Xem mẫu

  1. PHẦN MỞ ĐẦU Si MA Cai là huyện mới được tái lập với 13 xã đề u thuộc diện các xã đặc biệt khó khăn, tách ra từ huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai. Nằm ở phía Đông Bắc c ủa tỉnh là huyện biên giới với Trung Quốc, giao thông đi lại khó khăn. Núi đá là chủ yếu. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn. Dân cư chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông là m nương, rẫy, trồng rừng. Sản xuất ở đây phần lớn còn mang tính tự phát, tự cung, tự cấp với trình độ thấp kém. Kỹ thuật canh tác lạc hậu. Trong những nă m đổi mới, cùng với s ự thay đổi về kinh tế, cơ cấu kinh tế nông thôn có chuyển dịch nhưng rất nhỏ và chậ m chạp trong khi đó, nhu cầu về đa dạng các sản phẩ m, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ngày một tăng lên. Do vậy việc chuyển đổi một phận diện tích đất trồng ngô, trồng lúa sang chăn nuôi. Và trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao, kết hợp hài hoà giữa trồng trọt, chăn nuôi phát triển một số ngành nông sản phẩm theo hướ ng sản xuất hàng hoá là một đòi hỏi cấp bách. Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đang là một xu hướ ng và là một chủ trương đúng đắ n, bức thiết của lãnh đạo các ngành, các cấp huyện Si Ma Cai. Là một ngườ i con sinh ra và lớn lên ở huyện Si Ma Cai nên với mong muốn vùng quê của mình ngày càng phát triển, giàu đẹp góp phần nhỏ trong sự phát triển c ủa nền kinh tế quốc dân, vì vậy em đã chọn đề tài: "Một số vấn đ ề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Si Ma Cai" là m đề án môn học chuyên ngành c ủa mình. Do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, vì vậy khó tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được s ự góp ý quý báu c ủa các thầy cô và bạn đọc. 1
  2. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN. I. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN. 1. Khái niệm * Cơ cấu kinh tế (CCKT): Cơ cấu kinh tế là một phạ m trù kinh tế đặc biệt, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển c ủa nền kinh tế trong giới hạn một địa phương, một quốc gia hay một khu vực. Nền kinh tế là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều thành phần, nhiều nhân tố có mối quan hệ, chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Cơ cấu kinh tế thể hiện mối tương quan giữa các thành phần, các nhân tố đó. Trong bất kỳ một nền kinh tế quốc dân nào, ngườ i ta c ũng có thể định tính hoặc định lượ ng được mức độ phát triển c ủa CCKT. Các mối quan hệ này một mặt biểu tượ ng sự tương quan về mặt số lượ ng, mặt khác nó biểu hiện mối quan hệ hữu cơ c ủa chúng về mặt chất lượ ng và được xác lập trong điều kiện c ụ thể với những giai đoạn phát triển nhất định, phù hợp với đặc điể m tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể c ủa mỗi nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế không chỉ giới hạn về các mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành có tính chất cố định mà luôn luôn vận động, thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển c ủa nền kinh tế trong từng thời kỳ, nhằ m mục tiêu phát triển, tăng trưở ng kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất. Để cơ cấu kinh tế phát huy hiệu quả thì cần phải có một quá trình, một thời gian nhất định. Thời gian ấy dài hay ngắn phải tuỳ thuộc vào đặc thù riêng c ủa từng loại CCKT. Tuy nhiên trạng thái c ủa các điều kiện tự nhiên, xã hội luôn luôn vận động không ngừng. Do vậy việc duy trì quá lâu một cơ cấu kinh tế sẽ làm giả m đi tính hiệu quả do bản thân cơ cấu mang lại. Điều đó đòi hỏi những 2
