Xem mẫu

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào MỤC LỤC Theo số liệu của Cục Thống kê, Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Việt Nam năm 2013 là 2.6 triệu nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012 (tính từ năm 2009 đến nay, hàng năm đều có mức tăng trưởng trên 10% so với năm kế trước), với mức tăng trường bình quân 10% một năm thì ước tính đến năm 2023 tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ của nước ta sẽ đạt khoảng 6.7 triệu nghìn tỷ đồng. Con sổ này đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển hệ thống thương mại - dịch vụ bao gồm thương mại truyền thống và thương mại trực tuyến. Ngoài ra, giao dịch thương mại điện tử chiếm 2,5% GDP của Việt Nam, tính ra khoảng gần 2 tỉ đô la Mỹ và dự kiến sẽ đạt hơn 4 ty tỉ đô la Mỹ vào năm 2015. ( Theo Bộ công thương năm 2012) . Từ đó chúng ta có thể thấy được triển vọng rất lớn mà hình thức kinh doanh áp dụng thương mại điện tử mang lại............................................................................................48 Bới vậy doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa vào phát triển thương mại điện tử, thông qua hệ thống các giải pháp đúng đắn, phù hợp với điều kiện của mình. Áp dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh có thể là đòn bẩy cho sự phát triển của doanh nghiệp những cũng có thể là nơi tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc nếu doanh nghiệp không có sự chuẩn bị kỹ càng. Vì vậy, cần nắm vững được các yêu cầu của Thương mại điện tử, các định hướng, chiến lược phát triển thương mại điện tử phải phù hợp với nhân lực và vật lực của doanh nghiệp................................................49 Các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ bán hàng trực tuyến cần khắc phục được các gian lận trong TMĐT để mở rộng và chinh phục thị trường............................................49 SV: Trần Tuệ Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT B2B : Business to Business (giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp). B2C :Business to Customer(giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng) B2G: Business to Government ( giao dịch giữa doanh nghiệp với chính phủ) AFACT : Hội đồng Châu Á ­ Thái Bình Dương về thuận lợi hóa thương mại và kinh doanh điện tử (Asia Pacific Council for Trade Facilitation and Electronic Business). ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) APEC: Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á ­ Thái Bình Dương (Asia ­ Pacific Economic Cooperation) AFTA : Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area) AKFTA : Hiệp định về Khu mậu dịch tự do ASEAN ­ Hàn Quốc UNCTAD: Diễn đàn Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development) UNCITRAL: Uỷ ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (United Nations Conference on International Trade Law) WTO: Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization) WB: Ngân hàng thế giới (World Bank) SV: Trần Tuệ Linh Lớp: QTKD Thương mại 53A Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trên đường đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại điện tử ngày một phát triển và đóng vai trò quan trọng vào việc phát triển toàn diện nền kinh tế ­ xã hội nước ta. Nó đã và đang trở thành một xu thế tất yếu và thu hút được không ít các doanh nghiệp Việt Nam, giúp họ đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với tự do hóa thương mại được đẩy mạnh, dịch vụ, đầu tư cũng ngày càng được mở rộng. Vì vậy sức ép cạnh tranh diễn ra trong các ngành thương mại, dịch vụ..ngày càng trở nên gay gắt. Hình thức thương mại điện tử đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bởi nó làm tăng khả năng cạnh tranh như đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm thiểu chi phí, khắc phục được các trở ngại về không gian, thời gian…Vì thế, việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động của các doanh nghiệp là tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Trên thế giới, các nước đang tiên phong trong nền kinh tế mạng, hoạt động kinh doanh dịch vụ bằng hình thức thương mại điện tử đã có điều kiện hình thành và đã phát triển rất nhanh. Ở Việt Nam ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử vào kinh doanh dịch vụ giúp nâng cao sức cạnh tranh cũng như để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên việc ứng dụng thương mại điện tử ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau phụ thuộc vào mức độ nhận thức, trình độ nhân lực, cơ sở hạ tầng công nghệ, loại hình và đặc điểm kinh doanh cuả doanh nghiệp… Với mong muốn nước ta theo kịp sự phát triển của các nước tiên tiên trên thế giới cùng với mối quan tâm đến sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, em đã chọn đề tài: "Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở Việt Nam” cho bài đề án môn học của mình. SV: Trần Tuệ Linh 1 Lớp: QTKD Thương mại 53A Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ 1 Tổng quan vê thương mại điện tử ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ 1.1 Khái niệm 1.1.1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ - Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hay còn gọi là doanh nghiệp thương mại dịch vụ là các tổ chức kinh doanh thương mại – dịch vụ có đầy đủ tư cách pháp nhân theo luật định, chuyên kinh doanh mua bán, trao đổi các loại hàng hóa dịch vụ trên thị trường nhằm tìm kiếm lợi ích cho các chủ thể kinh doanh. Trong đó: - Thương mại: Là các hoạt động kinh tế nhằm phát sinh ra lợi nhuận ở tất cả tất cả các lĩnh vực từ sản xuất, lưu thông, mua bán trao đổi, đầu tư. - Dịch vụ: Là các hoạt động nhằm hỗ trợ cho quá trình kinh doanh chính, nó làm đa dạng và phong phú hơn các mặt hàng kinh doanh, tăng khả năng lụa chọn cho người tiêu dùng. Nó gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có hình thức kinh doanh rất đa dạng về loại hàng hoá, về hình thức, về quy mô. Ví dụ như dịch vụ khách sạn và du lịch, thương mại, dịch vụ bất động sản và cho thuê… 1.1.2 Thương mại điện tử Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp có thể tổ chức thực hiện kinh doanh nhờ mạng máy tính. Vì thế nhà sản xuất, cung cấp và ngườ i tiêu dùng không phải trực tiếp gặp gỡ nhau mà vẫn thực hiện được hoạt động trao đổi kinh doanh, đó gọi là thương mại điện tử. Tại Việt Nam, thương mại điện tử thường được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp SV: Trần Tuệ Linh 2 Lớp: QTKD Thương mại 53A Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào ­ Theo nghĩa rộng: thương mại điện tử là việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông vào các hoạt động quản lý và kinh doanh. ­ Theo nghĩa hẹp: thương mại điện tử là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông đặc biệt là qua mạng máy tính và mạng internet 1.1.3 Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp thương mại dịch vụ bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh. Hay nói một cách khác thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đó là phương tiện để các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, nhà quản lý cắt giảm chi phí dịch vụ trong khi vẫn nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng tốc độ chuyển giao dịch vụ Thương mại điện tử càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ theo nghĩa cụ thể hơn đó là giao dịch thương mại, mua sắm hàng hoá, dịch vụ qua Internet và mạng của doanh nghiệp 1.2 Đặc trưng So với các hoạt động thương mại truyền thống, thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có một số điểm khác biệt cơ bản như sau: ­ Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Trong Thương mại truyền thống, các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc SV: Trần Tuệ Linh 3 Lớp: QTKD Thương mại 53A ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn