Xem mẫu

  1. Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại DẠY HỌC VĂN học Sƣ phạm TP. Hồ Chí HỌC MỸ LATIN Ở Minh TRƢỜNG PHỔ Điện thoại: 0909459804 THÔNG TRUNG HỌC Email: thanhtrungdhsp@yahoo.com ThS. NGUYỄN THÀNH TRUNG TÓM TẮT Định hƣớng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông đặt ra cho công tác dạy học Ngữ văn nhiều triển vọng và thách thức trong đó chƣơng trình sách giáo khoa Ngữ văn sau 2015 là khâu quyết định cơ bản. Từ đó, giảm tải phải đƣợc hiểu không chỉ là cắt bớt phần trùng lặp mà còn phải bổ sung phần thiếu sót để chuẩn hóa, hiện đại hóa. Văn học Mỹ Latin đƣợc đề cập đến trong bài viết này gắn với hệ thống phƣơng pháp mới nhƣ giải quyết vấn đề, định hƣớng hoạt động, tích hợp kiến thức và thực hành tiếp cận kỹ năng không nằm ngoài định hƣớng này. Đồng thời, hệ thống định hƣớng quy hoạch văn học Mỹ Latin vào chƣơng trình giáo dục phổ thông gắn với đối tƣợng tiếp nhận đƣợc cụ thể hóa bằng hệ thống câu hỏi và bài dạy mẫu cũng đƣợc trình bày nhƣ một trao đổi để tiếp tục hoàn thiện chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy. Từ khóa: Văn học Mỹ Latin, Phổ thông trung học, phƣơng pháp, tích hợp. ABSTRACT The plan of renovating basically and comprehensively high school education leads teaching Literature and Linguistics to a complex setting offering a lot of prospects and challenges in which the Literature and Linguistics textbook program after 2015 is the sine qua non. So, simplification is considered as not only cutting off identical parts but also adding missing sections in order to standardize and modernize the national education. In this article, Latin American Literature is mentioned in a relationship to new methods system such as resolving problem, orientating action, integrating knowledge and practice, approaching necessary skills. Latin America Literature is 477
  2. introduced to the high school education program in the notion of connecting with studying objects and is concretized through questions and sample lesson plan; this is an issue to exchange in order to improve the program and teaching method. Key words: Latin American Literature, high school education, teaching method, integrate. 1. Thực trạng văn học Mỹ Latin ở trƣờng phổ thông Văn học Mỹ Latin ở trƣờng phổ thông có hiện trạng của một vƣờn đất trống dù mùa gieo hạt đầu tiên cách đây trên nửa thế kỷ vẫn còn đƣợc kế tục chƣa khi nào ngừng nghỉ. Đoàn Ánh Dƣơng trong Văn học Mỹ Latin ở Việt Nam đã chỉ ra tính ảnh hƣởng từ tƣ tƣởng của René Despestre hình thành tiêu chí nền văn học hiện thực tiến bộ cho Mỹ Latin: hàng loạt các tác phẩm đƣợc chọn dịch ở miền Bắc mang tính cách mạng, chiến đấu tƣơng ứng với một giai đoạn lịch sử của dân tộc ta trong khi văn học Mỹ Latin đến miền Nam lại trên những tiêu chí xã hội nhƣ giải thƣởng Nobel, sách best seller… Từ sau Đổi mới thì nội dung và nghệ thuật của mảng văn học này bắt đầu đƣợc chú ý xuyên thấm lẫn nhau qua hệ thống công trình dịch thuật, giới thiệu của Nguyễn Trung Đức và một số dịch giả khác nhƣ là kết quả kép của định hƣớng văn hóa và mở rộng thị trƣờng xuất bản. Sự bùng nổ của trào lƣu Chủ nghĩa Hiện thực Huyền ảo đã đƣa văn học Mỹ Latin đến gần hơn với thị hiếu công chúng và một bƣớc nữa giới thiệu hầu