  3. nhà quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, cập nhập thông tin phục vụ cho việc hoạch định những chính sách mới và có những điều chỉnh phù hợp kịp thời với yêu cầu của tình hình mới. Mặt khác sự thay đổi đột ngột và nhanh chóng sẽ gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưở ng nghiê m trọng đến sự tăng trưở ng và phát triển c ủa nền kinh tế. Cần phải thấy rõ rằng cơ cấu kinh tế không phải là một mục tiêu được đặt ra do sự nhận thức c ủa chủ quan, mà phải hiểu đó là một phương tiện để đưa nền kinh tế đặt được sự tăng trưở ng ổn định, bền vững. Từ đó phải có những xem xét đánh giá dựa vào mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế xã hội mà CCKT đó mang lại như thế nào. Điều này cần thiết cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước, riêng các vùng, các doanh nghiệp, trong đó có tồn tại cơ cấu kinh tế nông thôn. * Cơ cấu kinh tế nông thôn: Cơ cấu kinh tế nông thôn là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vực nông thôn. Nó là cấu trúc hữu cơ các bộ phận kinh tế trong khu vực nông thôn trong quá trình phát triển, có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượ ng và có liên quan chặt chẽ về mặt chất, chúng có tác động qua lại lẫn nhau, trong không gian và thời gian, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế nông thôn. CCKT nông thôn là một bộ phận hợp thành, không thể tách rời CCKT quốc dân. Nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với các nước kém phát triển. Kinh tế nông thôn bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ được tiến hành trên địa bàn nông thôn. Xác lập CCKT nông thôn chính là giải quyết mối quan hệ giữa những bộ phận cấu thành trong tổng thể kinh tế nông thôn dướ i tác động c ủa lực lượ ng sản xuất, giữa tự nhiên và con ngườ i, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử c ụ thể. 3
  4. Cơ cấu kinh tế nông thôn c ũng được xem xét trên các mặt và các mối quan hệ c ủa chúng như: Cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn, cơ cấu các vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế nông thôn. 2. Đặc trưng c ủa cơ cấu kinh tế nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn vừa có những đặc trưng chung c ủa CCKT vừa có đặc trưng riêng c ủa vùng nông thôn với những đặc điểm mang tính đặc thù. Những đặc trưng riêng c ủa CCKT nông thôn được biểu hiện như sau: - Do đặc điểm c ủa kinh tế nông thôn nên CCKT nông thôn, bị chi phối mạnh mẽ bởi cấu trúc c ủa kinh tế nông thôn. Điều đó biểu hiện ở chỗ, trong CCKT nông thôn, nông nghiệp, thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành và chúng chỉ có thể chuyển biến khi CCKT nông thôn biến đổi theo hướ ng có tính quy luật "giảm tương đối và tuyệt đối số ngườ i lao động hoạt động trong khu vực nông thôn với tư cách là lao động tất yếu" lao động này ngày càng thu hẹp để tăng lao động thặng dự. - Cơ cấu kinh tế nông thôn hình thành và biến đổi gắn liền với sự ra đời và phát triển c ủa nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Từ thời kỳ kinh tế sinh tồn chuyển sang thời kỳ du canh, du mục, tự cấp tự túc, nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn này đồng nhất với nền kinh tế nông nghiệp mà cơ cấu của nó là hai ngành trồng tỉa lương thực và chăn thả đạ i gia súc gắn liền với hai bộ phận trồng trọt và chăn nuôi. Trong bối cảnh này, kinh tế nông thôn đồng nghĩa với kinh tế nông nghiệp. Chỉ khi chuyển sang thời kỳ nông nghiệp sản xuất hàng hoá, CCKT nông thôn mới được hình thành và vận động theo hướ ng đa dạng, có hiệu quả, sự phân công lao động chi tiết, tỉ mỉ hơn, từ đó những loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao được phát triển và mở rộng, mở mang nhiều ngành nghề, dần dần đưa kỹ thuật và công nghệ mới vào nông thôn, mở rộng và phát triển các loại hình tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông thôn. 4
  5. - Cơ cấu kinh tế nông thôn được hình thành và vận động trên cơ sở điều kiện tự nhiên và mức độ lợi dụng, khai thác cải thiện điều kiện tự nhiên (độ ẩm, ánh sáng, lượ ng mưa… tức là những nguồn lực c ủa đầ u vào được ban phát bởi tạo hoá). Cơ cấu kinh tế nông thôn, trong đó có cơ cấu nông nghiệp hướ ng tới s ự chuyển dịch nhằ m khai thác tối ưu và cải thiện điều kiện tự nhiên để có lợi cho con ngườ i nhất. Đặc trưng cơ bản c ủa CCKT nông thôn là tác động hàng loạt c ủa các quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển toàn diện c ủa nông thôn. Qúa trình xác lập và biến đổi CCKT nông thôn như thế nào là phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, những điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên nhất định chứ không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan c ủa con ngườ i. Con