Xem mẫu

Đề bài: Phân tích quy trình kiểm soát chất lượng SVR 3L công ty TNHH cao su
Sao Thái Dương

I. Giới thiệu công ty
Công ty TNHH Công nghiệp cao su Sao Thái Dương gia nhập vào ngành
cao su thiên nhiên từ năm 1986 và đến năm 2009 thành lập SRUCO. Năng lực
sản xuất của công ty vào khoảng 35.000 - 40.000 tấn/ năm với trang thiết bị hiện
đại hóa và mới nhất. Sản phẩm của công ty bao gồm các loại sau: RSS3, SVR10,
SVR20, SVR3L , và các sản phẩm cao su hỗn hợp khác như cao su hỗn hợp
RSS3/4/5, cao su hỗn hợp SVR10/20/3L ( Cao su hỗn hợp của chúng tôi có công
thức mặc định là : 97% cao su tự nhiên + 2,5% cao su tổng hợp SBR1502+ 0.5%
axit Stearic).
Sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao và ổn định. Chất lượng của
sản phẩm được quản lý bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 ( bao gồm từ khâu nhập liệu cho đến khâu sản xuất, test tại phòng
Lab đặt tại nhà máy trước khi đóng hàng để xuất khẩu ), hoàn toàn tuân thủ các
tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN 3769 – 2004). Sản phẩm của chúng tôi đã bán cho
nhiều khách hàng trên toàn thế giới, mà một số khách hàng của chúng tôi là nhà
thầu phụ của nhà sản xuất lốp xe nổi tiếng như Michelin, Chengshin (Đài Loan),
Kumho (Hàn Quốc)… Đặc biệt trong năm 2009, SRUCO đã chính thức được
chấp nhận và nằm trong danh sách các nhà cung cấp của một hãng sản xuất vỏ
xe nổi tiếng trên thế giới .
Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:
Thôn Nam Hà – xã Đông Hà – huyện Đức Linh – tỉnh Bình Thuận.
Điện thoại: (84-62) 248 4424 / Fax: (84-62) 353 1356.
Email : sales@sruco.com
Fax : (+84-8) 62896069

Website : www.sruco.com | www.sruco.vn
Để đạt được những kết quả như trên, công ty TNHH cao su Sao Thái
Dương đã nỗ lực làm việc hết mình với khâu kiểm soát tác nghiệp chất lượng
sản phẩm SVR 3L hết sức chặt chẽ và kịp thời điều chỉnh hoạt động của nếu
chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
II. Mục tiêu của kiểm soát


Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm SVR 3L của công ty TNHH

cao su Sao Thái Dương giúp cho công ty theo dõi được sự thay đổi của
sản phẩm qua từng giai đoạn khác nhau.


Bên cạnh đó ban quản lý sẽ kịp thời ngăn chặn các sai phạm có thể

xảy ra trong quá trình sản xuất như: hệ thống các máy cáng và băm cốm
bị hỏng làm cho sản phẩm tạo ra không đạt tiêu chuẩn. Ban quản lý có
trách nhiệm yêu cầu bộ phận kỹ thuật sửa chữa ngay để dây chuyền được
tiếp tục hoạt động đúng tiến độ và năng suất. Mặt khác, ban quản lý chất
lượng sản phẩm sẽ đánh giá hoạt động của sản xuất với kế hoạch đã đề ra
để điều chỉnh hoạt động đi vào đúng quỹ đạo.


Kiểm soát giúp giảm thiểu các chi phí trong quá trình xuất sản

phẩm SVR 3L. Đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện một cách có hiệu
quả với chi phí thấp nhất.


Ngoài ra, kiểm soát tạo tiền đề cho sự đổi mới trong các khâu sản

xuất sản phẩm SVR 3L và đổi mới sản phẩm một cách nhanh và hiệu quả
nhất.
III. Hoạt động của quá trình kiểm soát
Dây chuyền SVR3L: bao gồm hệ 4 máy cán và băm cốm với công suất
3,5 tấn thành phẩm/giờ (do Công Ty Cơ Khí Quang Trung cung cấp. Đây là đơn
vị lớn nhất Việt Nam về cung cấp các máy móc thiết bị phục vụ ngành chế biến
mủ cao su) đảm bảo xử lý mủ nguyên liệu trong thời gian nhanh nhất, đáp ứng