hết những gƣơng mặt tiêu biểu của Trung và Nam Mỹ. Bất chấp những chuyển biến tích cực đó, văn học Mỹ Latin vẫn chƣa tìm đƣợc cánh cửa vào hệ thống giáo dục một cách dễ dàng. Ngay ở đại học thì mảng văn học này chỉ bƣớc đầu đƣợc giới thiệu gắn với văn học Mỹ ở một số chuyên đề Sau đại học của Đại học Sƣ Phạm Hà Nội, Đại học Sƣ Phạm TP HCM hay khái quát kiểu chuyên đề ngắn gọn dành cho sinh viên ở Đại học An Giang, Đà Lạt trong gần 10 năm trở lại đây. Tại đại học Sƣ Phạm TP HCM thì văn học Mỹ Latin đƣợc cơ cấu nhƣ một môn tự chọn bắt buộc dành cho sinh viên đại học từ năm 2010 đã bƣớc đầu thu đƣợc những tín hiệu tích cực từ tiếp nhận của sinh viên thể hiện qua sự gia tăng ngày một cao chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng khóa luận, luận văn có liên quan. Tuy vậy, văn học Mỹ Latin vẫn mang thân phận kẻ xa lạ và đƣợc “kính nhi viễn chi” đối với chƣơng trình giáo dục phổ thông. Hiện tƣợng này có thể đƣợc lý giải từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên quan trọng nhất và gắn trực tiếp đến chƣơng trình phổ thông trung học có lẽ ở tính phức tạp về tƣ tƣởng của Văn học Mỹ Latin trên ít nhất ba bình diện sau: Thứ nhất, văn học Mỹ Latin mang đậm dấu ấn Thiên Chúa giáo. Theo chân những đoàn quân viễn chinh, Thiên Chúa giáo tìm đƣợc vùng đất màu mỡ ở Tân thế giới và trở thành hóa thạch ngoại biên điển hình của trung tâm Châu Âu khi thúc đẩy cả 478
  3. về thể chế lẫn cảm hứng văn học nghệ thuật. Không chỉ vậy, Mỹ Latin còn phát triển riêng mình một nhánh Thần học chiêm nghiệm Kinh thánh trong cuộc sống và xây dựng những hình tƣợng tiêu biểu cho châu lục nhƣ Đức mẹ Galdalupe, ngài đại tá của G. G. Marquez và đặc biệt là cảm quan khải huyền gắn với chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo. Thứ hai, tính dục góp phần rất đậm trong việc hình thành hệ đề tài và nhân vật văn học Mỹ Latin. Bắt nguồn từ vị trí địa lý, khí hậu kết hợp với cảm thức cô đơn và khuynh hƣớng di dân phổ biến, các nhà văn đã đẩy nhân vật và cốt truyện của mình lắm khi đến ranh giới giữa tình yêu và khát khao xác thịt mù quáng nhằm thể nghiệm phƣơng pháp giải quyết các nan đề về lịch sử (Pedro Paramo – Juan Rulfo), văn hóa (Trăm năm cô đơn – G.G.Marquez), tâm lý (Con nhân mã trong vƣờn – Moacyr Scliar) lẫn tâm linh (Đôi môi của nƣớc – Ruy Sanchez) của cá nhân và châu lục. Thứ ba, văn học Mỹ Latin khá mới mẻ và mang tính thách thức khi phát triển trên nền tảng chủ nghĩa Hiện đại. Ra đời trong hoàn cảnh đổ vỡ niềm tin thời đại, ngƣời ta đƣa vào văn học những định đề hoài nghi lý trí, đả phá niềm tin, chấp nhận ngẫu nhiên…nhƣng vẫn tiếp tục bƣớc đi nhƣ một phản ứng sống còn dù bất đắc dĩ. Văn học Mỹ Latin hiểu rõ bi kịch này và chuyển tải nó có phần sâu sắc hơn khi mang cả gánh nặng cá nhân, đất nƣớc và châu lục vào trang văn. Nhìn lại, văn học Việt Nam nói chung và chƣơng trình Văn học Phổ thông nói riêng đang rất cần ngọn gió hiện đại để tiếp thêm sinh khí cho cuộc đổi mới toàn diện sắp tới. 2. Văn học Mỹ Latin – một song chiếu cần thiết Bƣớc vào ngƣỡng cửa giáo dục phổ thông, văn học Mỹ Latin trƣớc hết cần đƣợc minh định nội hàm của mình. Tồn tại một thiên kiến cho rằng lịch sử văn học Mỹ Latin bắt đầu từ thế kỷ XV với những trang viết của các nhà khai phá1; đây rõ ràng là kết quả của khuynh hƣớng “Dĩ âu vi trung” phổ biến một thời. Nói cách khác, văn học Mỹ Latin phải bao gồm tất cả các dạng thức nghệ thuật sáng tác trên lục địa Trung và Nam Mỹ ngay từ thuở ban đầu của các sắc dân bản địa bởi dấu ấn không thể phai nhòa của nó trong lịch sử tƣ tƣởng nhân loại cũng nhƣ sáng tác của các nhà văn hiện đại. 2 Nhờ đó, văn học Mỹ Latin đã đạt đƣợc tầm phổ biến nhân loại khi đóng góp đến 06 giải Nobel và trở thành một hiện tƣợng văn hóa xã hội nổi bật thế kỷ XX… Những thành quả này xứng đáng để nền văn học và giáo dục nƣớc ta suy nghĩ. Bên cạnh những gần gũi về chuyển hóa mô hình hiện thực sang huyền ảo, hệ đề tài lời nguyền và dòng họ giữa hai nền văn học, việc xác định hệ thống đặc trƣng của 1 Many authors (first published in 1829). “Latin America”. The Encyclopedia Americana. Americana Corporation. NY. Chicago. DC. 2 Văn học Maya và mô hình anh hùng song trùng của sử thi Popol Vuh đối với Trăm năm cô đơn của Marquez, truyền thuyết huyền thoại Guatemala với Các vị thần ngô của Asturias… 479
  4. nền văn học Mỹ Latin cũng soi sáng nhiều điểm tƣơng đồng với văn học Việt Nam trong viễn tƣợng nâng cao sức ảnh hƣởng tác động đa phƣơng vƣợt trên một chiều: Mỹ Latin - Việt Nam nhƣ hiện nay. Trƣớc hết, văn học Mỹ Latin mang đậm khuynh hƣớng kết nối quá khứ bằng một ý thức ngày càng tập trung và rõ nét. Là một châu lục chịu nhiều tàn phá về vật chất lẫn tinh thần bởi chiến tranh dẫn đến hàng loạt những xáo động xã hội mà nhu cầu một biến chuyển khả dĩ đƣợc mong mỏi và ƣu tiên hơn cả những thay đổi xây dựng lâu dài theo lộ trình. Chỗ dựa tinh thần phổ biến của toàn châu lục và mỗi quốc gia không gì khác hơn là quá khứ vàng son thời tiền Colombus tựa nhƣ chiếc cầu nối cá/ liên nhân bất chấp không gian thời gian nhằm định hình mô hình con ngƣời và thế giới Mỹ Latin. Vì lẽ đó những câu chuyện về con ngƣời khởi nguồn từ ngô (Maya), con thần Mặt trời (Incas) gây đƣợc cảm hứng sâu sắc trong hoàn cảnh hiện đại nhƣ cách mà chuyện họ Hồng Bàng lƣu truyền ở Việt Nam. Thứ đến, văn học Mỹ Latin có khuynh hƣớng ý thức khai thác các đề tài mang tính địa phƣơng. Trong bối toàn cầu hóa thì đặc trƣng tiêu biểu chính là cơ hội khẳng định thƣơng hiệu và tạo sức mạnh trong thị trƣờng xuất bản cũng nhƣ tầm đón đợi của độc giả. Sách lƣợc này càng phát huy tác dụng trong hoàn cảnh Hậu thực dân mà bất kỳ nguồn gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha nào cũng rất nhạy cảm trong khi khái niệm truyền thống xa xƣa lại tạo một tác động lớn mang tầm huyền thoại thúc đẩy đoàn kết và phát huy sức mạnh của cả một dải châu lục. Theo cách đó thì đề tài bản địa chính là sự tiếp nối truyền thống cổ xƣa đồng thời hình thành bản sắc riêng cho văn học Mỹ Latin trên con đƣờng hội nhập và phát triển. Đây là hƣớng đi đầy tiềm năng mà văn học Việt Nam ảnh hƣởng từ Mỹ Latin khi chuyển dịch mô hình sang bờ bên kia hiện thực và đầu tƣ phong vị Việt vào trang viết theo cách mà Nguyễn Minh Châu (Phiên chợ Giát), Nguyễn Huy Thiệp (Giọt máu), Tạ Duy Anh (Bƣớc qua lời nguyền), Khôi Vũ (Lời nguyền hai trăm năm) và Nguyễn Bình Phƣơng đã và đang làm. Cuối cùng, nền văn học Mỹ Latin hƣớng đến một hiện thực lớn đồng chất. Định mệnh lịch sử đã ghép mảnh trên hai mƣơi quốc gia