ngườ i chỉ có thể nhận thức để tác động thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướ ng ngày càng có hiệu quả cao theo mục tiêu xác định. Vì vậy, CCKT nông thôn phản ánh tính quy luật chung c ủa quá trình phát triển kinh tế - xã hội và được biểu hiện c ụ thể trong từng thời gian, không gian khác nhau. Chuyển dịch CCKT nông thôn phải là một quá trình vận động và có tính quy luật, mọi sự nóng vội hoặc bảo thủ trì trệ trong quá trình chuyển dịch nó đề u gây phương hại đến sự phát triển c ủa nền kinh tế quốc dân. "Vấn đề là phải biết bắt đầ u tư đâu và với những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn như thế nào để tác động vào nó sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền cho tất cả các yếu tố trong toàn bộ hệ thống cơ cấu kinh tế nông thôn cùng phát triển, góp phần vào sự tăng trưở ng, c ủa nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế mang tính ổn định tương đối trong từng điều kiện và hoàn cảnh lịch sử c ụ thể, tuy nhiên, xét cả quá trình, nó không cố định, luôn vận động mang tính tất yếu khách quan. Vì vậy, chuyển dịch CCKT là quá trình là m thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ c ủa hệ thống kinh tế theo một chủ đích và định hướ ng nhất định, nghĩa là đưa hệ thống kinh tế đế n các trạng thái phát triển tối ưu, đạt được hiệu quả tổng hợp mong muốn thông 5
  6. qua các tác động điều khiển có ý thức, hướ ng đích c ủa con ngườ i trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắ n các quy luật khách quan. 6
  7. II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN. 1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Chuyển dịch CCKT nông thôn là sự vận động và thay đổi cấu trúc c ủa các yếu tố cấu thành trong kinh tế nông thôn theo các quy luật khách quan dướ i sự tác động c ủa con ngườ i vào các nhân tố ảnh hưở ng đế n chúng theo những mục tiêu xác định. Đó là sự chuyển dịch theo những phương hướ ng và mục tiêu nhất định chuyển dịch CCKT nông thôn được xem xét trên các phương diện: Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, và cơ cấu thành phần kinh tế… Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông thôn là sự thay đổi mối quan hệ tương quan c ủa mỗi ngành so với tổng thể các ngnàh trong nông thôn. sự thay đổi này do 2 yếu tố là số lượ ng các tiểu ngành thay đổi và mối tương quan tốc độ phát triển giữa các ngành có s ự thay đổi hoặc thay đổi đồng thời cả 2 yếu tố đó. Chuyển dịch CCKT theo vùng nông thôn là sự chuyển dịch của các ngành kinh tế xét theo từng vùng. Về thực chất, c ũng là s ự chuyển dịch c ủa ngành, hình thành sản xuất chuyên môn hoá, nhưng được xét ở phạ m vi hẹp hơn theo từng vùng lãnh thổ. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế là sự thay đổi tỷ lệ về sản xuất kinh doanh c ủa các thành phần kinh tế trong nông thôn. Cơ sở của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần là sự tồn tại khách quan, vai trò, vị trí c ủa từng thành phần kinh tế trong kinh tế nông thôn và sự vận động khách quan c ủa nó trong nền kinh tế. Đối với cơ cấu thành phần kinh tế, bên cạnh sự vận động khách quan thì sự định hướ ng về mặt chính trị - xã hội theo các cơ sở khách quan có s ự tác động rất lớn đế n s ự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong nền kinh tế nói chung, trong nông thôn nói riêng. 2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là xu hướ ng vận động có tính khách quan, dướ i s ự tác động c ủa các nhân tố. Trên thực tế, cùng với quá 7
  8. tình hình thành và phát triển phong phú, đa dạng các ngành kinh tế theo hướ ng sản xuất hàng hoá, thì cơ cấu giữa các ngành c ũng ngày càng phức tạp và luôn biến đổi theo nhu cầu c ủa xã hội, theo đà phát triển c ủa thị trườ ng và theo khả năng c ủa sản xuất để khai thác các nguồn lực vừa để đáp ứng nhu cầu thị trườ ng vừa nâng cao hiệu quả sản xuất. Quá trình chuyển dịch c ủa CCKT nông thôn bao gồm những xu hướ ng cơ bản sau: - Chuyển dịch CCKT nôgng nhiệp, nông thôn sang sản xuất hàng hoá. Trong nền nông nghiệp độc canh, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn. Sự mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi bắt nguồn từ tính chất