1

hoàn toàn các yêu cầu kỹ thật (về thời gian xử lý, về chất lượng xử lý…) đối với
sản xuất SVR3L đang áp dụng hiện nay.
Quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm SVR 3L được thực hiện thông
qua các quy trình quản lý sau: quy trình mua hàng, quy trình kiểm soát sản xuất,
Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp; Quy trình kiểm soát phương tiện
theo dõi, kiểm tra & đo lường; và Quy trình hành động khắc phục và phòng
ngừa .
1) Tại khâu mua hàng:
Đo TSC: Gồm 02 nhân sự thực hiện – test và đối chiếu kết quả test của
từng nhân sự . Nếu cùng kết quả thì chuyển kết quả sang người có trách nhiệm
lập phương án đánh đông; nếu chưa trùng thì test lại. Quá trình này được lặp đi
lặp lại cho đến khi chất lượng của hàng mua được đảm bảo đã đủ tiêu chuẩn sản
xuất.
Lên Phương án pha chế và đánh đông: Gồm 2 kỹ thuật viên. Hai người sẽ
bàn và thống nhất phương án pha chế cao su với các nguyên vật liệu với một tỷ
lệ nhất định tùy thuộc vào cơ cấu, chất liệu của sản phẩm tạo ra.
Giám sát viên độc lập thực hiện việc giám sát ở khâu này, có ghi chép đầy
đủ lại quá trình giám sát.
2) Tại khâu đánh đông:
Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của công nhân theo phương án: Do
02 nhân sự lập phương án thực hiện cùng tổ trưởng tổ đánh đông. Kiểm tra chất
lượng đánh đông của cao su đã đảm bảo chất lượng và yêu cầu hay chưa.
Theo dõi diễn biến của quá trình đông mủ; và tiến hành xử lý can thiệp
kịp thời nếu cần thiết: do 02 nhân sự lập phương án thực hiện cùng tổ trưởng tổ
đánh đông thực hiện.

2

Nếu mương nào chất lượng đánh đông chưa đạt, sẽ chuyển mủ của mương
đó sang nhập nguyên liệu chi sản xuấ mủ tạp ( SVR 10/20).
3) Tại dây chuyền sản xuất SVR3L:
Trưởng dây chuyền SVR3L giám sát, kiểm tra các công nhân thực hiện
các thao tác theo đúng quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó phải giám sát cả việc
thực hiện sử dụng các dụng cụ bảo hộ cho công nhân trong quá trình lao động
làm việc.
4) Khâu sấy mủ:
Công nhân phụ trách lò sấy sẽ thực hiện việc kiểm tra nhiệt độ trong lò
thường xuyên. Kiểm tra tình trạng cốm cứ 2 lần/ nửa giờ để kịp thời hiệu chỉnh
nhiệt độ phù hợp với cốm, đảm bảo cốm sẽ được sấy chín hoàn toàn và có màu
sáng, đẹp. Quá trình sấy hơi chân không được thực hiện một cách tự động tạo ra
sản phẩm mủ cốm SVR3L có màu sắc đồng đều, sáng đẹp và đạt các chỉ số rất
cao (chỉ số Po, PRI, Nt, Dirt, Ash và Colour) hơn hẳn so với công nghệ sấy bằng
dầu.
Giám sát độc lập sẽ đôn đốc, nhắc nhở trưởng dây chuyền kiểm soát các
thao tác của công nhân theo đúng quy trình nghiệp vụ.
Phương pháp sử dụng: Lò sấy hơi chân không để sấy mủ cốm SVR3L là
phương pháp duy nhất đang áp dụng tại VN, do SRUCO thực hiện. Phương
pháp này có những ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống như
sau:
 Tăng tuổi thọ của sản phẩm RSS3: do lò sấy hơi của SRUCO sử dụng
hơi nóng chân không để sấy mủ. Do vậy, nó đã loại bỏ hoàn toàn các
tạp chất , chất thải dư tạo ra từ quá trình đốt bằng dầu FO , từ đó làm
giảm quá trình lão hóa của cao su .
 Tăng hiệu suất sấy khô: do giảm được thời gian sấy

3

 Giảm tối đa về độ bẩn và tạp chất và đặc biệt là mùi hôi thải ra môi
trường.
5) Khâu đóng gói, bảo quản:
Đóng gói: Sau đó mủ được đóng thành từng bánh , lấy mẫu test các chỉ
số, dán tem kiểm phẩm và phân lô thành phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Loại các hạt mủ sống bên trong và bề mặt của mủ thành phẩm ra 1 nơi,
để lên kế hoạch sấy lại.
Phân loại các cốm bị quá chín, hoặc không đồng đều …, để sang 1 bên
(phần mủ cốm quá chín, hoặc không đồng đều về màu sắc… sẽ được tiêu thụ
trong nước hoặc chuyển sang sản xuất hàng compound.
Thực hiện ép kiện cốm đã đạt chất lượng, giám sát cân đủ và đúng trọng
lượng cho từng bành mủ.
Cắt mẫu đại diện theo pallet, chuyển mẫu về phòng thí nghiệm để thực
hiện test các chỉ tiêu (PRI, ASH, DIRT, Mooney, Po, Nito…), lưu kết quả và
dán nhãn tại khu vực bảo quản.
Quá trình này được giám sát chặt chẽ bởi nhân sự KCS, và ghi hình lại
bởi máy quay camera đặt tại khu vực ép kiện.
Bảo quản: Hàng sau khi đóng gói được:
Đối với bành 33.33 hoặc 35 kgs: Bỏ vào thùng sắt, đế bằng pallet gỗ; xếp
vào khu vực để hàng chờ xuất (có dán nhãn của bộ phận KCS).
Thủ kho thường xuyên vệ sinh, kiểm tra khu vực để hàng để đảm bảo khu
vực để hàng luôn sạch sẽ, thóang mát, không bị ẩm, và không có côn trùng.
6) Xuất hàng:
SRUCO là một trong số rất ít các nhà máy chế biến mủ cao su ở Việt
Nam có hệ thống cơ sở vật chất xuất hàng tại kho nhà máy. Chúng tôi ý thức
4

nguon tai.lieu . vn