và vùng lãnh thổ Mỹ Latin vào một bức tranh viền khung bởi hai vƣơng triều bán đảo Iberi để họ có chung một mối quan hoài phủ định ảnh hƣởng quá khứ, đoàn kết đấu tranh hƣớng đến hòa bình ổn định cho quốc gia lẫn châu lục nhƣ Marquez đã từng mong một cơ hội thứ hai cho dòng họ Buendia (Trăm năm cô đơn) và Coelho cổ vũ con ngƣời dũng cảm theo đuổi lý tƣởng (Nhà giả kim). Hình ảnh đối sánh này càng thúc đẩy Việt Nam đi lên, giữ gìn hòa bình ổn định hƣớng đến phát triển bền vững. Khu vực Trung và Nam Mỹ với tổng diện tích 21.069.501 km2 trên 581 triệu dân với nền văn học dân tộc phong phú là một lời nhắc nhở phát triển tinh thần đại đoàn kết dân tộc và đƣa mảng đề tài này vào văn học nghệ thuật Việt Nam. Sát cánh cùng nhân dân Mỹ Latin đấu tranh với những âm mƣu chống 480
  5. phá kinh tế chính trị, Việt Nam càng ý thức rõ nhiệm vụ đối phó với diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ… Nhƣ vậy, cần phải thấy những tính chất điều kiện tự nhiên địa lý và hoàn cảnh đặc biệt về lịch sử chính trị nêu trên không chỉ là kiến thức hỗ trợ mà phải là trọng tâm nền tảng cho khuynh hƣớng giáo dục tích hợp mới của môn văn ở trƣờng phổ thông. Nắm vững những kiến thức này cũng là điều kiện cần thiết cho xây dựng chƣơng trình tích hợp với mô hình dạy học theo dự án. Trong giới hạn nội dung văn học Mỹ Latin có thể đề xuất dự án: Phát triển tuyến du lịch Trung – Nam Mỹ theo hành trình văn học. 3. Định hƣớng giới thiệu Văn học Mỹ Latin ở trƣờng THPT Nhận thức tính cần thiết của việc giảng dạy văn học Mỹ Latin ở trƣờng THPT cần đi đôi với việc định hƣớng quá trình giảng dạy này sao cho tập trung và phát huy hiệu quả học thuật, giáo dục cũng nhƣ thực tiễn cao nhất. Chúng tôi thiết nghĩ có thể giới hạn ở 4 định hƣớng sau: tính giáo dục, tính nhận thức, tính nghệ thuật và tính thực tiễn. Tính giáo dục của văn học Mỹ Latin sẽ có khả năng khơi gợi nơi học sinh Việt Nam những tình cảm tốt đẹp trong quá trình phát triển nhân cách ở trƣờng phổ thông. Tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, yêu thƣơng con ngƣời trong truyện ngắn Cortazar; tình yêu đôi lứa trong tiểu thuyết Marquez hay tình yêu thiên nhiên trong tiểu thuyết Nhà giả kim của Coelho là những khúc ca đẹp mời gọi ngƣời đọc vào thế giới Chân Thiện Mỹ và rèn luyện năng lực cảm thụ nghệ thuật. Song song với tình yêu là trách nhiệm: yêu thƣơng đến tận cùng cũng chính là gánh lấy trách nhiệm lớn nhất. Chuyển tải vận mệnh của châu lục lên vai một dòng họ (Marquez), mang khát vọng của nhân loại bƣớc vào một cuộc hành trình (Coelho) hay chia sẻ thực trạng xã hội (Cortazar) chính là cách mà các nhà văn gánh vác phần ngƣời đi trƣớc để lại, dặn dò con cháu việc mai sau… tự mình mang một lực đẩy để tiếp cận và hoàn thiện nhân cách học sinh THPT. Đến với văn học Mỹ Latin là đến với một thế giới hấp dẫn với những đền đài bỏ quên giữa rừng già, những vũ điệu đợi chờ Thần rắn lông vũ1 trong ngày sau hết, định mệnh nghiệt ngã dƣới lời nguyền dòng họ trăm năm và tình yêu đƣợc trăm lần chúc phúc nhƣng cũng ngàn lần bị nguyền rủa. Học sinh phổ thông có dịp tìm hiểu về đặc trƣng xã hội Mỹ Latin đậm chất nam tính nhƣng cũng hoài nghi và hoài cổ sâu sắc… Những kiến thức này là điểm tựa để so sánh và rút tỉa tinh hoa nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác rèn luyện và tu dƣỡng đức lẫn tài trong quá trình giáo dục. Nhƣ vậy Văn học Mỹ Latin hội tụ đầy đủ tính nhận thức cho quá trình dạy học ở trƣờng phổ thông. 1 Thần Quetzalcoatl – vị thần đƣợc thờ cúng phổ biến ở Trung Mỹ, tiêu biểu nhất là ngƣời Maya 481