của sản xuất và khả năng giải quyết các nhu cầu về lương thực trong điều kiện trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp. Từ đó mọi yếu tố về nguồn lực tự nhiên và lao động đề u phải tập trung vào sản xuất trồng trọt. Sự biến đổi c ủa khoa học và công nghệ đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và năng suất đất đai. Do đó đã cho phép chuyển bớt các yếu tố nguồn lực cho sự phát triển c ủa các ngành khác, trong đó có các ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, phát triển nông nghiệp theo hướ ng sản xuất hàng hoá có nghĩa là sản xuất sản phẩm để n bán chứ không phải chỉ để tiêu dùng cho bản thân và gia đình họ. Vì vậy, sản xuất ra loại hàng hoá gì? Số lượ ng bao nhiêu? Cơ cấu chủng loại thế nào? điều đó không phụ thuộc vào ngườ i sản xuất mà chủ yếu phụ thuộc vào mức độ và khả năng tiêu thụ c ủa thị trườ ng, do sự chi phối c ủa thị trườ ng, đó là mối quan hệ: thị trườ ng - sản xuất hàng hoá - thị trườ ng. Như vậy, xác lập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướ ng sản xuất hàng hoá trước hết phải từ thị trườ ng và vì thị trườ ng, lấy thị trườ ng làm căn cứ và xuất phát điể m. Xem đây là giải pháp quan trọng nhất để chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn. - Chuyển dịch CCKT nông thôn từ nông nghiệp thuần tuý sang phát triển nông nghiệp, lâ m nghiệp và chăn nuôi. là sự chuyển dịch CCKT nông thôn từ nông nghiệp là chủ yếu sang kết hợp nông nghiệp, lâ m nghiệp và chăn nuôi chuyển chúng thành những ngành sản xuất hàng hoá ở nông thôn. 8
  9. - Chuyển dịch CCKT nông thôn từ thuần nông sang phát triển nông thôn tổng hợp. Các nhân tố tác động lớn đến chuyển dịch CCKT nông thôn từ thuần nông sang phát triển nông thôn tổng hợp, bao gồm các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Sự phát triển của nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi một mặt đã cho phép chuyển một số nguồn lực c ủa các ngành này cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ, mặt khác tạo ra những yếu tố về thị trườ ng đòi hỏi phải có sự phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Sự phát triển này là m cho CCKT có sự thay đổi theo hướ ng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Trên cơ sở đó, lao động cũng sẽ chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn nuôi, từ sản xuất nông nghiệp sang làm dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và chuyển lao động thủ công sang lao động cơ khí trên đồng ruộng, trong chuồng trại và các xí nghiệp chế biến nông sản. 3. Nhân tố ảnh hưởng đế n chuyển dịch. Cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn chịu sự tác động c ủa một số nhân tố sau: - Sự phát triển c ủa khoa học- công nghệ: là một trong các nhân tố chủ yếu tạo những điều kiện tiền đề để chuyển dịch CCKT nói chung và CCKT nông thôn nói riêng. Sự phát triển c ủa khoa học và năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và thay đổi cả phương thức lao động, tạo khả năng đổi mới những nguyên tắc và công nghệ sản xuất trong các ngành kinh tế. Trong nông nghiệp, nông thôn, khoa học kỹ thuật đã có những tác động mạnh mẽ về cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, cách mạng về sinh học. Từ đó hàng loạt giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn đợc đưa vào sản xuất. Nhu cầu c ủa xã hội về nông sản, trước hết là lương thực đã đáp ứng. Nhờ đó nông nghiệp có thể rút bớt chuyển sang sản xuất các ngành trồng trọt với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây sinh vật cảnh. Sự phát triển c ủa 9
