử các vụ án đảm bảo công minh, đúng pháp luật; phát hiện những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để Chính Phủ, các ngành, các cấp kịp thời có biện pháp ngăn chặn, loại trừ. Bộ Tư pháp trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, khắc phục những sỏ hở thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm. + Công dân Công dân có nghĩa vụ và quyền lợi trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự. Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm phải quán triệt: Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm. Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  19. 18 Tích cực, chủ động phát hiện mọi hoạt động của tội phạm và thông báo cho các cơ quan chức năng. Tham gia nhiệt tình vào công tác giáo dục, cảm hoá các đối tượng có liên quan đến hoạt động phạm tội tại cộng đồng dân cư. Phối hợp tham gia, giúp đỡ các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện tốt chương trình “Quốc gia phòng chống tội phạm”. Thực hiện tốt các phong trào: "Toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, tố giác tội phạm, cảm hoá giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”, làm tốt công tác tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội khi trở về địa phương. Trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm ngay trong phạm vi gia đình (quản lý, giáo dục các thành viên trong gia đình). - Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm Nhà nước quản lý; kết hợp giữa chủ động phòng ngừa với chủ động liên tục tiến công; tuân thủ pháp luật; phối hợp và cụ thể; dân chủ; nhân đạo; khoa học và tiến bộ. - Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm được xác định ở hai mức độ khác nhau: Phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) và phòng chống riêng (chuyên môn). - Phòng ngừa chung là tổng hợp tất cả các biện pháp về chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật, giáo dục. Đây là quá trình toàn xã hội phải tham gia nhằm khắc phục những sơ hở, thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm. - Phòng chống riêng (phòng và chống của lĩnh vực chuyên môn) là việc áp dụng các biện pháp mang tính đặc trưng, chuyên môn của từng ngành, từng lực lượng, trong đó có hoạt động của cơ quan công an với vai trò nòng cốt, xung kích. Khi nghiên cứu các biện pháp phòng chống tội phạm có thể phân loại thành các hệ thống biện pháp phòng chống như sau: - Theo nội dung tác động của phòng ngừa tội phạm: Biện pháp kinh tế, biện pháp giáo dục, biện pháp tổ chức, biện pháp pháp luật - Theo phạm vi, qui mô tác động của các biện pháp phòng chống tội phạm: Có các biện pháp trong một tỉnh, một thành phố, trên phạm vi cả quốc gia. - Theo phạm vi các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, xã hội, như: Phòng ngừa trong các khu vực: kinh tế, tuyến giao thông trọng điểm - Theo phạm vi đối tượng tác động của biện pháp phòng chống tội phạm, có: + Các biện pháp phòng chống tội phạm nói chung trong cả nước: Kinh tế, chính trị, giáo dục + Biện pháp phòng chống cá biệt: Đối với từng đối tượng phạm tội cụ thể. - Theo chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm: + Biện pháp của các cơ quan trực tiếp chỉ đạo và thực hiện chuyên môn phòng chống tội phạm: Công an, Viện kiểm sát, Toà án + Biện pháp của các tổ chức xã hội: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ.. + Biện pháp của công dân. 2.1.4. Phòng chống tội phạm trong Nhà trường - Trách nhiệm của Nhà trường Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
  20. 19 Thực hiện đầy đủ chương trình phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong Nhà trường; tuyên truyền giáo dục các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm để cho học sinh, sinh viên thấy được trách nhiệm của mình, của Nhà trường trong đấu tranh phòng chống tội phạm, từ đó tự giác tham gia. Xây dựng nhà trường trong sạch, lành mạnh không có các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội và tội phạm. Xây dựng qui chế quản lý sinh viên, quản lý ký túc xá, các tổ chức sinh viên tự quản, tổ thanh niên xung kích để tuần tra kiểm soát trong khu vực trường. Tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia ký kết không tham gia tệ nạn xã hội, không có hành vi hoạt động phạm tội. Tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật hình sự, phòng chống tệ nạn xã hội. Phát động các phong trào trong Nhà trường hưởng ứng các cuộc vận động toàn dân tham gia phòng chống tội phạm với nội dung, hình thức phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Học viện. Phối hợp với lực lượng Công an cơ sở trong rà soát phát hiện, cung cấp số sinh viên có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội để có biện pháp quản lý, giáo dục; đấu tranh xoá bỏ các tụ điểm hoạt động tệ nạn xã hội ở khu vực xung quanh Nhà trường. -Trách nhiệm của sinh viên Không ngừng học tập nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật và nội dung cơ bản nhất về phòng ngừa tội phạm. Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho mọi người. Chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định của nhà trường trong lĩnh vực học tập, sinh hoạt tập thể. Trực tiếp tham gia các hoạt động phòng ngừa tội phạm, tham gia vào các tổ chức thanh niên xung kích tiến hành tuần tra, kiểm soát bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực trường, lớp; phát hiện các hiện tượng tiêu cực có thể nảy sinh trong trường, lớp; các quan hệ nam nữ không lành mạnh, các hành vi nghi vấn nghiện ma tuý, cờ bạc, chơi lô đề, cá cược bóng đá... có thể dẫn đến tội phạm. Khi có vụ phạm tội xảy ra trong khu vực Học viện phát hiện và cung cấp cho cơ quan chức năng những thông tin có liên quan đến vụ việc phạm tội, người phạm tội; tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi người mà có thê tham gia cộng tác giúp đỡ lực lượng Công an một cách công khai hay bí mật. 2.2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội 2.2.1. Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội - Khái niệm về tệ nạn xã hội Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, như: + Thói hư, tật xấu. + Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu. + Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán... Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh
nguon tai.lieu . vn