  6. Văn chƣơng mang trong mình tính thẩm mỹ, tức cái đẹp về nội dung lẫn hình thức, văn học Mỹ Latin thể hiện điều này tiêu biểu nhất với Chủ nghĩa Hiện thực Huyền ảo. Ra đời trong hoàn cảnh Mỹ Latin đang hiện đại hóa nhanh chóng: Lòng tự tin mang tính dân tộc chủ nghĩa và tƣ tƣởng cánh tả đã mang lại một tầm quan trọng mới cho những truyền thống văn hóa dân gian vốn bị gạt ra bên lề suốt một thời gian dài. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đặc trƣng ở tƣ duy nghệ thuật mà xuyên suốt là một cách nhìn mới – cái nhìn tháo bỏ mọi ràng buộc và sức ép để giành lấy địa vị trung tâm tiếp nhận và làm mới sự vật bằng chính nó. Nhờ đó mà các hình tƣợng đặc sắc nổi lên quán xuyến tƣ tƣởng nhà văn đi giữa hai bờ thực ảo, không ngại ngần đảo chiều thời gian và xáo trộn không gian, miêu tả những dị thuật, điềm triệu bằng một giọng dửng dƣng và tỉnh táo. Văn học Việt Nam đƣơng đại vừa mới bƣớc vào ngả rẽ này và hứa hẹn những mùa gặt bội thu; giới thiệu văn học Mỹ Latin ở trƣờng Phổ thông chính là đi tắt và đón đầu sự phát triển của nền văn học nghệ thuật nƣớc nhà. Giới thiệu văn học Mỹ Latin ở THPT không thể bỏ qua tính thực tiễn. Việc tiếp thu nào cũng có tiếp biến trên đặc điểm và hoàn cảnh của vùng đích từ nguyên liệu nguồn, điều này càng có ý nghĩa khi đối tƣợng tiếp nhận là những chủ thể mới đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách dƣới tác động trực tiếp của giáo dục. Bởi thế tiếp cận một nền văn học đặc sắc mang nhiều thách thức nhƣ Mỹ Latin đòi hỏi phải thực hiện theo hƣớng tích hợp cả lý thuyết văn hóa địa dƣ khu vực với thực hành đọc hiểu đồng thời đào tạo theo năng lực thực hiện: phân tích tác phẩm văn học. Trên tinh thần đó, công tác tổ chức chƣơng trình giảng dạy và đánh giá cũng cần chuyển từ định hƣớng nội dung sang đầu ra nhằm hình thành kỹ năng so sánh và nhận thức rõ hơn về nền văn học nƣớc nhà thông qua ba bƣớc gồm nắm vững đặc trƣng tƣ duy văn học Mỹ Latin hƣớng đến khả năng đọc tiểu thuyết, truyện ngắn; so sánh văn hóa Mỹ Latin và Việt Nam trên cơ sở tiếp thu những thành tựu thời đại và rút kinh nghiệm cho nền văn hóa và giáo dục nƣớc nhà; nhìn ra dấu ấn Văn học Mỹ Latin trong Văn học Việt Nam đƣơng đại để phát huy đặc trƣng bản địa trong nghiên cứu, sáng tác, giáo dục nói chung và dạy học ở THPT nói riêng. Dẫu vậy, quá trình đổi mới theo hƣớng tích hợp không thể bằng một bƣớc hoàn thành mà phải là một quá trình. Theo đó việc kết hợp hài hòa các định hƣớng thành phần cũng đáng cân nhắc, trong hoàn cảnh hiện tại thì tích hợp cần có lộ trình xuyên suốt từ nông đến sâu, từ tích hợp xuyên môn đến liên môn… 4. Đề xuất Theo những định hƣớng đã đề ra, chúng tôi có những đề xuất sau: Thứ nhất, cần đƣa văn học Mỹ Latin vào chƣơng trình giáo dục PTTH, cụ thể là chƣơng trình lớp 10 và 11. Điều này cũng có nghĩa là tiếp tục đẩy mạnh giới thiệu, giảng dạy và nghiên cứu văn học Mỹ Latin ở bậc đại học và sau đại học nhằm tạo một 482