  10. khoa học - công nghệ đã tạo những điều kiện tiền đề cho sự chuyển dịch CCKT, trong đó có CCKT nông thôn. - Quá trình phân công lao động theo hướ ng chuyên môn hoá: Đây là đòn bẩy tăng năng suất lao động, thúc đẩ y phát triển khoa học - công nghệ. Cơ cấu kinh tế nông thôn là hệ quả trực tiếp của sự phân công lao động xã hội trong nông thôn, nhiều ngành nghề hình thành, tính chất chuyên mô n hoá càng cao, xoá dần tư tưở ng tự cấp tự túc, tiến lên sản xuất hàng hoá. Từ đó, ngườ i nông dân phải suy nghĩ, nghiên cứu từng loại giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật canh tác, lợi dụng các điều kiện thuận lợi và nó tránh sự khắc nghiệt, bất lợi c ủa tự nhiên. - Tác động c ủa cơ chế thị trườ ng và s ự mở rộng thị trườ ng CCKT nông thôn hình thành và biến đổi gắn liền với s ự ra đờ i và phát triển c ủa nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Lượ ng dân cư lớn ở nông thôn đã tạo ra thị trườ ng sôi động với các hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Thu nhập của nhân dân tăng lên tạo sức mua lớn thì thị trườ ng nông thôn là cơ sở để các khu vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục phát triển và hướ ng vào xu thế hiện đạ i hoá ngành nông nghiệp. Sản xuất hàng hoá phát triển kéo theo s ự phát triển của cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể đế n là hệ thống giao thông, thông tin liên lạc và điện. Sự phát triển c ủa thị trườ ng tạo điều kiện tiêu thụ nông sản phẩ m với tốc độ nhanh, khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản, , khuyến khích nông dân sản xuất các loại sản phẩm phù hợp. - Định hướ ng phát triển kinh tế c ủa nhà nước có vai trò to lớn thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT nông thôn. Nhà nước tác động vào nông thôn trước hết thông qua hệ thống định hướ ng, điều tiết nền kinh tế theo mục tiêu xác định trong từng thời kỳ. Chính sách kinh tế có vai trò quan trọng tác động trực tiếp vào môi trườ ng sản xuất kinh doanh ở nông thôn. - Điều kiện kinh tế xã hội: đây là một tiền đề quan trọng hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 10
  11. PHẦN II THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Ở HUYỆN SI MA CAI - LÀO CAO I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH 1. Điều kiện tự nhiên: Huyện Si Ma Cai là một huyện miền núi của tỉnh Lào Cai có điều kiện tự nhiên phong phú: a. Về vị trí đ ịa lý: Huyện Si Ma Cai nằm ở vào khoảng 22052' đế n 23035' độ bắc và 103045' - 104020' độ kinh đông. + Phía Tây giáp: Huyện Mườ ng Khương và Bắc Hà + Phía Bắc giáp: Huyện Mã Quan (Trung Quốc) + Phía Đông giáp: Huyện Bắc Hà và Huyện Sí Mần (Hà Giang) + Phía Nam giáp: Huyện Bắc Hà Trung tâ m huyện ly Si Ma Cai nằm phía đông bắc nơi đầ u nguồn sông chảy và cách thị xã Lào cai 95km, huyện có 12,5km đườ ng biên giới với Trung Quốc và 12,5km đườ ng biên giới là đườ ng sông giữa Mườ ng Khương và huyện Mã Quan - Trung Quốc. b. Đặc điểm đ ịa hình, thổ nhưỡng, khí tượng thuỷ văn. * Địa hình: Si Ma Cai có địa hình chia cắt nhiều phần, núi đá cao, độ dốc lớn. Đườ ng giao thông đi lại hết sức khó khăn. Núi đá là chủ yếu. Theo đặc điểm về khí hậu có thể chia Si Ma Cai thành hai tiểu vùng. vùng nóng và vùng lạnh, nhưng ranh giới không rõ rệt. + Tổng diện tích đấ t tự nhiên c ủa huyện là 23,454 ha. Trong đó đất nông nghiệp 6.694,46h, đất lâ m ngihệp 4.298,4 ha với đất rừng tự nhiên 3.591,5 h, rừng trồng 706,9 ha, đất chống đồi núi chọc là 11.774,44 ha. Sông, suối với Si Ma Cai phân bổ chủ yếu qua địa phận c ủa 7 xã Si Ma Cai, Lùng Sui, Sán Chải, Nàn Sán, Bản Mế, Sín Chảy và Nàn Sín. Như vậy, với địa hình nhiều núi đá cao, độ dốc lớn, bị chia cắt và xa trung tâm 11
  12. kinh tế - xã hội c ủa tỉnh. Về cơ bản địa hình c ủa huyện Si Ma Cai không thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khó khăn trong việc tập trung sản xuất hàng hoá. * Thổ nhưỡ ng: Do cấu tạo địa hình khác nhau nên thổ nhưỡ ng c ủa từng vùng c ũng khác nhau có thể chia làm 2 vùng cơ bản: Vùng lạnh: Đây là vùng có đất mùn vàng đỏ đất mùn pheralit loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây đào, mận, lê, cây lấy gỗ và cây thuốc lá. Vùng nóng: Vùng này chủ yếu là đấ t mùn alít nằm ven dọc theo dòng sông chảy thích hợp trồng các loại cây lúa sớm, cây ngô, đậ u tương, lạc và cây ăn quả như: Táo, chuối… Nhìn chung thổ nhưỡ ng c ủa huyện Si Ma Cai có thể cho phép canh tác được nhiều loại cây trồng phong phú và đa dạng. * Khí tượ ng, thuỷ văn: - Khí tượ ng: Si Ma Cai nằm ở khu vực thượ ng lưu sông chảy có độ dốc cao, nên khí hậu mang nhiều tính chất của khí hậu lục địa. Đặc điể m khí hậu Si Ma Cai là vùng có khí hậu cận nhiệt đới, một nă m có hai mùa. Mùa đông lạnh kéo dài nhiệt độ bình quân từ 14 - 150C. Tháng 1 là tháng lạnh nhất nhiệt độ có thể xuống 5 -20C (có nơi có thể xuốgn 00C), mùa hè mát mẻ nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 và ngày cao điể m nhiệt độ lên tới 350C. Nhiệt độ bình quân trong năm là 210C, bình quân thấp nhất trong năm là 20C. Độ mưa: Huyện Si Ma Cai có lượ ng mưa lớn nhất là 1.800mm lượ ng mưa nhỏ nhất là 1.355mm. Lượ ng mưa trung bình là 1.400mm. - Thuỷ văn: Si Ma Cai có sông chảy và các con suối lớn như suối Hoá Chu Phùng, Cán Cấu, Cán Hồ, Sín Chéng… Đặc trưng dòng chảy c ủa huyện, do mưa phân bố không đề u, địa hình dốc, độ che phủ c ủa rừng thấp, nên vào mùa mưa nước tập trung nhiều gây ra lũ, sạt lở núi, sạt lở đườ ng. Trong khi đó mùa khô nước lại cạn kiệt, thậm chí thiếu cả nước sinh hoạt hàng ngày. 12
  13. c. Tài nguyên nguyên liệu: * Tài nguyên khoán sản: Si Ma Cai nghèo về tài nguyên khoán sản trên địa bàn c ủa huyện chỉ có một số mỏ nhỏ, giá trị kinh tế không cao bao gồm những mỏ sau: Mỏ kẽm chì nằm ở khu vực cao c ủa xã Bản Mế trữ lượ ng ZN ở cấp P3 khoản 50.000 tấn. Mỏ đá xây dựng ở hầu hết các xã trong huyện, trữ lượ ng lớn hàng trăm triệu m3. Mỏ đất sét có khả năng sản xuất gạch, ngói nằm rải rác ở các xã Si Ma Cai, Bản Mế, Sín Chải, Nàn Sán, Sín Chéng. * Nguyên liệu: Tài nguyên rừng c ủa Si Ma Cai có diện tích là 4.298,4ha. Trong đó rừng trồng là 1.405,9ha, rừng tự nhiên là 2.892,5ha. Rừng Si Ma Cai có nhiều loại gỗ chủ yếu là nhóm 5, nhóm 6 trữ lượ ng khoản 400.000m3, ngoài gỗ rừng còn có nhiều loại lâm sản khác như: Song, mây, nứa và nhiều loại cây rừng khác có thể cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Dân số và lao đ ộng: * Dân số: Theo thống kê mới nhất, tổng dân số huyện Si Ma Cai năm 2000 có 25.325 người với cộng đồng của 11 dân tộc anh em. Dân tộc có số dân đông nhất là người H'Mông chiếm 81,7% ( 20.701 người). Dân tộc Nùng chiếm 10,93% (2.764 người) và các dân tộc khác như Kinh, Thu Lao, Phù Lá… Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng nă m bình quân từ 1,732%. Mỗi nă m tỷ lệ này giảm từ 0,3 - 0,45. Mật độ dân cư trung bình toàn huyện là 107 ngườ i/km2 song phân bố không đề u chủ yếu tập trung ở các xã Si Ma Cai, Bản Mế, Cán Cấu, Lử Thân, Nàn Sán, Sín Chéng còn lại các xã khác dân cư thưa thớt mật độ dân 13
  14. cư bình quân khoảng 60 - 80 ngườ i/km2. * Lao động: Lực lượ ng lao động chủ yếu là ngườ i địa phương trong đó lao động thuần nông chiế m 40% dân số. - Lao động nông, lâm nghiệp có khoản 9.000 ngườ i. - Lao động tiểu thu công nghiệp: 170 ngườ i. - Lao động dịch vụ: Có 48 ngườ i. - Cán bộ, công nhân viên chức: 710 ngườ i. Lực lượ ng kế cận trong độ tuổi từ 15 - 17 chiế m 8 - 10% lao động c ủa toàn huyện. Lao động có việc làm thườ ng xuyên chiế m khoảng 70% trong độ tuổi. Số cán bộ quản lý là ngườ i kinh chiếm khoảng 70% còn lại là ngườ i địa phương. b. Kết cấu hạ tầng: * Giao thông: Si Ma Cai là huyện vùng cao, giao thông đi lại hết s ức khó khăn, chủ yếu là đườ ng bộ được dải cấp phối và đườ ng đất. Trong đó đườ ng cấp phối rộng 4,5m; đườ ng đất rộng 4m; đườ ng vào thôn bản rộng 2m. Hiện nay Si Ma Cai đã có 13/13 xã có đườ ng giao thông. Đườ ng tỉnh lộ dài 16km, tiêu chuẩn đườ ng mới đạt ở cấp A giao thông nông thôn miền núi mới được nâng c ấp. - Đườ ng liên tỉnh: Có tuyến Bản Mế - Si Ma Cai - Lùng Phìn - Sí Mần (Hà Giang) chiều dài 36km. Đường huyện. Có tổng chiều dài 57km bao gồm các tuyến chính như: Si Ma Cai - Sín Chéng - nàn Sín dài 18km đã được nâng cấp rải mặt đá dă m đườ ng Si Ma Cai - Cán Hồ - Quan Thần Sán dài 10km. - Đườ ng liên thôn có tổng chiều dài khoản 200km chủ yếu là đườ ng đất, phục vụ chủ yếu cho ngựa và ngườ i đi bộ. * Điện: Điện lướ i quốc gia c ủa huyện Si Ma Cai đã có đường dây 35kv qua các xã Lử Thẩn, Si Ma Cai, Sán Chải, Nàn Sán, Lùng Sui, Cán Cấu chiều dài đườ ng dây 0,4kv khoảng 30km. Ngoài ra còn đang kéo đườ ng dây 0,4 kv vào Sín Chéng - Nàn Sín với chiều dài khoảng 10km. Máy thuỷ 14