  7. thông lộ thuận lợi cho các yêu cầu về nhân lực, nội dung và phƣơng pháp giảng dạy hiệu quả ở bậc Phổ thông. Thứ hai, chuyển tải văn học Mỹ Latin cần gắn với đặc điểm học sinh THPT. Việc tích hợp liên môn không tạo môn học mới có tính chất tích hợp nông để từng bƣớc tích hợp sâu; chủ yếu là tích hợp trong nội bộ môn học, tích hợp theo chủ đề liên môn hoặc xuyên môn hƣớng tới phát triển một số năng lực chung nhƣ đọc hiểu, phân tích văn bản nghệ thuật. Quá trình đó nhấn mạnh năng lực giải quyết vấn đề hơn là lý thuyết thông qua việc so sánh đối chiếu văn học Việt Nam để nhận ra dấu ấn của Mỹ Latin (nhƣ Trăm năm cô đơn đến một loạt tiểu thuyết của Tạ Duy Anh (Bƣớc qua lời nguyền), Khôi Vũ (Lời nguyền hai trăm năm), Vũ Huy Anh (Trăm năm thoáng chốc),… hoặc giáo dục kỹ năng và bản lĩnh sống (Nhà giả kim), tập trung vào ngƣời học nhằm hình thành một phƣơng pháp học tập có ý thức tự giác, có hệ kỹ năng phù hợp để đọc hiểu, triển khai phân tích tiểu thuyết, truyện ngắn, biết liên kết kiến thức lý luận nhƣ cốt truyện, cấu trúc, hình tƣợng… nhằm làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. Thứ ba, căn cứ nội dung và định hƣớng trên, có thể đƣa ba đơn vị tác phẩm sau vào chƣơng trình Văn học Phổ thông theo cơ cấu 2 đoạn trích tiểu thuyết (một chính thức, một đọc thêm) và 1 toàn văn truyện ngắn gồm: + Đoạn trích Nhà giả kim (Phần 47-49: gần 2700 từ) bản dịch Lê Chu Cầu. + Đoạn trích Trăm năm cô đơn (đọc thêm) (Chƣơng kết: gần 9000 từ) bản dịch Nguyễn Trung Đức. + Toàn văn truyện ngắn Cortazar: Những thảo viên nối liền (820 từ) bản dịch Nguyễn Thành Trung [2] Các tác phẩm đƣợc chọn trên nguyên tắc ý thức tính liên thông dọc (đây là các tác phẩm tiêu biểu đƣợc giới thiệu ở chƣơng trình đại học, chuyên đề sau đại học) và ngang (các tác giả cùng thời, chung đặc điểm tiêu biểu Mỹ Latin: G.G.Marquez, Julio Cortazar, Paulo Coelho nhằm thuận tiện cho so sánh, đối chiếu). Thứ tƣ, hệ thống câu hỏi hƣớng đến phát triển năng lực cũng cần đƣợc cấu trúc theo thang độ phân hóa rõ các năng lực và yêu cầu theo hƣớng tăng dần từ: Tái hiện kiến thức (Nhờ đâu chàng trai có thể trò chuyện với thiên nhiên? – Nhà giả kim; Vai trò của bức thƣ da dê mà Melquiades để lại là gì? – Trăm năm cô đơn; Truyện ngắn có bao nhiêu nhân vật, mối quan hệ giữa họ là gì? – Những thảo viên nối liền)… đến khả năng kết nối (Tại sao chủ đề câu chuyện của chàng trai với sa mạc, gió, bầu trời và mặt trời lại là tình yêu?; So sánh giọng văn Trăm năm cô đơn và Nhà giả kim; Thảo viên trong truyện có vai trò gì?) Kỹ năng khái quát hóa (So sánh hành trình của chàng trai và quá trình luyện kim của Melquiades? Tựa đề Trăm năm cô đơn làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm nhƣ thế nào? Truyện ngắn lý giải ranh giới giữa cuộc đời và tiểu thuyết ra sao?) 483