  15. điện nhỏ ít được nhân dân sử dụng. * Thuỷ lợi: Si Ma Cai đã xây dựng trên 52 công trình thuỷ lợi lớn và nhỏ. Chiều dài hệ thống kênh mương trên 70km để phục vụ tướ i cho 601 ha lúa chiế m 84,3% diện tích lúa c ủa toàn huyện. Hiện nay, chương trình 135 của chính phủ, chương trình kiên cố hoá kênh mương, đã đầ u tư nâng cấp thê m 07 công trình phục vụ tướ i, tiêu cho diện tích lúa xuân và lúa vụ mùa. * Nước sinh hoạt: Nước ăn cho nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Huyện đã đầ u tư xây dựng công trình thuỷ lợi để lấy nước tướ i cho ruộng và kết hợp cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Hiện tại 82/90 thôn bản hệ thống nước sinh hoạt đã được đầ u tư xây dựng. c. Văn hoá xã hội: * Y tế: Trên địa bàn huyện đã được đầ u tư xây dựng 13 trạm y tế xã từ nhà cấp IV đế n nhà cấp III đạt 100% xã có trạm y tế xã bình quân mỗi trạm có 4 giườ ng bệnh điều trị, 2 phòng khám đa khoa và 01 bệnh viện trung tâm với tổng số 54 giườ ng điều trị trong đó: - Số bác sĩ là 07 ngườ i - Số y s ĩ và hộ lý là 40 ngườ i. * Về giáo dục và đào tạo Hệ thống giáo dục mầ m non: Toàn huyện có 61 lớp học nhà trẻ mẫu giáo với 1.239 cháu, trong đó tổng số học sinh hệ mầm non dân lập là 120 cháu đạt gần 9,7% Tổng số trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo. Hệ giáo dục phổ thông: Hiện nay đã có 306 lớp với tổng số giáo viên 485 ngườ i trong đó giáo viên tiểu học 338, giáo viên trung học cơ sở 84 ngườ i. tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đế n lớp đạt 92,0% với 6.918 học sinh. Ngoài ra còn mở 2 lớp bổ túc văn hoá tập trung, 2 lớp văn hoá tại chức. Đến nay công tác phổ cập giáo dục tiểu học có 13/13 xã 100% đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ. Đội ngũ giáo viên hầu hết là các thày cô giáo có trình độ, tỷ lệ giáo viên nữ chiế m 70% trong tổng số giáo viên của huyện. 15
  16. II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Ở HUYỆN SI MA CAI: 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung c ủa huyện SiMaCai. Huyện Si Ma Cai mới được tái lập tháng 09 nă m 2000, trước năm 2000 địa bàn Si Ma Cai thuộc sự quản lý c ủa huyện Bắc Hà, trong thời gian này chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn nhỏ và chậ m. Một số diện tích đất trồng ngô, hoa màu được chuyển sang làm ruộng bậc thang, trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn như cây đậ u tương, cây mận…Từ khi được tái lập cơ cấu kinh tế huyện Si Ma Cai có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế c ủa huyện thời kỳ 2000- 2002 nhìn tổng thể cả thời kỳ có sự chuyển dịch theo hướ ng thuận phù hợp với quy luật chung c ủa cả nước (Tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướ ng giảm dần và tăng tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp, ngành chăn nuôi và dịch vụ). Ngành trồng trọt giảm 1,14% (Từ năm 2000-2002), tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp tăng 1,03%, ngành chăn nuôi tăng 0,03%, ngành dịch vụ tăng 0,08% (Từ năm 2000-2002). Như vậy để đẩ y mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế c ủa huyện cần thiết phải đẩ y mạnh và tập trung phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp, ngành chăn nuôi và dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng c ủa các ngành này trong cơ cấu giá trị sản phẩm, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng và nguồn lực của huyện. Biểu 1: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Si Ma Cai. Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Giá trị sản phẩm (triệu đồng) 91.046 93.120 95.680 1. Ngành trồng trọt 79.240 80.734 82.192 2. Ngành tiểu thủ công nghiệp 9.235 9.802 10.740 3. Ngành chăn nuôi 2.085 2.068 2.164 4. Ngành dịch vụ 486 516 584 Cơ cấu giá trị sản phẩm (%) 100,0 100,0 100,0 1. Trồng trọt 87,04 86,70 85,90 2. Tiểu thủ công nghiệp 10,14 10,53 11,27 16