  8. Cuối cùng là khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn (”Khi bạn cố sức làm điều gì, toàn thể thiên nhiên sẽ hợp sức lại để giúp bạn”, phát biểu suy nghĩ của bạn về quan điểm của Paulo Coelho; Yếu tố huyền ảo – tƣởng tƣợng có vai trò nhƣ thế nào trong văn học và đời sống? Bình luận về việc đọc tiểu thuyết trong đời sống hiện đại.) Thứ năm, cần kết hợp linh hoạt các hình thức dạy học bao gồm: - Thuyết giảng, kiểm tra bài thông qua các câu hỏi kiểm tra kiến thức nhằm tạo nền tảng vững chắc cho năng lực chuyên môn. - Làm việc nhóm, thuyết trình với những câu hỏi liên kết, khái quát giúp học sinh phát triển quan hệ liên nhân và các năng lực xã hội: giao tiếp, trình bày, hợp tác… - Phát biểu cá nhân, tranh luận để học sinh trả lời các câu hỏi thực tiễn nhằm mài sắc khả năng tƣ duy, lập luận, trình bày vấn đề hƣớng đến phát triển năng lực cá thể. - Năng lực thực hiện đặt cơ sở phát triển cả 4 kỹ năng: nghe (tác phẩm), nói (trình bày), đọc (phân tích văn bản ngắn), viết (ý kiến văn bản) kết hợp với hiểu các tầng ý nghĩa tƣơng đƣơng. Hệ phƣơng pháp này cần đƣợc sử dụng và biến đổi linh hoạt: vận dụng hệ thống câu hỏi thực tiễn ở đầu bài học để chuyển thành dạng dạy học giải quyết vấn đề. Một trong các câu hỏi phần này nêu vấn đề sẽ thúc đẩy sinh viên nghiên cứu bằng cách đọc văn bản nhằm giải quyết vấn đề bài học (thông qua 3 dạng câu hỏi: gợi nhớ, liên kết và khái quát; cuối cùng là vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn. Hoặc vận dụng phƣơng pháp nhập vai/tình huống: giải quyết vấn đề xã hội để trao đổi, giảng dạy, hình thành kỹ năng sống. Khi đó không cần đánh giá của giáo viên mà học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau thông quá đó hình thành vốn sống và ứng xử xã hội phù hợp. Thứ sáu, theo những định hƣớng đề xuất trên, bài dạy mẫu đơn vị truyện ngắn có thể đƣợc xây dựng nhƣ sau: Bài: NHỮNG THẢO VIÊN NỐI LIỀN Julio Cortázar Mục tiêu: học xong bài này, ngƣời học có khả năng: - Hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật trong truyện ngắn - Phân tích đƣợc diễn biến tâm lý của các nhân vật và bối cảnh câu chuyện - Hình thành kỹ năng trao đổi thông tin và giao tiếp xã hội - Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm văn học (chuyên biệt) - Xây dựng kỹ năng cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật - Trân trọng cái hay cái đẹp, giá trị thẩm mỹ văn chƣơng mang đến - Có đƣợc thế giới quan tích cực, chủ động trong suy nghĩ, cuộc sống Đồ dùng và trang thiết bị dạy học - Lớp học bố trí bàn đơn 484
  9. - Hệ thống âm thanh, máy tính nối mạng, máy chiếu Hình thức tổ chức dạy học Tập trung Vị trí - Gắn với phần Địa lý Kinh tế châu Mỹ và Lịch sử Châu Mỹ Latin từ những cuộc chiến giành độc lập đến nay (tích hợp liên môn) - Liên kết với nội dung Lý luận Văn học, phần Mối quan hệ giữa Văn học – Hiện thực cũng nhƣ Lý luận Truyện ngắn (tích hợp xuyên môn) Nội dung Cấu trúc Ý nghĩa Dạy học định hƣớng giải quyết vấn đề kết hợp bài dạy định hƣớng hoạt động, vấn đáp theo định GV HS hƣớng giải quyết vấn đề Đặt vấn Tạo tình huống có vấn đề Trong đời sống hiện đại, Trả lời câu hỏi, đề, phân chúng ta còn đọc tiểu thuyết đóng vai và phát tích vấn không? triển kết thúc đề truyện. Giải Tiểu kỹ năng tƣơng Vì sao ngƣời đàn ông trẻ Trả lời câu hỏi quyết vấn ứng nội dung: nóng ruột, vội vã? đề Phân tích tâm lý, bối Có mấy nhân vật? Mối quan Thảo luận nhóm cảnh hệ giữa họ là gì? Trao đổi thông tin, giao tiếp xã hội Các chi tiết lặp lại có ý Thảo luận nhóm Phân tích tác phẩm văn nghĩa gì? (màu xanh, ghế) học Tính chất mối quan hệ giữa Trả lời câu hỏi Cảm thụ và sáng tạo cuộc sống và nghệ thuật? nghệ thuật Kết thúc Củng cố giải quyết Tựa đề Những thảo viên nối Chuẩn bị ở nhà vấn đề liền gắn kết gì với chủ đề? Sản Khắc sâu kiến thức, Status facebook, phẩm hình thành kỹ năng, bản báo cáo phân thái độ tích đánh giá Tạo vấn Mở rộng, liên kết kiến Mối quan hệ hiện thực và 485
  10. đề mới thức tƣởng tƣợng thể hiện thế nào trong trích đoạn “Đối thoại với thiên nhiên” của Coelho? Đời sống văn hóa xã hội Mỹ Latin thể hiện nhƣ thế nào qua truyện ngắn này? (kết hợp kiến thức Lịch sử, Xã hội, Địa lý) Theo đó các bƣớc đặt và giải quyết vấn đề đƣợc phân bố nhƣ sau Mức Đặt vấn đề Nêu giả Lập kế Giải quyết Kết luận thiết hoạch vấn đề đánh giá 3 GV+HS HS HS HS GV+HS Bài học cấu trúc hƣớng tích hợp các môn khoa học xã hội cũng nhƣ nội dung các phân môn, kiến thức văn học giúp nhìn sự vật hiện tƣợng từ nhiều phía: Sử địa nhìn khách quan bên ngoài; Văn học nhìn chủ quan bên trong nhờ vậy mà thể hiện rõ tính tích hợp giáo dục theo tinh thần hiện đại bao hàm cả phân hóa: những hoạt động cá nhân đòi hỏi kỹ năng tin học1, lập luận và trình bày… Bài tập về nhà Tạo status trên trang mạng xã hội (facebook…) trả lời các câu hỏi, phân nhóm và phân tích các đáp án chiếm đa số, lý giải; đối chiếu và tranh luận với thành viên trong lớp, sách giáo viên và giáo viên hƣớng dẫn. Hình thức này kết hợp đƣợc khả năng làm việc độc lập cũng nhƣ làm việc nhóm mở rộng, giải quyết đƣợc tình trạng chênh lệch trình độ dẫn đến phân hóa sâu sắc kết quả giảng dạy và hoạt động đồng thời diễn đàn mở tạo khả năng đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá. Việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ giới hạn ở những trình chiếu trên lớp mà phải hƣớng đến cả phƣơng tiện xã hội trên cơ sở hứng thú của học sinh – định hƣớng không chỉ giải trí mà còn kết hợp rèn luyện học tập; trao đổi trực tiếp không giới hạn nhƣng vẫn có thể quan sát và theo dõi đƣợc bởi giáo viên. 5. Kết luận Bài viết đã trình bày tính cấp thiết của việc giảng dạy văn học Mỹ Latin ở trƣờng THPT trên ít nhất ba lý do là khoa học, giáo dục và thực tiễn. Theo đó việc giới 1 Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá có nêu: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học… 486
  11. thiệu mảng văn học này cần chuyển tải nội dung hƣớng vào những đặc trƣng quan trọng của khu vực Mỹ Latin trong tƣơng quan với Việt Nam bằng hệ thống phƣơng pháp đổi mới toàn diện trên cơ sở kết hợp giải quyết vấn đề, định hƣớng hoạt động, tích hợp kiến thức và thực hành tiếp cận kỹ năng. Bài dạy mẫu và hệ thống câu hỏi có vai trò là những sản phẩm sơ khai hiện thực hóa quan điểm bƣớc đầu của chúng tôi nhằm đổi mới phƣơng pháp toàn diện trong nội dung sách giáo khoa sau 2015… những thử nghiệm này không chắc chắn đi đúng con đƣờng nhƣng ít ra cũng đã đặt bƣớc chân thứ nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kiểm định việc thực hiện Nghị quyết TW 2 khoá VIII và phƣơng hƣớng phát triển giáo dục từ nay đến năm 2005 và 2010. 2. Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính Trị ngày 17/10/2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Đoàn Ánh Dƣơng (2013). “Văn học Mỹ Latin ở Việt Nam”. Tia sáng. Bộ Khoa học Công nghệ. 4. Kỷ yếu dạy học tích hợp – Cơ sở lý luận và thực tiễn. Trƣờng ĐHSPKT TP. HCM. 2010. 5. Luật giáo dục. Nxb Chính trị quốc gia. 2009 487
nguon tai.lieu . vn