  17. 3. Chăn nuôi 2,29 2,23 2,26 4. Dịch vụ 0,53 0,55 0,61 Nguồn: Số liệu thống kê huyện Si Ma Cai 2. Chuyển dịch cơ c ấu kinh tế nông nghiệp (bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) a. Nông nghiệp: * Ngành trồng trọt Trong những năm qua ngành sản xuất trồng trọt c ủa huyện đã có những kết quả đáng kể, diện tích năng suất, sản lượ ng c ủa các cây trồng hầu như đề u tăng. Về diện tích gieo trồng c ủa huyện năm 2002 tăng so với năm 2000 là 165ha. Diện tích lúa chủ yếu là một vụ, trên cơ sở tăng cườ ng đầ u tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đưa giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất trên toàn bộ diện tích lúa. Trong những năm gần đây đã đưa giống lúa ngắn ngày có năng suất cao vào gieo trồng 2 vụ ở các xã như Bản Mế, Si Ma Cai, Sín Chéng, Nàn Sín bước đầ u đã có những kết quả đáng khích lệ làm tăng diện tích canh tác lúa nước. Đồng thời năng suất lúa c ũng tăng nhanh do áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được tăng cườ ng giống mới có năng suất cao được sử dụng. DT các cây trồng khác cũng tăng cụ thể sau: + Cây thực phẩm tăng từ 512ha (2000) lên 527 ha (2002) + Cây công nghiệp ngắn ngày tăng 43 ha năm 2002 so với năm 2000 đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa hàng hoá và tham gia vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng c ủa huyện đáng chú ý là cây đậ u tương và cây lạc. + Cây công nghiệp dài ngày tăng lên 28 ha (năm 2002 so với năm 2000 chủ yếu là cây chè cao. + Cây ăn quả tăng 12 ha năm 2002 so với năm 2000. Nhìn chung diện tích các loại cây trồng đều tăng song các cây trồng ăn quả; cây thực phẩ m và cây công nghiệp diện tích còn nhỏ và tăng chậ m so với cây lương thực đây c ũng là điều đáng quan tâm trong vấn đề chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất của huyện. 17
  18. 18
  19. Biểu 2: Cơ cấu cây tr ồng huyện Si Ma Cai. 2000 2001 2002 Chỉ t iêu Diện tích T ỷ trọng Diện tích T ỷ trọng Diện tích T ỷ trọng (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) 1. Cây lương thực 4.369 67,50 4414 67,82 4430 66,75 2. Cây thực phẩm 512 7,91 514 7,91 527 7,94 3. Cây công nghiệp 146 2,26 149 1,78 189 2,84 ngắn ngày 4. Cây công nghiệp 820 12,67 826 12,69 848 12,84 dài ngày 5. Cây ăn quả 620 9,58 600 9,22 632 9,52 6. Cây khác 5 0,08 5 0,08 11 0,17 Tổng diện tích gieo 6.472 100,0 6.508 100,0 6.637 100,0 trồng Nguồn: Số liệu thống kê huyện Si Ma Cai *. Chăn nuôi Qua tìm hiểu số liệu cho thấy tình hình phát triển đàn gia súc gia cầ m của huyện Si Ma Cai đang trong quá trình tăng nhanh. Do huyện mới được tái lập, một bộ phận dân cư lớn được tập trung vào địa bàn c ủa huyện đã làm cho nhu cầu về thực phẩ m tăng dẫn đế n ngành chăn nuôi c ủa huyện c ũng phát triển. Đáng chú ý là chăn nuôi lợn và gia cầm, đây là hai ngành chăn nuôi lấy thịt chủ yếu, với tốc độ tăng bình quân đàn lợn đạt 21,56% năm, và đàn gia cầm đạt 20,27% nă m. Trong khi đó đàn ngựa c ủa huyện cũng là 1 đàn gia súc được coi trọng nhưng đang có xu hướ ng giả m. Toàn huyện chỉ còn hơn 200 con phân tán ở một số xã có địa hình phức tạp như Nàn Sín, Thảo Chủ Phìn. 19
  20. Biểu 3: Đàn gia súc gia cầm huyện Si Ma Cai ( 2000 - 2002) Chủng loại 2000 2001 2002 Tốc độ tăng trưởng (% năm) 1. Đàn trâu 10.562 10.852 10.870 2,9 2. Đ à n b ò 1.025 1.062 1.140 11,21 3. Đàn lợn 15.030 17.560 18.270 21,56 4. Đàn dê 18.260 18.850 19.070 4,43 5. Gia cầm 140.890 168.800 169.450 20,27 Nguồn: Số liệu thống kê huyện Si Mai Cai Hiện nay bình quân mỗi hộ nuôi 1,8 con trâu, bò, khoản 3,3 con lợn và 30 con gia cầm. Đàn dê được nuôi chủ yếu ở các xã Si Ma Cai, Nàn Sán, Sín Chéng và Sán Chải. Tuy là một huyện miền núi nhưng điều kiện phát triển chăn nuôi cũng khá thuận lợi chủ yếu là chăn nuôi ọ gia đình. Với địa hình đồi núi đá rất phù hợp với chăn nuôi dê, song hiện nay vẫn còn nhiều tiề m năng chưa khai thác được. b. Lâm nghiệp Trong những năm gần đây rừng huyện Si Ma Cai kiệt quệ. Các loại gỗ quý hiếm, gỗ lâu nă m đã bị khai thác, chặt phá bừa bãi không có quy hoạch làm cho diện tích R che phủ giả m nghiêm trọng. Tổng diện tích tự nhiên c ủa huyện là 23.454 ha. Trong đó diện tích rừng là 4.298,4h, chiế m 18,3% tổng diện tích tự nhiên. Trong khi đó rừng tự nhiên là 2.892,5 ha, chiế m 11,335 diện tích tự nhiên, rừng trồng là 1.405,9ha, chiế m gần 6,05 diện tích tự nhiên. Rừng trồng chủ yếu là cây thông có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên còn chưa đáp ứng được nhu cầu khai thác c ủa thị trườ ng. So với những nă m trước thì diện tích rừng có sự tăng lên đáng kể. Năm 1999 diện tích rừng chỉ có 3.680,6ha thì nă m 2002 là 4.298,4ha, đối với rừng trồng năm 1999 diện tích là 1.012,4ha thì năm 2002 là 1.405,9ha. 20
nguon tai.lieu . vn